Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bai 13 Dau ngoac don va dau hai cham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.21 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 13, Tiết 50 Tuần 13. DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết: Nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - HS hiểu: Cách sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - HS thực hiện thành thạo: Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 3. Thái độ: - Thói quen - tính cách: Có ý thức sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi nói , viết một cách phù hợp,đạt hiệu quả. II. Nội dung bài học: - Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. III. CHUẨN BỊ 1. GV : Máy chiếu, giáo án. 2. HS : Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: ? Nối các vế sau đây thành những câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau và cho biết đó là kiểu quan hệ gì? Vế 1 1. Tuy nhà Lan nghèo 2. Vì mưa bão kéo dài 3. Mình đọc 4. Trời nổi gió. Vế 2 a. nên thực phẩm trở nên đắt đỏ. b. nhưng em học rất giỏi. c. rồi một cơn mưa ập đến. d. hay tôi đọc. e. còn tôi vẫn ở lại.. => 1-b -> Quan hệ tương phản 2- a -> Quan hệ nguyên nhân-kết quả 3- d -> Quan hệ lựa chọn 4- c -> Quan hệ nối tiếp ? Hôm nay ta sẽ học về dấu câu gì? 3. Tiến trình bài học:. Kiểu quan hệ Quan hệ lựa chọn Quan hệ nối tiếp Quan hệ tương phản Quan hệ nguyên nhân-kết quả Quan hệ điều kiện.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GTB : Ngoài các dấu để phân biệt kiểu câu còn có những dấu mà khi chúng ta sử dụng nó vào trong bài viết sẽ làm cho bài viết dễ hiểu hơn, các ý được diễn đạt rõ ràng hơn. Đó là dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu về công dụng của hai dấu ấy trong văn bản. Hoạt động 1 (8p) Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn ( ) - Gv chiếu ví dụ a,b,c ( sgk) - GV gọi HS đọc và lưu ý những chổ có dùng dấu ngoặc đơn ? Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ? -HS trả lời-> GV nhận xét -> Chiếu đáp án => a. Giải thích để làm rõ “họ “ là những người bản xứ b. Thuyết minh về con ba khía l một loài động vật . -> Ba khía được dùng để gọi tên một con kênh , nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này . c. Bổ sung thêm thông tin về năm sinh và năm mất của nhà thơ Lý Bạch, Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên ? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi hay không? => Không, vì nó không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu hay đoạn văn. - GV chốt ý: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích cho một từ ngữ, một vế trong câu hoặc cho một câu, chuỗi câu trong một đoạn văn, thậm chí là một con số hay một dấu câu khác ( thường là dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than), nói chung là bất cứ điều gì mà người viết muốn chú thích. Nội dung của phần trong dấu ngoặc đơn được người viết coi là không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu hay của đoạn văn. Về nguyên tắc, nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì câu hay đoạn văn vẫn trọn nghĩa và chỉ mất đi một phần thông tin kèm thêm. Vì vậy nó được gọi chung là phần chú thích ? Vậy công dụng của dấu ngoặc đơn là gì?. I/ Dấu ngoặc đơn ( ). Ví dụ a. Giải thích để làm rõ “ họ “ . b. Thuyết minh về con ba khía ( một loài động vật ) c. Bổ sung thêm thông tin về năm sinh và năm mất của nhà thơ Lý Bạch ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -> Hs đọc ghi nhớ - Gv gọi hs cho ví dụ -> Gv nhận xét VD: Nông Văn Vân là tù tưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc ( Cao Bằng) -> Đánh dấu phần bổ sung thêm - Gv chiếu nội dung mở rộng cho Hs: ở trường hợp dấu ngoặc đơn được dùng với dấu chấm hỏi . ( ? ) -> Tỏ ý hoài nghi , ( ! ) -> Mỉa mai VD : 1. Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ ( ? ) thì phải kể việc bán rượu ti cưỡng bức ! -> Tỏ ý hoài nghi 2. Một thế kỉ văn minh, khai hóa(!) của thưc dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. ( Thép Mới- Cây tre Việt Nam) -> Tỏ ý mỉa mai - Gv chiếu bài tập nhanh: ? Phần nào trong các câu sau đây có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn ? Tại sao ? a. Thuận, lớp trưởng lớp 8A, có giọng hát thật tuyệt vời. b. Mùa xuân , mùa đầu tiên trong một năm , cây cối xanh tươi mát mắt. - Gv chuyển ý sang phần 2:Còn một loại dấu cũng không kém phần quan trọng trong văn bản, đó là dấu hai chấm. Hoạt động 2 (8p) Tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm ( :) - GV chiếu ví dụ a,b,c ( sgk) - GV gọi Hs đọc ví dụ và chú ý những chỗ có sử dụng dấu hai chấm ? Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ? - GV chiếu đáp án => Báo trước : a. Lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn) b. Lời dẫn trực tiếp (Thép mới dẫn lại lời của người xưa) c. Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học. * Ghi nhớ sgk / 134. II/ Dấu hai chấm (: ). VD: a. Báo trước lời đối thoại b. Bo trước lời dẫn trực tiếp c.Giải thích cho phần trước đó.