Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.12 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TỰ LÀM CHẾ PHẨM SINH HỌC Không nên dùng đường trắng để làm vì sau khi chế biến, trong đường trắng còn lại rất ít vitamin và khoáng chất. Do đó nên chọn đường nâu hay mật đường. Không dùng nước có chứa chlorine (Cl) khi điều chế các chế phẩm sinh học vì chlorine có tính sát khuẩn nên sẽ diệt luôn các vi sinh có lợi. Nếu dùng nước máy nên để khoảng 12-24 giờ để bay bớt chlorine. Không dùng vật liệu thủy tinh hoặc kim loại để điều chế hay lưu trữ chế phẩm sinh học vì khí sinh ra có thể gây nổ bình, đồng thời các chế phẩm có môi trường acid có thể gây ăn mòn kim loại. Các chế phẩm thường có mùi thơm hơi chua, môi trường acid có pH dưới 4. Nếu chế phẩm có mùi hôi và pH cao thì nó đã hỏng, không xài được. Vào mùa nóng, quá trình làm chế phẩm thường diễn ra nhanh hơn so với mùa lạnh, nên cần để ý điều này. Luôn chừa một khoảng không gian khoảng 1/3 hay 1/4 hũ chứa trong quá trình điều chế và lưu trữ các chế phẩm sinh học. 1. IMO (VI SINH VẬT BẢN ĐỊA): là loại chế phẩm được điều chế bằng cách tận dụng nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Có thể thu thập IMO từ nhiều vùng khác nhau (đồng bằng, đồi núi, trang trại, rừng rậm, ...), sau đó kết hợp chung trong việc sử dụng, mục đích là tạo một môi trường giàu các vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng. Chọn các vùng đất chưa bị cày xới trước đó. Nguyên liệu: gạo (nên chọn loại gạo rẻ tiền) hoặc một nguồn giàu carbohydrate; đường nâu hoặc mật đường (rỉ đường - thứ thu được từ bả mía ép hay có màu nâu đen giống nước màu kho cá); khay gỗ (thường dùng khay có kích thước 40*40 cm, cao khoảng 7-8 cm). Điều chế: nấu gạo thành cơm chín, trải thành một lớp 2-3 cm trong khay, không nén chặt nhằm tạo diện tích lớn nhất để vi sinh vật phát triển. Dùng giấy niêm phong lại cho chặt, đảm bảo không bị thụng xuống chạm vào lớp cơm trong khay. Tìm nơi có tán tre hoặc tán cây rậm rạp (thường là nơi tập trung nhiều vi sinh vật nhất), đào một hố nông bằng khoảng 1/2 chiều cao khay gỗ, cho khay chứa cơm đã chuẩn bị vào, dùng lá mục, cành khô gần ngay tại đó phủ sao cho kín, nếu sợ mưa có thể phủ lên một lớp nilon. Sau 3-4 ngày (mùa nóng) hoặc 5-6 ngày (mùa lạnh), lớp cơm trong khay gỗ sẽ bị bao phủ bởi một lớp mốc trắng, đôi khi có lẫn một số mốc khác màu vào. Thu lấy lớp cơm chứa mốc trắng (không nên hoặc hạn chế dùng đến phần cơm chứa các mốc màu khác vì các vi sinh vật có hại có thể lẫn vào) đem trộn với mật đường hoặc đường nâu theo tỷ lệ khối lượng 1:1, cho vào đầy khoảng 2/3 một hũ chứa sạch, dùng giấy báo niêm phong lại, để nơi râm mát trong khoảng 7 ngày. Sau thời gian này, đem chắt lọc lấy phần IMO lỏng (có thể thu được rất ít) cho vào một hũ chứa khác, dùng giấy niêm phong lại. IMO lỏng thu được gọi là IMO-2, còn IMO ban đầu (phần cơm chứa mốc trắng) gọi là IMO-1. Một số nơi khi làm bước trộn cơm mốc với đường có thể thêm một lượng nước.