Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

đáp án đề thi thử môn văn khối c d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.43 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ĐÁP ÁN THI THỬ ĐẠI HỌC (ĐỢT 1) NĂM HỌC 2012-2013
Môn: NGỮ VĂN (khối C, D)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu

Các ý cần đạt

Biểu
điểm
1
Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, có bao nhiêu lần Kim Lân miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ (Bà cụ Tứ)
khi chứng kiến anh con trai “nhặt được vợ”? Dụng ý của nhà văn phía sau những biểu hiện nghệ thuật đó là gì?

Trong thiên truyện, bà cụ Tứ luôn cố dấu những dòng nước mắt xót thương vì sợ phiền cho chính những người mà mình
thương xót. Nhưng tình cảm yêu thương thấm thía và lòng trắc ẩn đã không thể nào dấu hết… => Kim Lân đã 3 lần miêu
tả những giọt nước mắt của người mẹ nhân từ:
+ “Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường của con mình thế kia? Bà lão hấp háy cặp mắt… vì tự dưng bà lão thấy
mắt mình nhoèn ra thì phải”.
+ “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con… Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước
mắt…”.
+ “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá… Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng
ròng”.
1.0
Đó là tình cảm trắc ẩn, xót xa cho hoàn cảnh trớ trêu của gia đình mình/ cho thân phận của đứa con dâu tội nghiệp.
Là giọt nước mắt hạnh phúc của tình mẫu tử thiêng liêng trước niềm niềm vui bất ngờ với đứa con trai.
1.0
2
Facebook và cuộc sống thật của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
- Thuyết minh về vấn đề: Facebook là một mạng xã hội chứa đựng những thông tin cá nhân… Với tuổi trẻ, face không còn


là chốn riêng tư mà đã trở thành một không gian mở rất thú vị và đầy màu sắc: nơi để họ quan tâm, chia sẻ, động viên và
khích lệ lẫn nhau, khiến cho cuộc sống vì thế mà trở nên ý nghĩa… Bên cạnh những trang lành mạnh, nhiều bạn trẻ lại có
cách nói, cách viết khá phóng khoáng nên Facebook trở thành một diễn đàn của những ngôn từ “không sạch sẽ”; những lối
nghĩ cực đoan theo “hiệu ứng đám đông”… Từ đây, mức độ lan truyền cũng rất chóng mặt khiến nhiều người không đủ
bản lĩnh để “đề kháng” lại với những lối nghĩ, cách nói chuyện kiểu “chợ búa” như vậy.
1.0
- Nguyên nhân của những biểu hiện đáng tiếc: Do thói quen theo kiểu hùa vào, “đám đông” mà không cần nhận thức đúng
sai; do sự thiếu quan tâm, định hướng của người lớn đối với nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc cho giới trẻ…
1.0
- Giải pháp: Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể hoàn toàn đổ lỗi cho giới trẻ khi những hiện tượng tiêu cực xuất hiện
ngày càng nhiều. Ứng xử của những người xung quanh được xem là giải pháp quan trọng để thanh lọc và giúp bạn trẻ giữ
vững phẩm chất đạo đức giữa những guồng quay khắc nghiệt, giữa vô vàn trào lưu tốt xấu đang tác động xung quanh.
“Ngay cả với thế giới ảo mà nhiều học sinh, sinh viên đang bị lôi cuốn thì thay vì những ác cảm bởi tiêu cực nảy sinh, gia

1.0
www.DeThiThuDaiHoc.com
www.MATHVN.com
đình, nhà trường cần dạy học trò cách ứng xử có văn hoá, biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình. Các em cần
được trang bị những kỹ năng sống cần thiết, dù là chỉ trên thế giới ảo ” - một chuyên gia về tâm lý giáo dục đã nhấn
mạnh như vậy.

PHẦN RIÊNG THEO TỪNG BAN (5 điểm)
3a
Nghệ thuật sử dụng bút pháp tương phản của Thạch Lam, Nguyễn Tuân qua “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”
1. Nghệ thuật tương phản trong Hai đứa trẻ:
- Tương phản giữa hoàn cảnh và tính cách: hoàn cảnh thì buồn tẻ, nghèo khó, tù túng… gợi sự chết mòn về tinh thần ><
tính cách hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu trong cách nhìn và sự rung động của Liên => thể hiện tấm lòng yêu thương và
cái nhìn trìu mến của nhà văn dành cho những tâm hồn trẻ thơ.
- Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng: bóng tối theo nghĩa thực là thời khắc của ngày muộn và đêm khuya; theo nghĩa
tinh thần đó là nỗi buồn đang lan tỏa, thấm thía, trĩu nặng dần xâm chiếm tâm hồn của nhân vật >< ánh sáng theo nghĩa

