Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

KHẢO SÁT VÀ THU THẬP MẪU DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG TRÊN GAN MẬT TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC
MS: 7720201

KHẢO SÁT VÀ THU THẬP
MẪU DƯỢC LIỆU CÓ TÁC
DỤNG TRÊN GAN MẬT
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

DS. TRÌ KIM NGỌC

PHẠM VĂN CHÍ THANH
MSSV: 6BD720401081
LỚP: LTĐH DƯỢC 11B

Cần Thơ, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan:
1. Những nội dung trong bài tiểu luận này đều do em thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của cơ Trì Kim Ngọc.
2. Mọi tham khảo dùng trong bài tiểu luận đều đuợc ghi rõ:


- Đối với sách: Tên tác giả, năm xuất bản, tên sách.
- Đối với thông tin từ internet: Địa chỉ trang web, ngày tham khảo.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, em hoàn toàn
chịu trách nhiệm.

Cần Thơ, ngày 19 tháng 09 năm 2018
Sinh viên ký tên

PHẠM VĂN CHÍ THANH

i


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em chân thành cám ơn cơ Trì Kim Ngọc đã giao đề tài và tận
tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Em cũng bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh chị tại phịng thuốc nam, nhà thuốc
Đơng y mà em khảo sát, cám ơn các anh chị đã hỗ trợ em về mặt cung cấp các dược
liệu cần thiết có liên quan đến bài tiểu luận để em có nhiều tài liệu hơn cho bài.
Cuối cùng em gửi lời cám ơn đến người thân cùng các quý thầy cô, cán bộ trong bộ
môn Dược Liệu đã tạo điều kiện cho em hồn thành bài tiểu luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em
rất mong được sự đóng góp ý kiến, kinh nghiệm quý báu của thầy cô để bài tiểu luận
sẽ hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn!

Cần Thơ, ngày 19 tháng 09 năm 2018
Sinh viên ký tên


Phạm Văn Chí Thanh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................................... iv
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..................................................................................... 2
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRÊN GAN MẬT.................................................................. 2
2.1.1. Tạng can............................................................................................................................ 2
2.1.2. Phủ đởm............................................................................................................................ 2
2.1.3. Các bệnh chứng ở tạng can........................................................................................ 3
2.1.4. Các bệnh gan thường gặp........................................................................................... 3
2.1.5. Các bệnh về mật thường gặp..................................................................................... 6
2.2. TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU TÁC DỤNG TRÊN GAN MẬT..........................7
2.2.1. Diệp hạ châu.................................................................................................................... 7
2.2.2. Actisơ.................................................................................................................................. 9
2.2.3. Nhân trần/Nhân trần tía............................................................................................. 12
2.2.4. Nhân trần bắc................................................................................................................ 15
2.2.5. Mã đề (hạt)..................................................................................................................... 17
2.2.6. Dành dành (quả).......................................................................................................... 19
2.2.7. Nghệ................................................................................................................................. 21
2.2.8. Cỏ tranh........................................................................................................................... 25
2.2.9. Kim tiền thảo................................................................................................................. 27
2.2.10. Đại hoàng..................................................................................................................... 32
2.2.11. Ngũ vị tử...................................................................................................................... 35
2.2.12. Rau má.......................................................................................................................... 45

iii


CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 49
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................... 50
4.1. KẾT QUẢ..................................................................................................................................... 50
4.1.1. Diệp hạ châu.................................................................................................................. 50
4.1.2. Actisơ............................................................................................................................... 51
4.1.3. Nhân trần/Nhân trần tía............................................................................................. 51
4.1.4. Nhân trần bắc................................................................................................................ 52
4.1.5. Mã đề............................................................................................................................... 53
4.1.6. Dành dành...................................................................................................................... 54
4.1.7. Nghệ................................................................................................................................. 54
4.1.8. Cỏ tranh........................................................................................................................... 56
4.1.9. Kim tiền thảo................................................................................................................. 57
4.1.10. Đại hoàng..................................................................................................................... 58
4.1.11. Ngũ vị tử...................................................................................................................... 59
4.1.12. Rau má.......................................................................................................................... 63
4.2. THẢO LUẬN.............................................................................................................................. 64
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................................. 65
5.1. KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 65
5.2. ĐỀ XUẤT..................................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................... 67