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> sạch bằng 3 lần lượng hỗn hợp cơm + đường, sau khi lọc sẽ thu được sản phẩm gọi tắt là BIM. Ứng dụng: Dùng IMO: 100-250 mL IMO-2/16 L nước, phun ẩm cho đất hàng tuần. Dùng 2 mL IMO-2/1 L nước, phun ẩm cho đống ủ compost, giúp ngăn mùi hôi và làm quá trình ủ diễn ra nhanh hơn. Dùng BIM: 15-30 mL BIM/1 gallon nước (1 gallon = 3.78 L) phun ẩm cho lá và đất. Đối với đống ủ compost, dùng BIM pha loãng với nước theo tỷ lệ thể tích 1:1000 hoặc 1:500 phun ẩm cho đống ủ. 2. IMO-3,4,5: nên tiến hành làm các IMO thứ cấp trên mặt đất, ở nơi mát mẻ, không làm trên nền bê tông. Pha loãng IMO-2 hoặc BIM theo tỷ lệ thể tích 1:1000 trộn với cám sao cho đạt độ ẩm khoảng 65-70% (dùng tay cầm một nắm cám, bóp chặt, thấy cám vo lại thành cục và nước rỉ ra một vài giọt là được), trải cám thành một lớp cao khoảng 30-40 cm, dùng rơm rạ hoặc một tấm bạt phủ kín. Trong quá trình ủ, khi thấy nhiệt độ cao hơn 45 độ C thì nên tiến hành đảo đống ủ để nhiệt độ hạ xuống (nhiệt độ quá cao sẽ làm chết các vi sinh vật có ích). Tiến hành ủ như vậy cho đến khi nhiệt độ trở lại bình thường là hoàn tất. Đây gọi là IMO-3. Dùng IMO-3 trộn với đất theo tỷ lệ khối lượng 1:1, trải thành lớp dày khoảng 20 cm, phủ bạt hoặc rơm lên để khoảng 1 ngày để vi sinh vật phân bố đều khắp đống ủ. Nếu thấy hỗn hợp bị khô thì dùng IMO-2 loãng làm ẩm. Đây gọi là IMO-4. Đất đem dùng nên là đất kết hợp từ rừng, trang trại, đồng lúa,... Trộn IMO-4 với phân gà theo tỷ lệ 1:1 về khối lượng, chất đống cao khoảng 80-90 cm, phủ kín lại tiến hành ủ trong khoảng 7 ngày. Sản phẩm thu được gọi là IMO-5, là một nguồn phân bón hữu cơ hầu như không còn mùi hôi, có thể đem bón trực tiếp cho cây trồng. Trên đây là phần về IMO, nếu các võ lâm đồng đạo thấy nó xài được thì sẽ tiếp tục cập nhật thêm. Cái này ở nhà chỉ mới xài tới IMO-2 pha loãng, đem trộn với đống rau + cá thúi thì thấy nó khử mùi rất tuyệt, riêng cái IMO-3,4,5 thì chưa đụng đến vì không có điều kiện. 3. FAA (AMINO ACID TỪ CÁ): cung cấp amino acid cho cây trồng. Vì chúng ta chỉ sử dụng liều lượng rất ít nên trong quà trình gieo trồng cần phải sử dụng kèm các loại phân bón chứ ít khi dùng đơn giản các chế phẩm sinh học không được. Mục đích dùng chế phẩm là để cải tạo lại đất, xây dựng hệ sinh tháivi mô đã mất do lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học gây ra, và cũng xin nhắc lại là nếu chúng ta không chắc về những chế phẩm mình tự làm thì chỉ nên dùng một phần đất nhỏ mà mình có để thử nghiệm trước, không nên thử nghiệm trên phạm vi rộng. Nguyên liệu: cá nguyên con hay tạp phẩm từ cá (đầu, ruột, vây, ...); IMO-2 hoặc BIM; đường nâu hoặc rỉ đường. Điều chế: nguyên liệu cá để nguyên hoặc băm nhỏ càng tốt, trộn với đường theo tỷ lệ khối lượng 1:1, cho vào khoảng 2/3 một hũ chứa sạch, dùng giấy niêm phong kín, để nơi râm mát trong 7 ngày. Trong quá trình này nếu thấy chất béo nổi trên bề mặt hỗn hợp trong hũ có thể thêm khoảng 30 mL IMO-2 hoặc BIM vào để hòa tan chất béo này. Sau thời gian trên có thể lọc lấy phần lỏng trữ và dùng dần.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> (cho vào hũ chứa nhỏ niêm phong bằng giấy), chất rắn sau khi lọc có thể trộn chung vào đống phân ủ. 4.CAL-PHOS: bổ sung Ca và P cho cây trồng Nguyên liệu: 2kg xương động vật; 5 gallon giấm nguyên chất. Điều chế: cho xương động vật lên chảo rang đều đến khi mỡ và thịt thừa cháy hết, xương chuyển sang màu đen là được, không để xương chuyển sang màu trắng. Để nguội rồi cho toàn bộ xương vào một bình chứa sạch, thêm lượng giấm đã chuẩn bị vào, chờ tới khi bọt khí không còn nổi lên nữa thì vặn nắp bình lại,để nơi tối mát trong khoảng 30 ngày. 5. NƯỚC HÒA TAN CALCIUM: bổ sung Ca cho cây trồng. Nguyên liệu: các loại vỏ chứa Ca như vỏ trứng, vỏ sò, vỏ ốc; giấm nguyên chất. Điều chế: nguyên liệu đem rửa sạch, nghiền nhỏ rồi cho lên chảo rang đều đến khi chuyển sang màu nâu đen, để nguội, cho toàn bộ vào bình chứa. Cứ 1 kg nguyên liệu này thì thêm vào 2.5 