thực là ráng chiều, cánh đom đóm, ánh sao đêm, những ngọn đèn… theo nghĩa tinh thần đó là những hồi quang kí ức về
một thiên đường đã mất và niềm hi vọng dù chỉ là le lói, mong manh => sự tương phản giữa cuộc sống thường nhật và
những khát vọng trong tâm hồn con người.
2.0
2. Nghệ thuật tương phản trong Chữ người tử tù:
- Tương phản giữa tính cách và hoàn cảnh: cảnh ngộ éo le, môi trường tù ngục đen tối dễ dẫn con người đến sự tha hóa ><
con người vượt lên hoàn cảnh để thể hiện chính mình (dũng khí của một bậc anh hùng ở Huấn Cao, của một bậc hiền nhân
ở Viên Quản ngục) => cách nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ của Nguyễn Tuân.
- Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng: bóng tối theo nghĩa thực là đêm khuya, là buồng giam tử tù; theo nghĩa tinh thần
đó chính là cảnh ngộ éo le mà con người phải đối mặt, là biểu tượng cho cái xấu xa >< ánh sáng theo nghĩa thực đó là tấm
lụa bạch, là bó đuốc tẩm dầu; theo nghĩa tinh thần đó là cái đẹp của nghệ thuật (chữ Huấn Cao) và là tư thế của tâm hồn
con người => là ánh sáng dẫn đường để những kẻ tri âm đến với nhau, giúp con người vượt lên những cái xấu xa, độc ác.
2.0
3. So sánh:
- Điểm giống: cả hai tác phẩm đều phát hiện và miêu tả sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa ánh sáng và bóng tối
theo nghĩa hiện diện và nghĩa tinh thần.
- Điểm khác: cách xử lí mối quan hệ cụ thể của tương quan bóng tối – ánh sáng; tính cách – hoàn cảnh:
+ Ở Chữ người tử tù đó là sự chiến thắng tuyệt đối của ánh sáng với bóng tối của tính cách và hoàn cảnh (Quản ngục dù
sống trong bóng tối vẫn giữ được niềm đam mê với cái đẹp và thiên lương trong sáng; Huấn Cao dù đối diện với án tử, với
hệ thống thế lực đen tối vẫn hiên ngang, bất khuất vẫn bộc lộ tài năng và tâm hồn đáng quý).
+ Ở Hai đứa trẻ cảnh thực và ánh sáng có nguy cơ bị bóng tối nuốt chửng, đè bẹp; ở đời sống tinh thần, ánh hồi quang kí
ức có rạng rỡ nhưng cũng nhanh chóng vụt tắt, hi vọng có tồn tại song cũng rất mong manh (cuộc sống buồn tẻ, nghèo khó
như thấm vào tâm hồn nhân vật => mang đến cho Liên một nỗi buồn man mác).
1.0
www.DeThiThuDaiHoc.com
www.MATHVN.com
3b
Cảm nhận của học sinh về hai đoạn thơ trong bài Tây Tiến và Tiếng hát con tàu
1. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết,

hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa.
- Hình ảnh thơ có sự hài hòa nét thực nét ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hòa hợp giữa
lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một tiếng kêu vang vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần
(rồi, ơi, chơi vơi, mỏi, hơi) với điệp từ (nhớ/ nhớ) và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo nên một âm hưởng tha
thiết, ngậm ngùi…
2.0
2. Đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ sâu nặng về những miền quê đã từng qua, rồi kết tinh thành một triết lí sâu sắc. Từ nỗi nhớ
thương dành cho những vùng đất mang nặng nghĩa tình, thuộc về kỉ niệm riêng, cảm xúc thơ được đúc kết thành triết lí
chung về quy luật phổ biến của tâm hồn.
- Nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và suy tưởng, bộc bạch tâm tình (câu đầu) với chiêm nghiệm triết lí (các câu sau);
phép điệp (nhớ/ nhớ), phép đối xứng (khi ta ở - khi ta đi), câu hỏi tu từ (nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?) khiến
đoạn thơ có sức truyền cảm và súc tích như một châm ngôn.
2.0
3. So sánh:
- Điểm tương đồng: hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, bồi hồi, sâu lắng về thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Điểm khác biệt: đoạn thơ trong bài Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn,
hình ảnh thơ nghiêng về tả thực trực quan; còn đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu là tình cảm nhớ thương đã được nâng
lên thành quy luật của tâm hồn, hình ảnh thơ nghiêng về khái quát và tượng trưng, chứa đựng vẻ đẹp của trí tuệ.
1.0
Học sinh có thể có những cảm nhận riêng (trong từng câu);
Đáp án chỉ mang tính tham khảo và định hướng;
Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi cho điểm.

www.DeThiThuDaiHoc.com
www.MATHVN.com

×