Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.26 KB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau q trình tìm tịi và nghiên cứu dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ giáo,
chúng em đã hoàn thành bài nghiên cứu “Quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn
Hà Nội”. Để có được kết quả như ngày hôm nay, chúng em xin được gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến thầy giáo TS. Thân Danh Phúc - người đã tận tình hướng dẫn chúng em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Sự chỉ bảo chân thành của thầy là sự
cổ vũ tinh thần quan trọng để chúng em nỗ lực hơn qua từng trang viết.
Và cuối cùng, trong khuôn khổ giới hạn của đề tài nghiên cứu, với thời gian
nghiên cứu và kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, chắc chắn bài viết của chúng
em cịn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy để đề tài của
nhóm được hồn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 03 năm 2015

1


LỜI CAM ĐOAN
- Tên đề tài: “Quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội”
- Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – CH20B – QLKT – Tối
- Người hướng dẫn khoa học: TS. Thân Danh Phúc
- Ngày nộp đề tài: 02/03/2015
- Lời cam kết: “ Chúng em xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là cơng trình do
chính chúng em nghiên cứu và soạn thảo. Chúng em không sao chép từ bất kỳ một bài
viết nào đã được cơng bố mà khơng trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi
phạm nào, chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.”
Hà Nội, tháng 03 năm 2015

2



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..........................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài...........................................3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ............................................................................................................................ 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý phát triển làng nghề......................................5
1.1.1. Quản lý nhà nước................................................................................................5
1.1.2.Làng nghề.............................................................................................................. 5
1.2. Vai trò quản lý nhà nước về phát triển làng nghề...................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA.................................................................10
2.1. Một số nét khái quát về quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong
thời gian qua................................................................................................................ 10
2.1.1.Hiện trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội thời gian qua..10
2.2. Thực trạng quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội..............................14
2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội.........................................14
2.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội...........17
2.2.3. Thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho
phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội......................................................................20

2.2.4.Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo vệ sinh mơi trường và trật tự an tồn xã
hội tại các làng nghề.....................................................................................................22
3


2.2.5. Công tác quản lý, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phát triển tại
các làng nghề................................................................................................................ 22
2.3. Đánh giá chung....................................................................................................25
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân....................................................................................25
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân.......................................................................................26
2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết......................................................26
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
27
3.1.Mục tiêu, quan điểm, phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với phát
triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội............................................................................27
3.1.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................................27
3.1.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................27
3.1.3. Chỉ tiêu cụ thể.....................................................................................................28
3.1.4. Quan điểm, phương hướng.................................................................................28
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề
trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay..............................................................29
3.2.1. Về cơ chế chính sách, quản lí nhà nước..............................................................30
3.2.2. Về nhóm các yếu tố đầu vào................................................................................30
3.2.3. Về thị trường: thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển hệ thống du lịch làng nghề.
32
3.2.4. Giải pháp về thiết kế, mẫu mã mã sản phẩm.......................................................34
3.2.5. Về việc bảo vệ môi trường tại các làng nghề.........................................................35
3.2.6. Giải pháp về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, Hiệp hội, Câu
lạc bộ. .......................................................................................................................... 36

3.3. Một số kiến nghị chủ yếu để tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du
lịch làng nghề............................................................................................................... 36
3.3.1.Kiến nghị với chính phủ.......................................................................................36
3.3.2. Kiến nghị với các bộ, ban ngành.........................................................................36
3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương các làng nghề...................................38
KẾT LUẬN.................................................................................................................39

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17


CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTr-TU
ĐA/TU
HĐND
HTX
KH-UBND
LĐNT
NĐ-CP
NĐ/TU
PTDL
QĐ-TTg
QĐ-UBND
TT-BNN
TT-BTC
UBND
UBND-CT
WTO
XHCN

DỊCH NGHĨA
Chương trình của Trung ương
Đề án của Trung ương
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Kế hoạch của Ủy ban nhân dân
Lao động nơng thơn
Nghị định của Chính Phủ.
Nghị định của Trung ương
Phát triển du lịch
Quyết định của Thủ tướng chính phủ

Quyết định của Ủy ban nhân dân
Thông tư của Bộ nông nghiệp
Thông tư của Bộ tài chính
Ủy ban nhân dân
Chương trình của Ủy ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới
Xã hội chủ nghĩa

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu phân bổ làng có nghề trên địa bàn Hà Nội theo ngành nghề năm 2010.....11
Bảng 2.2: Tổng giá trị ngành nghề nông thôn trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 20082012............................................................................................................................. 13
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Quy mơ các làng có nghề ở các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội............10
Biểu đồ 2.2 Số lượng lao động trong làng nghề qua các năm 2008-2012....................12
Biểu đồ 2.3: Quy mô về giá trị sản xuất của một số làng nghề tiêu biểu của Hà Nội
năm 2011..................................................................................................................... 14

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí
quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hố, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc
gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt,
độc đáo không thể thay thế, một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người
của mỗi vùng, miền, địa phương.

Những năm vừa qua, nhiều làng nghề của Thành phố Hà Nội ngày càng đổi mới
và đạt được những thành tựu nhất định. Năm 2010, Thành phố Hà Nội đã có 1.350
làng có nghề chiếm 58,8% số làng của tồn Thành phố trong đó có 274 làng nghề đã
được UBND thành phố công nhận với 244 làng nghề truyền thống. Quá trình hình
thành và phát triển của nghề, làng nghề truyền thống gắn liền với quá trình phát triển
CN - TTCN ở nơng thơn đã góp phần tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hố nơng
nghiệp nơng thôn trên địa bàn Thành phố, đời sống của người lao động được nâng cao,
tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, giảm sự khác biệt giữa thành
thị và nông thôn, giữ vững trật tự an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hoá
truyền thống của dân tộc.
Để nghề và làng nghề phát huy thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và
phát triển bền vững thân thiện với mơi trường, tạo ra những sản phẩm có nét văn hoá
độc đáo riêng của từng địa phương, sử dụng nguồn lao động tại chỗ, phát triển làng
nghề kết hợp với phát triển du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn gắn với xây dựng nơng thơn mới thì
chúng ta cần có những nhận định đúng đắn về hiện trạng phát triển và có kế hoạch,
định hướng phát triển rõ ràng cho các làng nghề.
Do vậy, trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các cơng trình
nghiên cứu về vấn đề này. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang từng bước hội nhập toàn diện cùng
với châu lục và thế giới. Các nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề phát triển
làng nghề của từng địa phương cụ thể, chủ yếu chú trọng vào việc phát triển các sản
phẩm truyền thống hoặc đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề.