gallon giấm, đợi đến khi không còn bọt khí xuất hiện nữa thì vặn chặt nắp, để nơi tối mát khoảng 30 ngày. Sử dụng FAA/ Cal-Phos/ nước hòa tan Ca: dùng 30 mL/ 1 L nước, phun ẩm cho đất hàng tuần. Dùng CalPhos pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1000 phun cho lá đối với cây ăn trái trong giai đoạn ra hoa kết quả. 6. FRB (CÁM LÊN MEN): dùng bón cho cây như một loại phân bón hữu cơ Nguyên liệu: 15 mL FAA; 15 mL IMO-2; 1 kg cám; 1 L nước. Điều chế: trộn đều FAA, IMO-2 và nước. Cho từ từ dung dịch này vô thau chứa cám, trộn đều để đạt độ ẩm khoảng 60% (bóp chặt một nắm cám thả nhẹ xuống thau thấy nó vẫn vón cục mà không bể ra là được). Cho hỗn hợp đã trộn vào một hũ chứa sạch, dùng giấy niêm phong kín, để nơi tối mát trong 7-10 ngày, mỗi ngày đảo trộn hỗn hợp một lần. Nếu thấy nó quá khô thì thêm một ít nước vào, mục đích là có đủ độ ẩm cần thiết. Ứng dụng: nên dùng FRB trong thời gian ngắn bởi khá dễ bị mốc. Dùng 1kg/ 1000 m2, dùng bón lên đất ẩm hoặc rải lên đất rồi tiến hành xới đất để FRB phân tán đều hơn. 7. FPJ (THỰC VẬT LÊN MEN): là sản phẩm của quá trình lên men cây non, cành non, chồi non, lá non, nên FPJ cung cấp nhiều enzyme, hormone tăng trưởng và nhiều vi chất có lợi cho cây. Nguyên liệu: mật đường hoặc đường nâu; dùng các loại thực vật có khả năng phát triển mạnh như thân chuối, măng tre, rau bina, ... Muốn thu được nhiều sản phẩm, nên chọn loại thực vật mọng nước như thân cây chuối. Nên thu thập vật liệu lúc sáng sớm khi trời chưa có nắng, khi thu được thực vật nên đem làm FPJ ngay để tránh thất thoát các hoạt chất vào không khí. Đặc biệt nên chọn thực vật không bám bụi đất và không được rửa thực vật trước khi làm vì sẽ làm rửa trôi các vi sinh vật có ích trên thực vật, và thu hoạch lúc trời chưa có nắng nhằm tránh tia tử ngoại chiếu vào làm chết các vi sinh vật có ích này..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Điều chế: thực vật băm nhỏ, trộn với đường theo tỷ lệ khối lượng 2 phần thực vật/ 1 phần đường. Cho toàn bộ hỗn hợp này vào một hũ chứa, nén chặt để loại hết không khí ra ngoài (khoảng 2/3 bình), sau đó dùng giấy niêm phong lại, để nơi tối mát khoảng 7 ngày. Sau đó lọc lấy phần lỏng FPJ cho vào một hũ sạch khác, niêm phong bằng giấy. FPJ được điều chế thành công có mùi thơm, vị ngọt. Nếu thấy ở đáy bình chứa có đường đọng lại nghĩa là quá trình lên men xảy ra chưa hoàn toàn, thêm một lượng nước sạch vừa đủ hòa tan lượng đường này để tái kích hoạt sự lên men. Ứng dụng: dùng 30 mL FPJ/ 10 L nước (hoặc có thể dùng loãng hơn), phun lên lá và đất khi trời mát, không có nắng. Bả lọc FPJ dùng làm thức ăn gia súc hoặc cho vô đống ủ compost. Với cây trồng: cây non nên dùng FPJ pha loãng với nước theo tỷ lệ thể tích 1:1000 phun lên lá. Những loại cây có lá nhỏ thì dùng loãng hơn nữa. Với cây trưởng thành dùng loãng với tỷ lệ 1:800 phun cho lá. Một vài lưu ý: Không nên quá lạm dụng FPJ, nên dùng mỗi tuần một lần cho cây là đủ vì nếu dùng sai tỷ lệ, ví dụ dùng FPJ quá đậm đặc thì cả hoa, lá, thân non của cây cũng bị lên men --> cây chết. Giống như IMO, nên làm FPJ từng loại, ví dụ FPJ từ chuối thì chỉ làm từ mỗi thân cây chuối, FPJ từ măng thì chỉ làm từ măng, sau đó tùy giai đoạn mà áp dụng. Ví dụ dùng FPJ măng cho giai đoạn cây non, vì dùng đường lên men giúp ép các hoạt chất có lợi trong cây măng, mà chắc nhiều người đã biết, ít có loài thực vật nào sinh trưởng mạnh như cây măng lúc mới nhú ra khỏi mặt đất; dùng FPJ thân chuối cho giai đoạn cây trưởng thành. Nếu