Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

De thi va dap an kiem tra hoc ki 1 mon Lich su 9 PGD Hoai Nhon 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.12 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN LỊCH SỬ 9 (Năm học: 2011-2012) Các cấp độ Tư duy. NHẬN BIẾT. THÔNG HIỂU. VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP. Các chủ đề + Chủ đề 1: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.. Những thành tựu to lớn của Liên Xô về kinh tế và khoa học- kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ:. 1 1điểm 10%. + Chủ đề 2: Các nước Á, Phi, Mĩ latinh từ năm 1945 đến nay. - Những nét nổi bật về tình hình châu Á từ sau năm 1945. - Những sự kiện chính trị nổi bật các nước Á- PhiMĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ 2. - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ:. 1 1 1điểm 3điểm 10% 30%. + Chủ đề 3:. .. TN. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ:. TL. TN. TL. TN. TN. Cộng. TL. - Số câu: 1 - Số điểm: 1đ - Tỉ lệ: 10%. - Số câu: 2 - Số điểm: 4đ - Tỉ lệ: 40% Sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản . - Số câu: 1 - Số điểm: 3 đ - Tỉ lệ: 30%. 1 3điểm 30% Trật tự 2 cực I-an-ta được thiết lập chi toàn bộ quan hệ quốc tế sau CTTG2. + Chủ đề 4: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay. 1 1điểm 10%. - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ: + Chủ đề 5: Cuộc cách mạng KH – KT từ năm 1945 đến nay. Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng KH-KT lần thứ hai. - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ:. 1 1điểm 10% 2 4.0 đ 40%. -Tổng số câu: -Tổng số điểm: -Tỉ lệ:. TL. CẤP ĐỘ CAO. 3 5.0 đ 50%. - Số câu: 1 - Số điểm: 1 đ - Tỉ lệ:10%. - Số câu: 1 - Số điểm: 1 đ - Tỉ lệ:10%. 1 1.0 đ 10%. 6 10.0 đ 100%.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD - ĐT HOÀI NHƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ Trường:………………………… Họ và tên:………………………. Lớp:…………SBD:………... GT1. Môn: LỊCH SỬ LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2011-2012 GT2 Mã phách. ……………………………………………………………………………………………………… Điểm Chữ kí giám khảo Mã phách Bằng số:. Bằng chữ:. Giám khảo1:. Giám khảo2:. (Học sinh làm bài ngay vào giấy kiểm tra này)` ĐỀ A A- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3.0 đ): + Câu I (1.0 đ): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu, đáp án em cho là đúng nhất. 1- Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào? A- Năm 1949 B- Năm 1959 C- Năm 1969 D- Năm 1979 2- Thành tựu nào đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ vào năm 1957? A- Phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. B- Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ. C- Phóng tàu vũ trụ đưa con người lên Mặt Trăng. D- Phóng vệ tinh viễn thông đầu tiên mang tên “Tia chớp 1”. 3- Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp: A- Đứng đầu thế giới. B- Đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). C- Đứng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Nhật Bản). D- Đứng thứ tư thế giới (sau Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu). 4- Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin là người nước nào? A- Mĩ. B- Nhật Bản. C- Anh D- Liên Xô + Câu II (1.0 đ): Hãy ghép một ô ở cột I (Thời gian) với một ô ở cột II (Sự kiện lịch sử) sao cho phù hợp. Cột I Cột II Kết quả ghép ( Thời gian ) ( Sự kiện lịch sử ) a- 01-10-1949 1- Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN a +…… b- 01-01-1959 2- Thành lập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á b +…… c- 08-08-1967 3- Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành thắng lợi c +…… d- 28-07-1995 4- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời d +…… 5- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc + Câu III (1.0 đ): Hãy điền vào chỗ trống (…) những thông tin, những hiểu biết của em về cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai: a- Phát minh khoa học góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ sản xuất mới, tìm ra những nguồn năng lượng mới là lĩnh vực …………………… b- Thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người là cuộc “……………………” trong nông nghiệp. B- PHẦN TỰ LUẬN (7.0 đ): + Câu 1 (3.0 đ): Hãy nêu những nét nổi bật về tình hình châu Á từ sau năm 1945. + Câu 2 (3.0 đ): Những nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Câu 3 (1.0 đ): Tại sao nói: Hội nghị I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945 là một “Hội nghị lịch sử”? BÀI LÀM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI MÔN LỊCH SỬ 9 HỌC KÌ II(Đề A) A- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3.0 đ): +Câu I (1.0 đ): Học sinh chọn đúng mỗi câu được 0.25 đ. Câu Đáp án. 1 A. 2 B. 3 B. 4 D. +Câu II (1.0 đ): 0.25 đ cho một cặp ghép đúng. a+4. b+3. c+2. d+1. +Câu III (1.0 đ): 0.5 đ cho mỗi chỗ điền đúng. Thứ tự điền lần lượt như sau: a- Vật lí học (Vật lí) b- Cách mạng xanh B-PHẦN TỰ LUẬN(7.0 đ): + Câu 1 (3.0 đ): Những nét nổi bật về tình hình châu Á từ sau năm 1945: (0.75đ) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á. Đến cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. (0.75đ) - Suốt nửa sau của thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á. (0.75đ) - Sau “chiến tranh lạnh”, một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp lãnh thổ, biên giới, hoặc phong trào đòi li khai với những hành động khủng bố dã man. (0.75đ) - Nhiều thập niên qua, nhiều nước châu Á đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po…. Ấn Độ là một trường hợp tiêu biểu với cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, sự phát triển của công nghiệp phần mềm, các ngành công nghiệp thép, xe hơi… . + Câu 2 (3.0 đ): Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: (0.75đ) - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. (0.75đ) - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. (0.75đ) - Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và có sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. (0.75đ) - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. +Câu 3(1.0 đ): Hội nghị I-an-ta là một “Hội nghị lịch sử”vì: Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ, hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai mà lịch sử thường gọi là trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. …………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHÒNG GD - ĐT HOÀI NHƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ Trường:………………………… Họ và tên:………………………. Lớp:…………SBD:………... GT1. Môn: LỊCH SỬ LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2011-2012 GT2 Mã phách. ……………………………………………………………………………………………………… Điểm Chữ kí giám khảo Mã phách Bằng số:. Bằng chữ:. Giám khảo1:. Giám khảo2:. (Học sinh làm bài ngay vào giấy kiểm tra này)` ĐỀ B A- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3.0 đ): + Câu I (1.0 đ): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu, đáp án em cho là đúng nhất. 1 -Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin là người nước nào? A- Mĩ. B- Nhật Bản. C- Anh D- Liên Xô 2- Thành tựu nào đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ vào năm 1957? A- Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ. B- Phóng tàu vũ trụ đưa con người lên Mặt Trăng C-.Phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. D- Phóng vệ tinh viễn thông đầu tiên mang tên “Tia chớp 1”. 3- Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp: A- Đứng đầu thế giới. B-.Đứng thứ tư thế giới (sau Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu) C- Đứng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Nhật Bản). D- Đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). 4- - Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào? A- Năm 1949 B- Năm 1959 C- Năm 1969 D- Năm 1979 + Câu II (1.0 đ): Hãy ghép một ô ở cột I (Thời gian) với một ô ở cột II (Sự kiện lịch sử) sao cho phù hợp. Cột I Cột II Kết quả ghép ( Thời gian ) ( Sự kiện lịch sử ) a- 01-10-1949 1-Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc a +…… b- 01-01-1959 2- Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN b +…… c- 08-08-1967 3- Thành lập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á c +…… d- 28-07-1995 4- Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành thắng lợi d +…… 5- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời + Câu III (1.0 đ): Hãy điền vào chỗ trống (…) những thông tin, những hiểu biết của em về cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai: a- Phát minh khoa học góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ sản xuất mới, tìm ra những nguồn năng lượng mới là lĩnh vực …………………… b- Thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người là cuộc “……………………” trong nông nghiệp. B- PHẦN TỰ LUẬN (7.0 đ): + Câu 1 (3.0 đ): Hãy nêu những nét nổi bật về tình hình châu Á từ sau năm 1945. + Câu 2 (3.0 đ): Những nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Câu 3 (1.0 đ): Tại sao nói: Hội nghị I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945 là một “Hội nghị lịch sử”? BÀI LÀM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI MÔN LỊCH SỬ 9 HỌC KÌ II (Đề B) A- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3.0 đ): + Câu I (1.0 đ): Học sinh chọn đúng mỗi câu được 0.25 đ. Câu Đáp án. 1 D. 2 A. 3 D. 4 A. + Câu II (1.0 đ): 0.25 đ cho một cặp ghép đúng. a+5. b+4. c+3. d+2. + Câu III (1.0 đ): 0.5 đ cho mỗi chỗ điền đúng. Thứ tự điền lần lượt như sau: a- Vật lí học (Vật lí) b- Cách mạng xanh B- PHẦN TỰ LUẬN(7.0 đ): + Câu 1 (3.0 đ): Những nét nổi bật về tình hình châu Á từ sau năm 1945: (0.75đ) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á. Đến cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. (0.75đ) - Suốt nửa sau của thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á. (0.75đ) - Sau “chiến tranh lạnh”, một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp lãnh thổ, biên giới, hoặc phong trào đòi li khai với những hành động khủng bố dã man. (0.75đ) - Nhiều thập niên qua, nhiều nước châu Á đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po…. Ấn Độ là một trường hợp tiêu biểu với cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, sự phát triển của công nghiệp phần mềm, các ngành công nghiệp thép, xe hơi… . + Câu 2 (3.0 đ): Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: (0.75đ) - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. (0.75đ) - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. (0.75đ) - Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và có sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. (0.75đ) - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. +Câu 3(1.0 đ): Hội nghị I-an-ta là một “Hội nghị lịch sử”vì: Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ, hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai mà lịch sử thường gọi là trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. …………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×