Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KE HOACH DAY NGHE NH 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.05 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN XII TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PBC. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quận XII, ngày 13 tháng 10 năm 2015. Số: ……/KH-PBC. KẾ HOẠCH Dạy nghề phổ thông Năm học 2015 - 2016 - Thực hiện Kế hoạch năm học 2015 - 2016 của trường THCS PBC về tổ chức các lớp dạy nghề phổ thông cho học sinh. - Căn cứ vào thực tế hoạt động của nhà trường, trường THCS PBC xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện dạy nghề phổ thông trong nhà trường năm học 2015 – 2016 với nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1.1) Mục đích : Thông qua việc tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh, giúp học sinh nâng cao kiến thức về điện dân dụng, kiến thức về tin học văn phòng và kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi trong nhà trường đồng thời tạo điều kiện cho học sinh có những quyền lợi trong việc cộng điểm thi Tuyển sinh 10 ở năm học cuối cấp. Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp và góp phần phân luồng học sinh sau khi hoàn thành chương trình học ở bậc học Trung học cơ sở. 1.2) Yêu cầu: Góp phần nâng cao, củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng của nghề được học nhằm giúp học sinh rèn luyện năng lực tự học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu cấp học, đưa hoạt động dạy học phù hợp hơn với điều kiện đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường, với thời lượng quy định và nội dung dạy nghề phổ thông thích hợp. II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG: 2.1) Đối tượng dạy nghề phổ thông: Học sinh đang học lớp 8 của trường có nguyện vọng được học nghề phổ thông theo các phân môn như nghề tin học văn phòng, nghề điện dân dụng, nghề trồng trọt, chăn nuôi theo hướng tự chọn. 2.2) Nội dung dạy nghề phổ thông : Năm học 2015 – 2016 nhà trường tổ chức dạy nghề phổ thông cho tất cả các học sinh ở khối lớp 8 có nguyện vọng học nghề theo chương trình 70 tiết. Gồm có: - Nghề điện dân dụng - Nghề tin học văn phòng - Nghề trồng trọt, chăn nuôi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2.3) Tài liệu dạy nghề phổ thông: Sử dụng tài liệu dạy nghề 70 tiết của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; theo Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận XII và Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghệp Quận XII hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG: 3.1) Tổ chức lớp học: Tổ chức dạy nghề phổ thông cho tất cả các học sinh ở khối lớp 8 theo phân lớp cụ thể và phân công giáo viên phụ trách như sau: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 -. LỚP 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5 8A6 8A7 8A8 8A9 8A10 8A11 8A12 8A13 8A14 8A15. LỚP NGHỀ PT Tin 1 Tin 2 Tin 3 Điện 4 Điện 5 Tin 6 Chăn nuôi 7 Chăn nuôi 8 Điện 9 Điện 10 Điện 11 Điện 12 Tin 13 Tin 14 Tin 15. GV PHỤ TRÁCH. GHI CHÚ. Nguyễn Thị Hồng Ngọc Nguyễn Thị Hồng Ngọc Lê Anh Xuân Lê Thị Thanh Hoa Lê Thị Thanh Hoa Lê Anh Xuân Tân Thị Ngọc Phương Tân Thị Ngọc Phương Nguyễn Thị Kim Hương Nguyễn Thị Kim Hương Đặng Hữu Vọng Đặng Hữu Vọng Lê Thị Thơm Nguyễn Hải Bằng Nguyễn Hải Bằng. Thời gian và chương trình học: Học 02 tiết vào các ngày trong tuần theo thời khóa biểu lồng ghép chung với thời khóa biểu học tập của nhà trường và thực hiện giảng dạy theo đúng phân phối chương trình Nghề phổ thông 70 tiết của Bộ Giáo dục và đào tạo. Địa điểm tổ chức lớp học và dạy nghề phổ thông: Tại phòng học các lớp và phòng học bộ môn tin học của nhà trường. Cách thức thu chi học phí theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận XII, Phòng Tài chánh – Kế hoạch Quận XII và theo chỉ đạo của Ủy ban nhân nhân Quận XII. 3.2) Qui định về hồ sơ, sổ sách: Hồ sơ học nghề của mỗi học sinh được thực hiện theo quy định như sau: + Phiếu học nghề phổ thông có dán ảnh của học sinh và cập nhật đầy đủ các nội dung liên quan đến học sinh như: Họ và tên, ngày sinh, nơi sinh theo khai sinh; cập nhật các thông tin liên quan