như không có điều kiện tìm các loài thực vật như măng tre, có thể thay thế bởi những loài thực vật có khả năng phát triển mạnh khác như dong, khoai, ... Chỉ nên làm các chế phẩm với lượng vừa đủ dùng, vì nếu để lâu, chúng ta khó mà biết được chúng có biến chất hay không. Những loại chế phẩm bán trên thị trường hầu như được các nhà sản xuất áp dụng công nghệ cao để chế biến, còn ở đây ta dùng cây nhà lá vườn và cách thức thủ công để làm, cho nên chỉ làm với lượng nhỏ, khi thấy thực sự có hiệu quả mới nên áp dụng cho quy mô lớn, tránh gây lãng phí tiền bạc và công sức. 8. OHN (DINH DƯỠNG TỪ THẢO DƯỢC): giúp củng cố hệ miễn dịch cho cây trồng, giữ ấm cho cây vào mùa lạnh, ngăn một số côn trùng, sâu bệnh hại cây. Nguyên liệu: gừng, tỏi, hành (hành tím hoặc hành tây cũng được); bia hoặc rượu trắng; đường nâu. Không rửa các nguyên liệu trước khi làm vì ngoài cây trồng, OHN có thể được sử dụng cho động vật và con người, nên chọn những nguyên liệu không có bụi đất bám vào. Điều chế: nguyên liệu đem băm nhỏ, cho vào hũ chứa. Thêm rượu hoặc bia vào vừa đủ ngập hỗn hợp, dùng giấy niêm phong lại để khoảng 24 giờ. Sau đó thêm một lượng đường bằng 1/3 so với lượng nguyên liệu đã dùng, niêm phong lại bằng giấy để nơi tối, mát khoảng 15 ngày. Nếu dùng cho phòng trừ sâu hại có thể thêm nguyên liệu ớt băm nhỏ vào..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ứng dụng: dùng 15 mL/ 1 gallon nước, phun ẩm cho cây để kháng nấm, côn trùng. Dùng 15 mL/ 250 mL nước/ 1 ngày giúp ngăn cảm cúm ở cả người và vật nuôi. Tùy vào nơi mà người điều chế OHN sinh sống, có thể chọn những loại nguyên liệu có dược tính khác nhau như vỏ quế, lá cây neem, nghệ, rau mùi, trái cà ri, hoa vạn thọ, ... nếu các loại gừng, tỏi quá khan hiếm. 9. CHẤT HẤP DẪN CÔN TRÙNG VỚI FPJ: thay vì dùng các loại thuốc diệt côn trùng độc hại, ta dùng cách thân thiện với môi trường và sinh vật hơn nhưng hiệu quả vẫn rất tốt. Điều chế và ứng dụng: đun sôi 1 gallon giấm nguyên chất, thêm 0.5 kg đường nâu vô khuấy tan, để nguội. Tiếp đến thêm vào 1/3 L FPJ, khuấy đều. Dùng các hũ nhựa, hoặc tận dụng các chai nước 1.5 L cắt đôi, đục thêm nhiều lỗ lớn xung quanh (không đục ở gần đáy), cho vào một lớp chất hấp dẫn khoảng 2-3 cm (nhớ chuẩn bị vật che cho hũ vào mùa mưa, tránh nước mưa rơi vào). Đối với các cây thân leo như bầu, bí, ... thì treo hũ nhựa ngay dưới giàn trồng. Với các loại cây rau, củ thì treo hũ lên các cọc cao ngang hoặc hơn đọt một chút. Với cây ăn quả hay cây có thân lớn thì treo hũ ngay cành cây. Khoảng cách treo các hũ khoảng 8-10 m và còn tùy vào lượng côn trùng nhiều hay ít. Nên thay dung dịch hấp dẫn trong hũ sau khoảng 2 tuần, dung dịch cũ trong hũ trước đó với xác của côn trùng có thể bổ sung vào đống phân ủ. 10. LAB (VI KHUẨN ACID LACTIC): là dạng chế phẩm được điều chế khá đơn giản. Nguyên liệu: 1/4-1/2 cup gạo; 1 cup nước; 80 oz sữa tươi (dùng sữa tiệt trùng không đường có bán ngoài tiệm tạp hóa); mật đường. Điều chế: cho nước vào hũ sạch chứa gạo, lắc mạnh (hạn chế dùng tay vo vì có thể nhiễm khuẩn). Lọc lấy phần nước vo gạo này cho vào một hũ chứa sạch khác, dùng giấy niêm phong lại, để nơi tối mát trong 5 ngày (mùa nóng) - 7 ngày (mùa lạnh). Sau thời gian này trên bề mặt nước vo gạo sẽ có một lớp men chua màu trắng xuất hiện. Lọc bỏ lớp men chua này, lấy phần dung dịch trong phía dưới trộn với lượng sữa tươi đã chuẩn bị, tiếp đến cho toàn bộ hỗn hợp dung dịch này vào một hũ chứa sạch khác, dùng giấy niêm phong lại, tiếp tục