Trong đề tài nghiên cứu này, chúng em muốn đi sâu phân tích vấn đề quản lý
hoạt động phát triển làng nghề, những thành công đã đạt được và những khó khăn đặt ra
cần giải quyết trong từng mảng cụ thể: quy hoạch và đầu tư phát triển, ban hành và thực
hiện các chính sách, quản lý nhân sự, quản lý môi trường, kiểm tra, kiểm sát, bảo vệ môi

trường và an ninh trật tự tại các làng nghề… đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính
khả thi để đổi mới quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện
nay. Dựa trên nhu cầu thựa tế và tính cấp thiết của vấn đề, chúng em đã lựa chọn đề
tài: “Quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội” để nghiên cứu và làm rõ.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên
địa bàn Hà Nội. Từ mục đích này, có những nhiệm vụ cụ thể như:
- Hệ thống hóa chọn lọc và phân tích một số vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước với phát triển làng nghề.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà
Nội sau đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp để tăng cường quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà
Nội nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Là hoạt động quản lý của chính quyền địa phương đối với phát triển
làng nghề bao gồm việc triển khai quản lý theo các chính sách, quy định của Nhà nước
và các chính sách, quy định riêng của từng địa phương trên địa bàn Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu không gian trên địa bàn Hà
Nội và thời gian từ năm 2008 đến nay, đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý phát
triển làng nghề đến năm 2020.
Nội dung nghiên cứu: Chú trọng vào hoạt động quản lý phát triển làng nghề,
trong đó đi sâu nghiên cứu hoạt động quản lý của Thành phố Hà Nội đối với phát triển
làng nghề về các mặt: Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển
làng nghề; quy hoạch và đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,
kiểm sát hoạt động quản lý nhà nước với phát triển các làng nghề và đảm bảo vệ sinh
môi trường, an ninh trật tự ở các địa phương trên địa bàn Hà Nội.


4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu
thứ cấp; phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu (So sánh, thống kê, diễn giải, sử dụng
phần mềm, biểu đồ…) và một số phương pháp khác.
Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua 250 mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn kết hợp ở
52 làng nghề điển hình trong tổng số hơn 1000 làng nghề trên địa bàn Hà Nội.
Số liệu thứ cấp: Các cơng trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản về du lịch
làng nghề nói chung và ở Hà Nội nói riêng; các báo cáo về tình hình phát triển làng
nghề truyền thống ở Hà Nội của hiệp hội làng nghề Hà Nội; các luận văn, luận án, đề
tài nghiên cứu về các làng nghề… Các số liệu thứ cấp này được sử dụng với mục đích
tìm hiểu những thơng tin tổng quan và khung lý thuyết về quản lý phát triển các làng
nghề cũng như thực trạng, kết quả, tiềm năng phát triển các làng nghề ở Hà Nội trong
thời gian qua.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Quản lý phát triển làng
nghề trên địa bàn Hà Nội” như sau:
Tác giả Phan Văn Tú (2010) nghiên cứu về: “Các giải pháp để phát triển làng
nghề ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại Học Đà
Nẵng. Tác giả tập trung nghiên cứu các lý thuyết về làng nghề, phân loại và các nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề cũng như kinh nghiệm phát triển làng nghề ở
một số địa phương trên cả nước, từ đó nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghề ở
thành phố Hội An và đề xuất các giải pháp để phát triển các làng nghề này.Các phương
pháp được sử dụng trong luận văn là thu thập thực tế tại làng nghề, thống kê, tổng hợp
kết hợp với chi tiết hóa, đối chiếu và so sánh để đưa ra kết luận. Luận văn chỉ ra rằng
phát triển làng nghề ở Hội An hiện nay còn thiếu tính bền vững, hiệu quả kinh tế xã
hội cịn thấp, cần thiết phải có sự quan tâm, đầu tư của cơ quan nhà nước và các tổ
chức doanh nghiệp.
Tác giả Trần Thị Minh Nguyệt (2008) nghiên cứu đề tài “ Quản lý nhà nước với
phát triển nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại
học Thương Mại. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về nghề truyền thống,
làng nghề, vai trị của làng nghề với kinh tế, văn hố, xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến

nó. Thơng qua các phương pháp thu thập dữ liệu từ các báo cáo khoa học, Internet, tạp chí


kết hợp với khảo sát thực tế, luận văn đã chỉ ra được những mặt thành công và hạn chế
trong việc phát triển nghề và làng nghề Hà Tây trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề
đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.
Kế thừa những lý thuyết tổng quan đã nghiên cứu ở trên, đề tài nghiên cứu của
chúng em đi sâu phân tích về tình hình thực hiện các chính sách của nhà nước, hiện
trạng quy hoạch làng nghề, công tác đào tạo nghề, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm
sát đối với hoạt động của các làng nghề…, từ đó, rút ra được những thành công và hạn
chế đối với phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội. Không gian nghiên cứu trên địa
bàn Hà Nội, một trong những thành phố có quy mơ các làng nghề và làng nghề truyền
thống lớn nhất cả nước nên khá rộng lớn, địi hỏi tính xác thực và tổng quát trong
những phân tích, nghiên cứu.
6. Kết cấu bài thảo luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Bài Thảo luận có kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản lý phát triển làng nghề.
Chương II: Thực trạng quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội
trong thời gian qua.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý phát triển
làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ
1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý phát triển làng nghề
1.1.1. Quản lý nhà nước
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành
của cả bộ máy nhà nước, bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên
các phương diện lập pháp hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước

được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ".
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp: Là quá trình tổ chức, điều hành của
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ
quản lý nhà nước.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng ta hiểu khái niệm quản lý nhà nước theo
nghĩa rộng như sau:Quản lý nhà nước là sự chỉ huy,điều hành để thực thi quyền lực nhà
nước, do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành để duy trì và
phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã
hội, và hành vi hoạt động của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
1.1.2. Làng nghề
a. Khái niệm về làng nghề
Để tìm hiểu về khái niệm làng nghề, chúng ta cần chú ý đến hai yếu tố cấu tạo
nên làng nghề đó là làng và nghề. Làng là khu vực địa lý, không gian lãnh thổ nhất
định mà tồn tại những tập hợp dân cư cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có mối quan
hệ khăng khít với nhau. Nghề là khái niệm chỉ các hoạt động sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp diễn ra tại khu vực nông thôn nơi mà lao động trong các nghề này được
tách ra từ nông nghiệp với mục tiêu tăng thu nhập.
Làng nghề là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành
thị, giữa truyền thống và hiện đại, là nấc thang quan trọng trong quá trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nơng thơn nước ta.
Làng nghề là một khái niệm mang tính tương đối, nó phụ thuộc vào chủ trương,
chính sách, quy định của từng địa phương. Mỗi khu vực, địa phương có thể có những
quy định về những tiêu chí nhận dạng làng nghề khác nhau, nó chịu ảnh hưởng bởi


tình hình phát triển kinh tế, xã hội nói chung và tầm quan trọng của các hoạt động
ngành nghề nói riêng tại địa phương.
Như vậy, trong khuôn khổ luận văn, có thể định nghĩa làng nghề như sau:

Làng nghề là những làng được hình thành và phát triển từ những thơn làng, có
một hay nhiều nghề thủ cơng truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất,
kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm chủ yếu trong một năm. Cùng với thử thách
của thời gian, những làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ
truyền, tinh xảo với đội ngũ thợ thủ cơng chun nghiệp có trình độ kỹ nghệ nhất định.
Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và trở thành hàng hóa trên thị trường.
b. Đặc điểm
Làng nghề gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp. Sự ra đời của làng nghề
trước tiên được xuất phát từ một bí quyết nào đó của làng, sau này, do sự phát triển của
xã hội, sự đơ thị hóa ở các vùng nơng thơn làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp,
nhu cầu việc làm trong nông thôn ngày càng nhiều.
Làng nghề thường xuất hiện theo những con đường chủ yếu như: do nghệ nhân
từ nơi khác đến truyền nghề, do một số cá nhân trong gia đình có những kỹ năng sáng
tạo ra, do chủ trương khuyến khích phát triển nghề truyền thống để cải thiện đời sống
nông thôn, do sự lan tỏa từ những làng nghề phụ cận …
Sự phát triển của làng nghề gắn liền với sự phát triển của xã hội nơng thơn. Hay
nói cách khác, làng nghề có sự gắn bó khơng tách rời với nông nghiệp nông thôn về
lao động, thị trường, nguyên liệu, đất đai…Hình thức tổ chức sản xuất lao động nói
chung vẫn là tổ chức kinh tế hộ gia đình. Sản phẩm của các làng nghề thường là các
vật dụng phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày như các loại thực
phẩm nông sản, sản phẩm mây tre đan, thêu, dệt, chạm khắc... mang tính văn hóa và
mỹ thuật nhất định thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi địa phương.
Nguyên liệu cho sản xuất ở các làng nghề thường là nguyên vật liệu tại chỗ, đó
là các ngun liệu được lấy từ sản xuất nơng nghiệp hoặc các hoạt động khác ngay trong
nông thôn nhằm tận dụng những tiềm năng sẵn có vừa nhiều, vừa rẻ, mặt khác giúp cho
làng nghề kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp. Công nghệ sản
xuất trong các làng nghề chủ yếu là công nghệ thủ cơng, cơng nghệ mang tính đơn
chiếc. Nhiều làng nghề hiện nay đã có sự đổi mới về cơng nghệ nhưng vẫn phải dựa
vào đôi bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa của người thợ lành nghề.



Thị trường tiêu thụ hiện nay của các làng nghề không chỉ dừng lại ở trong nước
mà các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ của làng nghề cịn rất được ưa chuộng trên thế
giới. Nhu cầu về vốn ở các làng nghề thường khơng địi hỏi q lớn nhưng lại giúp thu hút
lao động, giải quyết công ăn việc làm trong vụ nơng nhàn và có tiềm năng kinh tế lớn.
c. Phân loại làng nghề
Hiện nay, ở nước ta tồn tại nhiều làng nghề truyền thống khác nhau, phân bố
khắp nơi trong cả nước, được tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sơng Hồng. Có nhiều
cách phân loại làng nghề như sau:
-

Phân loại theo trình độ kỹ thuật bao gồm:
Loại nghề có kỹ thuật đơn giản như: Đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm.

