Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ke hoach phong chong bao lut phong chong thien tai nam 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.44 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD& ĐT THĂNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TRẦN QÚY CÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /KH-2016/TQC. Bình Quý, ngày 14 tháng 06 năm 2016. KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BÃO-LỤT- GIẢN NHẸ THIÊN TAI VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỖ NĂM 2016 -Căn cứ vào phương án số ..... /PA-UBND về phòng chống bão lụt giảm nhẹ thiên tai năm 2016 của UBND xã Bình Quý - Căn cứ vào hướng dẫn phòng chống bão lụt của phòng Giáo dục Đào tạo huyện Thăng Bình -Căn cứ nhiệm vụ và dự báo tình hình thời tiết năm 2016. Trường THCS Trần Quý Cáp xây dựng kế hoạch phòng chống bão lụt giảm nhẹ thiên tai và phòng chống cháy nỗ năm 2016 như sau: A. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG BÃO LỤT GIẢM NHẸ THIÊN TAI: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. . - Nâng cao nhận thức cho CBGVNV, học sinh và PH về hiểm hoạ của BL-CN, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng đối tượng trong việc thường xuyên có ý thức cảnh giác với hiểm hoạ, ý thức và kỹ năng giải quyết vấn đề khi phải sống chung với hiểm hoạ và khi có sự cố xảy ra. . . -Tổ chức chặt chẽ công tác PCCN-PCBL thành lập Ban chỉ đạo, có KH ứng phó với từng đợt bão, lũ, lụt, phòng chống cháy nổ thường xuyên . - Chủ động có kế hoạch phòng chống bão nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng cho cán bộ giáo viên, học sinh và tài sản của nhà trường. - Giáo dục ý thức phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. Khắc phục bệnh chủ quan trong phòng chống bão lụt; -Chú trọng công tác phối hợp với ban PCBL-PCCN của địa phương (xã, thôn), đặc biệt là việc phối hợp sự giúp đỡ, trợ sức của chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh trong việc bảo đảm an toàn tính mạng học sinh, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. II. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO PCBLGNTT& PHÒNG CHỐNG CHÁY NỖ: 1/ Ông Trương Quang Hiền - Hiệu Trưởng - Làm trưởng ban 2/ Ông Lê Văn Hoàng - Phó Hiệu trưởng - Phó trưởng ban trực 3/ Mời Ông .Phạm Hùng - CTCĐoàn - Phó trưởng ban 4// Ông Lê Văn Danh - BT Chi Đoàn TN - Phó trưởng ban 5/ Ông Phạm Thành - Tổng phụ trách đội -: Làm uỷ viên 6/ Bà Nguyễn Thị Ba - Kế toán trường - Làm uỷ viên 7/ Ông Phạm Văn Trỉ - TKHĐSP - Làm uỷ viên và 17 thành viên có danh sách kèm theo.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM: 1. Trưởng ban: . -Lập kế hoạch phòng chống bão lụt; lên kế hoạch điều động nhân lực cho công tác phòng chống lụt bão. - Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình an toàn trường học và thông tin về bão lũ trên các phương tiện nghe nhìn, nắm trực tiếp chỉ đạo của ban chỉ đạo phòng chống bão lũ Phòng giáo dục, UBND xã để kịp thời quyết định những vấn đề liên quan đến giáo viên, học sinh, tài sản. - Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban. - Giám