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Dược liệu Diệp hạ châu....................................................................................................................... 13
Hình 1.1. Cây Diệp hạ châu................................................................................................................................ 14

Hình 1.2. Dược liệu Actisơ (lá)............................................................................................................................ 16
Hình 1.3. Cây Actisơ........................................................................................................................................... 17
Hình 1.4. Dược liệu Nhân trần........................................................................................................................... 19
Hình 1.5. Cây Nhân trần Hình 1.6. Cây Nhân trần tía.......................................................................................... 21
Hình 1.7. Dược liệu Nhân trần bắc..................................................................................................................... 22
Hình 1.8. Cây Nhân trần bắc............................................................................................................................... 23
Hình 1.9. Dược liệu Mã đề (hạt)......................................................................................................................... 24
Hình 1.10. Cây Mã đề......................................................................................................................................... 25
Hình 1.11. Dược liệu Dành dành........................................................................................................................ 26
Hình 1.12. Cây dành dành.................................................................................................................................. 27
Hình 1.13. Dược liệu Nghệ................................................................................................................................. 28
Hình 1.15. Cây Nghệ vàng.................................................................................................................................. 29
Hình 1.14. Dược liệu Cỏ tranh............................................................................................................................ 30
Hình 1.16. Cây Cỏ tranh..................................................................................................................................... 31
Hình 1.17. Dược liệu Kim tiền thảo.................................................................................................................... 33
Hình 1.18. Cây Kim tiền thảo.............................................................................................................................. 35
Hình 1.19. Dược liệu Đại hồng......................................................................................................................... 36
Hình 1.20. Cây Đại hồng Rheum palmatum L................................................................................................... 38
Hình 1.21. Cây Đại hồng Rheum officinale Baillon............................................................................................ 38
Hình 1.22. Dược liệu Ngũ vị tử........................................................................................................................... 40
Hình 1.23. Quả Ngũ vị tử bắc............................................................................................................................. 41
Hình 1.24. Quả Ngũ vị tử nam............................................................................................................................ 41
Hình 1.25. Dược liệu Rau má............................................................................................................................. 43
Hình 1.26. Cây Rau má....................................................................................................................................... 44
Hình 1.27. Dược liệu Vàng đắng......................................................................................................................... 46
Hình 1.28. Dây Vàng đắng.................................................................................................................................. 48
Hình 3.1. Mẫu dược liệu Diệp hạ châu............................................................................................................... 50
Hình 3.2. Mẫu dược liệu Actisơ (hoa)................................................................................................................. 51
Hình 3.3. Mẫu dược liệu Nhân trần tía............................................................................................................... 53
Hình 3.4. Mẫu dược liệu Nhân trần bắc............................................................................................................. 54

Hình 3.5. Mẫu dược liệu Mã đề (hạt)................................................................................................................. 55
Hình 3.6. Mẫu dược liệu Dành dành.................................................................................................................. 57
Hình 3.7. Mẫu dược liệu Nghệ........................................................................................................................... 59
Hình 3.9. Mẫu dược liệu Cỏ tranh...................................................................................................................... 60
Hình 3.10. Mẫu dược liệu Kim tiền thảo............................................................................................................ 61
Hình 3.12. Mẫu dược liệu Đại hồng.................................................................................................................. 62
Hình 3.13. Mẫu dược liệu Ngũ vị tử................................................................................................................... 63
Hình 3.17. Mẫu dược liệu Rau má...................................................................................................................... 64