đến lớp, lớp học nghề phổ thông, thời gian học, kết quả học tập của học sinh và có ký xác nhận của giáo viên phụ trách, ký duyệt của thủ trưởng đơn vị. + Bản sao khai sinh hợp lệ để đối chiếu thông tin cá nhân của học sinh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -. Hồ sơ dạy nghề của giáo viên được thực hiện theo quy định sau: + Giáo án dạy nghề theo chương trình dạy Nghề phổ thông 70 tiết của Bộ Giáo dục và đào tạo. + Sổ Ghi đầu bài thực hiện theo đúng hướng dẫn về hồ sơ học vụ của nhà trường, cập nhật đầy đủ thông tin của các buổi theo quy định như thời gian học, sĩ số học sinh, tiết theo phân phối chương trình, họ tên học sinh vắng, tên bài dạy, nhận xét của giáo viên, giáo viên ký tên, … và có nhận xét, ký duyệt của hiệu trưởng nhà trường hàng tháng về nội dung, chương trình dạy và học. + Sổ Gọi tên và ghi điểm thực hiện theo đúng hướng dẫn về hồ sơ học vụ của nhà trường, cập nhật đầy đủ thông tin của học sinh theo quy định, kiểm danh theo từng buổi học, ghi điểm theo định kỳ và có ký duyệt của hiệu trưởng nhà trường khi mở sổ cũng như cuối khóa học. 3.3) Kiểm tra đánh giá: Trong mỗi học kỳ, số bài kiểm tra được thực hiện theo hướng dẫn số 1993/GGĐT-TrH ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, bao gồm: + Kiểm tra trường xuyên (Hệ số 1): Ít nhất 03 lần. + Kiểm tra định kỳ (Hệ số 2): Ít nhất 02 lần. + Kiểm tra học kỳ: Hệ số 3 + Điểm trung bình học kỳ = [Điểm kiểm tra trường xuyên + (Điểm kiểm tra định kỳ x 2) + (Điểm kiểm tra học kỳ x 3)] / Tổng các hệ số. Xếp loại cuối năm: + Loại giỏi: Điểm tổng kết từ 8,0 đến 10. + Loại khá: Điểm tổng kết từ 6,5 đến dưới 8,0. + Loại trung bình: Điểm tổng kết từ 5,0 đến dưới 6,5. + Loại yếu: Điểm tổng kết dưới 5,0. Về thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông khối Trung học cơ sở: Theo thời gian quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM. IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC DẠY HỌC NGHỀ PHỔ THÔNG TRONG NHÀ TRƯỜNG: 4.1) Ban giám hiệu: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai dạy nghề phổ thông trong nhà trường, thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc dạy và học nghề phổ thông, thực hiện đánh giá kết quả dạy nghề phổ thông trong nhà trường cuối học kỳ và năm học. Chuẩn bị cơ sở vật chất đến mức cao nhất có thể cho dạy nghề phổ thông và bố trí đội ngũ giáo viên, quản lý lớp để đảm bảo triển khai đầy đủ kế hoạch, làm tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho giáo viên dạy nghề phổ thông. Báo cáo với các cấp quản lý về tình hình thực hiện dạy nghề phổ thông, phối hợp tốt với các cấp quản lý tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông cho học sinh. Đưa kết quả công tác dạy nghề phổ thông làm một tiêu chí đánh giá thi đua trong nhà trường. Phân công công việc cụ thể trong ban giám hiệu trong hoạt động quản lý dạy nghề phổ thông như sau:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Hiệu trưởng: Chỉ đạo chung, ký duyệt hồ sơ nghề các loại. + Phó hiệu trưởng: Trực tiếp chỉ đạo việc dạy nghề phổ thông; quản lý, kiểm tra hồ sơ nghề trong nhà trường; dự giờ, thăm lớp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học nghề phổ thông… 4.2) Giáo viên chủ nhiệm khối lớp 8: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội về mục đích, ý nghĩa dạy nghề phổ thông, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề học cho phù hợp với năng lực cá nhân và hoàn cảnh gia đình. Hỗ trợ tốt cho giáo viên dạy nghề trong việc cung cấp các hồ sơ, thông tin cá nhân học sinh như: Giấy khai sinh, hình ảnh,… cũng như trong quản lý, nhắc nhở nề nếp, thái độ, tinh thần, ý thức học tập của học sinh lớp mình chủ nhiệm trong thời gian học sinh tham gia học nghề. 4.3) Giáo viên dạy nghề phổ thông: Giáo viên bộ môn có trách nhiệm tham gia dạy nghề phổ thông theo sự phân công, điều động của nhà trường. Xây dựng giáo án, tiến hành giảng dạy đảm bảo theo phân phối chương trình nghề phổ thông 70 tiết của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện hồ sơ dạy nghề và các thủ tục liên quan theo đúng quy định. HIỆU TRƯỞNG. VCM.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×