Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phat thanh mang non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.86 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÑOÂÒ TNTP HOÀ CHÍ LIÊNMINH ĐỘI TH TÂN HIỆP B. PHAÙT THANH MAÊNG NON. NAÊM HOÏC:2014-2015. ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> LIÊN ĐỘI TH THẠNH ĐÔNG B Số: 08 /KH-LĐ. Thạnh Đông , Ngày 30 tháng 8 năm 2016. KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON I.Mục đích : -Nhằm tuyên truyền cho các em có sự hiểu biết về các ngày lễ lớn, về danh nhân, anh hùng dân tộc. -Các em có ý thức hơn trong học tập, vui chơi. -Giúp các em nắm được các hoạt động của phong trào Đội TNTP Hồ Chí Minh. II.Nội dung tuyên truyền : -Giáo dục ý nghĩa về các ngày lịch sử, ngày lễ lớn trong năm. -Tuyên truyền về truyền thống Đoàn, Đội, truyền thống nhà trường và địa phương. -Các câu chuyện về danh nhân, anh hùng dân tộc, Bác Hồ, anh Kim Đồng, chị Vo Thị Sáu, anh Lê Văn Tám, bộ đội cụ Hồ… -Các phong trào của đội, các hoạt động của Liên đội đề ra. -Tuyên truyền về quyền bổn phận của trẻ em, về ATGT, về an toàn vệ sinh thực phẩm. -Những phương pháp, hoạt động để giúp học sinh đạt hiệu quả tốt trong học tập. Các gương người tốt. -Giới thiệu cho học sinh biết các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương của đất nước và trên thế giới.Đọc và làm theo báo đội. -Tuyên truyền và thực hiện tốt các chính sách của Đảng đề ra. -Thực hiện tốt điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh. III.Biện pháp thực hiện : -Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt Đội, trong các buổi chào cờ đầu tuần. -Trên loa phát thanh trong buổi phát thanh măng non. IV.Thời gian: -Phát thanh : 1 lần/ tuần vào ngày thứ tư. -Phát thanh theo ngày chủ điểm. V.Phân công thực hiện : -TPT – BCH biên soạn nội dung phát thanh theo kế hoạch đề ra. -Đội phát thanh măng non đọc nội dung trên loa. -Giáo viên và học sinh thu thập và viết tin cho đội tuyên truyền măng non. Trên đây là kế hoạch tuyên truyền măng non của liên đội TH Thạnh Đông B năm học 2016- 2017. Hiệu trưởng. Nguyễn Thị Thu Hương. Tổng phụ trách. Nguyễn Hoài Trí.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 9: CÙNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG I. Ngày chủ điểm : - Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 2/9. - Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường,ngày khai giảng 5/9. II. Nội dung : - Tuyên truyền cho học sinh nắm ý nghĩa ngày 2 tháng 9. + Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội + Từ ngày 2/9/1945 đến nay là kỷ niệm 71 năm ngày quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam. - Tuyên truyền sâu rộng ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ngày khai giảng 05/09/2016. - Tìm hiểu về Tết trung thu, chiếc đèn ông sao. - Giúp đỡ học sinh lớp 1: xây dựng nề nếp đi học, sinh hoạt nội qui nhà trường. - Tuyên truyền vận động toàn trường thực hiện tốt tháng ATGT, đảm bảo không xảy ra tai nạn trong giáo viên và học sinh trường, phải đội mủ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện. - Tuyên truyền sâu rộng năm thứ 4 thực hiện phong trào 2 không, với 4 nội dung : + Không tiêu cực trong thi cử + Bệnh thành tích trong giáo dục + Không vi phạm đạo đức nhà giáo + Không ngồi nhầm lớp. DUYỆT BGH. Ngày 1 tháng 9 năm 2016 TPT. Nguyễn Thị Thu Hương. Nguyễn Hoài Trí. NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG THÁNG 9. TUẦN 1  Nội dung : - Sinh hoạt nội qui trường lớp : đi học đúng giờ, mặc đồng phục, giữ vệ sinh mội trường vệ sinh cá nhân.  Phát thanh : + Đây là buổi phát thanh măng non,mời thầy cô và các bạn cùng nghe. + Buổi phát thanh hôm nay có những nội dung chính sau :  Năm học này các bạn có biết không học sinh cả tỉnh tựu trường sớm hơn mọi năm một tuần..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  Gần 253 học sinh được ba, mẹ trang bị cho quần áo sách vở chuẩn bị cho năm học mới. - Văn nghệ - giải trí : Sau đây là bản tin chi tiết : + Hòa chung không khí chung của cả nước, học sinh toàn Huyện Tân Châu có ngày tựu trường sớm hơn một tuần để giúp các em ổn định và ôn tập kiến thức để bước vào năm học mới. Năm học thứ 5 liên tiếp thực hiện phong trào “Hai không” của Bộ GD&ĐT với 4 nội dung: không tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không ngồi nhầm lớp. + Trong không khí nô nức của ngày tựu trường bạn nào cũng có quần áo mới, cặp sách mới, mặt tươi cười hớn hở chào thầy cô đùa vui cùng bạn bè sau 2 tháng hè hứa hẹn một năm học mới với rất nhiều điểm 10 chúng ta sẽ cùng thi đua kể từ bây giờ các bạn nhé. Tiếp theo mời thầy cô và các bạn lắng nghe bài viết : MÙA TỰU TRƯỜNG Khi những tán cây rừng đang khoác những chiếc áo màu xanh biếc, bổng chuyển dần sang màu nhạt rồi bất chợt cả khu rừng bừng lên một màu vàng rực rỡ- đó cũng là lúc báo hiệu mùa thu đã trở lại. Mùa thu mùa của hoa thơm quả ngọt và cũng là mùa của lũ học trò xốn xang chuẩn bị cho tựu trường. Sau 3 tháng hè đằng đẳng giờ đây được gặp lại thầy cô bạn bè ai cũng háo hức mừng vui. Mùa tựu trường đến rùi, tất cả 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam hân hoan chào năm học mới. Trống trường đã điểm rồi, năm học mới bắt đầu, chúng ta cùng nhau thi đua học tốt các bạn nhé. - Cuối cùng mời thầy cô và các bạn lắng nghe một số bài hát về Đội TNTP Hồ Chí Minh nhé. Tuần 2  Nội dung : - Ổn định nề nếp, giờ giấc. - Tuyên truyền ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. - Chào mừng ngày khai giảng 5/9. - Thực hiện phong trào xanh – sạch – đẹp trường lớp : + Trồng hoa, cây kiểng trước lớp học. + Trang trí bên trong lớp. + Không xả rác. + Tiêu tiểu đúng nơi qui định  Phát thanh : sinh hoạt lại nội qui của trường - Có mặt đúng giờ: sáng 6h45’, chiều 1h 45’. - Mặc đồng phục : áo trắng, quần dài xanh dương đậm, mang khăn quàng ( nam K4,5), nữ mặc áo trắng cũng xanh, mang khăn quàng. Còn đối với lớp 1,2 : nam mặc áo trắng, quần sọc, nữ mặc áo trắng ( váy ) xanh. - Không cho gia đình, người thân đưa đến trong sân trường. - Không ăn quà vặt trước cổng trường. - Nghỉ học phải xin phép. - Đến lớp phải thuộc bài và làm bài đầy đủ. Hòa chung không khí nô nức chào năm học mới của cả nước. Hôm 5/9 qua trường TH Thạnh Đông B chúng mình long trọng tổ chức ngày khai giảng đấy các bạn ạ !.