Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

678

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.58 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT TÁNH LINH TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Số: 03/BC-ĐK1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng Kho, ngày 20 tháng 01 năm 2016. BÁO CÁO Tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ từ tháng 8/2014 đến tháng 01/2016. Thực hiện Kế hoạch số 51/PGD&ĐT ngày 14/01/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tánh Linh về việc kiểm tra toàn diện trong lĩnh vực giáo dục đối với Trường Tiểu học Đồng Kho 1, Trường Tiểu học Đồng Kho 1 báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ từ tháng 8/2014 đến tháng 01/2016 của đơn vị như sau: I. Đặc điểm tình hình: Trường thuộc xã vùng cao của huyện Tánh Linh, cách trung tâm huyện 15 km về phía Tây. Năm 2003 đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia Mức độ I; tháng 5/2011 được phòng GD&ĐT kiểm tra xếp loại xuất sắc trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương cùng sự kết hợp chặt chẽ của Hội cha mẹ học sinh và các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường. - Lực lượng giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yên tâm công tác, luôn tự giác trong khi tham gia các hoạt động giáo dục; có tay nghề vững vàng, thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, có nhiều cố gắng thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đứng lớp đều vượt chuẩn đào tạo. - Có giáo viên chuyên Âm nhạc, Thể dục, Anh văn, Tin học thuận lợi cho việc giáo dục nghệ thuật và các môn học tự chọn dành cho học sinh. 2. Khó khăn - Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn rất nhiều. Cụ thể là phòng học, phòng chức năng thiếu quá nhiều chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới hình thức dạy học, phương pháp dạy học, hoặc tổ chức học 2 buổi/ngày; sân trường, chưa đạt yêu cầu với một trường chuẩn Quốc gia, trường học thân thiện. - Đời sống kinh tế của đa số phụ huynh trong vùng còn khó khăn nên sự đóng góp, hỗ trợ của phụ huynh dành cho nhà trường theo yêu cầu xã hội hóa giáo dục hiện hành hầu như không có..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. Thống kê số liệu: Tổng số CB-GV-CNV: 26 Trong đó: + Đảng viên: 11/8 nữ + Hiệu trưởng: 01 + Phó hiệu trưởng: 01/01 nữ + Tổng phụ trách: 1 + Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 19/15 + Nhân viên:. 4/3. + Hợp đồng:. 03. nữ. nữ. + Số CBQL và GV đạt chuẩn trở lên: 22/22 nữ (Trong đó vượt chuẩn: 22/22 _Tỉ lệ 100%) III. Tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ 1. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên: Trong những năm qua, đơn vị luôn đảm bảo đủ số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định tại Thông tư 35 /2006/TTLT-BGDĐT-BNV. Trong đó 100% cán bộ quản lí và giáo viên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo (CĐSP: 7/20 người; ĐHSP: 15/20 người). Số nhân viên kế toán, thư viện, y tế đều được đào tạo đúng chuyên ngành theo từng vị trí việc làm. Đánh giá xếp loại công chức hàng năm: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 100% giáo viên được xếp loại khá về chuẩn nghề nghiệp trở lên; 100% cán bộ quản lí được xếp loại xuất sắc chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. 2. Xây dựng, quản lí cơ sở vật chất và kỹ thuật: Nhà trường luôn quan tâm đến việc đầu tư, quản lí, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất; mua sắm thêm trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho việc dạy và học (Kinh phí mua sắm trang thiết bị kĩ thuật năm 2014: 45.991.600 đồng; năm 2015: 31.800.000 đồng). Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác tham mưu nhưng đến nay cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu khá nhiều so với các quy định của Ngành. Cụ thể như sau: a/ Phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng: Hiện nay các phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng của trường còn thiếu khá nhiều. Trong đó: - Khối phòng học: Thiếu 6 phòng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Khối phòng phục vụ học tập: Thiếu các phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng học ngoại ngữ; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập - Khối phòng hành chính quản trị: thiếu các phòng Phó Hiệu trưởng, phòng giáo viên, Văn phòng, phòng y tế học đường, phòng thường trực, bảo vệ… b/ Bàn ghế, đồ dùng dạy học, sách, thiết bị, dụng cụ TDTT, sân chơi, bãi tập, khu vực vệ sinh, khu để xe, khu vực bán trú (nếu có) - Bàn ghế học sinh: Có 146 bộ đúng quy cách (Bàn 2 chỗ ngồi, ghế rời có lưng tựa đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT) đã dùng 15 năm nhưng đến nay vẫn còn sử dụng khá tốt. - Có đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học, dụng cụ thể dục thể thao theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành (Thông tư số15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009); giáo viên có ý thức tự làm đồ dùng dạy học; nhà trường duy trì việc tổ chức hội thi tự làm đồ dùng dạy học hàng năm; thực hiện tốt quản lí, sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học; thường xuyên mua sắm, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học (Kinh phí mua đồ dùng, thiết bị dạy học năm 2014: 2.014.400 đồng; năm 2015: 7.932.000 đồng) - Có đủ các loại sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên; có chú ý đầu tư xây dựng tủ sách dùng chung bảo đảm ngay từ khi bước vào năm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập; thường xuyên mua sắm, bổ sung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, sách pháp luật… (Kinh phí mua sách năm 2014: 2.856.600 đồng; năm 2015: 10.924.900 đồng) - Sân chơi của trường khá chật hẹp và thiếu các loại đồ chơi, thiết bị vận động dành cho lứa tuổi tiểu học; chưa có bãi tập cho học sinh. - Khu vực vệ sinh có đủ các nhà vệ sinh dành cho nam, nữ giáo viên và nam, nữ học sinh. Các nhà vệ sinh còn sử dụng tốt và luôn được chùi dọn sạch sẽ. - Chưa có khu để xe cho giáo viên và học sinh. c/ Diện tích khuôn viên: Tổng diện tích đất của trường: 9756 mét vuông, vượt rất nhiều so với chuẩn quy định. Toàn bộ diện tích đã được cấp sổ hồng đảm bảo đầy đủ tính pháp lý về quyền sử dụng đất đai. Hiện nay diện tích đất của trường được quản lí chặt chẽ, không bị lấn chiếm, cho thuê mướn hoặc sử dụng các mục đích trái phép. d/ Cảnh quan trường học: Trường có đủ cổng trường, tường rào, cây xanh, cây bóng mát; khuôn viên trường học rộng rãi đảm tốt các yêu cầu vệ sinh học đường và môi trường sư phạm. 3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a/ Kế hoạch phát triển giáo dục: Thực hiện chỉ tiêu phát triển giáo dục: Trong những năm qua nhà trường. luôn thực hiện tốt kế hoạch phát triển giáo dục; thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu phát triển giáo dục do UBND huyện giao hàng năm. Số liệu năm học 20152016 như sau:. NỘI DUNG - Lớp - Học sinh - Nữ - Dân tộc - Số học sinh khuyết tật - Số mới tuyển - Số lưu ban - Hưởng chính sách hộ nghèo. TỔNG SỐ 14 322 136 4 6 58 1 13. L1 3 52 21 2 52 2. CHIA RA L2 L3 L4 3 3 3 73 62 79 37 26 28 2 1 2 2 3 2 1 2 2 3. L5 2 56 24 1 1 4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục được giao: Nhà trường thường xuyên tham mưu các ban ngành, đoàn thể ở địa phương huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 7-14 tuổi ra học các lớp tiểu học đồng thời thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số, không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Năm 2015 đã cùng với các trường tiểu học trong xã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Đến tháng 12/2015 xã Đồng Kho được UBND huyện ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ III. Thực hiện qui chế tuyển sinh: Hàng năm nhà trường đều thành lập ban tuyển sinh để thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh năm học mới. Công tác tuyển sinh đảm bảo đúng quy chế, công khai, khách quan tạo điều kiện cho mọi trẻ em được đến trường. Việc biên chế lớp đảm bảo cân đối, đồng đều về chất lượng học sinh, giới tính, địa bàn. Trung bình mỗi lớp khoảng 23 học sinh. Nhìn chung nhà trường đã thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh; đảm bảo huy động 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp có đầy đủ các loại hồ sơ và thực hiện thủ tục nhập học đúng quy định. Tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban: Trong các năm qua nhà trường luôn thực hiện tốt công tác duy trì tốt sĩ số học sinh, không có học sinh bỏ học giữa chừng. Với việc tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời thực hiện tốt công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học nên trong những năm qua tỉ lê lưu ban của nhà trường luôn dưới 0,5% (Thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của huyện). Học sinh lưu ban của năm học 2014-2015 là 1/326 em tỉ lệ là 0,3%. b/ Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được nhà trường quan tâm. Cùng với việc thực hiện dạy đầy đủ nội dung, chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> của môn đạo đức chính khoá, nhà trường còn tổ chức thường xuyên các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, ứng xử có văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường. Bên cạnh đó Đội Thiếu niên cũng đã thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động của Đội; duy trì thường xuyên chương trình phát thanh măng non với nội dung phong phú nhằm tuyên tuyền giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Ngoài ra nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, với các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, trong những năm qua trong trường không có học sinh cá biệt, học sinh bị kỉ luật; hầu hết các em đều ngoan ngoãn, chấp hành nghiêm túc nội qui, qui định của trường, của lớp, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo, kính trọng người lớn tuổi, có tinh thần đoàn kết, biết thương yêu bạn bè… Kết quả đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh trong thời gian qua như sau: - Thời điểm cuối năm học 2014-2015: 326/326, tỉ lệ 100% - Thời điểm cuối học kì 1 năm học 2015- 2016: 318/318, tỉ lệ 100%. 