Sản phẩm của nghề này có tính chất thơng dụng, phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân
cư nơng thơn.
Loại nghề có kỹ thuật phức tạp như các nghề: Đúc đồng, gốm sứ, chạm khảm…
Các nghề này vừa đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, yêu cầu sự khéo léo và tinh tế.
-

Phân loại theo tính chất kinh tế:
Loại nghề phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên: chế biến nông sản,

sản xuất công cụ như: cày bừa, liềm, hái…
Loại nghề mà hoạt động của nó độc lập với q trình sản xuất nơng nghiệp. Dựa
vào giá trị sử dụng của các sản phẩm có thể phân loại các ngành nghề truyền thống theo
các nhóm chính như: Sản xuất các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ, các ngành nghề phục vụ
sản xuất và đời sống; sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm.
-


Phân loại theo lịch sử tồn tại và phát triển:
Làng nghề truyền thống thường là một bộ phận dân cư sinh sống giới hạn trong

một địa bàn tại các vùng nông thôn, tách khỏi sản xuất nông nghiệp, cùng làm một
hoặc nhiều nghề thủ cơng có truyền thống lâu đời để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ
đời sống sinh hoạt của nhân dân quanh vùng.
Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự lan tỏa của các làng nghề
truyền thống đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ của nền kinh tế thị trường.
-

Phân theo tính chất của sản phẩm:
Nhóm I: Gồm các nghề gốm, sứ, sơn mài thêu ren, thảm, chạm khắc gỗ, chạm

mạ vàng bạc, dệt tơ tằm, thổ cẩm, mây tre đan các loại. Đây là những làng nghề thủ


cơng mỹ nghệ có sản phẩm được ưa chuộng ở trong nước và quốc tế. Tiềm năng thị
trường xuất khẩu tương đối lớn.
Nhóm II: Các làng nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thơng thường gồm dệt
chiếu, làm nón, đan mành rổ rá… Đây là những làng nghề mà sản phẩm của chúng bị
chèn ép lớn do sự phát triển của khoa học công nghệ về vật liệu mới, cạnh tranh với
hàng nước ngồi.
Nhóm III: Gồm các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: làm bún bánh,
làm đường, làm mật, chế biến nơng lâm thủy sản… Nhìn chung, nguyên liệu cung ứng
cho các làng nghề này khá phong phú.
Nhóm IV: Các làng nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như nề, mộc, rèn,
hàn, đúc, làm cày bừa…
Nhóm V: bao gồm các nghề khác
Cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối bởi một số nghề có thể mang
đặc điểm của nhiều nhóm cịn lại.

d. Vai trò của làng nghề trong việc phát triển kinh tế, xã hội.
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội nơng thơn, làng nghề có vị trí và vai
trị quan trọng, đóng góp vào q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, nơng thơn.
Các làng nghề bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của
nông thôn Việt Nam. Các sản phẩm của làng nghề là sự kết tinh và bảo lưu các giá trị
văn hố lâu đời, được khách hàng trong và ngồi nước nhìn nhận dưới góc độ giá trị
văn hóa, nghệ thuật là chủ yếu. Bảo tồn và phát triển làng nghề là tăng thêm sức mạnh
nguồn cội, phát huy nền văn hóa, văn minh nhân loại.
Hình thành loại hình sản xuất có tính chất cơng nghiệp ngay tại địa bàn nơng
thơn. Để hoạt động hiệu quả, các làng nghề đã áp dụng việc tổ chức sản xuất một cách
khoa học dựa trên sự phân công và hợp tác lao động với từng loại hình nghề nghiệp.
Do đó, sự phát triển của làng nghề cũng kéo theo sự phát triển của công nghiệp trên
địa bàn nơng thơn hay nói cách khác là thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nơng thơn. Cụ thể là góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ; chuyển từ lao động sản xuất nơng nghiệp có thu nhập thấp sang ngành
nghề phi nơng nghiệp có thu nhập cao hơn.
Phát triển làng nghề cũng sẽ giải quyết tốt vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Lao động nơng thơn có điều kiện tiếp cận sản xuất mới, giao lưu trao


đổi hàng hóa với các địa phương khác, nhờ vậy mà trình độ hiểu biết từng bước được
nâng cao.
Đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao
động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các
gia đình.
Tuy nhiên, với nền kinh tế thị trường không ngừng biến động và phát triển như
hiện nay, nhu cầu về vốn ở các làng nghề cũng tăng lên, vốn nhàn rỗi trong dân được
huy động nhiều hơn, tận dụng mặt bằng sản xuất, tăng lượng vốn đầu tư vào sản xuất
kinh doanh.
Phát triển làng nghề cũng có vai trị đáng kể trong việc thúc đẩy q trình đơ thị

hóa nơng thơn. Ở những làng nghề phát triển thường kéo theo sự phát triển dịch vụ, do
vậy xu hướng đơ thị hóa nơng thơn là xu hướng tất yếu. Nó thể hiện trình độ phát triển,
là yêu cầu khách quan của giai đoạn đổi mới. Bên cạnh sự cải thiện về cơ sở vật chất thì
sự phát triển của làng nghề cũng kéo theo sự ổn định hơn về chính trị, làm cơ sở cho sự
phát triển bền vững của địa phương nói riêng và cả nước nói chung trong tương lai.
1.2. Vai trị quản lý nhà nước về phát triển làng nghề
Hoạt động quản lý nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương
đến địa phương tiến hành. Bất kỳ hoạt động phát triển kinh doanh nào cũng cần có sự tổ
chức và quản lý nhà nước tương ứng. Hoạt động phát triển làng nghề cũng vậy.
Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề thực chất là thực hiện các văn bản
quản lý của Trung ương và việc triển khai thực hiện của địa phương về phát triển làng
nghề. Hoạt động quản lý này không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng
kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch và được thông qua các công cụ quản lý vĩ
mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế. Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề
nhằm mục đích đưa ngành phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển
đất nước..