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trong buổi khai giảng đó chúng mình được lắng nghe thành tích mà cả thầy cô và cả chúng mình cùng phấn đấu được trong năm học 2015 – 2016. Đồng thời chúng mình còn được lắng nghe kế hoạch trong năm học này nữa đó, chúng ta hãy cùng thầy cô nổ lực phấn đấu để đạt được kế hoạch đề ra nhé các bạn. Tiếp theo, mời thầy cô và các bạn cùng nghe một số điều về phong trào : Xanh – sạch – đẹp trường lớp : - Đây là phong trào được thực hiện thường xuyên suốt trong năm học, nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ý thức giữ vệ sinh công cộng qua đó giúp cho trường lớp chúng mình trở nên sạch đẹp. - Bằng những việc làm cụ thể của mỗi người như : Bỏ rác đúng nơi qui định, chăm sóc cây cảnh không bẻ cành ngắt lá cây cối trong sân trường, tiêu tiểu đúng nơi qui định, khi tiêu tiểu xong nhớ phải dội nước… đã góp phần thực hiện tốt phong trào xanh – sạch – đẹp rùi đấy các bạn ạ! Cuối cùng mời thầy cô và các bạn nghe một số bài hát truyền thống của đội. Tuần 3  Nội dung : - Tuyên truyền hưởng ứng tháng ATGT. - Tìm hiểu về Tết trung thu, chú Cuội, chị Hằng, lồng đèn ông sao. - Phát thanh bài hát : Chiếc đèn ông sao ( N&L : Phạm Tuyên)  Phát thanh: -Hiện nay trên các nẻo đường chúng ta đều thấy nhiều xe cộ đi lại tấp nập, điều đó chứng tỏ nước ta đang ngày càng phát triển dân tộc ta ngày càng giàu lên, điều đó rất đáng mừng. Song, mặt trái của nó là sẽ gây ách tắc giao thông và cả tai nạn giao thông, khói xe còn gây ô nhiễm môi trường nữa. Cho nên các bác các chú lãnh đạo đã chọn tháng 9 hàng năm là tháng ATGT. Chúng ta hãy hưởng ứng tháng ATGT qua những hành động và việc làm cụ thể nhé các bạn. Chúng ta nên đi hàng một, đi vào lề phải của đường, đội mủ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy… và các bạn nhớ vận động những người xung quanh mình cùng thực hiện nhé! -Bạn có biết : 7 điều thú vị về mặt trăng ( Minh Thương ) 1. Mặt trăng là láng giềng gần nhất của trái đất, cách xa trái đất 384.400 km. 2. Mặt trăng quay một vòng quanh khoảng 1 tháng. 3. Đường kính của mặt trăng ước tính khoảng ¼ đường kính của trái đất. 4. Do sự thay đổi vị trí của mặt trời, mặt trăng, trái đất nên phần mặt trăng hướng về trái đất được mặt trời chiếu sáng lúc ít, lúc nhiều. Đó là nguyên nhân của hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết. 5. Mặt trăng tự quay quanh mình vừa quay quanh trái đất. Thời gian nó chuyển động một vòng đúng bằng thời gian nó chuyển động một vòng quanh trái đất, bởi vậy mặt trăng mãi mãi chỉ hướng 1 mặt về trái đất, điều này giải thích vì sao suốt bao đời nay con người chỉ nhìn thấy mặt trước của mặt trăng, nơi có các hình cây đa, chú Cuội. Thực ra đó chỉ là các hình được tạo ra do độ lồi lom của địa hình mặt trăng. 6. Mặt trăng không tự phát sáng mà chỉ phát sáng nhờ sự phản xạ ánh sáng của mặt trời. 7. Sức hút giữa mặt trăng đối với trái đất là nguyên nhân chính tạo ra thủy triều. Sau đây là bài đồng dao “Ông giẳng, Ông giăng”.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ông giẳng, ông giăng Xuống chơi với tôi Có bầu có bạn Có ván cơm xôi Có nồi cơm nếp Có nệp bánh chưng Có lưng hủ rượu Có chiếu bán dù Thằng cu xí xoài Bắt trai bơ vơ Cái đỏ ằm em Đi xem đánh cá Có rá vo gạo Có cái gáo nước Có lược chải đầu Có trâu cày ruộng Có muống thả ao Ông sao trên trời Ông giẳng ông giăng Sau đây là ca khúc “Chiếc đèn ông sao” mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe! Tuần 4  Nội dung :  Phát thanh: Chuyện kể cùng bạn: Bạn sẽ làm gì ? Trong một ngôi làng , có 2 người thợ làm bánh và làm mật , hàng ngày người làm bánh thường mua mật của người kia . Mọi chuyện vẫn tốt đẹp cho đến một ngày nọ , người làm bánh chợt kiểm tra trọng lượng mật và phát hiện ra rằng mình bị cân thiếu trong khi vẫn phải trả tiền đủ . Vì vậy anh ta đi kiện người làm mật vì tội gian lận Quan tòa hỏi người làm mật : - Nhà ngươi có dùng các quả cân để cân không ? - Thưa , tôi không dùng ! Vậy làm sau ngươi có thể cân biết đúng số mật phải bán cho người làm bánh cơ chứ ? - Dạ sở dĩ tôi không dùng cân là vì khi người làm bánh mua mật của tôi thì tôi nghĩ cũng nên mua bánh của anh ta . Tôi đã dùng loại bánh một cân mua về để cân mật bán . Vậy thiết nghĩ , nếu mật tôi cân bị thiếu thì ngưới đáng lên án phải là anh ta mới đúng Thế là sự thật được sáng tỏ và người ta thấy triết lý : Gậy ông đập lưng ông thật đúng với câu chuyện này . Những gì mình không muốn người khác làm cho mình thì hãy đừng làm điều đó với người ta . Và có thể thấy một điều sâu sắc hơn là , trong cuộc sống người ta luôn mong muốn và đòi hỏi được đối xử công bằng . Đôi khi lòng tốt đối với nhau cũng cần phải có điều kiện Trong xã hội hiện nay , cuộc sống còn rất nhiều điều tươi đẹp . Có những việc làm cho nhau không xuất phát từ cái lợi ích vật chất mà điều trước tiên là vì tình người . Chẳng cần nói những chuyện xa xôi , hẳn bạn đọc yêu qúy đã từng biết qua.