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển về kinh tế và các mối quan hệ xã hội dẫn đến việc uống quá nhiều
rượu bia, tiêu thụ nhiều thịt, nội tạng động vật, song song đó là hiện trạng ơ nhiễm mơi
trường, thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc khiến lá gan phải làm việc quá sức,
dẫn đến nhiều bệnh tật như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, suy gan... Ô nhiễm
môi trường, thực phẩm độc hại cũng là nguyên nhân gây rối loại tiêu hóa, dị ứng, đặc
biệt là trẻ em và người cao tuổi.
Với mong muốn tìm hiểu và cung cấp thêm thông tin cho người bệnh về các dược liệu
hỗ trợ và điều trị bệnh gan mật, hỗ trợ tiêu độc và giảm dị ứng có sẵn tại Việt Nam,
vừa tận dụng được nguồn dược liệu rẻ tiền, dễ kiếm tại địa phương đồng thời phục vụ
cho công tác bảo tồn và phát triển các nguồn dƣợc liệu quý tại Việt Nam. Đó là lý do
em chọn đề tài: “Khảo sát và thu thập mẫu dược liệu có tác dụng trên gan mật”.
Cơng tác nghiên cứu, khảo sát được thực hiện thông qua các bài viết từ nguồn đáng tin
cậy trên internet, sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” - năm 2004 của Giáo
sư Đỗ Tất Lợi, Dược điển Việt Nam IV - năm 2009, với các mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu về tác dụng trên gan mật của một số dược liệu tại Tỉnh Đồng Tháp,Việt
Nam
2. Thu thập một số bài thuốc chữa bệnh gan mật có sử dụng các dược liệu đã khảo

sát.
3. Thu thập mẫu một số dược liệu có sẵn tại các phòng thuốc Nam, thuốc Bắc.


Chương I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH GAN MẬT
Gan, mật đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như chuyển hóa glucid, protein,
lipid; dự trữ vitamin, sắt, huyết tương; thải độc. Cơ thể chỉ thực sự khỏe mạnh khi lá
gan và túi mật không phải làm việc mệt mỏi q mức.
Cuộc sống hiện đại, lối sống cơng nghiệp hóa, áp lực ngày càng cao, môi trường ô
nhiễm nặng nề, thực phẩm bẩn... khiến bệnh viêm gan, mật có xu hƣớng tăng nhanh.
Theo lý luận y học cổ truyền về tạng phủ:
1.1.1. Tạng can
Can thuộc hành Mộc, tính a vận động và vươn toả, phò tá cho Tâm; cùng với Đởm là
cơ sở cho tính quyết đốn, dũng cảm. Ta nói: Người can đảm; người to gan, lớn mật là
dựa vào tính cách của tạng Can và Đởm.
- Can khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, chân.
Can tàng huyết: Can chứa huyết và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. Khi ngủ, máu
về Can, khi hoạt động Can đưa máu tới các bộ phận. Xuất huyết có quan hệ tới chức
năng của Can.
-

Can chủ sơ tiết: Sơ là xua đẩy, tiết là ngọn ngành. Can thúc đẩy khí huyết đến mọi bộ
phận trong cơ thể. Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái, thư thái.
-

Can chủ cân: Cân được hiểu là các giây chằng quanh khớp, cũng là những thần kinh
ngoại biên. Chứng teo cơ cứng khớp, chân tay co quắp hoặc co giật là chứng bệnh
thuộc Can.

(Blog Y học cổ truyền, 07/4/2018)
1.1.2. Phủ đởm
Đởm có quan hệ biểu lý với can, chứa chất mật (tinh chấp) do can bài tiết. Cổ nhân
nói: “khí thừa của can tràn vào mật, tụ lại thành tinh chấp”. Mật giúp cho việc tiêu hố
đồ ăn. Chất mật có màu xanh, vàng và vị đắng. Khi có bệnh ở đởm thường xuất hiện
chứng vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng.
Đởm cịn có chức năng về tinh thần, chủ về quyết đốn.
Can và đởm có quan hệ biểu lý, can chủ về mƣu lự, đởm chủ về quyết đoán là cơ sở
của lòng dũng cảm, tinh thần giám nghĩ giám làm. Các bệnh về can đởm hay phối hợp
với nhau. (Viện Y học cổ truyền quân đội, 07/4/2018)
2