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Một số nét khái quát về quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội
trong thời gian qua
2.1.1.Hiện trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội thời gian qua
a.Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam
Làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của nước ta. Hiện
cả nước có hơn 2000 làng nghề truyền thống có từ lâu đời thuộc 11 nhóm nghề chính
như: Sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Trong
đó, vùng đồng bằng Bắc Bộ có mật độ làng nghề truyền thống khá cao, chiếm 2/3 tổng
số làng nghề trên cả nước với: Lụa Vạn Phúc, Sơn mài Hạ Thái, Đồ gỗ Đồng Kỵ, đồ

đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, nuôi rắn Lệ Mật…
b. Tổng quan về công tác phát triển nghề và làng nghề Hà Nội
Quy mô làng nghề ở các quận, huyện trên đ ịa bàn Hà Nội
Phú Xun
Ứng Hịa
Thanh Trì
Các quận, huyện
khác

Thường Tín
Thanh Oai
Gia Lâm

Chương Mỹ
Ba Vì
Từ Liêm

Nguồn: Sở cơng thương Hà Nội, năm 2012
Biểu đồ 2.1 Quy mơ các làng có nghề ở các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội
Hiện nay, Thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng
số làng, trong đó 244 làng nghề truyền thống.(Xem biểu đồ 2.1)
Số làng có nghề phân bố khơng đều đa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú
Xuyên 124 làng, Thường Tín 125 làng, Chương Mỹ 174 làng, Ứng Hồ 113 làng,
Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng. Một số huyện có số lượng làng có nghề ít như:
Thanh Trì 24 làng, Gia Lâm 22 làng, Từ Liêm 11 làng... Hết năm 2009, đã có 272 làng
nghề được Uỷ ban nhân dân cấp bằng công nhận danh hiệu làng nghề, trong đó có 198
làng nghề truyền thống được công nhận.
Đến nay, theo đánh giá của Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam (JICA
- Nhật Bản), Thành phố Hà Nội có 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với



hàng chục nhóm nghề đang có chiều hướng phát triển như: Gốm sứ, dệt may, da giày,
điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim
hồn, chế biến nơng sản thực phẩm, cơ kim khí, trong đó, có một số nhóm ngành nghề
đang có xu hướng phát triển nhanh như: Gốm sứ, khảm trai, mây tre đan, sơn mài, điêu
khắc…
Cơ cấu phân bổ làng có nghề trên địa bàn Hà Nội theo ngành nghề năm 2010
(Xem bảng 2.1)
Có thể thấy rõ cơ cấu phân bổ các làng nghề theo ngành nghề trên địa bàn Hà
Nội theo số liệu năm 2010 là không đồng đều. Nhóm ngành nghề có số lượng đơng
đảo nhất là mây tre đan với 176 làng (chiếm 24,8% trên tổng số làng có nghề); ngành
nghề chế biến lương thực thực phẩm đứng thứ nhì với 121 làng nghề (chiếm 17,06%).
Bảng 2.1: Cơ cấu phân bổ làng có nghề trên địa bàn Hà Nội theo ngành nghề năm 2010
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Ngành nghề chính
Ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm
Dệt
May

Thêu
Mây tre đan
Đan nón
Đan cỏ tế
Đồ mộc
Cơ khí
Điêu khắc
Khảm trai
Tổng số

Số lượng làng
có nghề
121
37
28
73
176
68
42
54
48
23
39
709

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội, năm 2010
Hiện nay, nhiều làng nghề, xã nghề trên địa bàn Hà Nội đang dần trở thành
trung tâm thu hút lao động cả trong và ngoài làng như: Dệt len La Phù (huyện Hoài
Đức), cỏ tế PhúTúc (huyện Phú Xuyên), gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), chẻ
tăm hương Quảng PhúCầu (huyện Ứng Hồ), xã Xn Đỉnh (huyện Từ Liêm) góp

phần làm tăng giá trị kinh tế cho địa phương, nhưng cũng làm tăng dân số cơ học từ
nơi khác đến tham gia sản xuất. Sự phát triển của làng nghề đã kéo theo sự phát
triển của nhiều dịch vụ liên quan như chuyên chở, cung cấp nguyên liệu, kinh


doanh hàng hóa, ăn uống… Lao động từ năm 2005-2010 tại các làng nghề nơng
thơn đã tăng lên nhanh chóng.(Xem Biểu đồ 2.2)
700000
600000
500000
400000
300000
200000
100000
0
Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Biểu đồ 2.2 Số lượng lao động trong làng nghề qua các năm 2008-2012
Qua biểu đồ, có thể thấy lực lượng lao động trong các làng nghề không ngừng tăng lên
trong các năm chứng tỏ sức hút lao động ở các làng nghề hiện nay là rất lớn, góp phần
quan trọng đối với việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn.
Năm 2009, giá trị sản xuất của 1.350 làng có nghề đạt 7.650,87 tỷ đồng, chiếm

26% giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh và 8,4% giá trị sản xuất cơng
nghiệp của Thành phố, trong đó giá trị sản xuất của 272 làng nghề đạt 6.077,66 tỷ
đồng.
Theo bảng số liệu dưới đây, nhận thấy trong giai đoạn 2008-2012, giá trị sản
xuất đều tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên, năm 2011 và năm 2012 là hai năm có sự
tăng lên kỷ lục của giá trị ngành nghề nông thôn (xem bảng 2.2).