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> những trang báo và trong cuộc sống có biết bao tấm gương , câu chuyện cảm động về những việc làm mang ý nghĩa xã hội thiết thực Buổi phát thanh măng non của liên đội TH Thạnh Đông B đến đây là kết thúc . Hẹn gặp lại các bạn vào chương trình hôm sau . Thân ái chào tạm biệt. CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI I. Ngày chủ điểm: Ngày thành lập hội LHPN Việt Nam 20/10 II. Nội dung: - Tuyên truyền cho học sinh nắm ý nghĩa ngày 20/10, ngày thành lập hội LHPN Việt Nam. - Thực hiện phong trào “nói lời hay, làm việc tốt” - Đọc và làm theo báo Đội. - Thi đua đạt nhiều thành tích chào mừng ngày 20/10. - Tuyên truyền cho học sinh 5 điều Bác Hồ dạy, và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Lồng ghép một số điều về quyền bổn phận trẻ em, giáo dục môi trường. DUYỆT BGH. Ngày 1 tháng 10 năm 2016 TPT. Nguyễn Thị Thu Hương. Nguyễn Hoài Trí. NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG THÁNG 10. TUẦN 1 :  Nội dung : - Tuyên truyền tập thể dục rèn luyện thân thể, tham gia hội khỏe Phù Đổng vòng huyện. - Phát thanh một số điều về quyền, bổn phận của trẻ em. - Phát động trong học sinh lập thành tích tặng bà, mẹ, chị… trong gia đình nhân ngày 20/10.  Phát thanh :.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TRẺ EM Tại sao trẻ em được bảo vệ và chăm sóc? Trẻ em là những ai? Bao nhiêu tuổi? Đã bao lần bạn tự hỏi mình những câu hỏi như vậy không? Như Bác Hồ đã nói : Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan Ở đây trẻ em là chúng ta đấy các bạn ạ! Vậy chúng ta có những quyền gì theo pháp luật qui định, chúng ta cùng lắng nghe nhé! Trẻ em được : - Sống và phát triển - Chăm sóc sức khỏe - An toàn xã hội - Có họ và tên, quốc tịch - Giáo dục - Vui chơi, giải trí - Có sự riêng tư, được lựa chọn - Kết giao và hội họp hòa bình - Được bảo vệ không bị lạm dụng và bỏ mặc bởi ba, mẹ và những người chăm sóc khác. - Bảo vệ không bị đối xử vô nhân đạo không bị bóc lột kinh tế và lao động. - Bảo vệ không bị buôn bán, mại dâm và sử dụng trong văn hóa phẩm khiêu dâm. - Bảo vệ không bị lôi cuốn vào sử dụng, sản xuất, tàn trữ, và buôn bán ma túy. - Bảo vệ trong các cuộc xung đột vũ trang. Để thay đổi không khí, xin mời các bạn cùng thầy cô nghe bài thơ vui về chân có tựa đề là : CHÂN CÁC LOÀI Chân voi, hà mã rất to Mãnh khảnh chân diệc, sếu, cò…lêu nghêu Chân vịt thấp có màng nhiều Chân dơi có móc để treo thân mình Chân hổ báo chạy rất nhanh Chân rết, cuốn chiếu hình thành nhiều đôi Chân gà tìm bới khắp nơi Đại bàng móng vuốt cắp mồi bay cao Nhảy giỡn châu chấu, cào cào Ốc, đĩa đi lại trong vào mòn thôi Sên không đi, bò suốt đời San hô ở biển chỉ ngồi ung dung PHAN HUÊ Mời thầy cô và các bạn nghe một số bài hát về truyền thống đội. TUẦN 2  Nội dung : - Phát thanh những bài thơ bài văn hay, bài viết về các nhà văn nhà thơ nổi tiếng. - Tuyên truyền luật giao thông đường bộ. - Phát thanh bài thơ : “ Mẹ” tác giả : Lê Thị Anh Đào  Phát thanh :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Trong chương trình học chắc hẳn các bạn đã biết về nhà văn Victor Hugo - Trong buổi phát thanh hôm nay chúng ta còn biết thêm về bản di chúc của đại thi hào này. Tấm gương lòng cao cả : BẢN DI CHÚC ĐỘC ĐÁO Đúng 13 giờ 27 phút ngày 22/05/1885 trái tim vĩ đại của Đại văn hào Victor Hugo đã ngừng đập, Ông thọ 83 tuổi. Trong bản di chúc độc đáo của Victor Hugo có ghi như sau : - Tôi tặng 50.000 trang cho người nghèo. - Tôi muốn được đưa đến nghĩa trang bằng chiếc xe tang của người nghèo. - Tôi khước từ tất cả các buổi lễ cầu hồn ở tất cả các nhà thờ. - Tôi chỉ xin mỗi một tâm hồn một lời cầu nguyện. Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp thực hiện khá nghiêm chỉnh 3 trên 4 điều trên. Chỉ có điều thứ 2 là có thay đổi. Thi hài của Ông vẫn được đưa trên chiếc xe tang của người nghèo nhưng không dược an tán tại nghĩa trang Pecre Lachaise- một nghĩa trang của người nghèo khổ. Người ta đưa thi hài ông vào điện Pantheon – nơi chính phủ lưu giữ hài cốt của các vĩ nhân nước Pháp. Victor Hugo có vinh hạnh được đua vào nơi này. ( Hồ Thanh Tuấn sưu tập ) - Sắp tới ngày 20/10 rùi đó các bạn. Đó là ngày thành lập Hội Phụ Nữ Việt Nam. Trong tuần này chúng ta phải học tập thật tốt, để dành tặng những điểm 10 tròn trịa cho bà và mẹ của chúng mình nhé. - Mời các bạn nghe bài thơ mẹ của tác giả Lê Thị Anh Đào. MẸ Mẹ của con áo sờn tóc bạc Đêm nay mẹ quạt ánh than hồng Mẹ chẳng nói lên lời yêu quí Ngồi thao thức trở trăn suy nghĩ Mắt quầng thâm cả đêm dài Thắp cho con ước mơ ngày mai Mẹ đổi cả thân hình dáng vóc Bước con đi tình mẹ bầu trời. ( Trường THCS Bảng Lang, Phong Thổ, Lai Châu ) Hiện nay ai cũng mua cho mình một chiếc nón bảo hiểm, vừa chấp hành tốt luật giao thông đường bộ vừa bảo vệ tính mạng chủa chính mình. Thế ở gia đình các bạn mọi người đã có đủ nón bảo hiểm chưa? Hãy tuyên truyền cho mọi người hãy đội nón bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy các bạn nhé ! Ví sắp tới đây, tháng 12, nghị định 146 có hiệu lực sẽ phạt nặng đối với những ai không đội nón bảo hiểm đó. TUẦN 3  Nội dung :  Phát thanh : - Gương bạn trai dũng cảm cứu bạn mình trong hồ nước sâu Lê Đình Sơn. - Đại hội Liên đội nhiệm kỳ 2016 – 2017..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sau đây mời thầy cô và các bạn cùng nghe về một gươn dũng cảm cứu bạn mình trong hồ nước sâu, đã được trao tặng Huy Hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”, Hành động mưu trí. Chiều hôm ấy, Lê Đình Sơn trên đường đi học về thì gặp bạn Lê Thu Thảo (học cùng trường) hớt hải cho biết về 3 bạn gái bị lâm nạn ở hồ nước tưới cà phê. Cậu chạy một mạch tới nơi xảy ra tai nạn rùi nhanh trí cởi phăng áo của mình nối với các áo mà các bạn đang để trên bờ, rồi vứt ra cho Hoàng Thị Loan ( lớp 6D, THCS Đăk Mar, huyện Đăk Hà, Komtum) Loan đã nắm lấy chiếc áo đó và được Sơn đưa vào bờ, cứu xong Loan, Sơn vội vàng lao xuống hồ nước có độ sâu 5 – 6 m, lặn xuống tiếp tục vớt được bạn Lưu Thị Trang (học cùng với Loan) khéo léo đẩy bạn vào bờ an toàn. Nhưng Trang đang trong cơn nguy kịch và đã bị uống rất nhiều nước, mê man bất tỉnh, mắt nhắm nghiền… Sơn nhớ lại những động tác cấp cứu mà mình đã được thầy cô trong trường dạy, nhanh