4. Về hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các bộ môn văn hoá: Nhà trường tổ chức dạy đầy đủ các bộ môn văn hoá; thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT. Giáo viên thường xuyên thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, có khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho mọi học sinh tham gia vào tiết học; thực hiện đánh giá, nhận xét học sinh theo đúng tinh thần Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Giáo viên thường xuyên sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có tại phòng thiết bị. Bên cạnh đó giáo viên đã tự làm thêm nhiều đồ dùng dạy học bằng các vật liệu rẻ tiền, vật liệu sẵn có để phục vụ các tiết dạy. Chất lượng học tập của học sinh có nhiều tiến bộ. Số lượng học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học chiếm tỉ lệ cao; số học sinh chưa hoàn thành môn học giảm nhiều. Hầu hết tất cả học sinh đều đạt chuẩn kiến thức kĩ năng theo quy định của tất cả các môn học. Kết quả học tập của học sinh cuối năm học 20142015: + Học sinh hoàn thành xuất sắc nội dung học tập các môn học: 74/326- Tỉ lệ: 22,7%; + Học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán, Tiếng việt: 89/326- Tỉ lệ: 27,3%; + Học sinh chưa hoàn thành môn học: 01/326- Tỉ lệ: 0,3%. 5. Chất lượng các hoạt động giáo dục khác:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Công tác giáo dục thể chất luôn được chú trọng. Ngoài việc thực hiện dạy đầy đủ nội dung, chương trình của môn thể dục chính khoá, nhà trường còn tổ chức thường xuyên các hoạt động thể dục, thể thao nhằm tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội để rèn luyện thể chất; duy trì thường xuyên hoạt động của các câu lạc bộ cờ vua, cầu lông; tạo điều kiện cho các em được chơi những môn thể thao yêu thích. Trong các năm qua nhà trường luôn duy trì việc tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường để các học sinh có dịp thể hiện năng khiếu thể thao của bản thân đồng thời khơi dậy khí thế thi đua sôi nổi phong trào rèn luyện thể chất của học sinh. Đây cũng là dịp để nhà trường tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm phong trào giáo dục thể chất trong nhà trường. Đặc biệt trong năm học này nhà trường đã tổ chức đưa 16 học sinh tham gia Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện và đã giành được 8 giải cá nhân và tập thể. Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh luôn được nhà trường quan tâm phối hợp với các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường giáo dục đầy đủ theo các ngày chủ điểm với nhiều hình thức phong phú. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được nhà trường tổ chức thường xuyên với nhiều nội dung phong phú như tổ chức trò chơi, hội thi, chăm sóc cây xanh, vệ sinh, trang trí lớp… Ngoài ra, việc thực hiện tích hợp nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp vào các môn mĩ thuật, thủ công, âm nhạc cũng được duy trì thường xuyên đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 6. Về công tác quản lý của hiệu trưởng: a/ Trách nhiệm hành chính: Trong các năm qua, nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về giáo dục; hàng năm đều xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học với nhiều nội dung phong phú góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí trường học. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; toàn trường có ý thức cao trong việc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong những năm qua nhà trường không nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo của cá nhân hoặc tập thể; không có tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp; chưa phát hiện các tiêu cực hoặc dấu hiệu tham nhũng; ý thức tiết kiệm ngày được nâng cao, tình trạng lãng phí được quản lí, kiểm soát chặt chẽ (Nhà trường đã ban hành nhiều quy chế, quy định trong việc bảo quản tài sản, sử dụng điện, nước, máy móc, thư viện, thiết bị… nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị). Nhà trường thực hiện nghiêm túc công tác sử dụng, quản lý viên chức, người lao động; thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, người học. Tháng 1 hàng năm nhà trường đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thông.