Bảng 2.2: Tổng giá trị ngành nghề nông thôn trên địa bàn Hà Nội giai đoạn
2008-2012
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Ngành nghề
Sơn mài, khảm trai
Mây tre đan

2008

2009
2010
2011
2012
407,72
489,27
561,52
806,31
925,87
1004,7 1185,65 1541,25 1954,61 2541,27

Nón mũ lá
Chế biến lâm sản
Thêu ren
Dệt may

8
290,03
738,58
320,39
1729,0

352,53
915,64
375,16
2176,98

405,41
1237,73
430,15

2499,05

581,10
1509,75
617,24
3589,48

667,29
2040,81
709,24
4128,88

Da giầy, khâu bóng
Điêu khắc
Cơ khí, điện, rèn
Chế biến nông sản
Đan tơ, lưới
Sinh vật cảnh
Khác
Tổng số

3
53,55
59,02
157,68
178,74
399,15
462,03
810,38 1011,76
25,02

26,98
44,12
55,67
10,08
13,42
5990,5 7602,85

69,13
205,72
554,78
1315,29
28,66
72,5
15,17
8936,36

97,31
284,72
761,82
1668,23
44,48
91,75
19,46
12026,2

114,00
339,20
914,74
2168,70
47,27

119,55
25,02
14731,8

3
3
4
Nguồn:Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn Hà Nội năm 2011
Quy mô về giá trị sản xuất của một số làng nghề tiêu biểu của Hà Nội năm 2011
(Xem biểu đồ 2.3)
Những làng nghề tiêu biểu có giá trị sản xuất hàng năm cao là: Làng nghề chế
biến nơng sản thực phẩm Dương Liễu (huyện Hồi Đức) đạt 95 tỷ đồng, làng nghề chế
biến nông sản Minh Khai (huyện Hoài Đức) đạt 179 tỷ đồng, làng nghề mộc may đan
Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) đạt 282 tỷ đồng, làng nghề mây tre đan Yên Trường
(huyện Chương Mỹ) đạt 76 tỷ đồng/năm, làng nghề mộc Vạn Điểm (huyện Thường
Tín) đạt 240 tỷ đồng/năm, làng nghề dệt nhuộm La Dương, Ỷ La (quận Hà Đông) mỗi
làng đạt 416 tỷ đồng/năm, làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) 350 tỷ
đồng/năm, làng nghề dệt kim, sản xuất bánh kẹo La Phù (huyện Hoài Đức) đạt 810 tỷ
đồng/năm.


900
800
700
600
500
400
300
200
100

0


tT


ng
nh
kẹ
o
La
Ph
ù

La

LN

LN

gố
m

sứ


ơ

ng
,Ỷ


Đi
ểm

LN

dệ
tn

hu
ộm

La

m

ộc
Vạ
n

Tr
ườ
ng
LN


n

gS
ơn

n
đa

ây
tre

m
LN

m

ộc

m

ay
đ

an

Ch
àn

M
in
h

n
sả



ng
LN

biế
n

ch
ế
LN

LN

ch

ế

biế
n


ng
s

ản

th
ực
ph
ẩm



ơn

gL
iễ

u

Kh
ai

Giá trị sản xuất (Tỷ
đồng/Năm)

Ngu
ồn: Quy hoạch làng nghề Hà Nội 2010 – 2015, Sở Công Thương Hà Nội
Biểu đồ 2.3: Quy mô về giá trị sản xuất của một số làng nghề tiêu biểu
của Hà Nội năm 2011
Giá trị xuất khẩu năm 2009 của kinh tế ngoài nhà nước đạt 754,9 triệu USD

chiếm hơn 11,86% so với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn Thành phố, mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu là dệt may, mây tre đan, sơn mài, khảm trai, gốm sứ, giầy dép. Đây là
những mặt hàng có tính độc đáo và đậm nét truyền thống, có lợi thế cạnh tranh về giá
cả nên có nhiều tiềm năng cho xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay, thị trường xuất khẩu của
các mặt hàng này cịn hạn hẹp, số đơng các doanh nghiệp vẫn phải xuất khẩu thông
qua trung gian, chưa thâm nhập kênh phân phối hàng nhập khẩu của nước ngồi, khâu
xúc tiến thương mại cịn hạn chế, các cơ sở sản xuất chưa thực sự coi trọng giá trị của
thương hiệu, đặc biệt là nguồn cung cấp nguyên liệu cịn thiếu tính ổn định.
2.2. Thực trạng quản lý phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội

2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội
a. Những thành công trong việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội.
Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế làng nghề theo quy hoạch đến năm 2030,
Thành phố Hà Nội đã có dự kiến đầu tư trên 8.500 tỷ đồng để phát triển các làng nghề.


Thành phố thực hiện bảo tồn và khôi phục 21 làng, đồng thời xây dựng 17 làng để gắn
phát triển kinh tế với du lịch.
Hà Nội đặt mục đến năm 2015, tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề đạt 8,4%; đến
năm 2020 chiếm 8,5% và đến năm 2030 chiếm 8,9% trong tổng giá trị sản xuất công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của thành phố.
Thành phố đang và sẽ hoàn thiện kế hoạch nhằm hạn chế việc mở rộng tràn lan
các làng nghề và sẽ di chuyển làng nghề vào các cụm công nghiệp tập trung để quản lý
tốt về môi trường, an ninh xã hội.Tới đây hàng chục làng nghề sẽ được xử lý tốt về
môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 đến 1 triệu
lao động nơng thơn, trong đó, tạo việc làm mới cho khoảng 200.000 lao động với mức
thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề phấn đấu đạt 25-30 triệu đồng/năm vào
năm 2015 và đạt 35-40 triệu đồng/năm vào năm 2020, 50-60 triệu đồng/năm vào năm
2030.
Một số ngành nghề truyền thống sẽ được ưu tiên cũng như đẩy mạnh phát triển
như ở các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ,dệt lụa, thêu, ren, gốm sứ; da, giầy... nhằm phục
vụ cho quy hoạch du lịch làng nghề trong thời gian tới.
Thành phố chú trọng việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn kết các
làng nghề với hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại để đưa sản phẩm vào phân
phối và kết hợp với chương trình đưa hàng về nơng thơn; hình thành mối liên kết với
các doanh nghiệp giúp các làng nghề trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp; tổ chức
và hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành, trưng bày giới
thiệu sản phẩm; phối hợp với các Trung tâm xúc tiến thương mại, thương vụ và các cơ

quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài để quảng bá, giới thiệu tiềm năng,
thế mạnh và các sản phẩm của làng nghề tới nước sở tại; Hỗ trợ các hiệp hội, các làng
nghề xây dựng và duy trì Website nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm…trên
Internet.
Lập kế hoạch xây dựng, phát triển thương hiệu làng nghề, hỗ trợ các làng nghề
trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu, nhất là làng nghề truyền thống; nâng cao
vai trò của các tổ chức Hội, Hiệp hội, chính quyền cấp xã, thôn và các doanh nghiệp
trong các làng nghề trong việc quảng bá, giới thiệu và xúc tiến du lịch làng nghề tới
khách hàng trong và ngoài nước.