chống làm hô hấp nhân tạo giúp Trang dần dần tỉnh lại. Là học sinh ai cũng có nhiều kỷ niệm đẹp. Sau đây là kỉ niệm của bạn trai tên là K của tác giả Nguyễn Thị Thanh Loan. BÊN NGOAØI CỬA SỔ ( Tặng K- người hay nhìn ra cửa sổ ) Bên ngoài khung cửa sổ Là nắng rực sân trường Cây bàng mùa thay áo Lá rơi còn vấn vương Bên ngoài khung cửa sổ Chim ríu rít chuyền cành Cây phượng già trả lại Tán rợp màu ngát xanh Bên ngoài khung cửa sổ Bao bạn bè, giờ chơi Trò trốn tìm đuổi bắt Sân trường rộn tiến cười Bên ngoài khung cửa sổ Của lớp học thân thương Là khoảng trời kỉ niệm Tuổi thơ dưới máI trường TUẦN 4  Nội dung :  Phát thanh : - Phát lại Quyền và bổn phận trẻ em tuần 4 tháng 10. - Tuyên truyền : giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, bảo vệ môi trường. Các bạn ơ! Sắp đến thi rùi các bạn đã ôn bài kỹ chưa ? Mời các bạn nghe bài thơ “ Đừng quên học bài” của tác giả Nguyễn Đình Quảng và nhớ đừng nên như bạn trong bài thơ nhé. ĐỪNG QUÊN HỌC BAØI Hôm trước, mãi đọc truyện Bài vở chẳng ngó qua Sáng hôm sau, khôn khổ Phải lên bảng kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Miệng lúng ba lúng búng Trán lấm tấm mồ hôi Mặt đỏ như gà chọi Chân tay run quá trời Bạn ơi! Muốn đọc truyện Xin đừng quên học bài Đến lớp mới thanh thản Thẳng điểm một, hai NGUYỄN ĐÌNH QUẢNG ( 95, Quang Trung, Hà Đông, Hà Tây). ÑĂNG XA Đằng xa ông mặt trời lên Trông như quả táo đỏ trên cành vàng Đằng xa chú bướm lang thang Lang thang đâu đó tìm nàng bướm xinh Đằng xa cây núi dập dình Mờ mờ ảo ảo cảnh tình trong sương Mẹ em lên núi làm nương Mồ hôi đổ xuống cây đương lên mầm… Nguyễn Thanh Lâm (Lớp 8A THCS Đoàn Kết, TX. Lai Châu ) - Vệ sinh cá nhân : bàn tay sạch bảo vệ sức khỏe cho mình. Nếu bạn không cẩn thận rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, uống nước chưa đun chín, ăn quả xanh sẽ dẫn tới nhiều chứng bệnh về đường ruột đó. - Tới lúc đó lại kêu lên là : “Bác sĩ ơi, đừng tiêm, cháu xin chừa uống nước lã và quả xanh” Buổi phát thanh măng non của liên đội TH Thạnh Đông B đến đây là kết thúc . Hẹn gặp lại các bạn vào chương trình hôm sau . Thân ái chào tạm biệt CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: NHỚ ƠN THẦY CÔ I. Ngày Chủ điểm : - Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 II. Nội dung:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -. Tập trung ôn tập và thi khảo sát chất lượng giữa học kì 1. Tuyên truyền cho học sinh nắm ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 Thi đua dạy tốt, học tốt. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ bài văn nói về trường lớp, tình thầy trò. - Phát động cho các em viết thư thăm thầy cô giáo cũ. - Tuyên truyền về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” và phong trào tri ân thầy cô, hội thi làm đồ dùng. DUYỆT BGH. Ngày 1 tháng 11 năm 2016 TPT. Nguyễn Thị Thu Hương. Nguyễn Hoài Trí. NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG THÁNG 11. TUẦN 1  Nội dung : - Phát thanh tuyên truyền về Tết nhà giáo. - Phong trào tri ân thầy cô - Hội thi làm đồ dùng của giáo viên - Tập luyện nghi thức thi nghi thức vòng trường - Các bài thơ, bài văn nói về thầy cô giáo.  Phát thanh : Đây là đài phát thanh măng non Thạnh Đông B, mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe Sau đây là bài thơ nói về tình cảm của những em học sinh ở miền cao đối với thầy cô giáo mang cái chữ đến cho các em. GỬI CHỮ LÊN NGAØN Chữ Bác Hồ ở miền xuôi Trèo đèo, lội suối tới nơi bản làng Cô giáo gùi chữ lên ngàn Gieo chữ xuống đá cha đàn em thơ Cô dạy em biết ước mơ Lời thơ xanh cả trời thơ dịu hiền Cô giáo có phải cô tiên Mà sao sỏi đá hóa miền ca dao Én đồng thương nhớ vùng cao Nắng hồng thắp lửa hoa rừng xuân.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đường ơi ngắn lại cho gần Để cô gùi chữ bàn chân không mòn Q.G.T. TUẦN 2  Nội dung :  Phát thanh : Đây là đài phát thanh măng non Thạnh đông B, mời các bạn cùng lắng nghe: Nhân chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn” chúng ta cùng đến với bài thơ “Người Lái Đò” của tác giả Thào Thị Hà nhé! NGƯỜI LÁI ĐÒ Trên dòng sông mênh mông Có những người lái đò Đưa khách qua dòng sông Bằng tấm lòng rộng mở Có những chuyến đò nọ Chở toàn các em thơ Người lái đò nhân hậu Đưa em đến bến bờ Chúng em gọi người là Những nhà giáo Việt Nam Người đưa chúng em đi Đến một nguồn tri thức Bạn ơi chăm học nhé Để nhớ ơn thầy cô Mai ngày em khôn lớn Người lái đò – nhớ mãi.. TUẦN 3  Nội dung :.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Lịch sử Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE). Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được còn tổ chức tại nhiều vùng ở miền Nam Việt Nam dưới kiểm soát của phe Cộng sản. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến. Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".. TUẦN 4  Nội dung : Bảng tin truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam Kính thưa các bạn thính giả thân mến. Mở đầu chương trình sinh hoạt măng non hôm nay xin mời các bạn lắng nghe thông tin về truyền thống Thầy giáo Vieät Nam Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, nghĩa là yêu đạo nghĩa, kính trọng thầy giáo. Y thức này xuất phát từ lòng hiếu học. Nhân dân Việt Nam hiểu rằng muốn trở thành người có ích cho xã hội phải học ( không thầy đố mày làm nên) và muốn học cho thông thái phải kính thầy, yêu mến thầy ( Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy) Nhưng dân tộc Việt Nam có truyền thống kính trọng thầy giáo còn là vì bản thân thầy giáo còn là những người đáng kính trọng. Nhìn lại các triều đại phong kiến đến nay; chúng ta thấy thầy giáo Việt Nam dều là những người có kiến thức rộng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, cương trực, thẳng thắng khuất phục dưới tiền bạc, uy vũ, có một cuộc sống giản dị, gần gủi với nhân