cất ở chỗ tối thêm 5-7 ngày nữa. Sau thời gian này, các chất rắn có màu vàng (pho mát) sẽ nổi lên trên bề mặt dung dịch, một ít chìm phía dưới, phần dung dịch ở giữa trong. Lọc lấy phần trong này (bả pho mát có thể ăn được nhưng lạt nhách và nếu xuất hiện một số đốm đen thì nên bỏ đi) cho vào một lọ chứa sạch nhỏ, thêm vào 1 tbsp mật đường, dùng giấy niêm phong lại rồi cho vô ngăn mát tủ lạnh. Ứng dụng: dùng pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ thể tích 1:50, phun lên nền chuồng trại để khử mùi, khử khuẩn. Ủ compost: pha loãng tỷ lệ 1:100, phun ẩm đống ủ. Dùng cho đất: pha loãng tỷ lệ 1:250 phun lên đất ẩm, giúp tăng lượng vi sinh có lợi trong đất. Dùng loãng tỷ lệ 1:1000 phun cho lá cây hàng tuần. Không dùng quá đậm đặc vì giống FPJ, LAB đậm đặc có thể làm hoa và lá non bị lên men dẫn đến cây bị chết. Cho vật nuôi uống hàng ngày với tỷ lệ pha loãng 1:2500..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 11. AEM (EM HOẠT HÓA): khái niệm về EM các bạn có thể tra thêm trên mạng. Ở nhiều nơi có thể xem LAB là một dạng EM sơ cấp, có thể dùng để điều chế AEM. Nguyên liệu: dùng LAB: mật đường: nước với tỷ lệ tương ứng 1.5:1:20 về thể tích Điều chế: đun nước tới khoảng 75 độ C, cho mật đường vào khuấy cho tan hết, để nguội rồi cho vào chai nhựa. Thêm LAB vào lắc nhẹ rồi vặn chặt nắp chai, để nơi tối, ấm khoảng 7-10 ngày. Trong thời gian này nếu thấy chai bị cứng do khí sinh ra thì phải tháo nắp xả bớt khí, pH của dung dịch khoảng 3.5; trên bề mặt của AEM thường có một lớp bọt màu ngà. Nên sử dụng AEM trong vòng 1 tháng, để lâu hơn AEM có thể bị biến chất, không dùng được. Ứng dụng: dùng AEM pha loãng phun cho lá giống như LAB. Cắt cỏ dại gần sát gốc, dùng cỏ này phủ lên lại chỗ vừa cắt, dùng LAB hoặc AEM loãng phun lên cho ẩm tới khi lớp cỏ bị hoai mục. Một số nước có nền nông nghiệp hiện đại từ nhiều năm nay đã có cách pha trộn các loại chế phẩm khác nhau (dĩ nhiên là các chế phẩm "xịn" được điều chế bằng công nghệ cao) dùng để ủ rơm, rạ, cỏ khô, phân chuồng, chất thải hữu cơthành phân bón có hiệu quả rất tốt, thay cho cách đốt rơm rạ, vừa gây ô nhiễm, vừa gây lãng phí chất dinh dưỡng từ những phụ phẩm này. Mới đây, cách ủ rơm rạ thành phân bón bằng chế phẩm này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 956 cho tác giả Lê Văn Tri - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Hà Nội. Ghi chú: nhiều trang về nông nghiệp bày cách làm AEM với EM gốc hay còn gọi là EM-1 nhưng là loại EM-1 bán trên thị trường. LAB cũng được xem là một nguồn EM gốc sơ cấp nhưng theo như đã thử ở nhà thì có lúc điều chế được AEM bằng LAB, có lúc không, nên các bạn nên để ý. 12. BOKASHI: được coi như là một dạng EM rắn, có nhiều tác dụng như làm phân bón, bổ sung vào thức ăn vật nuôi, ..., nhưng có lẽ được dùng nhiều vào mục đích phân hủy rác thải. Nguyên liệu: 10 lb cám (hoặc mùn cưa); 4 tbsp LAB; 4 tbsp mật đường; 1012 cup nước sạch. Điều chế: cho mật đường vào nước, khuấy cho tan. Cho thêm LAB vào, lắc đều. Cho từ từ hỗn hợp dung dịch này vô thau chứa cám, dùng tay trộn đều để đạt khoảng 60% độ ẩm cho cám hoặc thấp hơn một chút. Cho toàn bộ lượng cám ẩm này vào một túi nilon màu đen, dày, ép cho hết không khí ra ngoài rồi cột chặt lại (giống kiểu các sản phẩm ép chân không), để ở nơi tối mát khoảng 30 ngày. Sau đó lấy bokashi ra, trải thanh lớp mỏng trên một tấm bạt sạch, để khô tự nhiên trong không khí, tránh tiếp xúc ánh mặt trời. Sau đó có thể trữ bokashi khô trong hộp giấy hay hộp nhựa, có đục vài lỗ để thông khí. Bokashi được điều chế thành công có mùi thơm dễ chịu, không bị mốc. Ứng dụng: cho trực tiếp một nắm bokashi vào bồn cầu, đơi khoảng 12 tiếng rồi xả nước, có thể giúp giảm tình trạng tắc nghẽn. Cách làm này chỉ mới nghe nói, chưa thử..