Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.6 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 3 Tiết: 5 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hs biết được các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. 2. Kĩ năng - Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn. 3. Thái độ - Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, có ý thức học tập bộ môn, rèn luyện tính cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học II. CHUẨN BỊ: - Gv: SGK, bảng phụ. - Hs: SGK. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ - Hãy cho biết những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu? 3/ Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? * Thực hiện các tính toán: - Để giải quyết các bài toán có khối lượng tính toán vô cùng lớn, trong nhiều trường hợp con người không có khả năng thực hiện. Máy tính chính là công cụ giúp giảm bớt đáng kể gánh nặng tính toán cho con người. Từ đó Gv giới thiệu ứng dụng thứ nhất của máy tính là “Thực hiện các tính toán”. * Tự động hóa các công việc văn phòng: Gv: ta có thể dùng máy tính để soạn thảo, trình bày và in ấn các công văn, lá thư, bài báo, bưu thiếp . . - Hs: quan sát. * Hỗ trợ công tác quản lí: Gv: Các thông tin liên quan đến con người, tài sản, thành tích học tập . . . ta có thể tổ chức thành các cơ sở dữ liệu lưu giữ trong máy tính để có thể dễ dàng sử dụng khi cần thiết. - Hs: quan sát. * Công cụ học tập và giải trí: - Y/c Hs cho ví dụ: máy tính có thể giúp ta những gì trong công tác học tập. Hs: Em có thể dùng máy tính để học ngoại ngữ, làm toán, thực hiện các thí nghiệm vật lý, hóa học. 2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?. * Thực hiện các tính toán Giúp giải các bài toán khoa học– kỹ thuật. * Tự động hóa các công việc văn phòng - Có thể sử dụng máy tính để làm văn bản, giấy mời, in ấn … hoặc sử dụng để thuyết trình trong các hội nghị * Hỗ trợ công tác quản lí - Có thể sử dụng máy tính để quản lí một công ty, một tổ chức hay một trường học…. * Công cụ học tập và giải trí - Em có thể học ngoại ngữ, làm thí nghiệm, làm toán hay nghe nhạc, xem phim, chơi game … trên máy tính.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Y/c Hs cho ví dụ: máy tính có thể giúp ta những gì trong công tác giải trí. Hs: Em có thể dùng máy tính để nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi, vẽ tranh, viết nốt nhạc, . . . * Điều khiển tự động và robot: - Máy tính có thể điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất như lắp ráp ô tô, xe máy. . . - Nhờ các máy tính được lắp đặt bên trong, các robot ngày nay đã có thể làm thay con người nhiều công việc nặng nhọc hoặc trong môi trường hại Hs: quan sát. * Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến: - Các máy tính hiện nay có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính nhờ đó mà em có thể liên lạc thường xuyên với bạn bè, người thân hoặc tra cứu nhiều thông tin bổ ích. Hoạt động 2: Máy tính và điều chưa thể. Gv: Máy tính là một công cụ tuyệt vời, tuy nhiên máy tính chỉ làm được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh. Như vậy, máy tính vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn con người. Hs: quan sát.mn Gọi Hs đọc ghi nhớ trang 12 sgk.. * Điều khiển tự động và Robot - Có thể sử dụng máy tính để điều khiển các dây truyền sản xuất, điều khiển vệ tinh, tàu vũ trụ…. * Liên lạc, tra cứu mua bán trực tuyến - Chúng ta có thể gửi thư điện tử, tham gia vào các diễn đàn, trao đổi trực tuyến … thông qua mạng Internet. - Ngoài ra chúng ta còn có thể mua bán qua mạng mà không phải đến tận cửa hàng để mua. 3. Máy tính và điều chưa thể - Máy tính không có cảm giác và không phân biệt được mùi vị,… - Máy tính không có tư duy và không biết suy nghĩ mà nó chỉ biết làm những gì mà con người đã hướng dẫn cho nó.. 4/ Củng cố - Máy tính có những khả năng nào?. Nêu cụ thể từng khả năng của máy tính? Hs: trả lời.. 5/ Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm Bài tập 1 trang 13 SGK - Xem tiếp nội dung 2 và 3 của bài IV. RÚT KINH NGHIỆM ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(3)</span>