1.1.3. Các bệnh chứng ở tạng can
Can là tạng Phong Mộc, trong có chứa tướng hỏa, tính dễ động. Bệnh của Can phần
lớn là chứng Phong hỏa, Khí uất.
Chứng can hỏa gồm các triệu chứng: Mắt đỏ, sưng đau, trong tâm phiền nhiệt, hay
giận dữ, đêm ngủ không yên, miệng đắng, họng khô, tiểu tiện vàng đỏ, hai bên cổ hoặc
nách có mọc hạch, chảy nước mắt sống, đổ ghèn, cao huyết áp, vai cổ đau nhức, chảy
máu cam, ói ra máu, mụn nhọt đỏ, viêm da ngứa lở, rìa chót lưỡi đỏ thẫm, mạch
thường đi Huyền Sác.
-

Chứng can dương thượng xung gồm các triệu chứng: Đầu choáng váng, xây xẩm,
mặt đỏ, dễ nổi giận, đầu nặng như đá, chân nhẹ như bơng, tai ù như ve kêu, ngón tay tê
dại, hông suờn trướng đau, đau một bên đầu, mắt đỏ như tôm luộc, mạch di Huyền
Khẩn.
-

Chứng can phong gồm các triệu chứng: Đầu choáng mắt mờ, cơ gân máy giật, miệng

mắt méo lệch, da thịt tê dại hay co rút, uốn ván, bỗng nhiên ngã lăn bất tỉnh, động
kinh, bại liệt bán thân, lưỡi lệch, mụn mặt, bệnh vảy nến (psoriasis), da ngứa, sần da,
rêu trắng, mạch di Huyền .
-

Chứng can uất gồm các triệu chứng: Thường hay giận, cáu gắt, đau đầu, mắt mờ, hai
bên hốc sườn đầy trướng đơi khi có đau, cổ họng nhưcó vật gì chẹn cứng, nuốt không
xuống khạc không ra, thường thở dài không vui, ăn kém, mệt mỏi. Phụ nữ kinh nguyệt
không đều, bụng dưới găng tức. Lưỡi hơi hồng, rêu lưỡi hơi đầy, mạch đi Huyền Sắc
hoặc Trâm Huyền.
-

Chứng can hàn thường xuất hiện ở hạ tiêu, gồm các triệu chứng: Bụng dưới đau, gân
mạch co thắt, đau ở đỉnh đầu, nôn mửa ra nước trong, đàn ông thường bị căng kéo đau
cả hai bìu dái, lưỡi tím xanh, rêu lưỡi trơn nhuận, mạch di Trầm Huyền mà Trì.
-

Các dược liệu đưược khảo sát trong tiểu luận này có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, hoạt
huyết, lợi mật, thanh nhiệt lợi thấp, bổ can thận nhằm hỗ trợ hoặc là vị thuốc trong các
bài thuốc điều trị bệnh gan mật. (Tạp chí Đơng y, 07/4/2018)
1.1.4. Các bệnh gan thường gặp
-

Viêm gan mạn: là một trong những hình thái bệnh lý thường gặp ở gan do nhiều

nguyên nhân gây ra với biểu hiện viêm và hoại tử ở gan kéo dài ít nhất 6 tháng. Viêm
gan mạn thường là hậu quả của viêm gan cấp, tuy nhiên ở nhiều trường hợp bệnh tiến
triển âm thầm và chỉ thể hiện ở giai đoạn mạn tính mà thơi. Tiến triển của viêm gan
mạn có thể khỏi nhưng những trường hợp nặng thường dẫn tới xơ gan và ung thư tế
bào gan (đặc biệt là viêm gan mạn hoạt động do các virut viêm gan B, C ).