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Dùng bón trực tiếp cho cây trồng giống như FRB, hoặc muốn nhanh phân hủy có thể chôn dưới đất gần nơi trồng cây. Nếu dùng mùn cưa để làm bokashi thì bón cây không được hiệu quả vì trong mùn cưa hầu như rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mục đích chính của bokashi là để phân hủy rác hữu cơ trong nhà bếp: cứ khoảng 2-2.5 cm rác thải, rải đều lên một lớn bokashi rồi ép lại cho chặt, lớp trên cùng rải thêm một lớp bokashi mỏng. Thùng rác ủ với bokashi nên làm hai lớp, lớp trên là thùng rác với bokashi, dưới đáy thùng này đục nhiều lỗ nhỏ. Lớp dưới dùng để hứng nước rỉ ra từ các lỗ ở đáy của lớp trên. Nước rỉ này còn gọi là trà compost, dùng pha loãng với nước để tưới cây. Chuyển đổi một số đơn vị đo: 1 inch = 2.54 cm 1 feet = 30 cm 1 cup = 0.24 L 1 gallon = 3.78 L = 128 ounce 1 tbsp = 15 mL 1 ounce (oz) = 28 g 1 pound (lb) = 0.45 kg 13. FFJ (TRÁI CÂY LÊN MEN): giống như FPJ, FFJ được làm tương tự, nhưng thay vào đó là dùng các loại trái cây hay củ, đôi khi có một số loại hoa trong đó. Nếu như FFJ được dùng làm thức uống cho người thì nên chọn hoa quả sạch,và quan trọng nhất là không có thuốc trừ sâu trên hay thứ gì độc hại còn dính trên đó. Cả FPJ (chọn lọc từ một vài loài cây) và FFJ pha loãng cũng được khuyến cáo nên dùng thay cho các loại nước có gas vì chúng tốt cho sức khỏe, trợ giúp tiêu hóa, tăng đề kháng. Ví dụ như: FPJ ngải cứu giúp trị táo bón, viêm khớp, phụ nữ Hàn Quốc ở nông thôn thường dùng FPJ ngải cứu. FPJ măng tre phù hợp cho người có thể chất yếu. FPJ từ cây hoa ông lão (hoa clematis) giúp giảm các bệnh về gan, ruột... (dùng FPJ hay FFJ cho người hay động vật nuôi nói chung nên kiểm tra trước độc tính của các nguyên liệu để an toàn hơn và phải nhớ pha loãng khi dùng). Nguyên liệu: dùng các loại hoa quả hay củ như dâu, carrot, khoai lang, dưa leo, bí đao, táo, chuối, ... (không dùng trái cây họ cam quýt hay trái hồng vì chúng có nhiều acid chua); đường nâu. Điều chế: nguyên liệu đem băm nhỏ, trộn với một lượng đường tương đương về khối lượng hoặc ít hơn một chút vì nhiều khi đường không tan ra hết. Cho toàn bộ hỗn hợp vào một hũ chứa sạch, dùng giấy niêm phong lại, để nơi tối, mát khoảng 7-14 ngày tùy thời tiết nóng hay lạnh. Sau đó lọc lấy phần lỏng, lưu trữ giống như FPJ. Ứng dụng: dùng FFJ từ trái cây còn sống cho giai đoạn cây ra hoa và FFJ từ trái cây chín cho giai đoạn kết quả là tốt nhất. Với giai đoạn cây ra hoa khi làm có thể bổ sung vào FFJ một số loài hoa như hoa ngũ sắc hay những loài hoa có mật.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> ngọt tại địa phương. Dùng 2 tbsp/ 10 L nước, phun cho lá và đất khi trời râm mát. Dùng loãng với tỷ lệ 1:1000 phun cho hoa và quả. Với người và vật nuôi: dùng 2 tbsp/ 1 L nước cho uống hàng ngày. Bả lọc FFJ dùng cho vật nuôi ăn bổ sung hoặc cho vào đống phân ủ. Dùng FFJ 3 tbsp/ 10 L nước, đổ xuống cống rãnh cũng giúp khử mùi hôi rất tốt. LAB cũng có tác dụng tương tự. Một số lưu ý: Nên dùng các chế phẩm khi trời râm mát hoặc ít nhất là khi nắng yếu, vì ánh nắng có thể giết chết các vi sinh có ích trong chế phẩm, làm việc sử dụng chế phẩm thành công cốc. Trong quá trình làm hay lưu trữ chế