Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Y tuong moi trong day hocNGUYEN NHU NGOCTHBK3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.56 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TIỂU HỌC-MẦM NON. ----------. BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC ĐỀ: Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC. TÊN: NGUYỄN NHƯ NGỌC GVHD: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA Lớp: Tiểu học B-K3 SN: 28-2-1994 Năm học: 2015-2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý TƯỞNG TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG TRONG BÀI DẠY I. Nội dung ý tưởng - Qua 4 tuần đi thực tế tìm hiểu hoạt động dạy học ở trường tiểu học Hòa Bình, TX Long Khánh-Đồng Nai. Em cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm giảng dạy của quý thầy cô, từ những kinh nghiệm và những chỉ dạy đó thì em đã lên ý tưởng để giảng dạy một tiết đánh giá. Đó là tiết Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường (tiết 1) thuộc phân môn Luyện từ và câu lớp 5 (tập 1) dạy bằng powerpoint.  Theo quy trình cũ thì : 1. Hình thành khái niệm: a. Phân tích ngữ liệu: Gv hướng dẫn Hs phân tích ngữ liệu theo biện pháp sau: * Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập: - 1 hs đọc thành tiếng toàn bộ nội dung bài tập (cả lệnh và ngữ liệu). - Cho Hs đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài (nếu cần) - Tổ chức cho Hs thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó. * Tổ chức cho Hs thực hiện bài tập: + Tổ chức cho Hs làm việc cá nhân hoặc theo cặp , theo nhóm để thực hiện bài tập. + Tồ chức cho Hs báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau. + Sơ kết, tổng kết ý kiến Hs; ghi bảng nếu thấy cần thiết. b. Củng cố, dặn dò: + Chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững. + Nhận xét tiết học.  Theo em quy trình cũ thì người giáo viên sẽ tổ chức, là người giải quyết nhiều vấn đề hơn, sẽ làm cho hs thụ động không phát huy được tính tích cực.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> của Hs. Ý tưởng mới của em nhằm hướng tới hs lấy hs làm trung tâm, cho hs tự thắc mắc và chính hs cũng tự giải quyết để phát huy tính tích cực của hs trong quá trình học, người Gv chỉ là người hỗ trợ. Để tiết học không nhàm chán em có chuẩn bị những hình chụp với một đoạn clip liên quan đến cụm từ trong bài. Và em có thiết kế một trò chơi củng cố trò “Rung chuông vàng” II. Thực hiện ý tưởng 1. Chuẩn bị - Từ điển để tra từ - Hình chụp liên quan đến cụm từ trong bài - Phiếu bài tập 2. Tiến hành ý tưởng *Bài tập 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới: Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. - Một Hs đọc đoạn văn ,Gv cho Hs thảo luận theo nhóm 4 trao đổi trong nhóm, đọc các từ ngữ tạo thành Môi Trường và giải thích cho nhau nghe những từ đó, từ nào không hiểu sẽ nhờ các bạn trong lớp giải thích thời gian 2 phút. Hết thời gian thảo luận Hs sẽ hỏi những cụm từ mình thắc mắc các bạn trong lớp sẽ giúp nếu biết. Nếu không biết thì Gv sẽ giải bằng từ điển hoặc hình chụp minh họa, cho Hs tự hình thành khái niệm. Những cụm từ nằm trong ý a, b của bài tập Gv sẽ không giải thích đợi tìm hiểu qua ý sau của bài. Ví dụ minh họa:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cụm từ Danh lam thắng cảnh sau khi được các bạn hoặc Gv giải nghĩa. Thì Gv sẽ hỏi Hs em hiểu thế nào là Danh lam thắng cảnh sau đó Gv sẽ nhận xét cho đặt câu, và giáo dục kỹ năng sống. Sau đó Gv sẽ chiếu một vài Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử…...

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Cho Hs nhận biết xem đây là địa danh nào? Yêu cầu Hs kể tên những địa danh mà em biết, đó thuộc cụm từ nào mình mới học. a. Phân biệt nghĩa của các cụm từ: Khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên. Yêu cầu một 1 Hs đọc yêu cầu bài. Gv chiếu hình chụp khu dân cư, khu sản xuất yêu cầu Hs mô tả hình chụp. Gv chiếu đoạn clip liên quan đến khu bảo tồn thiên nhiên yêu cầu Hs kể tên những con vật có trong clip, hỏi Hs những con vật đó là những con vật như thế nào? Cần làm gì để bảo vệ chúng? Gv cho Hs thảo luận theo nhóm 4 phân biệt nghĩa của các cụm từ gắn vào hình chụp 1, 2, 3 em hiểu nghĩa những từ đó như thế nào? ( 2 phút). Sau khi thảo luận xong Gv sẽ mời một nhóm phân biệt nghĩa, một nhóm nêu cách hiểu nghĩa của nhóm mình về 3 cụm từ. Các bạn dưới lớp nhận xét. Gv nhận xét yêu cầu Hs đặt câu với 3 cụm từ. Kết hợp giáo dục kỹ năng sống..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> a. Mỗi từ ở cột A dưới đây ứng với nghĩa nào ở cột B?. Yêu cầu một Hs đọc yêu cầu bài và chú thích. Gv phát phiếu học tập cho Hs theo nhóm 4 yêu cầu nối những từ cột A ứng với cột B thời gian làm việc là (2 phút) Hết thời gian Gv sẽ lấy 3 nhóm nhanh nhất dán lên bảng, một nhóm sẽ đại diện đọc kết quả thảo luận của nhóm mình lên để cả lớp sửa. Trong khi đọc kết quả cả lớp theo dõi nhận xét, rồi Gv nhận xét yêu cầu Hs kể tên một số loài sinh vật, sinh thái, hình thái mà em biết? Yêu cầu Hs đặt câu với 3 cụm từ và kết hợp giáo dục kỹ năng sống.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Củng cố: Trò chơi Rung chuông vàng. Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức vừa học, giúp học sinh ghi nhớ sâu kiến thức.  Luật chơi: - Chia lớp thành 3 dãy A, B, C thang điểm sẽ là 10 nếu thành viên trong dãy trả lời sai thang điểm sẽ tụt dần. Cả lớp làm vào bảng con chọn A, hoặc B, hoặc C hoặc D. - Gv sẽ là người đọc câu hỏi, sẽ có 9s để Hs suy nghĩ trả lời, hết thời gian cả lớp giơ bảng lên, Gv sẽ đưa ra đáp án và đi xem Hs có trả lời sai không..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Cảm ơn thầy đã đọc bài của em .

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×