sát việc thực hiện kế hoạch phân công của các thành viên. - Báo cáo Phòng GD&ĐT những nội dung liên quan đến công tác phòng chống bão lụt 2. Phó trưởng ban. - Trực tiếp chỉ đạo giáo viên về công tác phòng chống bão lụt, an toàn trường học: + Kiểm tra thường xuyên mạng lưới điện, an toàn trường học. + Chỉ đạo việc bảo vệ sự an toàn tài sản trường học + Lập kế hoạch đưa học sinh về khi có bão lụt. - Cùng trưởng ban bàn bạc thống nhất đưa đến quyết định khi cần thiết. 3. Các uỷ viên - Các đồng chí phụ trách các phòng chức năng chịu trách nhiệm về sự an toàn các thiết bị ở bên trong khi có mưa bão, cháy nổ. - Các đồng chí là giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm đưa đón học sinh của lớp mình khi có mưa bão xảy ra, thường xuyên liên hệ chặt chẽ với hội phụ huynh các lớp; - Ban đại diện hội cha mẹ học sinh phải thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm bắt tình hình khi có mưa bão xãy ra, chủ động thông báo cho chi hội các lớp; - Tất cả phải chịu sự điều động, phân công nhiệm vụ của đồng chí trưởng ban. IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: 1/Công tác chuẩn bị phòng chống đảm bảo an toàn khi có bão: *Yêu cầu a/ Tổ chức tuyên truyền cho Phụ huynh, học sinh, CBGVNV về công tác PCBL trong tháng 9, tổ chức ký cam kết về đảm bảo an toàn tính mạng học sinh trong mùa mưa bão với PHHS. b/ Kiểm tra công tác phòng chống bão lụt. . - Kiểm tra các vật tư thiết bị phục vụ công tác PCBL: . + Then cài cửa, đinh, dây thép, . . + Dụng cụ kê cao các loại Bàn ghế, tủ thiết bị. . + Dụng cụ vệ sinh (chổi, cào, máy bơm). . + Đèn pin, ắc quy, nến, pin chạy Radio. . + Phương tiện phục vụ cho Ban PCBL trực..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ..  - Kiểm tra các loại tài sản có thể chịu sự ảnh hưởng của bão : + Cây bóng mát. + Các loại bàn ghế gổ ép, gổ dán. + Các loại thiết bị phòng Hóa- Sinh, phòng Lý phòng tin học và thiết bị DH chung, phòng máy vào điểm của giáo viên. + Các thiết bị cùng toàn bộ hồ sơ phòng Kế toán. c/ Phối hợp Ban PCBL của địa phương, bảo đảm thông tin thông suốt giữa các thôn và nhà trường; có KH phối hợp với ban PCLB các thôn trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh. đ/ Thành lập Ban PCBL, lập phương án phòng chống bão lụt theo từng đợt, theo chỉ đạo của cơ quan chức năng huyện. Thực hiện chế độ trực 24/24 trong thời gian lũ lụt xảy ra. d/ Tập trung toàn bộ giáo viên nam đầy đủ Trước – trong khi có bão đến và toàn thể CBGVNV, HS ngay sau khi tình hình ổn định nhằm giải quyết kịp thời những hậu quả do bảo lụt gây ra. * Một số công việc cần chuẩn bị trước khi mùa mưa bão đến + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Kìm, dây thép, đinh, búa, ni long... + Giằng néo tất cả các cửa sổ, cửa chính các phòng học trong nhà trường. + Dùng bao cát dằng tôn lợp những nơi có nguy cơ tốc mái. + Chặt bớt nhánh cây bàng không để gió lay đổ. + Bao bọc máy tính, hệ thống âm thanh Sách , hồ sơ vào ni long, di chuyển đến các phòng an toàn khi cần thiết.  