dân, có thể nói những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta về tư tưởng, về đạo đức, tình cảm đều tập trung vào thầy giáo, chính vì vậy mà nhân dân Việt Nam vốn hiếu học lại càng kính trọng thầy giáo. Hơn nữa từ xưa đến nay, biết bao tấm gương sáng của thầy giáo Việt nam mà mỗi thời kỳ đều có những thầy giáo tiêu biểu cho nền giáo dục Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Dưới triều Hậu Lý nhiều nhà sư có học vấn luyện thân sống ẩn dật, bốc thuốc chữa bệnh, cứu người và mở trường dạy học, truyền bá đạo nghĩa. Các vua Lý biết được mời ra giúp nước Kinh bang tế thế như: các vị sư chân không tiền sư, viên chiếu thiền sư, viên thông quốc sư, trí – bảo thiền sư, khuôn – Việt đại sư…. Đều là những nhà giáo nổi tiếng. Đởi Trần có Chu Văn An đậu thái học sĩ không chịu ra làm quan, mởi trường dạy học trên sông Tô Lịch gần Thăng Long. Vua Trần biết thầy là người có tài, có đức nên triệu về kinh. Không tthể trái mệnh lệnh của vua thầy bắt buộc phải về triều thọ chức nhưng xin làm người dạy học tại quốc sử giám, tức trường Đại học bây giờ. Được mấy năm, thấy bon nịnh thần chuyên quyền làm bậy. Thầy làm sớ tâu lên vua xin chém 7 tên nịnh thần. Vua Trần không nghe, thầy xin từ chức về ở ẩn trên núi Phượng Hoàng. Dưới triều đình Lê – Trịnh, có thầy Lương Thế Vinh thi đậu trạng nguyên, nhưng không làm vì không chịu được cảnh náo nhiệt của kinh thành, thầy Lương Thế Vinh về hưu mởi trường dạy học. Thầy là người tìm ra cách tính diện tích các hình, soạn sách Đại thành Toán Pháp và là người đầu tiên chế ra chiếc bàn tính. Thầy còn giỏi về nhạc và múa hát. Thầy đã soạn ra quyển hỹ tưởng phả lục, đề ra những nguyên tắc trong nghề ca, múa. Thầy Lê Quí Đôn, chẳng những là thầy giáo giỏi mà còn là nhà bác học soạn rất nhiều sách đề cập được nhiều vấn đề triết học, kinh tế học, sinh vật học, văn học, địa dư, sử ký…… Ở trong nam, tiêu biểu lúc bấy giờ là thầy Vũ Trường Toản quê ở Hòa Hưng nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Học trò của thầy là những người tài giỏi như: Phạm Đăng Hưng, Phạm Ngọc Tấn, Ngô Tùng Châu, đăc biệt trong số học trò của thầy có 3 nhà thơ nổi tiếng là Tam Gia Thi của tỉnh Gia Định lúc bấy giờ: Trịnh Hoàng Đức, Ngô Nhân Tình, Lê Quang Định, vì có công đào tạo nhân tài cho đất nước và duy trì đạo đức nên khi thầy mất, triều đình nhà Nguyễn tặng thầy danh hiệu “Gia Định tử sĩ Sùng đức Vũ Tiến Sinh” Thầy Phan Huy Ích nguyên là tiến sĩ của triều Lê, cha và anh ruột của thầy đều đậu tiến sĩ, thầy được vua Tây Sơn trọng dụng, nhưng khi vua Tây Sơn mất, thầy bị nhà Nguyễn trả thù, bắt đưa ra Bắc cùng 1 lần với Ngô Thời Nhậm và bị đánh đoàn tại văn miếu. Sau đó được tha về quê nhà mởi trường dạy học. Dưới triều Nguyễn các thầy Nguyễn An , Phạm Quý Thịnh, Phan Qui Chú, Dương Huy Bích, Ngô Thế Vinh, Vũ Tống Phan, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Văn Biên, Phan Huy Lương và Vũ Quốc Toàn, Lê Đình Diện….. đều là những thầy giáo nổi tiếng. Thầy nguyễn Đình Chiểu chẳng những là một chiến sĩ của phong trào chống pháp mà còn là một thầy thuốc nổi tiếng, một thầy giáo lương tâm, một nhà thơ lớn ở Miền Nam, thầy là người kết thúc nền văn hóa cổ điển Việt Nam với tác phẩm: Lục Vân Tiên và những bài văn tế nổi tiếng. “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẩm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Đó là 2 câu thơ bất hữu của thầy chẳng những được những người đương thời truyền tụng mà còn được hậu thế lấy nó làm phương pháp tu dưỡng. Buổi phát thanh măng non của liên đội TH Thạnh Đông B đến đây là kết thúc . Hẹn gặp lại các bạn vào chương trình hôm sau . Thân ái chào tạm biệt CHỦ ĐIỂM THÁNG 12:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN I.Ngày chủ điểm : Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 1.Nội dung : -Tuyên truyền cho học sinh ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS. -Tuyên truyền cho học sinh nắm được ý nghĩa ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12. -Sinh hoạt cho học sinh về đạo lý uống nước nhớ nguồn. -Vận động tuyên truyền chuẩn bị thi cuối học kỳ I. -Nhắc lại việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT với 4 nội dung: học thực chất, thi thực chất, không quay cóp trong thi cử. -Tuyên truyền về đại hội cháu ngoan Bác Hồ, viết thư UPU lần thứ ...... DUYỆT BGH Ngày 1 tháng 12 năm 2016 TPT. Nguyễn Thị Thu Hương. Nguyễn Hoài Trí. NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG THÁNG 12. TUẦN 1 + 2  Nội dung :  Phát thanh : Đây là đài phát thanh măng non, mời thầy cô và các bạn lắng nghe bản tin đầu tiên tuyên truyền về HIV/AIDS - Căn bệnh HIV/AIDS đã trở thành đại dịch để ngăn ngừa, mọi người cần phải nhận thức ro để tuyên truyền cho mọi thành viên của cộng đồng hiểu biết, phòng tránh, đồng thời chính bản thân cũng phải tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh này. Như vây, mỗi cá nhân không chỉ hiểu biết mà còn là tấm gương trong việc phòng chóng căn bệnh HIV/AIDS. - Cần hiểu ro căn bệnh AIDS, theo thuật ngữ quốc tế hiểu theo tiếng Việt là “ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người”. AIDS là môt loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người, gọi tắt là HIV, chúng xâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục, qua truyền máu và qua tiêm chích ma túy. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Virus HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS, chúng gây nhiễm trên chính bạch cầu (loại bạch cầu mạnh nhất trong cơ thể) gây rối loạn chức năng của tế bào này và dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch( cơ thể mất khả năng chống lại các vi khuẩn, virus…). - Hiểu ro căn bẹnh AIDS chúng ta hiểu tại sao thế giớ gọi là “đại dịch” và tầm quan trọng của công việc tuyên tuyền, tự bảo vệ chống lại căn bệnh này. - Sở vĩ AIDS phát triển với tốc độ khủng khiếp như trên vì thời lỳ nhiễm HIV có thể kéo dài từ 2 – 10 năm. Trong thời kỳ này, người vẫn khỏe mạnh bình thường không có triệu chứng gì ro rệt, nhưng cũng chính vì vậy mà khả năng lây nhiễm là rất lớn, do không biết phòng tránh. Bởi vậy, việc hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này từ tác hại đến quá trình phát triển, gây tử vong, thay đổi thái độ và hành vi, chống kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là rất cần thiết. Việc kết hợp các biện pháp xã hội và các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin giáo dục nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu. Tiếp theo mời thầy cô và các bạn nghe bài thơ viết về mùa hè nhé, bài thơ có tên là : KHI MÙA HÈ SANG Cổng trường khép lại Bác trống lặng im Ngôi trường lim dim Chìm vào giấc ngủ Tiếng ve nhắn nhủ “Mùa hè lại sang” Cánh phượng ngỡ ngàng Nở bừng sắc đỏ Xanh non màu cỏ Rộn rã tiếng ve Là những ngày hè Trên sân trường vắng Chỉ còn ánh nắng Chỉ còn tiếng ve Chỉ còn mùa hè Và ngôi trường ấy.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> TUẦN 3 + 4  Nội dung :  Phát thanh : Lịch sử Việt Nam Theo truyền thuyết, năm 2879 TCN các tộc người Việt cổ (Bách Việt) đã xây dựng nên nhà nước Xích Quỷ tại khu vực ngày nay là miền nam Trung Quốc. Tới thế kỷ 7 TCN, người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía nam đã lập nên nước Văn Lang tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam (theo Việt Sử Lược). Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, các tộc người Việt ở đây bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000 năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành của Triệu Thị Trinh, Mai Thúc Loan,...hoặc chỉ giành độc lập ngắn của Hai Bà Trưng, Lý Bí... đến năm 905 Khúc Thừa Dụ đã dành quyền tự chủ cho người Việt, và Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy trước đoàn quân Nam Hán năm 938. Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14 dân tộc Việt đã xây dựng đất nước trên cơ sở Phật giáo, tổ chức chính quyền tương tự thể chế chính trị của các triều đại Trung Quốc, ảnh hưởng của Nho giáo dần tăng lên từ thế kỷ 15. Trong suốt thời kỳ phong kiến, những lần chống lại sự xâm lược bởi các triều đại phương Bắc của người Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh và với những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ dần xuống phía nam của người Chăm, người Khmer, Việt Nam có ranh giới địa lý gần như hiện nay vào năm 1757 Đến giữa thế kỷ 19, cùng với Đông Dương, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt Nam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay tin quân Đồng Minh chiến thắng, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại. Sau Thế chiến thứ hai, người Pháp muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Việt Nam. Sau chiến thắng của Việt Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương. Hiệp định Genève được ký kết đã chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia đôi nước Việt Nam và lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, định sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước. Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài nên trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hiệp định Genève đã bị phá vỡ. Nước Việt Nam Cộng hòa, thành lập ở miền Nam, được Hoa Kỳ và một số nước đồng minh của Hoa Kỳ hậu thuẫn và các nước trong thế giới tự do công nhận, với chính quyền nằm trong tay những người không tham gia chống xâm lược Pháp. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, được thành lập tại miền Bắc, là nước được Liên Xô, Trung Quốc hậu thuẫn và được các nước trong khối xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ. Chính quyền miền Bắc có nòng cốt là Việt Minh. Xung đột giữa hai miền dẫn đến một cuộc chiến tranh kéo dài suốt gần 2 thập kỷ. Năm 1964, Hoa Kỳ chính thức can thiệp, đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Việt Nam và thực hiện các đợt ném bom miền Bắc, đặc biệt có sử dụng máy bay B-52 vào năm 1972. Đến tháng 1 năm 1973, sau những tổn thất vuợt.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ngưỡng chịu đựng trên chiến trường Việt Nam, cùng với những khó khăn trên chính trường Mỹ cộng với tác động của phong trào phản chiến trong nước và trên thế giới, Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris, và rút quân khỏi Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng. Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất đổi tên hiệu là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh, nhiều chính sách sai lầm đã đưa Việt Nam vào các khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội. Đại hội Đảng lần VI năm 1986 chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Năm 1995, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ một năm trước đó. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Cộng đồng Pháp ngữ, ASEAN, APEC. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán.[6] Vào ngày 16 tháng 10 năm 2007 Việt Nam đã được bầu làm một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2008-2009. Noi gương anh bộ đội cụ Hồ Hiếm có dân tộc nào mà lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc lại oanh liệt và hào hùng như dân tộc Việt Nam . Trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược , cùng với nhân dân . Người chiến sĩ với tên gọi thân thiết : Anh bộ đội cụ Hồ đã góp phần lập nên những chiến công hiểm hách . Những chiến công đó đã làm rạng rỡ non sông và dân tộc , tạc vào lịch sử và thời đại , những thiên anh hùng ca bất diệt bằng nét chữ vàng . Ngày 22/ 12/ 1994 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại châu Nguyên Bình ( Cao Bằng ) trong một khu rừng nằm giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo , dưới sự chỉ huy của đại tướng Vo Nguyên Giáp . Từ 34 chiến sĩ buổi ban đầu với 2 trận thắng giòn giã Phai Khắt và Nà Ngần , 56 năm qua . Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng phát triển và trưởng thành . đánh thắng 2 tên xâm lược Pháp và Mỹ . Từ 34 khẩu súng các loại quân đội ta ngày nay đã có đầy đủ các binh chủng : Binh chủng phòng không , không quân , tăng thiết giáp , thông tin , với lực lượng ngày càng chính quy tinh nhuệ . Trên chặng đường dài giải phóng và bảo vệ đất nước , quân đội ta xông pha lửa đạn , vì nhân dân quên mình , lập nên bao chiến công chói lọi : Đó là 9 năm làm một điện biên 7/ 5/ 1954 đánh thắng thực dân Pháp : Đó là cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 , khắp các thành phố đô thị ở Miền Nam . Đó là trận điện Biên Phủ trên không , đập tan cuộc tập kích bằng pháo đài bay B52 của không lực Hoa Kỳ trên bầu trời Hà Nội . Đó là cuộc tiến công đại thắng mùa xuân 1975 , đất nước ta thống nhất non sông thu về một mối . Chiến công nối tiếp chiến công như ngân mãi bài ca hào hùng , ngợi ca người chiến sĩ , người lính cụ Hồ thân yêu . Với chặng đường chiến đấu và chiến thắng vẻ vang , quân đội ta xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ : Trung với Đảng hiếu với dân . Noi gương anh bộ đội cụ Hồ , mỗi người đội viên mỗi bạn học sinh chúng ta nguyện học tập những phẩm chất cao đẹp của các anh : Yêu nước bảo vệ Tổ Quốc . Dũng cảm hy sinh trước kẻ thù và mọi nguy nan , đoàn kết thương yêu trên tình đồng đội , đồng chí. Buổi phát thanh măng non của liên đội TH Thạnh Đông B đến đây là kết thúc . Hẹn gặp lại các bạn vào chương trình hôm sau . Thân ái chào tạm bieät!.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 + 2: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC I. Chủ điểm : Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. II. Nội dung : - Tuyên truyền ý nghĩa ngày Sinh viên – Học sinh 09/01 và ngày thành lập Đảng CS Việt Nam. - Tìm hiểu tết cổ truyền dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Giáo dục tuyên truyền cho học sinh về an toàn vệ sinh thực phẩm trong các ngày tết. - Phát thanh những bài hát bài viết về mùa xuân. - Tuyên về phong trào : kế hoạch nhỏ, tham quan về nguồn, hủ gạo tình thương, tết vì bạn nghèo. - Sưu tầm những bài viết về con mèo. - Tuyên truyền cho học sinh đi học đều, đúng giờ sau tết.. DUYỆT BGH 2014. Ngày… Tháng … Năm TPT. NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG THÁNG 1+2. TUẦN 1 + 2:  Nội dung :  Phát thanh : Văn hóa Việt Nam có một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc bởi đó là sự giao hòa văn hóa của 54 sắc tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ. Bên cạnh đó, văn hóa Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cùng với nền văn minh lúa nước của người dân Việt Nam. Dân tộc Theo chính phủ Việt Nam, Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 87%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng cao nguyên. Trong số các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số. TUẦN 3 + 4:  Nội dung :  Phát thanh : Chuyên mục Xin chào! Rất vui được gặp lại các bạn vào phần chuyên mục ngày hôm nay. Sau đây chúng tôi xin được gửi tới các bạn một bài văn đặc sắc về mùa xuân. Mùa Xuân Đất Trời sinh ra theo quy luật của tự nhiên, là chiếc đồng hồ sinh học cho muôn loài cùng sống chung trên Trái Đất này. Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của Đất Trời, xua tan đi những băng giá ảm đạm của Mùa Đông. Mùa Xuân – Mùa của sinh sôi. Mùa đem đến sức sống mới cho vạn vật trong đó có cả Con Người chúng ta. Hơi ấm của Mùa Xuân lan tỏa khắp nơi. Vạn vật chợt bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch đánh thức những gì còn trong cơn “ngái ngủ”. Mùa Xuân – Mùa sinh sôi biểu hiện ro rệt nhất ở cây cối. Làn mưa Xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những lộc non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng ấm đầu năm. Khắp núi rừng phủ một màu xanh ngăn ngắt. Hoa mai, hoa mơ nở trắng vùng Tây Bắc, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc nổi bật trên thảm rừng xanh đó để đón chào Mùa Xuân. Trên khắp các làng quê đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc tươi xanh mang đầy nhựa sống. Mùa Xuân – Mùa sinh sản của muôn loài muông thú. Chim chóc ríu rít ghép đôi cùng. Mùa Xuân cũng là mùa giao phối của hầu hết các loài thú rừng. Tất cả những việc làm đó đều chung mục đích tạo ra thế hệ tương lai để duy trì giống nòi. Con người cũng không ngoài cái lẽ tự nhiên đó. Với tất cả các dân tộc trên trái đất, bất kể khác biệt văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu. Mùa của kết đôi. Và là mùa của những mầm sống hình thành. Chương trình PTMN của liên đội TH Thạnh Đông B đến đây là kết thúc. Hẹn gặp lại các bạn trong các chương trình sau TUẦN 5 + 6 :  Nội dung :  Phát thanh : Điểm tin Xin chào tất cả các bạn! Vậy là một năm mới đã sang. Sau kì nghỉ Tết Nguyên Đán, chúng ta đã trở lại trường đựơc một tuần rồi. Chắc chắn sau kì nghỉ vừa rồi, chúng ta có rất nhiều chuyện để kể cho bạn bè nghe như: tiền lì xì này, các chuyến đi du lịch này, đi lễ này, đoàn tụ gia đình này…. Nhưng chúng ta cũng gác lại những chuyện trên bởi.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> ngay bây giờ. Xin mời các bạn cùng lắng nghe phần điểm tin của liên đội: Dù trải qua một kì nghỉ dài nhưng thật đáng thật đáng mừng bởi không một ai vi phạm vào bản cam kết không tàng trữ, sử dụng pháo mà chúng ta dã kí trước khi nghỉ Tết. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đi học muộn, không đúng giờ khiến chi đội bị trừ điểm thi đua. Đặc biệt là việc đảm bảo vịêc đồng phục được các bạn thực hiện khá tốt. Một tràng pháo tay cho nhưng tiến bộ này nào! Khép lại những hoạt động của tuần qua, chúng ta hãy cùng đến với những dự định, kế hoạch trong tuần này. Về kế hoạch chính thức chúng ta sẽ đựơc biết trong cuộc họp BCH CĐ sắp tới. còn nữa, bắt đầu từ tháng này, mỗi chi đội sẽ cố gắng đảm bảo ý thức học tập cũng như kỉ luật để tham gia phong trào “ chi đội tự quản “. Hi vọng rằng, mỗi chi đội chúng ta sẽ đạt được thành công. Ngoài ra, chúng ta vẫn phải duy trì tốt nề nếp nghi thức hóa : Sinh hoat sao – Doi, TDGG, ne nep noi qui nha truong ...Vậy là phần điểm tin liên đội đến đây là kết thúc. Hẹn gặp lại các bạn vào chương trình PTMN tuan sau. TUẦN 7 + 8 :  Nội dung :  Phát thanh : Truyền thống ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/ 2/ 1930 Ngày 3/ 2/ 1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập . Từ đó dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta ngày càng phát triển mạnh mẽ Bác Hồ vị lãnh tụ của Đảng và trung ương Đảng luôn luôn quan tâm đến việc tập họp tuổi trẻ vào tổ chức để làm cách mạng cứu nước Ngay từ sau ngày Đảng cộng sản Đông dương và Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương ra đời , vào những năm 1930 ở các điạ phương đã có các đội thiếu niên ra đời để hoạt động theo các tổ chức cách mạng của Đảng Năm 1941 Bác Hồ từ nước ngoài trở về sau 30 năm xa tổ quốc . Hội nghị lần thứ 8 của trung ương Đảng vào tháng 5/ 1941 đã mở ra giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam . Mặt trận Việt Minh ra đời để đoàn kết nhân dân đánh Tây đuổi Nhật Đội nhi đồng cứu quốc đầu tiên ra đời vào 15/ 5/ 1941 tại thôn Nà Mạ , xã Trường Hà , Huyện Hà Quảng , Tỉnh Cao Bằng . Đội hoạt động theo điều lệ của mặt trận Việt Minh Ngày 15/ 5/ 1941 mãi mãi sáng chói trong trang lịch sử Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh . Ngày ấy ơ gần hang Pác Pó suối Lê Nin ở thôn Nà Mạ có 5 thiếu niên là Nông Văn Dền , Nông Văn Thàn , Lý Văn Tịnh , Lý Thị Nì , Lý Thị Xậu . Được các anh Đức Thanh và các anh cán bộ cách mạng giác ngộ , thử thách tập hợp để thành lập đội nhi đồng cứu quốc . Đội có mục đích là đánh Tây , đuổi Nhật với nhiệm vụ làm giao thông liên lạc đưa đón , bảo vệ cán bộ , canh gác cuộc họp của đảng …. Cuối buổi lễ cả 5 đội viên được kết nạp dã làm lễ tuyên thệ trung thành với Đảng , tuyệt đối giữ bí mật , dù có phải hy sinh đến tính mạng cũng không phản bội lại nhân dân và cách mạng . Thế là đội nhi đồng cứu quốc chính thức được thành lập ngày 15/ 5/1941. Buổi phát thanh măng non của liên đội TH Thạnh Đông B đến đây là kết thúc . Hẹn gặp lại các bạn vào chương trình hôm sau..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 3: YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ III. Chủ điểm : - Mừng Ngày Quốc tế phụ nữ 08/03. - Mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/03 IV. Nội dung : - Tuyên truyền về ngày Quốc tế phụ nữ để các em hiểu được ý nghĩa của ngày 08/03, từ đó biết bài tỏ thái độ quan tâm yêu thương hơn nữa đối với những người phụ nữ xung quanh mình. - Tuyên truyền về ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh - Về hội thi Phụ trách sao giỏi năm học 2014 – 2015. - Tuyên truyền về việc tổ chức “ Ngày hội Thiếu nhi vui khỏe”. DUYỆT BGH 2014. Ngày… Tháng … Năm TPT.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> NỘI DUNG CỤ THỂ TRONG THÁNG 03. Tuần 1 Chào các bạn! Đây là đài phát thanh măng non của Liên đội TH Thạnh Đông B. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lịch sử của ngày Quốc tế phụ nữ 08/03 các bạn nhé: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 08/03 Vào cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bật, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỉ nghệ phát triển thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc. Bọn tư bản trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của họ cực khổ và điêu đứng. Căm phẫn truốc sự áp bức tàn bạo đó ngày 08/03/1899, tại hai thành phố ChiCa-Gô và Niu-Óc của Mỹ, đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân nghành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị đàn áp, bắt bớ đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết bền bỉ đấu tranh buột bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Sau nhiều năm với sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26-27/08/1910. Đại hội thứ 2 của những người phụ nữ được triệu tập ở thủ đô của Đan Mạch. Về đự có 100 đại biểu của 17 nước trên thế giới đã quyết định lấy ngày 08/03 làm ngày quốc tế Phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trên thế giới. Buổi phát thanh học đường của Liên Đội Thạnh Đông B đến đây là hết rồi. Xin kính chào quý thầy cô và các bạn.. Tuần 2 Kính thưa thầy cô và các bạn thân mến. Sau đây xin mời thầy cô và các bạn nghe chương trình phát thanh măng non của Liên Đội TH Thạnh Đông B. Mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe bài thơ “Cô giáo của em” của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn. Cô giáo của em Cô giáo vào lớp Niềm vui vào theo Lời cô hiền dịu Như lời mẹ yêu Đứng trước bảng đen Theo dòng phấn trắng.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Từng lời cô dạy Từng bài học hay Trời xanh màu mây Tóc xanh đùa gió Chân trời rộng mở Từ cô, mỗi ngày… Nguyễn Trọng Hoàn Sau đây là bài thơ : “Bốn mùa và mẹ” mời quư thầy cô và các bạn cùng lắng nghe BỐN MÙA VÀ MẸ Mùa xuân, Tiếng chim ca ríu rít Con vui đón nắng xuân C̣n ḿnh mẹ tảo tần Nuôi cho con khôn lớn Mùa hè, Với tiết trời nóng nực Mẹ quạt mát cho con Ông mặt trời đỏ rực Con say trong giấc nồng Mùa thu, Nắng bắt đầu dần nhạt Lá vàng sào xào xạc rơi Mẹ làm việc chẳng ngơi Cho con vui tới lớp Mùa đông, Bao vất vả cực nhọc Tiết trời lạnh thấu xương Mẹ che chở bao bọc Trao con bao tình thương Sưu Tầm Buổi phát thanh học đường của Liên Đội THẠNH ĐÔNG B đến đây là hết rồi. Xin kính chào quý thầy cô và các bạn..

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×