Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HSG GIA LOC 1516

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.24 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9</b>
<b> HUYỆN GIA LỘC NĂM HỌC 2015 - 2016</b>


<b> MÔN NGỮ VĂN</b>
<b> Thời gian làm bài: 150 phút</b>
<b> Ngày thi: 29 tháng 9 năm 2015</b>
<b> (Đề thi gồm 03 câu, 01 trang)</b>


<b>Câu 1. (2,0 điểm)</b>


Cảm nhận của em về những câu thơ sau trong tác phẩm “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du:


- “Cỏ non xanh tận chân trời,
<i> Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.</i>


- “Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
<i> Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.</i>


<b>(Ngữ văn 9 – Tập một)</b>
<b>Câu 2. (3,0 điểm)</b>


<b>Câu chuyện của hai hạt mầm</b>


Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất
nói: Tơi muốn lớn lên thật nhanh. Tơi muốn bén rễ sâu xuống lịng đất và đâm chồi nảy
lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...


Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xn... Tơi
muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng
trên cành lá.



Và rồi hạt mầm thứ nhất mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:


- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tơi khơng biết sẽ
gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tơi có mọc ra, đám cơn
trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bơng hoa của tơi
có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết
là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.


Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.


Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc
lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.


<b> (Theo “Hạt giống tâm hồn”)</b>
Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên?


<b>Câu 3. (5,0 điểm )</b>


Nhận xét về “Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục”
của Nguyễn Dữ. Nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng <i>hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị</i>
<i>Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như</i>
<i>khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn.</i>


Em hãy phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm
sáng tỏ nhận xét trên.


...Hết...



Họ và tên học sinh...Số báo danh...
Chữ kí của giám thị 1... Chữ kí của giám thị 2...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b> <b> HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


<b> HUYỆN GIA LỘC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN</b>
<b> NĂM HỌC 2015-2016</b>


<b> MÔN NGỮ VĂN 9</b>

<b> Hướng dẫn chấm gồm 5 trang</b>



<b>A. YÊU CẦU CHUNG</b>


- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh
giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử
dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng
tạo.


- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.


Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và khơng làm tròn số
<b>B. YÊU CẦU CỤ THỂ</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm)</b>
<b>1. u cầu:</b>


<b>a. Tiêu chí về hình thức:</b>


<b>- Học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn hoàn chỉnh.</b>



<b>- Cảm nhận tinh tế, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc (Ưu tiên những bài viết có</b>
sự sang tạo).


<b>- Khơng mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.</b>
<b>b. Tiêu chí về nội dung:</b>


* Giới thiệu hai câu thơ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.


Trong <i><b>Truyện Kiều</b></i>, Nguyễn Du sử dụng cỏ như một phương tiện nghệ thuật hết
sức linh hoạt. Cỏ qua ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du biến hố khơn lường. Màu cỏ vừa
là màu không gian, vừa là màu tâm trạng, số phận.


* Chỉ ra nét tương đồng: Hai câu thơ đều mở ra bức tranh phong cảnh với một không
gian mênh mông từ mặt đất đến chân mây, ngập tràn sắc cỏ,…


* Chỉ ra nét riêng biệt:


+ Câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời,


Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa.


- Là bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, hài hòa, tràn đầy sức sống, sinh động
(màu xanh của cỏ gợi sức sống, màu trắng của hoa gợi sự trong sáng, tinh khôi…). Đằng
sau bức tranh ấy là tâm trạng vui tươi của Thúy Kiều.


- Nghệ thuật thể hiện: Bút pháp chấm phá, kế thừa tinh hoa của văn học cổ, sử
dụng từ ngữ độc đáo, giàu chất tạo hình, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.


+ Câu thơ: Buồn trông nội cỏ rầu rầu,



Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.


- Là bức tranh thiên nhiên mênh mang, héo úa, đơn điệu, cạn dần sức sống (“Rầu
rầu” thể hiện sự héo úa của cảnh, “xanh xanh” gợi sự mênh mang, mờ mịt,…). Đằng sau
bức tranh ấy là tâm trạng cô đơn, hoảng loạn và một cuộc sống khơng có niềm hi vọng,
khơng thấy tương lai tươi sáng của Thúy Kiều.


- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, từ ngữ giàu sức gợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2. Biểu điểm:</b>


<i>- Mức tối đa (2,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên.</i>


<i>- Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá</i>
mức chưa tối đa theo các thang điểm: 1,75 - 1,5 - 1,25 - 1,0 - 0,75- 0,5 - 0,25 cho phần
bài viết của học sinh.


