Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

De kiem tra kien thuc GVTHCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.65 KB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT BẮC GIANG. HỘI ĐỒNG KIỂM TRA KIẾN THỨC GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC GIÁO VIÊN Môn: SINH HỌC THCS Thời gian làm bài: 150 phút (100 câu trắc nghiệm) Mã đề: 161. (Giáo viên không được sử dụng tài liệu). Họ, tên giáo viên:.......................................................Ngày sinh: ................... Số báo danh:............... Trường: .................................................................... Huyện/thành phố: ............................................. Câu 1: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là. A. 18,75% B. 75% C. 25% D. 87,5% Câu 2: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh? A. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. B. Cỏ dại và lúa. C. Giun đũa và lợn D. Tầm gửi và cây thân gỗ. Câu 3: Củ nghệ thuộc loại thân biến dạng là: A. Rễ củ B. Thân rễ C. Thân củ D. Thân mọng nước Câu 4: Rễ có rễ cái đâm sâu vào trong đất từ đó mọc ra các rễ con, từ rễ con lại mọc ra các rễ bé hơn là rễ: A. Rễ thở B. Rễ móc C. Rễ cọc D. Rễ chùm Câu 5: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào? A. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm. B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt. C. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt. D. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm. Câu 6: Cây nào sau đây thuộc lớp cây hai lá mầm : A. Cây dương xỉ B. Cây rêu C. Cây cau D. Cây mít Câu 7: Giun đất hô hấp bằng: A. Da B. Phổi C. ống khí D. phổi và da Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải của châu chấu? A. Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh B. Hô hấp có hệ thống ống khí C. Đầu có một đôi râu D. Cơ thể có 2 phần: đầu ngực và bụng Câu 9: Để tính độ tuổi của cây, người ta thường căn cứ vào đặc trưng nào? A. Vòng mạch rây được sinh ra hằng năm. B. Vòng gỗ được sinh ra hằng năm. C. Khi tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ hoạt động. D. Số tế bào nhu mô vỏ sinh ra hằng năm. Câu 10: Quần xã sinh vật là : A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau C. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau Câu 11: Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống là: A. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ. B. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ. C. Năng suất thu hoạch luôn tăng lên. D. Con lai có sức sống kém dần. Câu 12: Cho các nhận xét sau về quần xã sinh vật, nhận xét nào là đúng khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần xã?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> (1) Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị sự biến động, sự ổn định hay suy thoái của quần xã. (2) Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã. (3) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. (4) Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, nơi ở, các loài trong quần xã gắn bó chặt chẽ với nhau bằng các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng. (5) Trong một ao nuôi cá, nuôi ghép được nhiều loài cá vì chúng ăn các loại thức ăn khác nhau. A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3,4, 5 C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 3, 4 Câu 13: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây: A. Khống chế sinh học B. Hội sinh giữa các loài C. Hỗ trợ giữa các loài D. Cạnh tranh giữa các loài Câu 14: Cơ thể của thủy tức có dạng: A. Hình xoắn B. Hình tròn C. Hình trụ dài D. Hình thoi Câu 15: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể là: A. 1 và 8 B. 2 và 16 C. 2 và 6 D. 1 và 16 Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. B. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa. C. Tập hợp cá trong Hồ Tây. D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao. Câu 17: Đặc điểm không thuộc đặc điểm chung của lớp Chim là: A. đều biết bay và có khả năng bơi lội B. phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp; tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt C. mình có lông vũ bao phủ; chi trước biến đổi thành cánh; có mỏ sừng D. trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ Câu 18: Ở cà chua tính trạng quả đỏ (A) trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng (a). Phép lai P: Aax Aa thu được F1 phân li theo tỉ lệ. A. Đồng tính quả vàng B. 1 đỏ: 1 vàng. C. 3 đỏ: 1 vàng D. Đồng tính quả đỏ Câu 19: Các loài cá được chia thành mấy lớp chính: A. Lớp cá sụn và lớp cá xương B. Lớp cá sụn C. Lớp cá chép D. Lớp cá xương Câu 20: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. C. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. D. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. Câu 21: Cho các nguyên tắc sau: 1. Phải luôn cố gắng rèn luyên da tới mức tối đa. 2. Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng. 3. Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người. 4. Rèn luyện trong nhà tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 5. Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> còi xương Số nguyên tắc phù hợp với rèn luyện da là. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 22: Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ con lai: A. Thứ 2 B. Thứ 3 C. Mọi thế hệ D. Thứ 1 Câu 23: Tại sao cônsixin có thể tạo ra thể đa bội? A. Cônsixin kích thích sự nhân đôi của các nhiễm sắc thể và tạo ra tế bào đa bội. B. Cônsixin gây đứt một số sợi thoi phân bào làm cho một số cặp nhiễm sắc thể không phân li và tạo ra tế bào đa bội. C. Cônsixin kích thích sự hợp nhất của 2 tế bào lưỡng bội và tạo ra tế bào đa bội. D. Cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho toàn bộ nhiễm sắc thể không phân li . Câu 24: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là: A. Ống đái B. Bóng đái C. Thận D. Ống dẫn nước tiểu Câu 25: Nhóm các cây nào dưới đây chỉ gồm các cây có hoa. A. Mít, hành, rau bợ, hồng, lúa B. Cải, táo, rau muống, dương xỉ, lúa C. Cải, lúa, mít, rêu, hồng D. Ngô, táo, bưởi, mít Câu 26: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? A. Bệnh ung thư máu. B. Hội chứng Tơcnơ. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ. Câu 27: Thân cây dài ra do: A. Sự lớn lên và phân chia tế bào của mô phân sinh bên B. Chồi ngọn C. Sự lớn lên và phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn D. Mô phân sinh lóng. Câu 28: Tim của thỏ được chia thành mấy ngăn? A. 2 ngăn B. 1 ngăn C. 3.ngăn D. 4 ngăn Câu 29: Hệ sinh thái được coi là một hệ thống mở vì: A. số lượng cá thể sinh vật trong mỗi hệ sinh thái thường xuyên biến động. B. các hệ sinh thái đều bị con người tác động làm biến đổi thường xuyên C. luôn có sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường. D. quần xã trong hệ sinh thái có khả năng tự cân bằng, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái. Câu 30: Trong những nhóm cây sau đây những cây nào là cây một năm? A. Cây táo, cây mít, cây đậu xanh. B. Cây su hào, cây vải , cây cà chua , cây dưa chuột. C. Cây xoài, cây bưởi, cây lạc. D. Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây bí xanh. Câu 31: Trong các thành tựu sau đây, có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của công nghệ gen? (1) Tạo giống lúa mộc tuyền 1 chín sớm, cứng cây, chịu chua, chịu phèn, năng suất tăng 15-25%. (2) Tạo giống lúa chiêm chịu lạnh từ hạt phấn lúa chiêm. (3) Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất Insulin của người. (4) Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất somatostatin. (5) Tạo chủng vi khuẩn sản xuất thuốc kháng sinh có năng suất tăng 200 lần. (6) Tạo giống cừu sản xuất Prôtein huyết thanh của người trong sữa. (7) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. (8) Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp beta- carôten trong hạt. A. 5 B. 3 C. 6 D. 7.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 32: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình là 3:3:1:1? Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra: A. Aabb x aaBb B. AaBb x Aabb C. AaBb x aabb D. AaBb x AaBb. Câu 33: Loài sâu bọ có cánh giúp cho quá trình thụ phấn ở thực vật nhiều nhất là: A. Ruồi B. Ve sầu C. Ong mật D. Bọ ngựa Câu 34: Ở người có một số bệnh tật sau: 1. Bệnh máu khó đông; 2. Bệnh đao; 3 Bệnh Tơcnơ; 4. Bệnh bạch tạng; 5.Tật xương chi ngắn; 6. Tật bàn chân nhiều ngón. Những bệnh, tật nào sau đây do đột biến gen gây nên? A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 5, 6 C. 1, 4, 5, 6 D. 1, 3, 5, 6. Câu 35: Tim của thằn lằn được phân thành mấy ngăn. A. 1 ngăn B. 4 ngăn C. 2 ngăn D. 3.ngăn Câu 36: Cấu tạo trong của thân non gồm: A. Mạch rây, mạch gỗ và ruột. B. Biểu bì, thịt vỏ và ruột C. Vỏ, mạch rây, mạch gỗ D. Vỏ và trụ giữa. Câu 37: Cơ thể nhện được chia làm 2 phần là: A. Đầu và ngực B. Đầu và thân C. Đầu và bụng D. Đầu- ngực và bụng Câu 38: Xương dài ra là nhờ sự phân chia tế bào ở: A. Lớp sụn tăng trưởng B. Thân xương C. Mô xương xốp D. Màng xương Câu 39: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là: A. Độ nhiều B. Độ tập trung C. Độ thường gặp D. Độ đa dạng Câu 40: Nhiễm sắc thể tập trung thành một hàng trên mặt phăng xích đạo của thoi phân bào vào kì nào của quá trình nguyên phân? A. Kỳ giữa B. Kỳ đầu C. Kỳ cuối D. Kỳ sau Câu 41: Cho sơ đồ phả hệ sau:. Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bình thường là. A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/3. Câu 42: Ở lợn 2n=38NST. Một nhóm tế bào sinh tinh và sinh trứng khi giảm phân đã lấy từ môi trường nội bào 760NST đơn. Số NST trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn trong các trứng là 1140NST. Số tinh trùng và số trứng tạo thành là A. 20 tinh trùng, 4 trứng. B. 64 tinh trùng, 4 trứng. C. 32 tinh trùng, 2 trứng D. 16 tinh trùng, 2 trứng Câu 43: Một phân tử ADN mẹ nhân đôi một số lần đã tạo ra các phân tử ADN con có tổng số mạch đơn từ các nucleotit tự do của môi trường nội bào là 14 mạch đơn. Số lần nhân đôi của phân tử ADN mẹ là: A. 8. B. 3. C. 7. D. 4. Câu 44: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. Ký sinh. B. Cạnh tranh. C. Hội sinh. D. Cộng sinh. Câu 45: Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên Y, alen A quy định không bị bệnh, alen a quy định bị bệnh. Một cặp vợ chồng có kiểu gen X AXa × XAY. Xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh là: A. 3/8. B. 3/4. C. 1/4. D. 1/2. Câu 46: Chiều dài của một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường ngắn (không quá 5, 6 mắt xích) vì: A. Số lượng cá thể của quần thể động vật ăn thịt ở bậc cuối cùng rất nhiều. B. Chỉ một phần nhỏ năng lượng nhận từ mắt xích phía trước của chuỗi thức ăn được tích lũy trong chất hữu cơ của mắt xích tiếp theo phía sau. C. Thức ăn nhận từ sinh vật sản xuất nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hóa. D. Trong mùa đông nhiệt độ thấp kéo dài làm tiêu hao nhiều năng lượng của sinh vật. Câu 47: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Lúa chuột  rắn  diều hâu B. Lúa rắn  chuột  diều hâu C. lúa  chuột diều hâu  rắn D. lúa  diều hâu chuột  rắn Câu 48: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ ha - Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? A. Dạng ổn định. B. Dạng phát triển. C. Dạng giảm sút. D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. Câu 49: Cho cá thể có kiểu gen AaBBDdEe tự thụ phấn, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu hình A-BBD-E- là: A. 9/8. B. 27/64. C. 3/4. D. 9/16. Câu 50: Cho các phát biểu sau: 1. Ở đàn ông, sự phát sinh tinh trùng diễn ra liên tục. 2. Từ tuổi dậy thì trở đi khoảng 300 triệu tinh trùng được sản sinh ra mỗi ngày. 3. Ở người phụ nữ, quá trình sản sinh trứng diễn ra liên tục suốt cuộc đời. 4. Qúa trình phát sinh trứng diễn ra theo chu kỳ. Chu kỳ này cứ một tháng lặp lại một lần gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Số phát biểu sai: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 51: Cho các ý trả lời sau: 1. thành tế bào bằng xenlulôzơ 2. Màng tế bào mỏng, mềm cấu tạo bằng prôtêin và lipit 3. không có lục lạp 4. có lục lạp 5. có không bào khá lớn 6. có trung thể 7. không có trung thể Các đặc điểm có ở tế bào thực vật là. A. 1, 3, 5, 7 B. 1, 3, 4, 5 ,6 C. 2, 3, 4, 5,6 D. 1, 2, 4, 5, 7 Câu 52: Thú móng guốc được chia làm mấy bộ? A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 53: Ở một loài thực vật, gen A: quả đỏ, gen a: quả vàng, gen B: quả tròn, gen b: quả dài. Hai cặp gen trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con thu được 25% quả đỏ, dài: 50% quả đỏ, tròn: 25% quả vàng, tròn. Kiểu gen của P là: AB AB Ab Ab AB ab Ab aB A. ab x ab B. aB x aB C. ab x ab D. aB x ab Câu 54: Một cơ thể có kiểu gen BbCCDd sau một thời gian dài tự thụ phấn, sẽ thu được số dòng thuần là: A. 4 B. 6 C. 2 D. 8 Câu 55: Chất nào sau đây không được biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A. Lipit B. Gluxit C. Vitamin D. Prôtêin Câu 56: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là. A. 25. B. 48 C. 12 D. 24 Câu 57: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? A. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn B. Tiềm năng sinh sản của loài. C. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn Câu 58: Trong tế bào bộ phận đảm nhiệm chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là: A. Màng sinh chất B. Nhân C. Thành tế bào. D. Chất tế bào Câu 59: Ở người bình thường, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là: A. 0,6 s, trong đó tâm nhĩ co 0,1 s, tâm thất co 0,2 s, thời gian dãn chung là 0,6 s B. 0,8 s, trong đó tâm nhĩ co 0,1 s, tâm thất co 0,3 s, thời gian dãn chung là 0,4 s. C. 0,1 s, trong đó tâm nhĩ co 0,2 s, tâm thất co 0,3 s, thời gian dãn chung là 0,5 s. D. 0,12 s, trong đó tâm nhĩ co 0,2 s, tâm thất co 0,4 s, thời gian dãn chung là 0,6 s. Câu 60: Cấu tạo của thằn lằn bóng khác ếch đồng là: A. Mắt có mí cử động được. B. Da khô có vảy sừng bao bọc. C. Tai có màng nhĩ. D. Bốn chi đều có ngón. Câu 61: Việc loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến. A. Đảo đoạn NST B. Mất đoạn nhỏ. C. Lặp đoạn NST D. Chuyển đoạn NST. Câu 62: Động vật phong phú và đa dạng nhất ở A. Vùng nhiệt đới. B. Vùng Bắc cực. C. Vùng Nam cực. D. Vùng ôn đới. Câu 63: Thú mỏ vịt là động vật: A. Đẻ con B. Đẻ trứng C. Đẻ trứng và đẻ con D. Đẻ trứng thai Câu 64: Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi: A. Phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit B. Một đoạn ADN của tế bào cho với một đoạn ADN của plasmit C. Một đoạn mang gen của tế bào cho với ADN của thể truyền D. Một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp Câu 65: Chức năng chung của hai hooc môn glucagon và insulin là: A. Điều hòa lượng đường huyết trong máu. B. Điều hòa quá trình trao đổi nước của cơ thể. C. Điều hòa sự phát triển cơ xương. D. Điều hòa hoạt động sinh dục. Câu 66: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ? A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ . B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ . C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ. D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ . Câu 67: Nơi sống của giun kim là. A. tá tràng người B. dạ dày người. C. ruột non người D. ruột già người Câu 68: Loài thân mềm nào có tác hại đục thủng thuyền và phá vỡ các công trình bằng gỗ dưới nước: A. Bạch tuộc B. Trai sông C. Mực D. Hà Câu 69: Bên ngoài của cơ thể giun đũa có lớp bảo vệ bằng: A. Đá vôi B. dịch nhờn C. Cuticun D. Kitin Câu 70: Cắt một đoạn cành sau đó giâm xuống đất ẩm để mọc thành cây mới gọi là. A. Ghép cây B. Giâm cành C. Chiết cành D. Ghép cành Câu 71: Nội dung của “ Quy luật phân li độc lập” được phát biểu như sau: A. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. B. Mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố phân li về một giao tử. C. Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân ly theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> D. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P. Câu 72: Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F 1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào? A. Thể bốn. B. Thể ba. C. Thể không. D. Thể một. Câu 73: Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau: A B C D E F . G H I K, sau đột biến thành ABCDCD E F . G H I K hậu quả của dạng đột biến này là. A. Gây chết hoặc giảm sức sống. B. Tăng sức đề kháng cho cơ thể. C. Ảnh hưởng đến hoạt động của gen. D. Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng. Câu 74: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ. A. 9: 3: 3: 1. B. 1: 1: 1: 1. C. 1: 1. D. 3: 1. Câu 75: Cặp nhiễm sắc thể giới tính con đực là XX, con cái là XY gặp ở loài. A. Ruồi giấm B. Chim, bướm C. Hổ D. Bọ nhậy Câu 76: Sự phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n trong phân bào ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên: A. Cành tứ bội trên cây lưỡng bội. B. Cành đa bội lệch C. thể tứ bội D. thể bốn nhiễm Câu 77: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là: A. Động vật mất nơi cư trú . B. Môi trường bị ô nhiễm . C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái . D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng . Câu 78: Run là sự co cơ liên tiếp góp phần: A. Tăng thoát nhiệt B. Làm hạ nhiệt C. Giảm sinh nhiệt D. Tăng sinh nhiệt Câu 79: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh: A. Tài nguyên rừng. B. Tài nguyên đất. C. Tài nguyên khoáng sản. D. Tài nguyên sinh vật. Câu 80: Nguồn năng lượng vĩnh cửu là: A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng từ dầu mỏ. C. Năng lượng nhiệt từ mặt trời. D. Năng lượng từ than củi. Câu 81: Hoocmôn nào sau đây được dùng để trị bệnh đái tháo đường ở người? A. Glucagôn B. Tirôxin C. Insulin D. Ađrênalin Câu 82: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là. A. 96%. B. 32%. C. 90%. D. 64%. Câu 83: Phép lai tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất: A. AaBbDd  AaBbDd B. AaBbDD  AABbDd C. AabbDd  AaBbDD D. AABbDd  AaBbDd Câu 84: Đặc điểm nào không đúng khi nói về sự tiến hóa trong sinh sản ở động vật ? A. từ đẻ ít trứng tới đẻ nhiều trứng, từ sự phát triển phôi trực tiếp đến phát triển qua biến thái. B. từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ sự phát triển phôi có biến thái đến phát triển trực tiếp. C. từ đẻ trứng tiến tới đẻ con, từ con sinh ra không được chăm sóc tiến tới con sinh ra được chăm sóc.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> D. từ sự phát triển phôi có biến thái đến phát triển trực tiếp, từ phôi phát triển không có nhau thai đến có nhau thai Câu 85: Thành phần của máu gồm: A. Huyết tương và tế bào máu B. Nước mô và bạch huyết C. Huyết tương và bạch huyết D. Bạch huyết và các tế bào máu Câu 86: Ghép nội dung cột A phù hợp với cột B. A. 1a, 2c, 3b B. 1b, 2c, 3a C. 1a, 2b, 3c D. 1c, 2a, 3b Câu 87: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau: (1) AaBb aabb (2) aaBb  AaBB (3) aaBb  aaBb (4) AABb  AaBb (5) AaBb  AaBB (6) AaBb  aaBb (7) AAbb aaBb (8) Aabb aaBb Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, các phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình? A. 1,2,4,5,7. B. 3,4,5,6,7. C. 2,3,4,5,7. D. 4,5,6,7,8. Câu 88: Nơron thần kinh có chức năng nào sau đây: A. Bảo vệ hấp thụ các chất B. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh C. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan D. Co dãn tạo nên sự vận động của cơ thể Câu 89: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở: A. Tinh hoàn. B. Buồng trứng. C. Tuyến giáp. D. Tuyến yên. 0 Câu 90: Các trường hợp thí nghiệm sau đều đặt ở điều kiện nhiệt độ 37 C. Trường hợp thí nghiệm nào khi thử với dịch Iốt (1%) không làm chuyển màu? A. 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đun sôi B. 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt + vài giọt HCl (2%) C. 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt D. 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã Câu 91: Miền hút là quan trọng nhất vì: A. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. B. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất. C. Có ruột chứa chất dự trữ. D. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa. Câu 92: Đơn phân cấu tạo của ADN là. A. Axit amin B. Riboxom C. Nucleotit. D. Protein Câu 93: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượt là: A. 6 và 12. B. 11 và 18. C. 12 và 36. D. 6 và 13. Câu 94: Quá trình tiêu hóa hóa học thức ăn là prôtên ở dạ dày được tiêu hóa dưới tác dụng của enzim. A. Lipaza B. Pepsin C. Amilaza D. Tripsin Câu 95: Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch → Rắn →Vi sinh vật . Rắn là. A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1 C. Sinh vật tiêu thụ cấp 2 D. Sinh vật tiêu thụ cấp 3 Câu 96: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là: A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150 B. A = 750; T = 150; G = 150 X = 150.