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ? Các trường hợp nào phải viết hoa sau dấu hai chấm? O.- Viết hoa khi báo trước một lời thoại hoặc một lời dẫn .(Câu a,b) - Có thể không viết hoa khi giải thích một nội dung .(Câu c) - Gv mở rộng kiến thức: + Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho ý trước đó. Khác với phần trong dấu ngoặc đơn, phần này được người viết cho là thuộc nội dung nghĩa cơ bản của câu hay của đoạn văn. Trong phần lớn các trường hợp, nếu bỏ phần sau dấu hai chấm, câu hoặc đoạn văn không chỉ mất đi một phần nghĩa cơ bản mà còn trở nên không hoàn chỉnh về nghĩa và bị coi là sai.( câu c) + Dấu hai chấm đứng trước lời dẫn gián tiếp ( thuyết minh) và chuỗi liệt kê ( giải thích , thuyết minh bằng các vế có quan hệ đẳng lập về ngữ pháp và có tính liệt kê về ý nghĩa) cũng thuộc trường hợp này. Dấu hai chấm được dùng gần như là bắt buộc sau từ kính gửi trong các văn bản hành chính sự vụ để chỉ nơi nhận văn bản trong trường hợp nơi nhận là nhiều tổ chức hay cá nhân. +Đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang) . Xét về thực chất thì đây cũng là phần thuyết minh cho ý đứng trước nhưng nó đặc biệt ở chổ: Thuyết minh bằng nguyên văn lời của người khác ( đôi khi của chính người viết nhưng trong một thời điểm khác) và bắt buộc có dấu câu khác kèm theo ( dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang) ( câu a,b) ? Vậy công dụng của dấu hai chấm là gì? - Gv chốt ý -> gọi hs đọc ghi nhớ - GV yêu cầu hs cho ví dụ -> Gv nhận xét VD: a. Mọi người bảo nhau:” Chắc nó muốn * Ghi nhớ sgk / 135 sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những thứ kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. -> Đánh dấu lời dẫn trực tiếp..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> b. - Nam khoe với tôi rằng: “Hôm qua nó được điểm10” -> Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. - GV chiếu bài tập nhanh ? Thêm dấu hai chấm vào các câu sau đây cho đúng với ý của người viết : - Người Việt Nam nói “Học thầy không tày học bạn” nhưng cũng nói “Không thầy đố mày làm nên”. - Chính lúc ấy Nguyễn Công Hoan xuất hiện, đã tìm được cho mình hướng đi đúng đắn hướng đi của chủ nghĩa hiện thực, của tiếng nói giàu có và đầy sức sống của nhân dân. - Gv chuyển ý sang phần 3 Hoạt động 3(19p) - Gv gọi bốn hs đọc bốn bài tập 1,2,4,5 Sgk - Gv hướng dẫn hs làm bài tập - GV chia lớp thành bốn nhóm (cử nhóm trưởng và thư kí) thảo luận trong 5 phút + Nhóm 1: BT 1 + Nhóm 2:BT 2 + Nhóm 3: BT 4 + Nhóm 4: BT 5 - Đại diện nhóm lên dán bảng nhóm - GV gọi học sinh khác nhận xét - GV nhận xét từng bài - GV chiếu đáp án từng bài BT1. a. Đánh dấu phần giải thích b.- Đánh phần thuyết minh c.- Phần này có quan hệ lựa chọn với phần được chú thích: Có phần này thì không có phần kia. Tức là lựa chọn người tạo lập văn bản , người viết hoặc người nói trong từng trường hợp cụ thể. - Phần thuyết minh để làm rõ phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì - Gv chiếu đáp án BT2. III. Luyện tập. BT1 : Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: tiệt nhiên, định phận,tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. b. Đánh dấu phần thuyết minh c. Vị trí 1 : Đánh dấu phần bổ sung. Vị trí 2 : Đánh dấu phần thuyết minh. BT2 : Giải thích công dụng dấu hai chấm a. Báo trước phần giải thích cho ý : họ thách nặng quá . b. Báo trước lời đối thoại về.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Gv chiếu đáp án BT 4. - Gv chiếu đáp án Bt5 => Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép bao giờ cũng phải dùng thành đôi ( một dấu mở, một dấu đóng). phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn. c. Đánh dấu thuyết minh cho ý đủ màu là những màu nào . BT4 : - Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Nhưng khi thay thế thì phần nằm trong dấu ngoặc đơn sẽ được xem là phần giải thích kèm theo chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như trước đó - Nếu viết lại: Phong Nha gồm: Động khô và Động nước. Thì khoâng thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì nếu thay đổi thì “Động khô và động nước ”trở thành phần chú thích. Phần còn lại chưa đủ điều kiện là câu. BT5 -Bạn hs đã chép sai, nên đặt thêm một dấu ngoặc để đóng phần giải thích. - Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu. Nó được gọi chung là phần giải thích.. 4. Tổng kết: ? Vẽ sơ đồ tư duy bài học bằng hình thức lắp ráp thành hình bình hoa.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Gv liên hệ các bài kiểm tra giáo dục tư tưởng học sinh về ý thức sử dụng hai loại dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 5. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc hai ghi nhớ tr. 136,137 - BTVN: bài tập 3,6 tr 135 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị : Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh + Đề văn thuyết minh + Cách làm văn thuyết minh V/ Phụ lục:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×