<i>- Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề, sai về kiến thức và phương pháp.</i>
<b>Câu 2 (3,0 điểm)</b>


<b>1. u cầu:</b>


<b>a. Tiêu chí về hình thức:</b>


<b>- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.</b>


<b>- Bảo đảm bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.</b>
<b>- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ.</b>
<b>- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát.</b>


<b>b. Tiêu chí về nội dung:</b>


<i><b>* Tóm tắt, khái qt được vấn đề từ câu chuyện:</b></i>


- Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên
đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con
vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ tức khắc.


- Mượn câu chuyện của hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan
niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong muốn những
điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực
và tỏa sáng. Sống khơng có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động...<i> chỉ nhận được sự thất</i>
bại, thậm chí bị hủy diệt.


<i><b>* Nêu suy nghĩ:</b></i>


- Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng
cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để
sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn khơng hồn tồn là trở lực mà chính là động
lực thơi thúc hành động, đạt tới thành công.


- Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người
vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc
đời; là động lực thơi thúc con người tìm tịi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc
sống trở nên tươi đẹp hơn.


- Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực
vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển.


- Sợ hãi trước cuộc sống, khơng dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ


bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn.


- Cuộc sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị,
nhàm chán, sống thừa, sống vơ ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể
tan biến trong cuộc đời.


<i>(Trong q trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa)</i>
<i><b>* Bàn luận</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Phê phán những
người sống khơng có ước mơ, thụ động, ngại khó ngại khổ, khơng có ý chí, nghị lực. (lấy
dẫn chứng minh họa)


<i><b>* Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động.</b></i>


- Phải biết ước mơ và có những hành động tích cực để biến ước mơ thành hiện
thực, phải nỗ lực hết mình để thành cơng.


- Ln tự tin vào năng lực của bản thân để tránh những biểu hiện của tư tưởng an
phận và mơ ước viển vông.


<b>2. Biểu điểm:</b>


<i>- Mức tối đa (3,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên.</i>


<i>- Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá</i>
mức chưa tối đa theo các thang điểm: 2,75 - 2,5- 2,25- 2,0 -1,75-1,5 - 1,25 - 1,0 -
0,75-0,5 - 0,25 cho phần bài viết của học sinh.


<i>- Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề, sai về kiến thức và phương pháp.</i>


<b>Câu 3 (5,0 điểm):</b>


<b>*Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,0 điểm): </b>
<b>a. Mở bài: (0,5 điểm):</b>


- Dẫn dắt, trích dẫn yêu cầu của đề bài.


<i>- Mức tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận hay/ tạo ấn</i>
tượng/ có sự sáng tạo.


<i>- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị</i>
luận phù hợp nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.


<i>- Mức không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa</i>
ra/hoặc khơng có mở bài.


<b>b. Thân bài: (3,0 điểm)</b>


<i><b>* Giải thích ý nghĩa của lời nhận xét (0,5 điểm):</b></i>


- Nhận xét của nhà phê bình Đồng Thị Sáo đã đề cập đến hạnh phúc. Đó là một
khái niệm trừu tượng. Mỗi người có những cách cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Song
có thể hiểu hạnh phúc là một trạng thái tinh thần mà con người thoả mãn những ước mơ,
hy vọng của mình.


<i>- Hạnh phúc mong manh và ngắn ngủi: Hạnh phúc không tồn tại bền vững, khơng</i>
tồn tại lâu dài. Nó chỉ thoáng qua trong cuộc đời con người rồi tan vỡ nhanh chóng.


<i>- Mức tối đa: Học sinh biết cách lí giải vấn đề nghị luận đúng/hay/ có sự sáng tạo.</i>
<i>- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh biết cách lí giải vấn đề nghị luận nhưng</i>


chưa đủ ý.


<b>- Mức khơng đạt: Khơng lí giải hoặc lí giải vấn đề không đúng.</b>
<i><b>* Chứng minh lời nhận xét (2,5 điểm):</b></i>


Khẳng định nhận xét trên là đúng, vì “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ kể về người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nhưng cuộc đời của nàng lại không
được hưởng niềm hạnh phúc lâu dài, bền vững.


<i>- Niềm hạnh phúc của Vũ Thị Thiết trong cuộc sống dương thế thật mong manh,</i>
<i>ngắn ngủi:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Cuộc sum vầy chưa được bao lâu Trương Sinh phải lên đường tòng quân. Vũ
Nương chưa được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn đã phải sớm sống trong cảnh chia li.


+ Những ngày vắng chồng Vũ Nương chỉ chiếc bóng của mình trên tường nói là
cha Đản- đây là cách nói sơn cùng thủy tận về chữ “đồng” trong đạo vợ chồng. Vậy mà
đời Vũ Nương tan nát hạnh phúc lại bắt đầu từ đấy.