phẩm, nếu như có yêu cầu về thời gian thì chúng ta nên làm đúng như thời gian đã quy định thì thường dễ thành công hơn. Ví dụ như làm IMO, chúng ta chôn khay cơm quá lâu, thì lớp mốc trắng sẽ chuyển sang đen xì hay tùm lum các màu, nghĩa là vi sinh vật có hại đã lấn át vi sinh vật có lợi, do đó đem lớp mốc này về làm rồi sử dụng thì rất tai hại. Hoặc như làm FFJ hay FPJ, chúng ta để quá lâu khi điều chế thì nó chuyển sang thành ủ rượu mất rồi, sản phẩm thu được mà đem tưới cây hay để uống thì chỉ có say quắc cần câu. Làm chế phẩm nên hạn chế thời gian sử dụng bằng cách làm một lượng nhỏ, khi mà thử có kết quả tốt thì mới làm dần, nên canh sao khi xài vừa hết lượng cũ thì làm xong lượng mới, không nên làm một lần với số lượng nhiều rồi trữ dùng dần vì nó có bị biến chất hay không cũng không biết được. 14. MỘT SỐ DẪN XUẤT TỪ EM SƠ CẤP: dùng EM-1 trong quá trình điều chế nên tạm xem là dẫn xuất từ EM-1. Ở đây nhiều nơi có thể dùng LAB thay thế nhưng chú ý là chỉ khi nào ta điều chế thành công LAB thì mới đem để làm các chế phẩm phụ được. 14.1. FPE (CHIẾT XUẤT TỪ THỰC VẬT LÊN MEN): gần tương tự như OHN. Nguyên liệu: các loại củ quả có dược tính như nghệ, gừng, riềng, sả, ớt, trái cà ri, ...; EM-1 (Hoặc muốn chắc chắn chúng ta nên dùng EM-1 từ nơi cung cấp có uy tín); mật đường. Điều chế: trộn 15 L nước với 3 kg nguyên liệu đã băm nhỏ (một số nơi hay dùng lá cây neem) + 450 mL EM-1 + 450 mL mật đường. Cho toàn bộ hỗn hợp đã trộn vào hũ chứa sạch, đậy kín nắp rồi để nơi tối mát trong 5-7 ngày (nếu có khí sinh ra thì xả bớt). Sau đó lọc lấy nước để dùng dần. Ứng dụng: pha loãng với tỷ lệ 1:500, phun ẩm cho cây hàng tuần, giúp ngăn một số nấm mốc và côn trùng có hại cho cây. 14.2. FF (PHÂN BÓN CÁ): tương tự như FAA, dùng cung cấp đạm cho cây nhưng như anh @lethanhan đã góp ý ở trên nên cẩn thận khi dùng. Nguyên liệu: cá hay tạp phẩm cá; nước sạch; EM-1; đường nâu hoặc mật đường. Điều chế: nguyên liệu cá đem băm nhỏ, trộn nước theo tỷ lệ tương ứng 1:3 về khối lượng. Thêm vào đó 2 tbsp EM-1 cho mỗi L hỗn hợp. Thêm 1/3 phần đường cho mỗi 1 phần nguyên liệu cá. Cho toàn bộ hỗn hợp vào hũ sạch, niêm phong bằng giấy, để nơi tối mát khoảng 30 ngày. Sau đó lọc lấy phần dung dịch.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> lỏng cho vào một lọ chứa sạch, đơi không còn bọt khí xuất hiện trong dung dịch thì có thể vặn kín nắp, phần rắn cho vào đống compost ủ. Ứng dụng: dùng 2 tbsp/ 1 gallon nước, phun cho đất hàng tuần. Có thể kết hợp 0.5 tbsp FF/ 1 gallon trà compost đem pha loãng để tưới cây. Trà compost ở đây có thể là trà thu được từ việc ủ rác với bokashi hoặc từ ủ compost với trùn. 14.3. CHẤT NGĂN CÔN TRÙNG TỪ EM-1: Nguyên liệu: 300 mL nước ấm; 30 mL mật đường; 50 mL giấm nguyên chất; 50 mL rượu trắng; 50 mL EM-1. Điều chế: trộn đều các phần nguyên liệu với nhau, có thể cho thêm một ít ớt, tỏi, gừng băm nhỏ vào. Cho toàn bộ vào hũ chứa sạch, đậy chặt nắp, để nơi tối mát khoảng 10-15 ngày. Sau đó có thể sử dụng, nhớ lọc các loại nguyên liệu gừng, tỏi, ớt. Ứng dụng: dùng 20 mL/ 2 L nước, phun vừa đủ ẩm cho cây. Nếu thấy dấu hiệu của sâu hại có thể tăng tỷ lệ lên 30 mL/ 2 L nước. Nếu dùng vào mùa mưa thì đợi sau khi mưa tạnh, cây ráo nước mới nên dùng. Nói ngắn gọn thì biochar là loại than thu được từ các nguồn giàu carbon như vỏ trấu, rơm rạ, gỗ, củi thông qua việc đốt trong môi trường không có hoặc rất ít không khí, sau đó được xử lý sinh học nên gọi nó là than sinh học. Than có tính hấp phụ cao, dùng trong