Phần chuẩn bị thực hiện theo kế hoạch sau: Thời gian Thành phần chịu TT Nội dung công việc hoàn thành trách nhiệm 1 Xây dựng kế hoạch phòng chống bão toàn 14/6/2016 Trưởng Ban chỉ trường năm 2011 đạo 2 Triển khai công tác phòng chống bão, lụt 01/8/2016 Trưởng Ban chỉ cho toàn thể hội đồng đạo 3 Tài liệu của phòng văn phòng và các Tháng 8 Văn phòng và các phòng làm việc sắp xếp gọn gàng có cá nhân liên quan phương án gói buộc để di chuyển khi cần thiết 4 Có kế hoạch sắp xếp, phân loại tài liệu, Tháng 8 Cá nhân và các thiết bị để chủ động xử lý khi có bão, lụt bộ phận liên quan xẩy ra: - Loại tài sản cần di chuyển. - Loại tài sản cần bảo vệ. 5 Kiểm tra lại thiết bị phục vụ cho công tác Tháng 8 Tổ Văn phòng, kế phòng chống bão, lụt gồm: toán Dây chằng, dây gai, dây thép mềm Đèn pin, vải áo mưa.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 6. Xây dựng phương án cụ thể để đưa đón Tháng 8 Phó Ban trực học sinh, liên hệ thêm ban đại diện hội phụ huynh cùng tham gia 7 Xây dựng phương án đảm bảo đời sống Tháng 8 Công đoàn, Kế cho đội xung kích toán, Thủ quỹ 8 -Xây dựng phương án che chắn bảo quản Tháng 8 Phó Ban trực mọi tài sản vật chất của trường 9 Họp và xác định rõ nhiệm vụ, phân công Tháng 8 Phó Ban trực nhiệm vụ cho các đội viên xung kích 10 Tổ chức kiểm tra công tác phòng chống Tháng 8 Phó Ban trực bão, lụt 2. Phương án phòng chống khi có sự cố xảy ra: - Phân công ban phòng chống bão lũ cùng với BGH luôn thường trực 24/24 tại trường khi có bão. + Khi có lụt cần chú ý: - Thường xuyên theo dõi các phòng thư viện, thiết bị, phòng tin, phòng giáo vụ, các phòng khu hiệu bộ để kịp thời di chuyển hoặc che chắn dụng cụ , hồ sơ khi phòng bị tốc mái. Nếu tình huống xấu xẩy ra, từng cá nhân phải chủ động có biện pháp bảo vệ an toàn về người, tài liệu, tài sản được quản lý theo các phương án đã xác định. Chủ động chằng buộc các cửa sổ, cửa ra vào của các phòng làm việc, phòng học, phòng thư viện, nhà kho, phòng bộ môn , kho thiết bị , phòng máy vi tính và khu hiệu bộ . Có biện pháp che chắn bảo vệ người và tài sản nếu nhà bị tốc mái hoặc dột 3. Một số quy định cần thực hiện 3.1. Nếu có tin báo bão khẩn cấp có khả năng đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Nam, ban chỉ đạo phải cử người trực 24/24 để thu thập thông tin, báo cáo và xử lí kịp thời các tình huống xẩy ra. Đồng thời báo cáo cử người thường trực để giải quyết công việc. 3.2. Trong những ngày mưa lớn, nước khe, suối dâng cao (lũ), đội xung đội xung kích của trường phải có mặt thường xuyên ở trường để sẵn sàng đưa HS về hoặc liên hệ với phụ huynh để kịp thời giải quyết. ( Đối với HS ở quý Hương và Quế Sơn) 3.3. Khi có tình huống bão, lụt xẩy ra, Khi đó mọi người phải có trách nhiệm tham gia ứng cứu. Những đồng chí được điều động tham gia chống bão, lụt phải thực hiện nghiêm túc theo sự phân công của ban chỉ đạo 3.4. Các đồng chí trong ban chỉ đạo chống bão, lụt tùy theo mức độ hao phí về thời gian, công sức sẽ được bồi dưỡng thù lao theo chế độ. 3.5. Những đồng chí phục vụ tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được khen thưởng 4. Khắc phục hậu quả: - Tập trung toàn bộ CBGV tham gia khắc phục hậu quả - Chỉ đạo học sinh toàn trường tham gia vệ sinh khuôn viên - Giải phóng các cành cây, lá đổ. - Giữ gìn vệ sinh môi trường sau lũ bão..