Bên cạnh đó, cần phải kể đến những kết quả khả quan trong công tác khuyến
công. Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng kinh phí khuyến cơng đạt 215 tỷ đồng,
tăng 144,4% (kinh phí khuyến cơng quốc gia 80 tỷ đồng; kinh phí khuyến cơng địa
phương 135 tỷ đồng, tăng 53,43% so với năm 2011). Năm 2012 có trên 200 đề án
khuyến cơng (trong đó có 165 đề án khuyến công do các Trung tâm Khuyến công các
tỉnh thực hiện) được kinh phí quốc gia hỗ trợ với tổng kinh phí là 80 tỷ đồng. Các đề
án khuyến cơng thực hiện tập trung vào các nội dung: Tổ chức đào tạo nghề, truyền
nghề và phát triển nghề, phát triển du lịch làng nghề; xây dựng mơ hình trình diễn kỹ
thuật, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại để hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư sản
xuất công nghiệp nông thôn; hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp,
nâng cao năng lực quản lý kinh doanh cho các cơ sở công nghiệp nơng thơn…
Sau khi các cơ chế chính sách được ban hành đồng bộ từ Trung ương đến Thành
phố, việc phát triển nghề trên địa bàn Hà Nội đã thu được những kết quả nổi bật được
thể hiện trên các mặt như: cơ cấu kinh tế có bước phát triển rõ rệt, đúng hướng và
vững chắc; cơ cấu lao động có xu hướng chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp
sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, số hộ, số lao động tham gia sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp tăng lên nhanh chóng; đã hình thành và phát triển nhanh
các điểm công nghiệp làng nghề; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất tăng liên
tục; chất lượng của sản phẩm làng nghề từng bước được nâng cao và được thị trường

trong và ngoài nước chấp nhận; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của nơng thơn nói
chung, của các làng nghề nói riêng tiếp tục được đầu tư và phát triển theo hướng hiện
đại hóa; đã thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước vào các tuyến, các
điểm du lịch làng nghề truyền thống; các Hội, Hiệp hội, câu lạc bộ nghề được thành
lập; thu nhập, đời sống của người lao động ở nông thôn ngày càng được nâng cao đã
đưa Hà Nội trở thành nơi hội tụ nhiều làng nghề nhất cả nước, đặc biệt là nghề, làng
nghề truyền thống với bề dày phát triển hàng trăm năm.
b. Những hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội.
Trong những năm gần đây, các làng nghề vẫn còn phát triển một cách manh
mún, tự phát, những người làm nghề chưa ý thức được việc phát triển lâu dài, thiếu
khả năng tìm kiếm thị trường. Trong khi sự hỗ trợ của nhà nước về tìm kiếm thị trường
vẫn cịn hạn chế. Vai trị của các Hiệp hội chưa cao, chưa có nhiều công ty đầu tầu


trong các làng nghề, nên quy mô địa điểm sản xuất còn phân tán. Một số làng nghề,
ngành nghề bị mai một chưa được khôi phục như nghề gốm Phú Sơn (Sơn Tây), gốm
Tơ Hiệu (Thường Tín), nghề dệt the La Khê (Hà Đơng), cổ đơ Ba Vì, nghề tranh dân
gian Kim Hoàng (Hoài Đức), nghề ren Hạ Mỗ (Đan Phượng), giấy dó Bưởi, giấy sắc
Nghĩa Đơ ...Hơn nữa, cơng tác quản lý nhà nước về làng nghề và du lịch làng nghề cịn
chồng chéo, các chính sách hỗ trợ cho phát triển du lịch làng nghề còn bất cập, chưa
hoàn chỉnh, chưa đi sâu và tác động mạnh mẽ đến các cơ sở sản xuất trong làng nghề,
chỉ tập trung vào các nghĩa vụ của làng nghề, của các cơ sở sản xuất trong làng nghề
mà chưa chú trọng nhiều đến các quyền lợi. Cụ thể:
- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính
phủ chưa tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công
nghiệp nông thôn giữa Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cũng như giữa Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương) với
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các địa phương.
- Các Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có nhiều điểm còn

thiếu và bất cập như: Hướng dẫn nội dung khuyến cơng, phát triển nghề, làng nghề cịn
chung chung, chưa xác định rõ, cụ thể các nội dung, hình thức thực hiện.
Những hạn chế của các cơ chế chính sách sau khi ban hành phần nào đã được
thể hiện qua việc triển khai chậm trễ và kết quả đạt thấp ở các khâu: Phát triển làng
nghề không theo định hướng, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, khó khăn
trong việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất lâu dài, chuyển giao kỹ thuật khoa học
công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, miễn giảm thuế, cho vay lãi suất
ưu đãi…
2.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội
a. Những thành công trong công tác quy hoạch phát triển làng nghề
Theo nội dung quy hoạch phát triển tổng thể làng nghề thành phố Hà Nội đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Sở Cơng thương nghiên cứu lập quy hoạch, quy
hoạch làng nghề cần gắn liền với quy hoạch sử dụng đất chung của thành phố, trong
đó ưu tiên phát triển các nghề, làng nghề có giá trị truyền thống như: ngành thủ công
mỹ nghệ (nghề sơn mài, khảm trai; chạm, điêu khắc đá, kim loại, gỗ, xương, sừng; dát
quỳ, vàng, bạc); ngành nghề chế biến lâm sản; ngành nghề dệt lụa; ngành nghề thêu,
ren; ngành nghề gốm sứ; ngành nghề da, giầy, khâu bóng... Bên cạnh đó, thành phố


