HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Lịch sử ( Đợt 2)
I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7 điểm)
Câu
hỏi
Các ý cần đạt Biểu
điểm
1
a. Phong trào mang tính cách mạng triệt để.
Phong trào đã nhằm trúng 2 kẻ thù đế quốc và phong kiến, đoạn tuyệt với
chủ nghĩa cải lương tư sản. Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng để lật đổ
chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng
0.5
b. Phong trào có quy mô rộng lớn.
Phong trào đã thu hút hàng chục vạn người tham gia trong phạm vi cả nước,
kéo dài trong thời gian gần 2 năm. Lực lượng chủ yếu là công nhân và nông
dân
0.5
c. Phong trào có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.
Phong trào diễn ra dưới nhiều hình thức như bãi công của công nhân, đấu
tranh của nông dân, bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương, mít tinh
biểu tình của các tầng lớp khác Phong trào sử dụng các hình thức quyết liệt
như phá nhà lao, đốt huyện đường, dùng bạo lực cách mạng đập tan chính
quyền địch
0.5
2
a. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
bùng nổ ngày 19 – 12 – 1946?
- Sau Hiệp định sơ bộ(6 -3 – 1946) và Tạm ước(14-9 – 1946), ta đã thực
hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp
đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích
+ Tháng 11 – 1946 Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn
+ Từ đầu tháng 12 – 1946 quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và
tự vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài
chính và một số cơ quan khác của ta
+ Ngày 18 và 19 – 12 – 1946 thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ
ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô
cho chúng
- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp,nhân dân ta chỉ có
một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do…Ngày 18
và 19 -12 – 1946 , Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát
động toàn quốc kháng chiến. Ngay trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến
1.0
b. Nội dung cơ bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- Chỉ rõ vì sao ta phải đứng dậy kháng chiến: “ Chúng ta muốn hoà bình,
chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân
Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”
- Nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta: “Không! Chúng ta thà
hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ!”
- Kêu gọi mọi người dân Việt Nam đứng lên kháng chiến (Chỉ rõ tính chất
toàn dân của cuộc kháng chiến): “Bất kỳ đàn ông đàn bà, bất kỳ người già
người trẻ…hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp,
cứu Tổ quốc ”
- Chỉ rõ tiền đồ tất thắng của cuộc kháng chiến: “Dù phải gian khổ kháng
1.0
www.DeThiThuDaiHoc.com
www.MATHVN.com
chiến nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định thuộc về
ta”
-> Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi
của non sông đất nước, là mệnh lệnh cách mạng tiến công, giục giã và soi
đường chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng dậy cứu nước
3
a. Âm mưu:
- Đầu năm 1969, cùng với việc thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến
tranh", Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương với chiến lược"Đông
Dương hóa chiến tranh" nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba
dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia .
0.5
b. Thủ đoạn:
- 18 - 3 - 1970, Mỹ chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập
Xihanúc, chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương.
- Tháng 4 - 1970, 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến hành cuộc hành
quân xâm lược Campuchia, cô lập Việt Nam
- Tháng 2 - 1971, 4.5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến hành cuộc hành
quân "Lam Sơn 719" chiếm giữ đường 9 - Nam Lào, đẩy mạnh xâm lược
Lào, cô lập Việt Nam.
1.5
c. Thắng lợi chung của ba dân tộc:
- Ngày 24 và 25 - 4 - 1970, Hội nghị cấp cao của ba nước Việt Nam - Lào -
Campuchia họp đối phó với âm mưu, thủ đoạn đảo chính của Mỹ và biểu thị
quyết tâm đoàn kết chống Mỹ của nhân dân ba nước
- Từ ngày 30 - 4 đến ngày 30 - 6 - 1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp
của quân dân Campuchia chiến đấu đập tan cuộc hành quân xâm lược
Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn
- Từ ngày 12 - 2 đến ngày 23 - 3- 1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp
của quân dân Lào chiến đấu đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn 719", giải
phóng đường 9 - Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng
Đông Dương
1.5
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3 điểm)
Câu hỏi Các ý cần đạt Biểu
điểm
1
a. Vai trò của Liên hợp quốc
Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, được tổ chức chặt chẽ,
hoạt động đều đặn và có vai trò to lớn đối với thế giới:
- Giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột; duy trì hòa bình, an ninh
thế giới; giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí hủy diệt
hàng loạt
- Đấu tranh thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
- Giúp đỡ các dân tộc, nhất là các nước đang phát triển về kinh tế, văn hóa,
giáo dục, y tế, nhân đạo.
- Tuy nhiên Liên hợp quôc cũng còn nhiều hạn chế: Không giải quyết được
cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông, không ngăn được Mỹ gây chiến tranh
ở I rắc
2.0
b. Đóng góp của Việt Nam
- Từ tháng 9 - 1977 Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh Hiến chương, các nghị quyết của
Liên hợp quốc và có tiếng nói ngày càng quan trọng.
1.0
www.DeThiThuDaiHoc.com
www.MATHVN.com
- Từ tháng 10 - 2007 Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực
Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009. Quan hệ giữa Liên hợp quốc và
Việt Nam ngày càng chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả, nhất là trong tiến
trình hội nhập quốc tế.
www.DeThiThuDaiHoc.com
www.MATHVN.com