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Ổn định nhanh về nề nếp học tập cho học sinh sau lũ bão. 5. Tổ chức rút kinh nghiệm. - Tổ chức rút kinh nghiệm về các nội dung: + Chuẩn bị cho công tác phòng chống. + Thực hiện phân công. + Phối hợp với chính quyền địa phương. + Công tác khắc phục sau sự cố. B. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ: a/ Tổ chức tuyên truyền cho Phụ huynh, học sinh, CBGVNV về công tác PCCN, tổ chức ký cam kết về đảm bảo cho học sinh không sử dụng các chất gây nổ. b/ Thành lập và phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban chỉ đạo PCCN. c/ Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị PCCN tại cơ quan, bổ sung các thiết bị thiếu . .- Kiểm tra các vật tư thiết bị phục vụ công tác PCCN: . + Hệ thống an toàn về điện (dây dẫn, cầu chì, cầu dao, Atomat). . + Các loại dụng cụ: Búa, Kìm cách điện. . + Các loại dụng cụ chữa cháy, hệ thống nước, bình chữa cháy - Kiểm tra việc sắp xếp các các loại tài sản có thể chịu sự ảnh hưởng nhiệt, dể gây cháy nổ: . + Hoá chất tại phòng Hoá. - Kiểm tra nắm chắc tình hình và việc bố trí các khối công trình, có kế hoạch phòng chống cháy nổ và giải thoát học sinh khi có sự cố. đ/ Ban PCCN có kế hoạch và phân công trực trong thời gian nghỉ hè, giao nhiệm vụ cụ thể và phương án xử lý khi sự cố xảy ra. e/ Tổ chức điều động CBGVNV, học sinh giải quyết kịp thời những hậu quả do sự cố cháy nổ nêu ra gây ra. Trên đây là một số nội dung cơ bản trong kế hoạch chỉ đạo phòng chống bão-lụt giảm nhẹ thiên tai và phòng cháy nổ năm 2016 của trường đề nghị các cá nhân trong ban phòng chống bão lụt , các cá nhân và các bộ phận liên quan chủ động có phương án phòng chống bão nhằm đảm bảo an toàn về con người, tài sản và hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xẩy ra. Nơi nhận: - BCĐ PCBL xã Bình Quý: để báo cáo -PGDĐT Thăng Bình :để báo cáo - BCĐ : để thực hiện - Lu VP.. HIỆU TRƯỞNG. Trương Quang Hiền. BẢNG PHÂN CÔNG TRỰC KHI CÓ BẢO ĐẾN NHÓM 1. NHÓM 2.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TT. HỌ VÀ TÊN. Nhiệm vụ. TT. HỌ VÀ TÊN. Nhiệm vụ. 1. Lê. Văn. Hoàng. Nhóm trưởng. 1. Phạm. Hùng. Nhóm trưởng. 2. Lê. Văn. Danh. Nhóm phó. 2. Phạm. Thành. Nhóm phó. 3. Lê. Hoàng. Đào. T/viên. 3. Lê Tiến. 4. Nguyễn Hửu Hùng. T/viên. 4. Phạm Văn Trỉ. T/viên. 5. Nguyễn Kim Minh. T/viên. 5. Nguyễn Văn Đông. T/viên. 6. Trương Đình Trí. T/viên. 6. Dương Văn Tài. T/viên. 7. Nguyễn văn Nhiên. T/viên. 7. Lương Văn. Hiến. T/viên. 8. Nguyễn Văn Hoàng. T/viên. 8. Lê văn. Dụng. T/viên. 9. Lê. T/viên. 9. Đăng Viết Hạnh. 10. Phạm Văn. T/viên. 10. Trung Duy Viện. Thời gian trực nhóm 1. Thành. T/viên. T/viên. Thời gian trực nhóm 2. SÁNG. Sáng ngày thứ nhất.. Sáng ngày thứ hai.. CHIỀU. Chiều ngày thứ hai.. Chiều ngày thứ nhất.. TỐI. Tối ngày thứ nhất.. Tối ngày thứ hai. Bình Quý, ngày 01 tháng 8 năm 2016 HIỆU TRƯỞNG. Trương Quang Hiền.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×