3


Nguyên nhân gây ra viêm gan mạn có nhiều nhưng 3 loại chính được cơng nhận là :
viêm gan mạn do virut, viêm gan mạn do thuốc và viêm gan mạn do tự miễn
- Xơ gan: Xơ gan là quá trình tổn thương gan có tính chất lan tỏa, kéo dài ở gan biểu
hiện bằng: viêm, hoại tử tế bào nhu mô gan, tăng sinh xơ của tổ chức liên kết tạo sẹo
xơ hóa và hình thành các hạt tái tạo từ tế bào gan còn nguyên vẹn, làm đảo lộn cấu
trúc bình thường dẫn tới hình thành các u cục tronh nhu mô gan, làm mất dần đi chức
năng của gan.
- Gan nhiễm mỡ: Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh nguy hiểm có thể đe
dọa đến tính mạng con người bệnh với những biến chứng nguy hiểm. Những người
mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường cảm thấy mệt mỏi, các hoạt động đều trở nên chậm
chạp cơ thể ln cảm thấy khó chịu hay buồn nơn…làm ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Ngày nay khi khoa học phát triển, bệnh lý về gan có cơ hội chữa khỏi nhiều hơn. Tuy
nhiên tùy thuộc vào từng cấp độ mà người bệnh sẽ được các bác sĩ chuẩn đoán và đưa
ra phương pháp điều trị phù hợp. Trước tiên cần phải xác định nguyên nhân dẫn đến
bệnh gan nhiễm mỡ nhưvậy cơ hội chữa khỏi bệnh mới cao.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ:
* Béo phì
Thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ ở người bị béo phì và nghiện rượu
Béo phì nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ
Theo một khảo sát chung những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ chiếm khoảng 70-80%
là nằm ở những người béo phì. Chính vì thế cần có chế độ giảm cân hợp lý để có thể
giảm lượng mỡ trong gan tối đa nhất. Việc giảm cân sẽ rất khó khăn. Các bạn khơng
nên áp dụng hình thức giảm cân q mức bằng thuốc hay ép mình ăn kiêng tối đa.
Nên có biện pháp giảm cân an toàn và từ từ. Kết hợp với các phương pháp tập luyện
sẽ giúp cơ thể tiêu tốn nhiều calo hơn. Hãy áp dụng một chế độ giảm cân khoa học để
tốt cho sức khỏe của bạn và cũng tốt cho việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

* Tăng mỡ trong máu
Lượng mỡ trong máu tăng không chỉ ảnh hưởng đến gan mà còn phát sinh ra một số
bệnh khác. Khơng cịn cách nào khác là bạn phải áp dụng một chế độ ăn hạn chế chất
béo mà thay vào đó là nhiều chất xơ và vitamin. Có thể giảm bớt chất đạm bằng cách
thay khẩu phần thịt bằng khẩu phần cá,. Hạn chế những chất kích thích như rượu hoặc
bia. Nếu bạn thực hiện tốt chế độ ăn uống thì bạn có thể an tâm để chữa bệnh gan
nhiễm mỡ này được.
4


* Rượu, bia
Có thể nói rượu là thủ phạm hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về gan như viêm gan siêu
vi, xơ gan, gan nhiễm mỡ độ 3… Chính vì lý do đó mà bệnh viện hàng năm tiếp nhận
hơn 1000 bệnh nhân viêm gan nhưng chủ yếu là nam giới.
Đặc biệt ở nước ta tỷ lệ những người uống rượu là lớn nhất thế giới. Do đó việc nắm
bắt và chữa bệnh càng trở nên khó khăn hơn. Đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ
thì đặc biệt phải cai được rượu. Tuyệt đối không sử dụng lại vì có thể sẽ gây ra những
hậu quả tồi tệ hơn. Gan chính là bộ phận quan trọng bảo đảm cho việc lọc những chất
độc ra khỏi cơ thể. Uống nhiều rượu sẽ gây ra những rối loạn trong gan.
Một số loại thuốc có tác dụng giảm cholesterol trong máu như lovastatin cũng được sử
dụng trong việc chữa bệnh gan nhiễm mỡ.
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị bệnh gan nhiễm mỡ mà bị thừa cân, béo phì,
thì những bệnh nhân này cũng cần chú ý tới việc giảm cân để hỗ trợ cho việc điều trị
bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Bệnh cổ trướng: Cổ trướng là tình trạng phình to ở ổ bụng do sự tích lũy tụ dịch. Ở
người bình thường bình thường khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng là một
khoang ảo khơng có nước, nếu có chăng chỉ là một ít chất nhầy bôi trơn không đáng
kể. Khi giữa lá thành lá tạng của màng bụng xuất hiện một lượng dịch có thể nhiều
hoặc ít gọi là tràn dịch màng bụng hay cổ trướng. Dịch cổ trướng thường gồm một
lượng lớn protein dạng albumin và có màu vàng nhạt.