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150 D. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750 Câu 97: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là : A. 112. B. 448. C. 224. D. 336. Câu 98: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao? A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường. C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường. D. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. Câu 99: Tai có chức năng thu nhận cảm giác thăng bằng cho cơ thể nhờ: A. Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên. B. Vùng thính giác nằm trong thùy thái dương ở vỏ não. C. Các bộ phận ở tai giữa. D. Cơ quan coocti. Câu 100: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài? A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. D. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng ----------- HẾT ----------. CÁC CÂU HỎI VỀ LUẬT GIÁO DỤC TỪ CÁC ĐỀ THI SINH 132 Câu 1: Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là? A. 42 tuần. B. 37 tuần. C. 40 tuần. D. 35 tuần. Câu 2: Theo thông tư số 58/2011/TT-BGĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần kiểm tra thường xuyên của môn học có từ 3 tiết/tuần trở lên là A. nhiều nhất 4 lần. B. nhiều nhất 3 lần. C. ít nhất 2 lần. D. ít nhất 4 lần. Câu 3: Cho một số phát biểu sau, phát biểu nào đúng? A. Mỗi quan điểm dạy học có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với nó; mỗi phương pháp dạy học cụ thể có các kĩ thuật dạy học đặc thù. Tuy nhiên, có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với nhiều quan điểm dạy học, cũng như có các kĩ thuật dạy học được sử dụng trong nhiều phương pháp dạy học khác nhau. B. Mỗi phương pháp dạy học có những quan điểm dạy học cụ thể phù hợp với nó; mỗi phương pháp dạy học cụ thể có các kĩ thuật dạy học đặc thù. Tuy nhiên, có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với nhiều quan điểm dạy học, cũng như có các kĩ thuật dạy học được sử dụng trong nhiều phương pháp dạy học khác nhau. C. Mỗi kỹ thuật dạy học có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với nó; mỗi phương pháp dạy học cụ thể có các quan điểm dạy học đặc thù. Tuy nhiên, có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với nhiều quan điểm dạy học, cũng như có các kĩ thuật dạy học được sử dụng trong nhiều phương pháp dạy học khác nhau. D. Mỗi quan điểm dạy học có những kỹ thuật dạy học cụ thể phù hợp với nó; mỗi kỹ thuật dạy học cụ thể có các phương pháp dạy học đặc thù. Tuy nhiên, có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với nhiều quan điểm dạy học, cũng như có các kĩ thuật dạy học được sử dụng trong nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Câu 4: “Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục” là một tiêu chí trong tiêu chuẩn nào sau đây? A. Năng lực phát triển nghề nghiệp. B. Năng lực giáo dục. C. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục. D. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 5: Cho các tiến trình cơ bản của một giờ dạy theo phương pháp ‘‘Khăn trải bàn’’ như sau: (1) Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A 0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. (2) Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó mà giáo viên yêu cầu) vào phần cạnh ‘‘khăn trải bàn)’’ trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa ‘‘khăn trải bàn’’. (3) Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tùy theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người). Tiến trình đúng là A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (1). C. (3), (2), (1). D. (1), (3), (2). Câu 6: Trong phương pháp dạy học nhóm, số học sinh / 1 nhóm nên từ A. 4 đến 6 học sinh. B. 6 đến 7 học sinh. C. 6 đến 8 học sinh. D. 4 đến 8 học sinh. Câu 7: Theo thông tư số 58/2011/TT-BGĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học lực của học sinh được xếp thành các loại nào sau đây? A. Tốt; Khá; Trung bình; Yếu; Kém. B. Tốt; Khá; Trung bình; Yếu. C. Giỏi; Khá; Trung bình; Yếu; Kém. D. Giỏi; Khá; Trung bình; Yếu. Câu 8: Trong Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã đưa mục tiêu phấn đấu đến năm bao nhiêu nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực? A. Năm 2020. B. Năm 2035. C. Năm 2030. D. Năm 2025. Câu 9: Trong định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI có mục tiêu: A. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. B. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. C. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2025. D. Cả A và B. Câu 10: Theo thông tư số 58/2011/TT-BGĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại điều 6 có các hình thức đánh giá nào? A. Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (gọi là đánh giá nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. B. Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo dục công dân. C. Ngoài các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục và Giáo dục công dân thì các môn học còn lại đánh giá bằng cho điểm. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 11: Theo thông tư số 58/2011/TT-BGĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp nào dưới đây học sinh không được lên lớp? A. Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu. B. Học lực cả năm xếp loại trung bình, nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học, hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè và được đưa lên hạnh kiểm cả năm xếp loại trung bình. C. Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên, nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại). D. Tất cả các đáp án trên. Câu 12: Trong Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI có 7 quan điểm chỉ đạo, trong đó quan điểm chỉ đạo số mấy khăng định Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu? A. Quan điểm chỉ đạo số 5. B. Quan điểm chỉ đạo số 1. C. Quan điểm chỉ đạo số 7. D. Quan điểm chỉ đạo số 3. Câu 13: Trong Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI có mấy nhiệm vụ, giải pháp? A. 7. B. 8. C. 6. D. 9..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 14: Giáo viên nữ làm việc trong điều kiện bình thường thì thời gian nghỉ thai sản được nghỉ trước và sau khi sinh con là? A. 3 tháng. B. 5 tháng. C. 6 tháng. D. 4 tháng. Câu 15: Trong các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thì nhiệm vụ, giải pháp thứ 3 là A. đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. B. đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. C. tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. D. đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Câu 16: Cho các tiến trình cơ bản của 1 giờ dạy theo phương pháp ‘‘ Bàn tay nặn bột’’ như sau: (1) Đưa tình huống có vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết. (2) Tổ chức các hoạt động để giải quyết vấn đề. (3) Củng cố, định hướng mở rộng. Tiến trình đúng là A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (1). C. (3), (2), (1). D. (1), (3), (2). Câu 17: Một học sinh lớp 11A3 trường THPT Lục Ngạn số 1 có điểm trung bình các môn học cả năm là 9,0, trong đó môn toán có điểm trung bình cả năm là 8,0 và không có môn học nào có điểm trung bình cả năm dưới 6,5, tuy nhiên môn thể dục xếp loại cả năm là chưa đạt yêu cầu (CĐ). Theo thông tư số 58/2011/TT-BGĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì em học sinh này có học lực cả năm học là A. yếu. B. khá. C. trung bình. D. kém. Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 20 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết. B. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 19 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 18 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết. C. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết. D. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 21 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết. Câu 19: Theo thông tư số 58/2011/TT-BGĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hạnh kiểm của học sinh được xếp thành các loại nào sau đây? A. Tốt; Khá; Trung bình; Yếu. B. Tốt; Khá; Trung bình; Yếu; Kém. C. Giỏi; Khá; Trung bình; Yếu; Kém. D. Giỏi; Khá; Trung bình; Yếu. Câu 20: Theo thông tư số 58/2011/TT-BGĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ dưới 1 tiết; kiểm tra học kỳ (KThk). B. Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. C. Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk). D. Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên. HÓA 81. Theo luật giáo dục năm 2005, một trong những quyền của nhà giáo là A. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. B. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> C. Không ngừng học tập, rèn luyên để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. D. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; 82. Theo điều 4, luật giáo dục năm 2005: Hệ thống giáo dục quốc dân gồm A. giáo dục thường xuyên B. giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên, đào tạo chuyên tu và đào tạo từ xa C. giáo dục chính quy. D. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên 83. Theo Điều 8, Luật Giáo dục (2005), phương án nào dưới đây là sai? A. Bằng tốt nghiệp trung cấp. B. Chứng chỉ tin học. C. Bằng B tiếng Anh. D. Chứng chỉ đào tạo môn học sau đại học. 84. Theo quy định của Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học thì Hội đồng trường có tổng số thành viên là: A. Từ 7 đến 9 người B. Từ 5 đến 9 người C. Từ 7 đến 11 người D. Từ 5 đến 7 người 85. Giả thiết một học sinh có bảng điểm như dưới đây phải được xếp loại học lực gì theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT? Toá Lí Hóa Sinh Văn Sử Địa Ng.n TD Điểm n gữ Tb 8.0 7.0 1.9 5.0 9.0 8.0 6.5 10.0 Đ 6.9 A. Yếu B. Trung bình C. Giỏi D. Khá 86. Theo luật sử đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục hiện nay (số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009), việc thực hiện phổ cập giáo dục được quy định ở cấp học nào? A. Phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập trung học phổ thông. B. Phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. C. Phổ cập giáo dục mầm mon cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập gíao duc trung học cơ sở. D. Phổ cập giáo dục mầm mon cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập gíao duc trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học phổ thông. 