cũng sẽ tập trung quy hoạch phát triển các ngành nghề theo hướng tham gia sản xuất
các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho sản xuất công nghiệp bao gồm ngành nghề dệt may;
ngành nghề cơ kim khí, điện, rèn dao kéo... Ở các địa phương, công tác quy hoạch đã
mang lại những thành công nhất định như sau:
Cụ thể, hiện nay, các nghề thủ công mỹ nghệ như sơn mài, khảm trai, điêu khắc,
dát vàng, làm giấy... đã và đang được bảo tồn, khôi phục, phát triển và xây dựng làng
nghề từng bước gắn với du lịch. Các nghề chế biến lâm sản như nghề mộc, chế biến
gỗ, mây tre giang đan… được tập trung xây dựng thương hiệu, xây dựng chiến lược
phát triển, có kho bãi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nghề dệt lụa được bảo tồn các
giá trị truyền thống của làng nghề, khôi phục các mẫu hoa văn và kỹ thuật làm lụa cổ;
cải tiến, liên doanh liên kết để phát triển và gắn với các tour du lịch. Các làng nghề chế

biến nông sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong vành đai xanh, ven các
khu đô thị đang từng bước được định hướng chuyển đổi sản xuất, di dời các cơ sở sản
xuất và xử lý môi trường. Các làng nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế được
khuyến khích đổi mới công nghệ, dây chuyền hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường và
yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, khắc phục ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cũng
theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, hoạt động xây dựng dự
án khôi phục nghề cũ, tổ chức nhân cấy nghề được tiến hành ở nhiều địa phương, các
hộ có đủ điều kiện được lựa chọn để thành lập các cơ sở sản xuất mới.
Bên cạnh những quy hoạch tổng thể cịn có quy hoạch cụ thể cho từng vùng,
từng xã, huyện, làng với điểm nhấn quan trọng là việc ưu tiên phát triển làng nghề gắn
với du lịch. Sau khi khảo sát hàng trăm làng nghề trên địa bàn thành phố, lãnh đạo
thành phố đã quyết định lựa chọn thí điểm 10 làng nghề có thể kết hợp du lịch để quy
hoạch: Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng mây tre đan Phú Nghĩa (Chương Mỹ), làng
khảm trai Ngọ Hạ (Chuyên Mỹ - Phú Xuyên), May Trạch Xá (Hòa Lâm - Ứng Hòa),
Dệt Phùng Xá (Mỹ Đức), làng nghề tiện ở Nhị Khê (Thường Tín), Làng tạc tượng Sơn
Đồng (Hồi Đức); làng may thú nhồi bông Tam Hiệp (Phúc Thọ), làng thêu Đại Đồng
(Phú Xuyên), làng điêu khắc Dư Dụ (Thanh Thùy – Thanh Oai). Sau khi đã chọn được
10 làng nghề trên, Ủy ban nhân dân thành phố đã chủ trì phối hợp với các sở ngành
liên quan quy hoạch lại làng nghề để phát huy hiệu quả tối đa. Trước mắt, làm thí điểm
khơng q 3 làng nghề, sau đó nhân ra diện rộng.


Hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn thành phố, các khu vực ngoại thành
cũng không ngừng được quy hoạch, cải tạo và nâng cấp, tạo điều kiện cho việc lưu
thơng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa
làng nghề, đồng thời cũng góp phần làm đẹp cảnh quan làng xã, tạo ấn tượng tốt đẹp
khi du khách đến tham quan.
b. Những khó khăn, thách thức trong cơng tác quy hoạch
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - cơng nghiệp, đơ thị hóa
nhanh, diện tích đất nơng nghiệp giảm là ngun nhân lớn gây khó khăn, bất cập khi

quy hoạch đất cho phát triển làng nghề. Cụ thể:
Bất cập đầu tiên xảy ra giữa quyền hạn theo luật đất đai của hộ nông dân được
Nhà nước giao đất với trách nhiệm quản lý của UBND huyện và xã về định hướng sử
dụng đất theo yêu cầu sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
và đơ thị hóa. UBND huyện và xã khơng thể hoặc rất khó khăn trong việc tác động vào
các hộ dân tại các làng nghề để điều chỉnh sản xuất của họ theo hướng của UBND
huyện và xã mong muốn. Kết quả là công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở
từng huyện, xã mang tính hình thức, giấy tờ, khơng phản ảnh đúng và đầy đủ sự vận
động của đất nông nghiệp trong thực tiễn, đặc biệt là trong công tác phát triển làng
nghề hiện nay.
Bất cập thứ hai xảy ra do luật quy định đất đai trong nông nghiệp nông thôn do
UBND huyện và xã trực tiếp quản lý về mặt nhà nước, việc giao đất và cho thuê đất
đối với các nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế phải thông qua việc thu hồi đất của người
đang sử dụng để có đất giao hoặc cho các chủ thế khác thuê. Do có liên quan đến trách
nhiệm của UBND huyện và xã ở nơi diễn ra việc thu hồi đất nên thực tế sẽ xảy ra
nhiều rắc rối và vướng mắc.
- Tình trạng quy hoạch phát triển du lịch làng nghề hiện nay không đảm bảo
về tiến độ và thời gian, nguyên nhân chính là do thiếu vốn ngân sách.
- Các giải pháp thu gom và xử lý ô nhiễm tại các làng nghề chưa được thực
hiện triệt để, việc quy hoạch nơi xử lý rác thải cịn thiếu tính đồng bộ khiến một vài
nơi, tình trạng ơ nhiễm mơi trường vẫn tái diễn, ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan
của làng nghề.
Từ những phân tích trên, có thể nói, mặc dù cịn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập
nhưng cơng tác xây dựng quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch làng nghề cũng đã giải


×