-

Xơ gan cổ trướng là một trong những căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao.
Khi bị bệnh xơ gan cổ trướng, người bệnh sẽ có biểu hiện bụng phình to và trễ xuống
hai bên, đồng thời da vùng bụng căng. Bệnh nhân tiêu hóa kém, thường bị táo bón, có
cảm giác buồn nôn và nôn do chức năng gan đã suy yếu.
Người mắc xơ gan cổ trướng còn cảm thấy mệt mỏi và nặng nề trong di chuyển. Lưng
và hông đau nhức do chịu sức nặng kéo dài. Bệnh nhân còn xuất hiện phù nề do dịch
tích tụ ở tay và bàn chân.
Cơ chế hình thành bệnh ở người xơ gan: Ở người mắc xơ gan khi thương tổn lan rộng,
gan không cịn khả năng hoạt động bình thường nữa, tình trạng mất bù sẽ xảy ra.
Khoảng 80 đến 90% mô gan bị tổn thương vĩnh viễn trước khi có tình trạng mất bù và
cũng trong giai đoạn này, cổ chướng là triệu chứng điển hình nhất mà người bệnh
thƣờng gặp phải và con số bệnh nhân gặp chứng cổ chướng trong giai đoạn xơ gan
mất bù lên đến 85%. Ở người mắc xơ gan sẽ làm tăng áp lực mao mạch nên nước và
các chất bị đẩy ra khỏi lòng mạch, đồng thời áp lực thẩm thấu giảm vì albumin huyết
5


tương giảm nên không giữ đƣợc nƣớc, các chất trong lịng mạch. Nước và các chất
thốt ra tràn vào khoang màng bụng hình thành cổ trướng.
- Ung thư gan: Ung thư gan là sự phát triển và lan truyền của các tế bào không khỏe
mạnh trong gan là loại ung thư đường tiêu hoá thường gặp.Ung thư bắt đầu từ trong
gan là ung thư gan nguyên phát, còn ung thư lan truyền đến gan từ bộ phận khác là ung
thư gan di căn. Đặc điểm lâm sàng là vùng gan đau, gan to cứng, bề mặt gồ ghề kèm
theo sốt và vàng da, rối loạn tiêu hoá và xuất huyết. Ung thư gan là một bệnh ác tính
của gan do sự tăng sinh ồ ạt tế bào gan hoặc tế bào đường mật gây hoại tử và chèn ép
trong gan. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi thường từ 30 - 50 tuổi, hay gặp ở nam giới.
- Các chứng phù thủng do gan mật: Phù thũng có thể do bệnh viêm gan virus hoặc xơ gan
gây ra. Một số ngƣời bị viêm gan do virus có hiện tượng phù thũng, phần lớn gặp ở chân,