+ Bé Đản - ngây thơ, trong trắng lầm tưởng cái bóng của mẹ là cha thật của
mình-bé hồn tồn vơ tội nhưng lại là tác nhân trực tiếp gây ra sự tan nát hạnh phúc của cuộc
đời người mẹ thân yêu của nó.


+ Cuộc đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ của Vũ Nương thật ngắn ngủi. Trương Sinh
trở về tưởng rằng nàng sẽ được hưởng niềm vui hạnh phúc sum họp bên chồng con, gia
đình. Nhưng Trương Sinh vì ghen tng mù qng nên chàng đã nghe lời con trẻ nghi
oan cho Vũ Nương. Trương Sinh đã mắng nhiếc, đánh, đuổi Vũ Nương đi, buộc nàng
phải tìm đến cái chết. Trương Sinh là một kẻ giết vợ vơ tình và tự tàn phá niềm hạnh
phúc mong manh của gia đình.



+ Nguyên nhân của niềm hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi: Nguyên nhân trực
tiếp là lời nói hồn nhiên vơ tư của đứa con, là tính đa nghi, hay ghen của anh chồng
Trương Sinh; nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh phong kiến và chế độ nam quyền đã
cướp đi quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ. Đó chính là giá trị hiện thực của
truyện.


<i>- Niềm hạnh phúc của Vũ Thị Thiết trong cuộc sống ở thuỷ cung cũng mong manh,</i>
<i>chỉ là ảo ảnh.</i>


+ Sau khi gieo mình xuống bến Hồng Giang, Vũ Nương được các nàng tiên rẽ
một được nước đưa xuống thuỷ cung sống sung sướng. Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa
giữa dịng nói những lời từ biệt với Trương Sinh rồi biến mất. Đây là những chi tiết kì ảo
tạo một kết thúc có hậu cho câu chuyện, thể hiện ước mơ về lẽ cơng bằng. Nhưng hạnh
phúc đó cũng chỉ mong manh, hư vơ khơng có thật trong cuộc đời.


+ Những yếu tố kì ảo, hoang đường về cuộc sống sung sướng, hạnh phúc của Vũ
Nương ở thuỷ cung vừa thể hiện giá trị nhân đạo vừa thể hiện giá trị hiện thực.


- <i><b>Chuyện người con gái Nam Xương</b></i> của Nguyễn Dữ đã gửi đến chúng ta một
bức thơng điệp có được hạnh phúc gia đình đã khó, gìn giữ hạnh phúc hạnh phúc ấy càng
khó hơn. Nếu ta khơng biết trân trọng, nâng niu, gìn giữ hạnh phúc thì hạnh phúc thật
mong manh, ngắn ngủi.


<i>- Mức tối đa: Học sinh biết cách lí giải phân tích, chứng minh, đánh giá một cách</i>
thuyết phục bằng cả lập luận và dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu.


<i>- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách phân tích, chứng minh, đánh giá nhưng</i>
chưa thuyết phục; chưa chọn được các dẫn chứng tiêu biểu, sát với vấn đề. Căn cứ vào
bài viết cụ thể của học sinh giám khảo đưa ra các mức điểm: 2,25- 2,0- 1,75-
1,5-1,25-1,0- 0,75- 0,5-0,25.



<b>- Mức không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không làm bài.</b>
<b>c. Kết bài: (0,5 điểm):</b>


+ Khẳng định lại vấn đề.
+ Rút ra bài học liên hệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở</i>
phần thân bài nhưng chưa chặt chẽ, chưa biết liên hệ đến nhận thức và hành động của bản
thân.


<b>- Mức không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về kiến thức đưa ra/không đề cập đến ý này.</b>
<b>* Các tiêu chí khác (1,0 điểm) : </b>


<b>a. Hình thức (0,25 điểm):</b>


<i>- Mức tối đa: HS viết được một bài văn với bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết</i>
bài; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ rõ ràng; trình bày
sạch đẹp, ít mắc lỗi về từ câu, lỗi chính tả, diễn đạt lưu lốt.


<b>- Mức khơng đạt: HS chưa hồn thiện bố cục bài viết (ví dụ thiếu kết luận); hoặc</b>
các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận chưa chặt chẽ; hoặc chữ
viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.


<b>b. Sáng tạo (0,75 điểm)</b>


<i>- Mức tối đa: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp</i>
lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tịi
trong diễn đạt: Chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục
đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị


luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.


<i>- Mức chưa tối đa: (0,5 điểm): Học sinh đạt được 2 đến 3 yêu cầu trong số các yêu</i>
cầu trên.


<i>- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) : Học sinh đạt được 1 đến 2 trong số các yêu cầu</i>
trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một số các yêu cầu trên nhưng
kết quả đạt được chưa tốt.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×