Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cau hoi va dap an VL 10 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.45 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chương I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Câu 1. Chuyển động cơ là gì? Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. Câu 2. Chất điểm là gì? Trong chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có được coi là chất điểm không? Tại sao? + Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ so với những khoảng cách mà ta đề cập đến. + Trong chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có thể được coi là chất điểm vì kích thước của Trái Đất rất nhỏ so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Câu 3. Thế nào là quỹ đạo chuyển động? Quỹ đạo chuyển động là đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi chuyển động. Câu 4. Tốc độ trung bình là gì? Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, được đo bằng thương số giữa quãng đường với thời gian chuyển động. vtb = vtb đơn vị là (m/s) hoặc (km/h). Câu 5. Thế nào là chuyển động thẳng đều? Tốc độ khác với vận tốc ở điểm nào? + là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. + Tốc độ là đại lượng không có hướng còn vận tốc là đại lượng có hướng (vectơ). Câu 6. Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Thế nào là chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều? + Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo thẳng và độ lớn vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian. + Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tăng dần đều theo thời gian. + Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc giảm dần đều theo thời gian. Câu 7. Định nghĩa gia tốc của chuyển động. Gia tốc là đại lượng vectơ cho biết mức độ biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc, được đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian xảy ra độ biến thiên đó của vận tốc.. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>      v v  v0 a  t t t0. Đơn vị gia tốc a là m/s2. Câu 8. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có đặc điểm gì? + Có phương: cùng phương với chuyển động. + Chiều:.    a   v  .  Chuyền động ndđ thì a cùng chiều chuyển động    a   v  a  Chuyền động ndđ thì ngược chiều chuyển động . v  v0 a t + Độ lớn:. Câu 9. Thiết lập công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và đường đi. Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều, ta có v = vo + a.t (1). 1 2 at s = vo.t + 2. (2). v  v0 1  v  v0  v  v0 s v 0 .  a.   a 2  a  a thế vào (2) ta được: (1)  t =. 2. v2 - vo2 = 2as Câu 10. Yếu tốc nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của của các vật khác nhau trong không khí? Lực cản của không khí. Câu 11. Thế nào là sự rơi tự do? Khi nào thì chuyển động của một vật trong không khí có thể coi gần đúng là rơi tự do? +Sự rơi tự do là sự rơi của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực. +Chuyển động của một vật trong không khí có thể coi gần đúng là rơi tự do lực cản của không khí không đáng kể so với trọng lực. Ví dụ sự rơi của hòn đá trong không khí. Câu 12. Đặt một hòn đá và một chiếc lông chim thả cho chúng rơi không vận tốc đầu. Hỏi trong không khí hai vật rơi như thế nào? Câu trả lời sẽ thế nào nếu chúng ta cho chúng rơi trong chân không? +Trong không khí: Hòn đá rơi nhanh hơn cái lông chim. +Trong chân không: Hòn đá và cái lông chim rơi như nhau. Câu 13. Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do. + Phương: thẳng đứng. + Chiều: hướng xuống dưới.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + là chuyển động nhanh dần đều với gia tốc bằng g. + Vận tốc đầu bằng 0. Câu 14. Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng một gia tốc? + Các vật rơi tự do với cùng một gia tốc khi ở cùng một nơi trên Trái Đất và ở gần mặt đất. Câu 15. Độ lớn gia tốc rơi tự do phụ thuộc các yếu tố nào? Giá trị của g phụ thuộc ba yếu tố: +phụ thuộc vị trí địa lí. Ở xích đạo g nhỏ nhất, ở hai đại cực g lớn nhất. +phụ thuộc độ cao. Càng lên cao g càng giảm. +phụ thuộc cấu trúc địa chất nơi đó. Câu 16. Chuyển động tròn đều là gì? Cho 2 ví dụ về chuyển động tròn đều. +là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. + Hai ví dụ về chuyển động tròn đều:  Khi chiếc quạt quay đều, thì một điểm trên cánh quạt chuyển động tròn đều.  Khi chiếc xe chạy đều, thì chiếc òi trên bánh xe chuyển động tròn đều quanh trục bánh xe.. M. Câu 17. Nêu các đặc điểm của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. - Phương: trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại điểm đang xét. - Chiều theo chiều chuyển động - độ lớn:. s t. • O. v=. . - Vectơ vận tốc v có độ lớn không đổi nhưng hướng thì thay đổi. Vậy chuyển động tròn đều có vận tốc luôn thay đổi. Câu 18. Tốc độ góc của chuyển động tròn là gì? là đại lượng đo bằng góc mà bán kính OM quét được trong 1 đơn vị thời gian.. .  t. Với  góc mà bán kính OM quét được (rad). t thời gian (s)  là tốc độ góc (rad/s) Câu 19. Định nghĩa chu kì, tần số của chuyển động tròn đều. + Chu kì là thời gian để vật chuyển động được một vòng. + Tần số là số vòng mà vật chuyển động được trong thời gian một giây.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 20. Nêu những đặc điểm của gia tốc chuyển động tròn đều. - Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm. - Độ lớn của gia tốc hướng tâm M.  v. v2 a ht = r =  2r. O. Trong đó: r bán kính quỹ đạo (m),  tốc độ góc (rad/s), v tốc độ dài (m/s)..  aht. Câu 21. Nêu công thức công vận tốc. Nêu độ lớn của vận tốc tuyệt đối. trong hai trường hợp vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo cùng chiều và ngược chiều..    v  v  v 13 12 23 Công thức công vận tốc: +   v v 12 + Nếu cùng hướng 23 thì: v13 = v12 + v23   v13  v12 - v 23 v 12 v 23 + Nếu. ngược hướng. thì:. Chương II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM Câu 22. Thế nào là trạng thái cân bằng? Nêu điều kiện cân bằng của. một chất điểm. + Trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động thẳng đều gọi chung là trạng thái cân bằng. + Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không..    F1  F2  ... 0. Câu 23. Lực là gì?. Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm vật bị biến dạng. Câu 24. Khi bửa củi, với những khúc gỗ lớn người ta thường đặt vào. cái nêm cắm vào khúc củi, sau đó dùng búa đập mạnh vào nêm. Tại 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> sao khi gõ mạnh búa vào một cái mêm hình tam giác đang cắm vào một khúc gỗ thì khúc gỗ bị bửa ra?  F Lực bổ củi của búa đi thẳng vào theo hướng của lưỡi búa, truyền vào chiếc nêm hình tam giác. Đến nêm lực này sẽ truyền vào gỗ theo hai hướng vuông góc với má nên, với hai   F1 F2 thành phần là và .  F Ba lực trên tuân theo quy tắc hình bình hành. Từ hình vẽ ta thấy tuy   F F không lớn nhưng 1 và 2 thì rất lớn, góc tạo bởi hai mặt nêm càng nhỏ thì   F F lực 1 và 2 càng lớn, củi càng dễ được chẻ ra.  F1.  F2. Câu 25. Phát biểu định luật I Niuton?. . Nếu một vật Fkhông chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng O thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 26. Vận dụng định luật I Niutơn để giải thích tại sao lực không. phải là nguyên nhân duy trì sự chuyển động? Theo định luật I Niutơn, một vật không chịu tác dụng của lực nào mà đang chuyển động thì sẽ tiếp tục chuyển động. Điều đó chứng tỏ lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động. Câu 27. Quán tính là gì? Đại lượng vật lí nào liên quan đến mức quán. tính của vật? + Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. + Khối lượng là đại lượng vật lí liên quan đến mức quán tính của vật. Câu 28. Tính chất bảo toàn trạng thái chuyển động của một vật được gọi là gì? Em hãy cho ví dụ về tính chất đó trong thực tế cuộc sống.. +gọi là quán tính. +Hai ví dụ biểu hiện về quán tính:. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> . . Xe đạp đang chuyển động nếu ta ngừng đạp thì xe vẫn tiếp tục chuyển động về phía trước. Đó là biểu hiện tính chất “đà” của quán tính. Một người ngồi trên xe buýt đang chạy, đột nhiên xe rẽ phải thì người sẽ bị ép vào thành trái của xe. Đó chính là một biểu hiện của quán tính.. Câu 29. Giải thích tác dụng của dây an toàn trên xe ô tô.. Hành khách ngồi trên xe chuyển động với  vận tốc v , thì người cũng chuyển động với  vận tốc v . Khi gặp sự cố, xe phanh đột ngột, thì do quan tính nên hành khách có xu hướng vẫn tiếp tục chuyển động về phía  trước với vận tốc v . Dây an toàn được sinh ra với chỉ một tác dụng: giữ cho hành khách không bị văng khỏi ghế, lao về phía trước va chạm với những phần cứng của xe, gây tổn thương cho hành khách, khi xe bị dừng lại đột ngột. Câu 30. Giải thích tác dụng của các đường băng trên sân bay đối với. việc cất cánh và hạ cánh của máy bay. Do có quán tính, máy bay không thể tức thời đạt tới vận tốc đủ lớn để cất cánh. Nó phải tăng tốc dần trên đường băng mới cất cánh được. Khi hạ cánh, nó đang có vận tốc lớn nên phải hãm dần trên đường băng mới dừng lại được. Máy bay có khối lượng càng lớn thì ngoài việc trang bị động cơ mạnh nó còn cần đường băng phải càng dài, để đủ thời gian cho máy bay tăng tốc. Câu 31. Phát biểu và viết công thức định luật II Niuton? Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật..   F a m. hay.   F ma.  F là lực tác dụng vào vật (N)..   F = m.a Nếu vật chịu nhiều lực tác dụng thì hl 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 32. Hai vật có khối lượng khác nhau đặt trên sàn không ma sát. Nếu tác dụng vào hai vật những lực có cùng độ lớn để nó thu gia tốc. Vật nào sẽ thay đổi vận tốc nhanh hơn? Theo định luật II Niutơn vật có khối lượng càng nhỏ thu gia tốc càng lớn, vận tốc thay đổi càng nhanh. Câu 33. Phát biểu và viết công thức định luật III Niutơn?. Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều..   F BA = - F AB. Câu 34. Thế nào là lực và phản lực? Nêu các đặc điểm của lực và phản. lực. a. Hai lực xuất hiện trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng, còn lực kia gọi là phản lực. b. Đặc điểm của lực và phản lực: - luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. - là hai lực trực đối nhau, nghĩa là cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. - không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. Câu 35. Lực hấp dẫn là gì? Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn của. Niutơn. + Hai vật bất kì có khối lượng đều hút nhau một lực gọi là lực hấp dẫn. Nguồn góc của lực hấp dẫn là ở khối lượng của các vật. + Định luật: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.. Fhd G. m1m 2 r2. •. •. m1, m2 là khối lượng của hai vật (kg) r là khoảng cách giữa hai chất điểm (m) G  6,68.10-11 (Nm2/kg2 ) là hằng số hấp dẫn. Câu 36. Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì? Điểm khác nhau giữa. trong lực và trong lượng là gì? 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Trọng lực là lực hút của Trái đất (lực hấp dẫn) tác dụng lên vật và gây ra gia tốc rơi tự do cho vật. + Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật. + Trọng lực là đại lượng vectơ, còn trọng lượng thì không có vectơ. Câu 37. Tại sao các vật để trong phòng , ngoài sân như bàn, ghế, tủ … Mặc dù chúng luôn hút nhau nhưng không bao giờ di chuyển lại gần nhau? Những vật này luôn hút nhau bởi lực hấp dẫn, nhưng những lực này rất nhỏ so với lực ma sát nghỉ nên chúng không thể di chuyển lại gần nhau được. Câu 38. Trình bày khái niệm về lực đàn hồi?. + Khi một lò xo bị biến dạng, thì ở hai đầu lò xo xuất hiện lực đàn hồi tác dụng vào vật tiếp xúc với nó. + Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây ra biến dạng. Câu 39. Phát biểu định luật Húc về lực đàn hồi. Nêu điều kiện áp dụng. định luật Húc. +Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Fdh = k . k là độ cứng của lò xo (N/m).    