nhiều ngành kỹ thuật nhưng ở đây chỉ bàn về ứng dụng của nó trong nông nghiệp. Một số ưu điểm của than như: Có tính xốp, trơ, không phản ứng với hầu hết các chất trong đất và nước nên có thể tồn tại hàng ngàn năm. Than có nhiều lỗ nhỏ li ti nên có khả năng hấp phụ, lưu trữ nước, chất dinh dưỡng, không khí, vi sinh vật, nấm mốc nên có hiệu quả khá tốt khi dùng chung với phân bón. Duy trì độ ẩm cho đất trong những ngày hạn hán, đồng thời giúp thoát đi lượng nước thừa khi bị ngập lụt. Hấp thu bớt các loại khí thải ra trong quá trình phân hủy các chất trong lòng đất như CO2, CH4, NH3,... qua đó giúp giảm ô nhiễm môi trường... Nguyên liệu: ở đây xin trình bày cách làm than sinh học từ củi, gỗ và từ rơm, rạ, vỏ trấu (than từ vỏ trấu gọi là trấu hun). Phân biệt như vậy là vì than thu được từ củi, gỗ thường có kích thước lớn, thời gian cháy để tạo ra than như vậy lâu, nếu xếp chung củi, gỗ với rơm, rạ, vỏ trấu mà đem đốt chung thì rơm rạ và vỏ trấu sẽ cháy thành tro trước, trong khi ta chỉ cần chúng thành than chứ thành tro thì không có ích gì hết. Than từ củi, gỗ: tận dụng thùng phuy kim loại, dưới gần đáy khoan một hay vài lỗ đường kính khoảng 10 cm; một ống kim loại đường kính khoảng 10 - 15 cm, trên ống có khoan nhiều lỗ nhỏ; nắp thùng phuy hay một tấm kim loại vừa đủ che kín miệng thùng phuy, chính giữa nắp khoan một lỗ vừa đủ cho ống kim loại chui qua (xem hình minh họa):.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Dựng ống kim loại vào chính giữa thùng, chất củi, gỗ đầy xung quanh đến sát miệng thùng (hình 2) rồi đậy nắp thùng lại (hinh 3). Mồi và duy trì ngọn lửa trong ống kim loại, lửa sẽ lan sang nguyên liệu xung quanh qua các lỗ nhỏ trên ống kim loại, dùng không khí đi vào qua lỗ ở đáy thùng để duy trì ngọn lửa. Việc kiểm tra xem nguyên liệu thành than hay chưa tùy vào người dùng. Than từ rơm, rạ, vỏ trấu: than thu được từ rơm rạ dễ hơn, người làm có thể đốt trực tiếp rồi dập lửa đúng lúc là được. Với vỏ trấu có thể làm thùng đốt tương tự nhưng nhỏ hơn nhiều so với cách thu than củi, trên thùng đục thật nhiều lỗ nhỏ đầy quanh thùng. Chất vỏ trấu xung quanh chứ không chất trong thùng vì thùng và ống kim loại thường hàn liền nhau đối với cách thu than từ vỏ trấu (cái này có thể tham khảo thêm anh google vì hơi khó hình dung), tạo và duy trì lửa trong thùng. Đảo đều lớp vỏ trấu cháy bên ngoài đến khi thấy trấu thành than đen đều, thì trải trấu đang cháy thành lớp mỏng cho đến khi toàn bộ cháy thành than hoàn toàn. Ứng dụng: than thu được như trên chỉ là than trơ, nên việc tiếp theo là biến chúng thành than sinh học. Với than lớn như than củi thì nên nghiền nhỏ, trộn chung với trấu hun nếu có. Dùng các chế phầm như LAB, IMO, FAA, FPJ, OHN, AEM đem pha loãng, tỷ lệ pha loãng mỗi chế phẩm khoảng 1:1000 --> 1:800, làm ẩm phân bón, thường dùng là phân hữu cơ, đôi khi thêm vào một ít phân hóa học như NPK, vi sinh có mặt trong hỗn hợp sẽ giúp tổng hợp các chất cần thiết cho cây mà không làm thoái hóa đất như khi bón trực tiếp phân hóa học. Đem toàn bộ hỗn hợp phân + chế phẩm trộn thật đều với than thu được, đợi một thời gian ngắn chất dinh dưỡng và vi sinh vật sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các lỗ li ti trên than. Sau đó dùng hỗn hợp này trải đều trên đồng ruộng, lấp lên một lớp đất vừa đủ rồi tiến hành gieo trồng. Mục đính sau cùng của việc trộn than với phân + chế phẩm là tạo môi trường lý tưởng nhất để cây trồng phát triển..
<span class='text_page_counter'>(11)</span>