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> qua trước hội đồng sư phạm. Trong các năm qua nhà trường luôn thực hiện thu chi kinh phí giáo dục đúng mục đích, đúng quy định của tài chính. Không để xảy ra tình trạng nợ các khoản đóng góp hoặc thiếu tiền trả chế độ cho viên chức, người lao động (Theo kết quả thẩm tra tài chính hàng năm của Phòng GD&ĐT và Phòng Tài chính). Nhà trường đã thực hiện tốt công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Trong những năm qua, đơn vị không có bất kì giáo viên nào tổ chức dạy thêm thu tiền của người học. b/ Công tác kế hoạch hóa: Hàng năm nhà trường đều xây dựng dựng đầy đủ kế hoạch năm học, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng tuần để chỉ đạo, triển khai, thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường. Ngoài ra nhà trường còn xây dựng nhiều kế hoạch chuyên đề để triển khai từng nhiệm vụ cụ thể. Việc thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá đã góp phần rất lớn trong việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí trong nhà trường. c/ Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhà trường thực hiện tốt công tác quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đầu mỗi năm học nhà trường đều ban hành các quyết định phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên (QĐ số 16/QĐ-ĐK1 ngày 24/8/2015); kiện toàn bộ máy làm việc (QĐ Số 18/QĐ-ĐK1 ngày 24/8/2015); bổ sung, điều chỉnh Quy chế làm việc (QĐ số 33/QĐ-ĐK1 ngày 10/9/2015), quy định việc thực hiện giờ giấc và nề nếp làm việc (QĐ số 28/QĐ-ĐK1 ngày 10/9/2015), quy chế chuyên môn (QĐ số 27/QĐ-ĐK1 ngày 10/9/2015), công văn số 02/CV-ĐK1, ngày 20/12/2014 về việc chấn chỉnh việc thực hiện nề nếp chuyên môn và giờ giấc làm việc… vì vậy trong các năm qua, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có ý thức chấp hành pháp luật, quy chế, quy định, thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, hoàn thành nhiệm vụ một cách tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên cũng được nhà trường luôn quan tâm. Cuối mỗi năm học đều thực hiện bình xét khen thưởng các cá nhân, tập thể theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Ngành, của UBND tỉnh. Nhà trường thường xuyên chú trọng tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công tác bồi dưỡng được tiến hành tập trung theo kế hoạch (Vào đầu tháng 8 hàng năm) hoặc trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, trong các buổi thao giảng, dự giờ…Đến thời điểm này toàn thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị đều có trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng tốt các nhiệm vụ được giao. d/ Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc công khai chất lượng giáo dục theo Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT (Có hồ sơ riêng); hàng năm luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. đ/ Công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục; quan hệ phối hợp công tác giữa hiệu trưởng với lãnh đạo các đoàn thể: Nhà trường thường xuyên tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Cấp uỷ và chính quyền địa phương trong việc tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là việc triển khai, tổ chức các hoạt động giáo dục. Đặc biệt trong năm 2015 đã tham mưu cấp trên đầu tư xây dựng các hạng mục như xây dựng tường rào cổng trường trị giá 960 triệu đồng và 10 phòng học trị giá 4,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã thực hiện khá tốt công tác xã hội hoá giáo dục, vận động cộng đồng tham gia làm giáo dục. Trong các năm 2014, 2015 nhà trường đã vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp gần 15 triệu đồng. Số tiền này được nhà trường sử dụng trong trong công tác khen thưởng học sinh, hỗ trợ các điều kiện tốt thiếu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, nhà trường đã thực hiện tốt quan hệ phối hợp công tác giữa nhà trường với công đoàn cơ sở. Nhà trường đã ban hành Quy chế phối hợp giữa nhà trường và công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (QĐ số 26/QĐ-ĐK1 ngày 13/10/2014). Nhờ sự phối hợp chặt chẻ trong trong công tác đã giúp nhà trường và công đoàn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong những năm qua nhà trường và công đoàn đã phối hợp xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và hết lòng vì học sinh thân yêu. e/ Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh : Nhà trường luôn quan tâm công tác quản lí, giáo dục học sinh. Thường xuyên chỉ đạo công tác thiết lập, cập nhật các loại sổ sách quản lí học sinh như sổ theo dõi học sinh, sổ theo dõi chuyển trường, bỏ học, sổ khen thưởng, kỷ luật học sinh, sổ theo dõi đánh giá, xếp loại học sinh, các loại danh sách lưu ban, danh sách lên lớp… Các loại hồ sơ sổ sách được lưu trữ cẩn thận theo từng năm học phục vụ tốt cho công tra tra cứu, kiểm định hàng năm của nhà trường. Trên đây là kết quả thực hiện nhiệm vụ từ tháng 8/2014 đến tháng 01/2016 của Trường Tiểu học Đồng Kho 1./. Nơi nhận:. HIỆU TRƯỞNG. - Đoàn kiểm tra PGD&ĐT; - Lưu VT.. Cao Thống Suý.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×