0 là độ biến dạng của lò xo (m). + Định luật Húc chỉ đúng trong giới hạn đàn hồi. Câu 40. Khi nào xuất hiện ma sát trượt, lực ma sát nghỉ và ma sát lăn?. + Ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. + Ma sát lăn xuất hiện khi có một vật lăn trên bề mặt của vật khác. + Ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật có xu hướng trượt (hoặc lăn) trên bề mặt của vật khác dưới tác dụng của ngoại lực nhưng chưa thể trượt (hoặc lăn). Câu 41. Độ lớn lực ma sát trượt có đặc điểm gì?. +không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. +tỉ lệ với độ lớn của áp lực: Fms = N +phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. Câu 42. Nêu ba vai trò của ma sát nghỉ trong cuộc sống.. Nhờ có ma sát nghỉ ta mới: 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + cầm được vật trên tay, + đi lại được trên đường, + sợi vải kết lại được thành tấm vải … Câu 43. Tại sao đi trên đường đất sét trơn trợt vào trời nắng ráo dễ dàng hơn khi đi vào lúc trời mưa? Nếu bạn đi trên xe ô tô bị sa lầy trên quãng đường trơn trợt thì bạn có thể nêu ý kiến gì giúp đưa xe ra khỏi chỗ lầy không? Giải thích.. +Lúc nắng ráo hệ số ma sát nghỉ cực đại lớn hơn nhiều so với lúc trời mưa, đường ướt. Do đó, ta đi lúc nắng ráo dễ dàng hơn nhiều so với lúc mưa. Lúc mưa lực ma sát nghỉ cực đại nhỏ nên dễ trượt. + Để đưa xe ra khỏi chổ lầy thì ta làm 2 việc sau:  Làm giảm độ dốc của bánh xe với mặt đường. Ví dụ kê ván ở ngay phía dưới bánh xe bị lún.  Làm tăng ma sát nghỉ lên. Ví dụ, mặt của tấm ván kê phải nhám, xẻ rãnh … Câu 44. Đặt một vật lên mặt bàn nằm ngang rồi tác dụng vào vật một. lực theo phương ngang ta thấy vật không chuyển động. Hãy giải thích tại sao? + Khi có ngoại lực tác dụng theo phương ngang thì ở vật lập tức xuất hiện lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực này nên vật không chuyển động. + Nếu ngoại lực đủ lớn, lớn hơn ma sát nghỉ cực đại thì vật sẽ thu gia tốc và chuyển động. Câu 45. Thế nào là lực hướng tâm? Viết biểu thức tính lực hướng tâm. Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. Fht = maht ;. v2 Fht m m2 r R. Câu 46. Nêu hai biểu hiện của chuyển động li tâm trong cuộc sống.. +nước bị văng ra khỏi quần áo trong máy giặt. +xe bị văng ra khỏi đoạn đường cong khi chạy quá nhanh.. Chương 3: TĨNH HỌC Câu 47. Mặt chân đế là gì? Nêu điều kiện cân bằng của một vật rắn có. mặt chân đế. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc với mặt phẳng đỡ. + Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế là đường thẳng đứng qua trọng tâm của vật phải gặp mặt chân đế. Câu 48. Nêu các dạng cân bằng của vật rắn. Mức vững vàng của cân. bằng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu cách làm tăng mức vững vàng của vật rắn có mặt chân đế. + Có ba dạng cân bằng:  cân bằng không bền,  cân bằng bền,  cân bằng phiếm định. + Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào độ cao của trọng tâm và diện tích mặt chân đế. + Để làm tăng mức vững vàng của vật rắn ta hạ thấp trọng tâm của vật đồng thời tăng diện tích mặt chân đế của vật. Câu 49. Tại sao khi mở cổng loại có bản lề thì ta hay kéo những điểm. cách xa bản lề? Điểm càng cách xa bản lề, cánh tay đòn càng lớn, mômen lực càng lớn, khi đó càng dễ làm quay cánh cửa. Câu 50. Hai học sinh cùng khiêng một thùng nước nặng được treo lên. một thanh đòn, trong đó một em khỏe hơn, để giúp cho bạn yếu hơn thì hai bạn đó phải đặt thùng nước sao cho hợp lí? Theo quy tắc hợp lực song song, cùng chiều thì khoảng cách từ giá của lực thành phần đến giá của hợp lực càng lớn thì độ lớn của lực thành phần đó càng nhỏ. Vậy để giúp cho bạn yếu thì khoảng cách từ thùng nước đến vai của bạn yếu phải lớn hơn so với bạn kia. Câu 51. Một chiếc cân đòn có đòn cân làm bằng kim loại đang nằm ở. trạng thái cân bằng. Nếu nung nóng một bên đòn cân trạng thái cân bằng đó có bị phá vỡ không? + Khi nung nóng một bên đòn cân thì trạng thái cân bằng sẽ bị phá vỡ. + Thật vậy, bên được nung nóng sẽ dài ra, mômen lực tăng lên, làm cân lệch về phía đòn cân bị nung nóng.. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×