87. Theo Điều 11, Luật giáo dục năm 2005: Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ A. giáo dục phổ cập. B. trung học cơ sở C. trung học phổ thông D. tiểu học 88. Theo điều 95 Luật giáo dục năm 2005, Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền nào dưới đây: A. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường; B. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ. C. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ; D. Tất cả A, B và C 89. Số lần kiểm tra thường xuyên của từng môn học trong một học kì được quy định tại thông tư 58/2011/TT-BGDĐT là: A. Môn học có 1 tiết trở xuống / tuần: ít nhất 2 lần. B. Môn học có 1 tiết trở xuống / tuần: ít nhất 1 lần. C. Môn học có 3 tiết trở xuống / tuần: ít nhất 3 lần. D. Môn học có 1 tiết trở xuống / tuần: ít nhất 3 lần. 90. Luật giáo dục năm 2005 (luật số:28/2005/QH11) gồm mấy chương, bao nhiêu điều? A. 10 chương, 121 điều B. 9 chương, 120 điều C. 8 chương, 119 điều. D. 11 chương, 122 điều. 91. Một trong những nhiệm vụ của người học theo Luật giáo dục năm 2005 là A. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đăng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> B. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật Nhà nước; C. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban; D. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; 92. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đề ra ngân sách nhà nước chi cho giáo dục - đào tạo tối thiểu đạt được tỉ lệ % tổng chi ngân sách là A. 18% B. 19% C. 17% D. 20% 93. Theo điều 8 của luật giáo dục năm 2005: Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm A. bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đăng, bằng tốt nghiêp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ. B. bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đăng, bằng tốt nghiêp đại học chính quy, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ. C. bằng tốt nghiệp tiểu học, bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đăng, bằng tốt nghiêp đại học, bằng tiến sĩ. D. bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đăng, bằng tốt nghiêp đại học, bằng tiến sĩ. 94. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đề đến năm nào thực hiện việc giáo dục bắt buộc 9 năm ? A. Sau năm 2025 B. Sau năm 2030 C. sau năm 2020 D. Sau năm 2035 95. Kỹ thuật dạy học “ ổ bi” là ? A. là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận nhóm. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). B. Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó học sinh chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện lần lượt với các học sinh ở nhóm khác. C. Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như tia chớp) ý kiến của mình về một câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề. D. Là kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận. 96. Khoản 2, Điều 4, Luật Giáo dục (2005) quy định về các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông gồm mấy cấp học? A. 5 (mầm non, TH, THCS, THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên) B. 4 (mầm non, TH, THCS, THPT) C. 2 (THCS, THPT) D. 3 (TH, THCS, THPT) 97. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đề ra đến năm nào nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực? A. 2025 B. 2020 C. 2030 D. 2035 98. Theo Luật giáo dục năm 2005, nhà giáo có nhiệm vụ nào dưới đây A. Có bằng tốt nghiệp cao đăng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đăng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; B. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; C. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. D. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, co sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 99. Giả thiết một học sinh có bảng điểm như dưới đây phải được xếp loại học lực gì theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT? Toán Lí Hóa Sinh Văn Sử Địa Ng.ngữ TD Điểm TB 8.0 9.0 9.0 7.5 9.0 8.0 3.2 10.0 Đ 8.0 A. Giỏi B. Trung bình C. Khá D. Yếu 100. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đề ra mục tiêu đến năm 2020 thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương là? A. 90%. B. 85% C. 75%. D. 80%. VĂN MÃ 401 Câu 5. Quan điểm chỉ đạo thứ nhất của định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Nghị quyết hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: A. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. B. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo. C. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. D. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Câu 10. Đề bài theo lối trắc nghiệm không có ưu điểm nào sau đây? A. Có thể đề cập đến nhiều mảng kiến thức và kĩ năng khác nhau của chương trình và SGK. B. Khó đánh giá được khả năng tư duy và trình độ diễn đạt của học sinh. C. Đánh giá toàn diện hơn, tránh được lối học và lối dạy tủ khá phổ biến lâu nay. D. Chấm bài khách quan, công bằng, nhanh chóng, chính xác, có kết quả ngay. Câu 15. Nhiệm vụ, giải pháp nào không có trong Nghị quyết hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo? A. Xã hội hóa công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao các nguồn lực đầu tư của xã hội cho công tác giáo dục và đào tạo. B. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo. C. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học. D. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan. Câu 25. Trường hợp nào không phải những phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở trường THPT? A. Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề. B. Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ. C. Dạy và học theo dự án. D. Dạy và học sử dụng công nghệ thông tin. Câu 30. Các bước (Quy trình) của phương pháp thảo luận nhóm? A. Lựa chọn vấn đề thảo luận; Giao nhiệm vụ, giới hạn thời gian thảo luận; Trình bày kết quả thảo luận; Tổng kết, đánh giá. B. Lựa chọn vấn đề thảo luận; Trình bày kết quả thảo luận; Giao nhiệm vụ, giới hạn thời gian thảo luận; Tổng kết, đánh giá. C. Trình bày kết quả thảo luận; Lựa chọn vấn đề thảo luận; Giao nhiệm vụ, giới hạn thời gian thảo luận; Tổng kết, đánh giá. D. Giao nhiệm vụ, giới hạn thời gian thảo luận; Trình bày kết quả thảo luận; Lựa chọn vấn đề thảo.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> luận; Tổng kết, đánh giá. Câu 40. Điền từ chính xác vào chỗ trống: Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác… A. hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. C. hoạt động của học sinh với học sinh. B. hoạt động học sinh và hoạt động của giáo D. hoạt động của nhóm và giáo viên. viên. Câu 45. Mục nào không có trong yêu cầu tối thiểu của một thiết kế bài học? A. Mục tiêu bài học C. Cách thức tiến hành B. Phương tiện thực hiện D. Tổng kết, đánh giá. Câu 50. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện theo quy trình nào? A. Xác định mục tiêu dạy học; Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra; Thiết lập ma trận; Thiết kế câu hỏi theo ma trận; Thiết kế đáp án, biểu điểm. B. Thiết lập ma trận; Thiết kế câu hỏi theo ma trận; Thiết kế đáp án, biểu điểm; Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra; Xác định mục tiêu dạy học; C. Xác định mục tiêu dạy học; Thiết lập ma trận; Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra; Thiết kế câu hỏi theo ma trận; Thiết kế đáp án, biểu điểm. D. Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra; Xác định mục tiêu dạy học; Thiết lập ma trận; Thiết kế câu hỏi theo ma trận; Thiết kế đáp án, biểu điểm. Câu 55. Trường hợp nào sau đây không phải là lợi thế của hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới E-learning so với các hình thức tổ chức dạy học truyền thống? A. Giảm chi phí C. Chỉ học các chương trình cố định B. Học ở bất cứ đâu, bất kể thời gian nào D. Khả năng thay đổi nhanh Câu 60. Điền số liệu chính xác vào chỗ trống: Nghị quyết hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đề ra mục tiêu cụ thể "Đến năm 2020, có…….thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương" A. 75% C. 80% B. 90% D. 85% Câu 65. Điền từ đúng vào chỗ trống: "…..là phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học." A. Vấn đáp, đàm thoại C. Phát hiện và vấn đáp B. Phát hiện và giải quyết vấn đề D. Đàm thoại và giải quyết vấn đề Câu 70. Năm học 2016-2017, Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá ngoài bao nhiêu trường? A. 84 C. 85 B. 80 D. 88 Câu 75. Trường hợp nào là ưu thế của dạy học có sử dụng công nghệ thông tin? A. GV trình bày bài giảng sâu hơn. B. GV trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại. C. HS ở những mức độ nhận thức khác nhau đều nắm được nội dung kiến thức bài học. D. HS học được nhiều kĩ năng sử dụng máy tính qua các giờ học. Câu 80. Trong công văn hướng tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc THPT chu kì 20162019 quy định đối tượng nào được miễn thi sau đây: A. Giáo viên dạy đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải đạt chỉ tiêu nhà trường giao. B. Giáo viên đăng kí tham gia Hội thi nhưng được Sở GD & ĐT lựa chọn làm thành viên của Hội đồng chấm thi. C. Giáo viên đăng kí tham gia Hội thi nhưng có đề tài khoa học được cấp chứng nhận của ngành. D. Giáo viên đăng kí tham gia Hội thi nhưng đạt giải trong kì thi tích hợp kiến thức liên môn. Câu 85. Trường hợp nào là khó khăn cần khắc phục của hình thức trắc nghiệm khách quan? A. Khó đánh giá được năng lực của HS. B. Khó thể hiện được tất cả các kiến thức mà các em đã học. C. Khó đánh giá được các kĩ năng mà chỉ đánh giá được các mảng kiến thức. D. Khó đưa ra kết quả đánh giá chính xác công bằng giữa các HS..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Câu 90. Trong chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 đưa ra giải pháp cơ bản nào sau đây: A. Đảm bảo chất lượng các kì thi các cấp. B. Các sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học sát với kế hoach, nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT. C. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học. D. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng. Câu 95. Trường hợp nào không phải là các hình thức trắc nghiệm khách quan? A. Trắc nghiệm đúng - sai C. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn B. Trắc nghiệm điền khuyết D. Trắc nghiệm một lựa chọn Câu 100. Giáo viên đạt danh hiệu GVDG cấp tỉnh không cần phải đạt yêu cầu nào sau đây? A. Bài kiểm tra năng lực từ 7 điểm trở lên (theo thang điểm 10) và không vượt quá 15% số giáo viên hiện có của từng môn học, cấp học. B. Sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài khoa học đạt từ 9.0 điểm trở lên. C. Các tiết thực hành giảng dạy phải đạt loại khá trở lên, trong đó ít nhất 01 tiết đạt loại giỏi. D. Sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài khoa học đạt từ 8.0 điểm trở lên. TOÁN 132 Câu 81: Quy trình thực hiện một nhiệm vụ của giáo viên khi lên lớp là: A. Nêu nhiệm vụ -> Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm -> Tổ chức thực hiện nhiệm vụ -> Phân tích , nhận xét, đánh giá. B. Phân tích , nhận xét, đánh giá-> Nêu nhiệm vụ -> Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm -> Tổ chức thực hiện nhiệm vụ C. Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm -> Phân tích , nhận xét, đánh giá-> Nêu nhiệm vụ -> Tổ chức thực hiện nhiệm vụ D. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ -> Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm -> Phân tích , nhận xét, đánh giá-> Nêu nhiệm vụ Câu 82: Chu trình nghiên cứu bài học gồm các bước như thế nào? A. Tiến hành bài học và dự giờ -> Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu ->Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày B. Tiến hành bài học và dự giờ.-> Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu ->Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày. C. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu ->Tiến hành bài học và dự giờ.-> Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày. D. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu ->Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày -> Tiến hành bài học và dự giờ. Câu 83: Kỹ thuật dạy học nào “ Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó học sinh chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện lần lượt với các học sinh ở nhóm khác”? A. Tham vấn bằng phiếu B. Khăn trải bàn C. Bể cá D. Ổ bi Câu 84: Thời lượng bồi dưỡng thường xuyên phân chia cụ thể cho giáo viên, cán bộ quản lý trong năm học 2016-2017 được nêu trong kế hoạch 977/ KH-SGD&ĐT ngày 06/9/2016 của Sở GD&ĐT là: A. Nội dung 1 gồm 30 t, Nội dung 2 gồm 30t, Nội dung 3 gồm 60 t B. Nội dung 1 gồm 20 t, Nội dung 2 gồm 50t, Nội dung 3 gồm 50 t C. Nội dung 1 gồm 30 t, Nội dung 2 gồm 60t, Nội dung 3 gồm 30 t D. Nội dung 1 gồm 60 t, Nội dung 2 gồm 30t, Nội dung 3 gồm 30 t Câu 85: Theo nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013. Một trong những mục tiêu tổng quát: A. Phấn đấu đến năm 2020 có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. B. Phấn đấu đến năm 2020 có 70% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> C. Phấn đấu đến năm 2020 có 90% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. D. Phấn đấu đến năm 2020 có 95% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. Câu 86: Kỹ thuật dạy học nào “Là kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận’? A. Ổ bi B. Khăn trải bàn C. Bể cá D. Tham vấn bằng phiếu Câu 87: Kỹ thuật dạy học nào “Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến của mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người”? A. Bản đồ tư duy B. Tia chớp C. Động não D. XYZ Câu 88: Thế nào là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học? A. Học sinh học đầy đủ các môn học. B. Phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. C. Đào tạo ra những con người trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng. D. Chú trọng phát triển cả về phẩm chất và năng lực con người, dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Câu 89: Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh có thể thông qua các hình thức nào? A. Đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình (video clip, bài trình chiếu, bài viết…) B. Đánh giá bằng hồ sơ C. Đánh giá bằng nhận xét D. Tất cả các phương án trên. Câu 90: Theo Công văn 978/ SGD ĐT-KĐ ĐGCL ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Sở GD&ĐT Bắc Giang, bài thi học sinh giỏi lớp 12 THPT được thiết kế theo hình thức: A. Trắc nghiệm toàn bộ B. Lý, Hóa, Sinh trắc nghiệm; Văn, Toán, Sử, Địa tự luận; Ngoại ngữ có kỹ năng nghe; Tin học thi tự luận và thực hành trên máy tính. C. Không có sự thay đổi so với năm học 2015-2016. D. Tự luận kết hợp với trắc nhiệm ở các bộ môn. Câu 91: Tất cả các phương án sau đều là mục đích của cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học TRỪ A. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học. B. Dạy theo chủ điểm liên quan đến nhiều bộ môn. C. Tạo cơ hội giao lưu giữa các giáo viên trên toàn quốc và thế giới D. Tăng cường khả năng vận dụng, tổng hợp, tự nghiên cứu của người học. Câu 92: Tất cả các phương pháp dạy học sau đều là phương pháp dạy học truyền thống, LOẠI TRỪ: A. Phương pháp dạy hoc gợi mở-vấn đáp. B. Phương pháp thuyết trình. C. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. D. Phương pháp dạy học trực quan. Câu 93: Theo quyết định số 978/SGDĐT-KTKĐCLGD về việc "hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2016-2017" ngày 06/9/2016. Sở GD-ĐT Bắc Giang đã đề ra nhiệm vụ công tác khảo thí: Cấp THCS thi học sinh giỏi cấp tỉnh đối với học sinh lớp: A. Lớp 8 và Lớp 9 B. Lớp 6 và Lớp 9 C. Lớp 8 D. Lớp 9 Câu 94: Vì sao cần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo? A. Khi bối cảnh nước ta thay đổi lớn thì giáo dục phải tiến hành đổi mới để đáp ứng những yêu cầu mới. B. Tất cả các phương án A,C,D đều đúng. C. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là để tiếp tục góp phần bồi đắp, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> D. Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Câu 95: Nghị quyết hội nghị Trung Ương 8 khóa 11 về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục và đọa tạo ( gọi tắt là Nghị quyết số 29/NQ-TW) được ban hành vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 11 tháng 4 năm 2013 B. Ngày 4 tháng 11 năm 2013 C. Ngày 4 tháng 11 năm 2014 D. Ngày 11 tháng 4 năm 2014 Câu 96: Kỹ thuật dạy học nào “Là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận nhóm. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng)”? A. Bản đồ tư duy B. Động não C. Tia chớp D. XYZ Câu 97: Nội dung cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn dành cho học sinh trung học theo công văn số 3844/BGDĐT-GDTrH ngày 09/8/2016 của Bộ GD&ĐT bao gồm các nội dung sau đây LOẠI TRỪ A. Hiểu biết về quá trình hội nhập kinh tế thế giới. B. Hiểu biết pháp luật, an toàn giao thông. C. Bảo vệ môi trường. D. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. Câu 98: Đặc trưng của dạy học cổ truyền là: A. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. B. Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội. C. Dạy học sinh tìm ra chân lí D. Học là quá trình kiến tạo. Câu 99: Quy trình thực hiện một dự án là: A. Khởi động dự án -> Phát triển dự án - > Báo cáo dự án -> Đánh giá dự án B. Phát triển dự án -> Đánh giá dự án -> Báo cáo dự án -> Khởi động dự án C. Khởi động dự án -> Báo cáo dự án -> Phát triển dự án - > Đánh giá dự án D. Đánh giá dự án-> Khởi động dự án -> Báo cáo dự án -> Phát triển dự án Câu 100: Theo Công văn 978/ SGDĐT-KĐĐGCL ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Sở GD&ĐT Bắc Giang, thi học sinh giỏi lớp 12 THPT gồm mấy môn thi: A. 10 B. 8 C. 9 D. 7 TIN 132 Câu 81: Quy trình thực hiện một nhiệm vụ của giáo viên khi lên lớp là: A. Nêu nhiệm vụ -> Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm -> Tổ chức thực hiện nhiệm vụ -> Phân tích , nhận xét, đánh giá. B. Phân tích , nhận xét, đánh giá-> Nêu nhiệm vụ -> Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm -> Tổ chức thực hiện nhiệm vụ C. Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm -> Phân tích , nhận xét, đánh giá-> Nêu nhiệm vụ -> Tổ chức thực hiện nhiệm vụ D. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ -> Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm -> Phân tích , nhận xét, đánh giá-> Nêu nhiệm vụ Câu 82: Chu trình nghiên cứu bài học gồm các bước như thế nào? A. Tiến hành bài học và dự giờ -> Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu ->Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày B. Tiến hành bài học và dự giờ.-> Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu ->Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày. C. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu ->Tiến hành bài học và dự giờ.-> Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày. D. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu ->Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày -> Tiến hành bài học và dự giờ. Câu 83: Kỹ thuật dạy học nào “ Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó học sinh chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện lần lượt với các học sinh ở nhóm khác”? A. Tham vấn bằng phiếu B. Khăn trải bàn.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> C. Ổ bi D. Bể cá Câu 84: Thời lượng bồi dưỡng thường xuyên phân chia cụ thể cho giáo viên, cán bộ quản lý trong năm học 2016-2017 được nêu trong kế hoạch 977/ KH-SGD&ĐT ngày 06/9/2016 của Sở GD&ĐT là: A. Nội dung 1 gồm 30 t, Nội dung 2 gồm 30t, Nội dung 3 gồm 60 t B. Nội dung 1 gồm 20 t, Nội dung 2 gồm 50t, Nội dung 3 gồm 50 t C. Nội dung 1 gồm 30 t, Nội dung 2 gồm 60t, Nội dung 3 gồm 30 t D. Nội dung 1 gồm 60 t, Nội dung 2 gồm 30t, Nội dung 3 gồm 30 t Câu 85: Nội dung thi giáo viên giỏi cấp tỉnh được quy định tại công văn số 1000/SGDĐTGDTrH ngày 09 /9/2016 của Sở GD&ĐT gồm: A. Kiểm tra năng lực chuyên môn (khoảng 80%) và kiến thức hiểu biết về ngành, phương pháp( khoảng 20%)-> Thực hành -> Viết sáng kiến. B. Viết sáng kiến ->Kiểm tra năng lực chuyên môn (khoảng 80%) và kiến thức hiểu biết về ngành, phương pháp( khoảng 20%)-> Thực hành . C. Viết sáng kiến -> Thực hành ->Kiểm tra năng lực chuyên môn (khoảng 80%) và kiến thức hiểu biết về ngành, phương pháp( khoảng 20%). D. Thực hành ->Viết sáng kiến -> Kiểm tra năng lực chuyên môn (khoảng 80%) và kiến thức hiểu biết về ngành, phương pháp( khoảng 20%). Câu 86: Kỹ thuật dạy học nào “Là kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận’? A. Ổ bi B. Khăn trải bàn C. Bể cá D. Tham vấn bằng phiếu Câu 87: Kỹ thuật dạy học nào “Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến của mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người”? A. Bản đồ tư duy B. Tia chớp C. Động não D. XYZ Câu 88: Thế nào là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học? A. Học sinh học đầy đủ các môn học. B. Phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. C. Đào tạo ra những con người trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng. D. Chú trọng phát triển cả về phẩm chất và năng lực con người, dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Câu 89: Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh có thể thông qua các hình thức nào? A. Đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình (video clip, bài trình chiếu, bài viết…) B. Đánh giá bằng hồ sơ C. Đánh giá bằng nhận xét D. Tất cả các phương án trên. Câu 90: Theo Công văn 978/ SGD ĐT-KĐ ĐGCL ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Sở GD&ĐT Bắc Giang, bài thi học sinh giỏi lớp 12 THPT được thiết kế theo hình thức: A. Trắc nghiệm toàn bộ B. Lý, Hóa, Sinh trắc nghiệm; Văn, Toán, Sử, Địa tự luận; Ngoại ngữ có kỹ năng nghe; Tin học thi tự luận và thực hành trên máy tính. C. Không có sự thay đổi so với năm học 2015-2016. D. Tự luận kết hợp với trắc nhiệm ở các bộ môn. Câu 91: Tất cả các phương án sau đều là mục đích của cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học TRỪ A. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học. B. Dạy theo chủ điểm liên quan đến nhiều bộ môn. C. Tạo cơ hội giao lưu giữa các giáo viên trên toàn quốc và thế giới D. Tăng cường khả năng vận dụng, tổng hợp, tự nghiên cứu của người học..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Câu 92: Tất cả các phương pháp dạy học sau đều là phương pháp dạy học truyền thống, LOẠI TRỪ: A. Phương pháp dạy hoc gợi mở-vấn đáp B. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. C. Phương pháp thuyết trình. D. Phương pháp dạy học trực quan. Câu 93: Kỹ thuật dạy học nào “Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng ý kiến của mình về một câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề” ?. A. Động não B. Tia chớp C. Bản đồ tư duy D. XYZ Câu 94: Vì sao cần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo? A. Khi bối cảnh nước ta thay đổi lớn thì giáo dục phải tiến hành đổi mới để đáp ứng những yêu cầu mới. B. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là để tiếp tục góp phần bồi đắp, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. C. Tất cả các phương án trên đều đúng. D. Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Câu 95: Nghị quyết hội nghị Trung Ương 8 khóa 11 về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục và đọa tạo ( gọi tắt là Nghị quyết số 29/NQ-TW) được ban hành vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 11 tháng 4 năm 2013 B. Ngày 4 tháng 11 năm 2013 C. Ngày 4 tháng 11 năm 2014 D. Ngày 11 tháng 4 năm 2014 Câu 96: Kỹ thuật dạy học nào “Là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận nhóm. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng)”? A. Bản đồ tư duy B. Động não C. Tia chớp D. XYZ Câu 97: Nội dung cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn dành cho học sinh trung học theo công văn số 3844/BGDĐT-GDTrH ngày 09/8/2016 của Bộ GD&ĐT bao gồm các nội dung sau đây LOẠI TRỪ A. Hiểu biết về quá trình hội nhập kinh tế thế giới. B. Hiểu biết pháp luật, an toàn giao thông. C. Bảo vệ môi trường. D. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. Câu 98: Đặc trưng của dạy học cổ truyền là: A. Học là quá trình kiến tạo. B. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. C. Dạy học sinh tìm ra chân lí D. Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội. Câu 9: Quy trình thực hiện một dự án là: A. Khởi động dự án -> Phát triển dự án - > Báo cáo dự án -> Đánh giá dự án B. Phát triển dự án -> Đánh giá dự án -> Báo cáo dự án -> Khởi động dự án C. Khởi động dự án -> Báo cáo dự án -> Phát triển dự án - > Đánh giá dự án D. Đánh giá dự án-> Khởi động dự án -> Báo cáo dự án -> Phát triển dự án Câu 100: Theo Công văn 978/ SGDĐT-KĐĐGCL ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Sở GD&ĐT Bắc Giang, thi học sinh giỏi lớp 12 THPT gồm mấy môn thi: A. 10 B. 8 C. 9 D. 7 TIẾNG ANH 132 Câu 81. Thế nào là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học? A. Học sinh học đầy đủ các môn học. B. Chú trọng phát triển cả về phẩm chất và năng lực con người, dạy chữ, dạy người, dạy nghề. C. Đào tạo ra những con người trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng. D. Phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Câu 82. Tất cả các phương pháp dạy học sau đều là phương pháp dạy học truyền thống, LOẠI TRỪ: A. Phương pháp thuyết trình. B. Phương pháp dạy học trực quan. C. Phương pháp dạy hoc gợi mở-vấn đáp.D. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Câu 83. Kỹ thuật dạy học nào “Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng ý kiến của mình về một câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề” ?. A. Bản đồ tư duy B. Động não C. Tia chớp D. XYZ Câu 84. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh có thể thông qua các hình thức nào? A. Đánh giá bằng hồ sơ. B. Đánh giá bằng nhận xét. C. Đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình (video clip, bài trình chiếu, bài viết…). D. Tất cả các phương án trên. Câu 85. Nghị quyết hội nghị Trung Ương 8 khóa 11 về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục và đào tạo ( gọi tắt là Nghị quyết số 29/NQ-TW) được ban hành vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 4 tháng 11 năm 2013 B. Ngày 4 tháng 11 năm 2014 C. Ngày 11 tháng 4 năm 2013 D. Ngày 11 tháng 4 năm 2014 Câu 86. Vì sao cần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo? A. Khi bối cảnh nước ta thay đổi lớn thì giáo dục phải tiến hành đổi mới để đáp ứng những yêu cầu mới. B. Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. C. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là để tiếp tục góp phần bồi đắp, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. D. Tất cả các phương án trên đều đúng. Câu 87. Đặc trưng của dạy học cổ truyền là: A. Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội. B. Học là quá trình kiến tạo. C. Dạy học sinh tìm ra chân lí. D. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Câu 88. Chu trình nghiên cứu bài học gồm các bước như thế nào? A. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu ->Tiến hành bài học và dự giờ -> Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày. B. Tiến hành bài học và dự giờ-> Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu ->Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày. C. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu ->Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày -> Tiến hành bài học và dự giờ. D. Tiến hành bài học và dự giờ -> Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu ->Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu -> Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày. Câu 89. Theo Công văn 978/ SGDĐT-KĐĐGCL ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Sở GD&ĐT Bắc Giang, tổ chức thi học sinh giỏi lớp 12 THPT mấy môn? A. 8 B. 9 C. 7 D. 10 Câu 90. Theo Công văn 978/ SGDĐT-KĐ ĐGCL ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Sở GD&ĐT Bắc Giang, bài thi học sinh giỏi lớp 12 THPT được thiết kế theo hình thức nào? A. Trắc nghiệm toàn bộ. B. Tự luận kết hợp với trắc nhiệm ở các bộ môn. C. Lý, Hóa, Sinh trắc nghiệm; Văn, Toán, Sử, Địa tự luận; Ngoại ngữ có kỹ năng nghe; Tin học thi tự luận và thực hành trên máy tính. D. Không có sự thay đổi so với năm học 2015-2016..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Câu 91. Nội dung cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn dành cho học sinh trung học theo công văn số 3844/BGDĐT-GDTrH ngày 09/8/2016 của Bộ GD&ĐT bao gồm các nội dung sau đây LOẠI TRỪ: A. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. B. Hiểu biết pháp luật, an toàn giao thông. C. Bảo vệ môi trường. D. Hiểu biết về quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Câu 92. Tất cả các phương án sau đều là mục đích của cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học TRỪ: A. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học. B. Thực hiện dạy theo chủ điểm liên quan đến nhiều bộ môn. C. Tạo cơ hội giao lưu giữa các giáo viên trên toàn quốc và thế giới D. Tăng cường khả năng vận dụng, tổng hợp, tự nghiên cứu của người học. Câu 93. Quy trình thực hiện một dự án là: A. Phát triển dự án -> Đánh giá dự án -> Báo cáo dự án -> Khởi động dự án. B. Khởi động dự án -> Phát triển dự án - > Báo cáo dự án -> Đánh giá dự án. C. Khởi động dự án -> Báo cáo dự án -> Phát triển dự án - > Đánh giá dự án. D. Đánh giá dự án-> Khởi động dự án -> Báo cáo dự án -> Phát triển dự án . Câu 94. Quy trình thực hiện một nhiệm vụ của giáo viên khi lên lớp là: A. Nêu nhiệm vụ -> Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm vụ -> Tổ chức thực hiện nhiệm vụ -> Phân tích, nhận xét, đánh giá. B. Phân tích , nhận xét, đánh giá-> Nêu nhiệm vụ -> Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm vụ -> Tổ chức thực hiện nhiệm vụ. C. Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm vụ -> Phân tích , nhận xét, đánh giá-> Nêu nhiệm vụ -> Tổ chức thực hiện nhiệm vụ. D. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ -> Kiểm tra việc nắm và hiểu nhiệm vụ -> Phân tích , nhận xét, đánh giá-> Nêu nhiệm vụ. Câu 95. Thời lượng bồi dưỡng thường xuyên phân chia cụ thể cho giáo viên, cán bộ quản lý trong năm học 2016-2017 được nêu trong kế hoạch 977/ KH-SGD&ĐT ngày 06/9/2016 của Sở GD&ĐT là: A. Nội dung 1 gồm 30 t; Nội dung 2 gồm 30t; Nội dung 3 gồm 60 t. B. Nội dung 1 gồm 20 t; Nội dung 2 gồm 50t; Nội dung 3 gồm 50 t. C. Nội dung 1 gồm 30 t; Nội dung 2 gồm 60t; Nội dung 3 gồm 30 t. D. Nội dung 1 gồm 60 t; Nội dung 2 gồm 30t; Nội dung 3 gồm 30 t. Câu 96. Nội dung thi giáo viên giỏi cấp tỉnh được quy định tại công văn số 1000/SGDĐT-GDTrH ngày 09 /9/2016 của Sở GD&ĐT theo các bước gồm: A. Kiểm tra năng lực chuyên môn (khoảng 80%) và kiến thức hiểu biết về ngành, phương pháp ( khoảng 20%)-> Thực hành -> Viết sáng kiến. B. Viết sáng kiến ->Kiểm tra năng lực chuyên môn (khoảng 80%) và kiến thức hiểu biết về ngành, phương pháp( khoảng 20%)-> Thực hành . C. Viết sáng kiến -> Thực hành ->Kiểm tra năng lực chuyên môn (khoảng 80%) và kiến thức hiểu biết về ngành, phương pháp( khoảng 20%). D. Thực hành ->Viết sáng kiến -> Kiểm tra năng lực chuyên môn (khoảng 80%) và kiến thức hiểu biết về ngành, phương pháp( khoảng 20%). Câu 97. Kỹ thuật dạy học nào “Là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận nhóm. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng)”? A. Bản đồ tư duy B. Tia chớp C. Động não D. XYZ Câu 98. Kỹ thuật dạy học nào “Là kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận’? A. Ổ bi B. Khăn trải bàn C. Bể cá D.Tham vấn bằng phiếu.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Câu 99. Kỹ thuật dạy học nào “ Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó học sinh chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện lần lượt với các học sinh ở nhóm khác”? A. Tham vấn bằng phiếu B. Khăn trải bàn C. Bể cá D. Ổ bi Câu 100. Kỹ thuật dạy học nào “Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến của mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người”? A. Bản đồ tư duy B. Tia chớp C. Động não D. XYZ THỂ DỤC 156 Câu 6: Môn học có 1 tiết /1 tuần thì hết tuần thứ 8 có bao nhiêu % học sinh trong lớp có một lần kiểm tra (viết hoặc thực hành dưới 1 tiết)? A. 100% B. 80% C. 70% D. 90% Câu 7: Môn học có 1 tiết /1 tuần thì có điểm kiểm tra 45 phút tối thiểu là bao nhiêu bài? A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 15: Trong phần đánh giá giờ dạy bậc THPT, mục hoạt động của học sinh đạt tối đa số điểm là: A. 30 điểm B. 45 điểm C. 40 điểm D. 35 điểm Câu 25: Môn học có trên 1 tiết đến 3 tiết học/1 tuần thì hết tuần thứ 8 có bao nhiêu % học sinh trong lớp có một lần kiểm tra miệng? A. 50% B. 70% C. 40% D. 60% Câu 30: Trong tiêu chí đánh giá xếp loại công chức, loại xuất sắc cần có tất cả các tiêu chí đạt 3 điểm trở lên và có tổng điểm từ 90-100 điểm và ít nhất có bao nhiêu tiêu chí đạt 5 điểm? A. 10 tiêu chí B. Không có tiêu chí nào C. 18 tiêu chí D. 15 tiêu chí Câu 37: Hiện nay, giáo viên bộ môn cần tối thiểu có mấy đầu sổ? A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 38: Có mấy tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học? A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Câu 40: Theo Thông tư số 12/TT-BGDĐT năm 2014, giáo viên bộ môn có bao nhiêu quyền? A. 6 B. 8 C. 7 D. 9 Câu 44: Hai giờ dạy GVG, 1 giờ đạt 81 điểm, giờ còn lại được 69 điểm. Vậy, theo cách tính hiện nay kết quả đánh giá là: A. Giỏi B. Trung bình C. Dạy tiếp giờ 3 D. Khá Câu 53: Có mấy nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học? A. 10 B. 9 C. 7 D. 8 Câu 62: Theo Luật giáo dục, nhà giáo có tiêu chuẩn gì? A. Đủ sức khoẻ, lý lịch rõ ràng B. Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt C. Đạt trình độ chuẩn chuyên môn nghiệp vụ D. Cả 3 phương án trên Câu 89: Hình thức thi giáo viên giỏi cấp tỉnh chu kỳ 2016-2019, được tổ chức thành mấy vòng? A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 90: Theo chỉ thị số 08/CT-UBND tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016-2017, các Sở, Ban, Nghành có mấy nhiệm vụ? A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 93: Giáo viên có hệ số lương là 4,65 thì là bậc mấy? A. Bậc 8 B. Bậc 7 C. Bậc 6 D. Bậc 9 Câu 100: Để đạt tiêu chuẩn xét lên viên chức loại 2, tối thiểu cần phải có chứng chỉ gì? A. Ngoại ngữ A1, Tin văn phòng B. Ngoại ngữ A1, Tin B C. Ngoại ngữ B1, Tin văn phòng D. Ngoại ngữ A2, Tin văn phòng ĐỀ LÝ 132 Câu 81: Theo Luật Giáo dục hiện hành, nguyên lý giáo dục được quy định như thế nào? A. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận với thực tiễn, nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> B. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. C. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. D. Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất. Câu 82: Theo Luật Giáo dục hiện hành, kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm để làm gì? A. Xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. B. Xác định và điều chỉnh mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch giáo dục. C. Xác định mức độ thực hiện mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường. D. Xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Câu 83: Theo Luật giáo dục hiện hành, trách nhiệm nào dưới đây là của Nhà giáo? A. Xây dựng và nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. B. Xây dựng trường học thân thiện. C. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. D. Không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Câu 84: Theo Luật Viên chức, "Đạo đức nghề nghiệp" được hiểu như thế nào? A. Là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định; B. Là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. C. Là các phẩm chất, trình độ và năng lực chuyên môn trong thi hành nhiệm vụ. D. Là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành; Câu 85: Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, Hội đồng trường công lập có nhiệm vụ và quyền hạn nào dưới đây? A. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; B. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; C. Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường; D. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh. Câu 86: Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT do cơ quan nào quản lý? A. Sở Nội vụ; B. Sở Giáo dục và Đào tạo; C. Phòng Giáo dục và Đào tạo. D. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Câu 87: Theo Luật Giáo dục hiện hành, thẩm quyền thành lập Hội đồng tư vấn trong trường THPT? A. Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng. B. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; C. Chủ tịch Hội đồng trường; D. Hiệu trưởng; Câu 88: Theo Luật giáo dục, Nhà giáo giữ vai trò nào dưới đây? A. Giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. B. Giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. C. Giữ vai trò chủ chốt trong xây dựng cơ sở giáo dục. D. Giữ vai trò quyết định trong việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng giảng dạy. Câu 89: Theo Luật Giáo dục, nội dung nào dưới đây không phải nhiệm vụ của Hội đồng trường? A. Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> B. Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. C. Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. D. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Câu 90: Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT? A. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh B. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. D. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Câu 91: Theo Luật Giáo dục hiện hành, cơ sở nào sau đây không là cơ sở giáo dục thường xuyên? A. Trung tâm Giáo dục quốc phòng – an ninh. B. Trung tâm Giáo dục thường xuyên. C. Trung tâm học tập cộng đồng. D. Trung tâm ngoại ngữ, tin học. Câu 92: Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, Giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây? A. Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. B. Dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình. C. Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường. D. Dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm. Câu 93: Theo Luật Viên chức, thời gian tập sự được quy định như thế nào? A. Thời gian tập sự từ 06 tháng đến 18 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc. B. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 09 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc. C. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc D. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 06 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc. Câu 94: Theo Luật Giáo dục, nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của nhà giáo? A. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. B. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường. C. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. D. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. Câu 95: Theo Luật Viên chức, nghĩa vụ chung của viên chức là: A. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. B. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. C. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng. D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Câu 96: Theo Luật Viên chức, viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức “Cảnh cáo”, thì thời hạn nâng lương bị kéo dài là bao nhiêu thời gian? A. 3 tháng. B. 6 tháng. C. 9 tháng. D. 12 tháng. Câu 97: Theo Luật Giáo dục hiện hành, cơ quan nào được quy định là thanh tra giáo dục? A. Thanh tra Phòng giáo dục và đào tạo. B. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo. C. Thanh tra huyện. D. Thanh tra tỉnh. Câu 98: Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, khi trường trung học vi phạm, thẩm quyền kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm đối với các trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT? A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; B. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; C. Sở Giáo dục và Đào tạo. D. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Câu 99: Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, loại hình trường trung học được tổ chức như thế nào? A. Công lập và bán công; B. Công lập, bán công và tư thục. C. Bán công và tư thục; D. Công lập và tư thục;.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Câu 100: Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, Hội đồng Thi đua khen thưởng của nhà trường gồm các thành phần nào sau đây? A. Hiệu trưởng, Bí thư cấp uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm. B. Hiệu trưởng, Bí thư cấp uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm. C. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Bí thư cấp uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm. D. Phó Hiệu trưởng, Bí thư cấp uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm. CÔNG NGHỆ 169 Câu 1: Chọn quy định SAI về thời gian tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên theo thông tư 21/2010/TT-BGDĐT: A. Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần. B. Hội thi cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần. C. Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 5 năm một lần. D. Liên hoan giáo viên dạy giỏi toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần. Câu 2: Theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh ban hành kèm theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì số lần KTtx trong mỗi học kỳ của môn học có từ 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần là: A. Ít nhất 2 lần. B. Ít nhất 4 lần. C. Ít nhất 3 lần. D. Ít nhất 1 lần. Câu 3: Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT quy định mỗi lớp ở các cấp THCS và THPT có: A. Không quá 45 học sinh. B. Không quá 50 học sinh. C. Không quá 40 học sinh. D. Không quá 55 học sinh. Câu 4: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện trong các trường phổ thông ở giai đoạn nào? A. 2010 - 2015. B. 2008 - 2011. C. 2008 - 2015. D. 2008 - 2013. Câu 5: Ba nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học (nguyên tắc 3Đ) là : A. Đúng cường độ, đúng vùng (miền), đúng lớp. B. Đúng người, đúng chỗ, đúng lúc. C. Đúng chỗ, đúng lúc, đúng vùng (miền). D. Đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ. Câu 6: Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT thì giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học: A. Không quá 3 ngày liên tục. B. Không quá 2 ngày liên tục. C. Không quá 5 ngày liên tục. D. Không quá 7 ngày liên tục. Câu 7: Theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT thì giáo viên đạt chuẩn loại KHÁ phải có tổng số điểm: A. Từ 65 đến 89. B. Từ 70 đến 89. C. Từ 90 đến 100. D. Từ 65 đến 79. Câu 8: Chọn nhận định KHÔNG ĐÚNG về trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm ban hành trong thông tư 58/2011/TT-BGDĐT: A. Tính điểm trung bình các môn theo học kỳ, cả năm. B. Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại, ghi kết quả và sổ gọi tên ghi điểm, học bạ của giáo viên bộ môn. C. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ và cả năm học của học sinh. D. Kiểm tra sổ gọi tên ghi điểm của lớp mình. Câu 9: Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh ban hành kèm theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định có mấy hình thức kiểm tra học sinh: A. 3 hình thức. B. 5 hình thức. C. 2 hình thức. D. 4 hình thức..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Câu 10: Theo quy định hiện hành thì giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng tuổi trở xuống được giảm bao nhiêu tiết một tuần? A. 4 tiết. B. 3 tiết. C. 2 tiết. D. 1 tiết. Câu 11: Trong quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử của học sinh sẽ bị xếp loại hạnh kiểm là: A. Hạ một bậc hạnh kiểm B. Tối đa được xếp loại khá C. Xếp loại Yếu D. Xếp loại Trung bình Câu 12: Theo quy định hiện hành, khi tiến hành kiểm tra đánh giá, ra đề thi giáo viên căn cứ chủ yếu vào: A. Sách giáo khoa và sách bài tập . B. Sách giáo khoa và sách giáo viên. C. Sách giáo khoa. D. Chuẩn kiến thức, kỷ năng trong chương trình môn học. Câu 13: Theo điều lệ trường trung học hiện hành (thông tư 12/2011/TT-BGDĐT) thì mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng do: A. Tập thể BGH biểu quyết tín nhiệm theo đa số. B. Hội đồng thi đua nhà trường bầu ra. C. Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ. D. Tập thể giáo viên trong tổ bẩu ra và hiệu trưởng giao nhiệm vụ. Câu 14: Theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Ai là người trực tiếp ghi kết quả học tập của học sinh sau khi thi lại? A. Giáo viên bộ môn. B. Văn thư. C. Ban giám hiệu. D. Giáo viên chủ nhiệm. Câu 15: Luật viên chức có hiệu lực thi hành vào thời gian nào? A. 01/01/2012. B. 01/01/2011. C. 01/01/2009. D. 01/01/2010. Câu 16: Theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh ban hành kèm theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì bộ ký hiệu xếp loại học lực nào tương ứng với 5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém? A. G, K, T, K. B. G, K, Tb, Y, Kém. C. G, Kh, Tb, Y, K. D. G, K ,Tb, Y, Kem. Câu 17: Người Ấn Độ đã tổng kết quá trình dạy học bằng một câu thành ngữ khá quen thuộc về phương pháp dạy học, thầy (cô) hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu thành ngữ : "Tôi nghe - tôi (1)........., tôi nhìn - tôi (2)........., tôi làm - tôi (3).........." A. (1) nhớ / (2) quên / (3) hiểu. B. (1) hiểu / (2) quên / (3) nhớ. C. (1) quên / (2) hiểu / (3) nhớ . D. (1) quên / (2) nhớ / (3) hiểu. Câu 18: Theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh ban hành kèm theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì việc đánh giá bằng nhận xét quả học tập của học sinh được áp dụng cho môn học nào sau đây? A. Thể dục. B. Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Giáo dục công dân. C. Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. D. Giáo dục công dân. Câu 19: Thời gian làm việc của giáo viên trung học trong năm học là: A. 42 tuần. B. 37 tuần. C. 35 tuần. D. 40 tuần. Câu 20: Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT bắt đầu có hiệu lực từ quãng thời gian nào? A. Cuối học kỳ II năm học 2010-2011 B. Đầu học kỳ II năm học 2011-2012 C. Giữa học kỳ I năm học 2011-2012 D. Đầu năm học 2011-2012 ĐỊA 001 Câu 3: Theo quy định hiện hành, khi tiến hành kiểm tra đánh giá, ra đề thi giáo viên căn cứ chủ yếu vào A. sách giáo khoa. B. sách giáo khoa và sách bài tập. C. chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. D. sách giáo khoa và sách giáo viên. Câu 13: Theo điều lệ trường phổ thông điều 16, tổ chuyên môn thực hiện chế độ họp theo quy định A. một tuần một lần. B. hai tuần một lần. C. ba tuần một lần. D. một tháng ba lần..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Câu 23: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm A. 2030 B. 2015 C. 2020 D. 2025 Câu 24: Theo quy định tại Khoản 6, Điều 13 – Tiêu chuẩn xếp loại học kì và xếp loại cả năm học, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, quy định nào sau đây không đúng? A. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K. B. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb. C. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb. D. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb. Câu 26: Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2016-2017 của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang (Công văn số 978/SGDĐT-GDTrH, ngày 06/9/2016), kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2016-2017 tổ chức vào ngày nào? trong kì thi này, những môn học nào sẽ được thi theo hình thức trắc nghiệm? A. Ngày 20/3/2017, môn Ngoại ngữ, Tin học, Sinh học B. Ngày 21/3/2017, môn Hóa học, Vật lí, Sinh học. C. Ngày 24/3/2017, môn Sinh học, Tin học, Vật lí. D. Ngày 22/3/2017, môn Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học. Câu 33: Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, số năm học của giáo dục phổ thông sẽ là A. 12 năm. B. 10 năm. C. 9 năm. D. 11 năm. Câu 47: Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, những môn học nào sau đây sẽ được dạy theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học? A. Toán và Tin học. B. Ngữ văn và ngoại ngữ. C. Ngoại ngữ và Tin học. D. Thể dục và GDQP&AN. Câu 48: Hạn chế lớn nhất của phương pháp vấn đáp – gợi mở là A. đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức và phải có năng lực sư phạm tốt. B. mất nhiều thời gian so với các phương pháp khác. C. khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi mở dẫn dắt học sinh vào một chủ đề nhất quán. D. khó kiểm soát quá trình học tập của học sinh. Câu 53: Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu phấn đấu nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực vào năm A. 2035 B. 2025 C. 2020 D. 2030 Câu 55: Bản chất của phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy là A. giúp học sinh tự ôn tập, củng cố kiến thức hiệu quả. B. là quá trình tương tác giữa người dạy và người học. C. Phát huy tối đa khả năng tư duy của học sinh. D. chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học. Câu 56: Đâu là ưu điểm nổi bật của phương pháp hoạt động theo nhóm nhỏ (hợp tác nhóm)? A. Phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. B. Hiệu quả trong công việc củng cố kiến thức và trí nhớ của học sinh. C. Học sinh được cộng tác trên nhiều phương diện. D. Dễ thực hiện trong các giờ học. Câu 57: Theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, môn học nào sau đây có hình thức đánh giá kết quả môn học sau một học kì, cả năm học bằng nhận xét kết quả học tập? A. Giáo dục công dân. B. Công nghệ. C. Tiếng Anh. D. Thể dục..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Câu 67: Đâu là hạn chế lớn nhất khi thực hiện dạy học theo dự án? A. Hạn chế khả năng phát triển toàn diện của học sinh. B. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. C. Khó kiểm soát quá trình học tập của học sinh. D. Đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí. Câu 68: Theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, căn cứ đánh giá, xếp loại học sinh được dựa trên các cơ sở A. Mục tiêu, Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ nhà trường; kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. B. Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ nhà trường; kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. C. Mục tiêu, Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ nhà trường; kết quả rèn luyện của học sinh. D. Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ nhà trường; kết quả học tập của học sinh. Câu 70: Theo quy định tại Điều 8 – Số lần kiểm tra và cách cho điểm, Thông tư số 58/2011/TTBGDĐT, môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần có số lần kiểm tra thường xuyên là A. Ít nhất 03 lần. B. 03 lần. C. 02 lần. D. Ít nhất 02 lần. Câu 79: Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ (thảo luận nhóm) được tiến hành theo mấy bước? A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 85: Theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm cả năm học của học sinh chủ yếu căn cứ vào A. cả xếp loại hạnh kiểm học kì I và học kì II. B. xếp loại hạnh kiểm học kì II và sự tiến bộ của học sinh. C. xếp loại hạnh kiểm học kì I. D. xếp loại hạnh kiểm học kì II. Câu 88: Theo điều lệ trường phổ thông điều 35 quy định có bao nhiêu hành vi giáo viên không được làm? A. 6 B. 5 C. 8 D. 7 Câu 95: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khăng định nhiệm vụ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng A. coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. B. coi trọng phát triển phẩm chất của người học. C. coi trọng phát triển năng lực tự học. D. coi trọng phát triển năng lực của người học. Câu 96: Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2016-2017 của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang (Công văn số 979/SGDĐT-GDTrH, ngày 06/9/2016), Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng A. phát triển phẩm chất của học sinh. B. phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. C. phát triển năng lực của học sinh. D. phát triển năng lực và tư duy của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×