mặt và mí mắt… Người bị xơ gan trước khi bị phù thũng thường phù chân nhẹ, có tính
lõm, chân khơng rõ hơn tay. Có ngƣời bị cổ trướng chân khơng phù thũng, đơi khi chân
phù rõ, do vậy cổ trướng và chân phù không thể tỷ lệ thuận với nhau.
Nguyên nhân gây ra phù thũng do sự chuyển hóa của chất điện phân và nƣớc bị trở
ngại, phù thũng có tính mạch máu thần kinh do dị ứng dẫn đến; albumin trong huyết
thanh hạ thấp; kèm theo chứng thiếu Vitamin B1…
Ở bệnh xơ gan bệnh gây sẹo trong gan, cản trở chức năng gan, gây ra những thay đổi
về hormon và hóa chất điều tiết chất dịch trong cơ thể cũng như làm tăng áp suất trong
mạch máu lớn (cổng tĩnh mạch), trong đó mang máu từ ruột, lá lách và tuyến tụy vào
gan. Những vấn đề này có thể dẫn đến chất lỏng tích tụ ở chân và ổ bụng (cổ trướng)
1.1.5. Các bệnh về mật thường gặp
- Giun chui ống mật: Giun chui ống mật là tình trạng giun từ ruột lên tá tràng, chui
qua cơ Oddi để vào trong ống Choledoque và các đƣờng mật trong gan. Giun chui vào
đường mật có thể sống và tồn tại ở đó một thời gian, khi chết sẽ để lại xác giun không
tiêu và là cơ sở của sự hình thành sỏi mật, gây nhiễm trùng đường mật, khởi đầu của
áp xe gan do giun và các biến chứng của nó (bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc,
07/4/2018)
- Viêm đường mật: Viêm đường mật là tình trạng nhiễm khuẩn đường mật, nguyên
nhân thường gặp nhất là do sỏi đường mật, một số ít có thể gây ra do bệnh lý u và chít
hẹp đường mật. Viêm đường mật có thể xảy ra ở đường dẫn mật trong gan hay ngoài
gan hoặc tại túi mật (báo Sức khỏe đời sống, 07/4/2018)
- Sỏi túi mật: là những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phƣơng Tây, đa số sỏi
túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Còn ở Việt Nam đa số là sỏi sắc tố, bắt
nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột.
6


Cholesterol kết tinh ở dạng cục nhỏ khi túi mật tích trữ lượng dịch mật nhiều hơn khả
năng hịa tan muối mật. Ngun nhân tình trạng ứ trệ cũng có thể vì hoạt động bất
thường của túi mật. Sỏi túi mật trở thành nguồn gốc tình trạng bệnh lý khi chúng làm

tắc ống túi mật hay gây viêm túi mật.
1.2. TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU TÁC DỤNG TRÊN GAN MẬT
Ứng với các đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh gan mật và tác dụng điển hình của
các dược liệu được xem là tác dụng trên gan mật như sau:
- Tiêu độc
- Lợi mật
- Lợi tiểu
- Hành khí, phá huyết, chỉ thơng
- Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận
- Thanh trường thông tiện, tả hỏa giải độc
1.2.1. Diệp hạ châu
Toàn cây tươi hoặc đã phơi sấy khơ của cây Chó đẻ răng của (Phyllanthus urinaria
L.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Hình 1.1. Dược liệu Diệp hạ châu
1.2.1.1. Tên khoa học
Herba Phyllanthi urinariae.
2.2.1.2. Tên khác
Chó đẻ răng cưa, Diệp hòe thái, Lão nha châu.


7

1.2.1.3.Thành Phần hóa học:
Flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.
( truy cập ngày 24/9/2018)

1.2.1.4.Mô tả:
Cây cao khoảng 30 cm, thân gần nhƣ nhẵn, mang nhiều cành nhỏ màu hơi tía. Lá mọc so le
xếp thành hai dãy xít nhau trơng nhƣ lá kép lơng chim. Phiến lá thuôn bầu dục hay trái xoan

ngƣợc, dài 5 mm đến 15 mm, đầu nhọn hay hơi tù, màu xanh sẫm ở mặt trên, xanh nhạt ở mặt
dƣới, không cuống hay có cuống rất ngắn. Hoa màu trắng mọc ở dƣới lá, đơn tính, hoa đực
hoa cái cùng gốc, hoa đực ở đầu cành, hoa cái ở dƣới. Hoa khơng có cuống hoặc có cuống rất
ngắn. Quả nang hình cầu, đƣờng kính có thể tới 2 mm, sần sùi, nằm sát dƣới lá. Quả có sáu
hạt. Hạt hình tam giác màu nâu nhạt, lƣng hạt có vân ngang

Hình 1.1. Cây Diệp hạ châu
(Báo An ninh thế giới online, 01/8/2018)
1.2.1.5. Phân bố
Cây Diệp hạ châu mọc hoang khắp nơi trong nƣớc ta cũng nhƣ ở khắp các nƣớc vùng
nhiệt đới (Đỗ Tất Lợi, 2004).
1.2.1.6. Bộ phận dùng
Toàn cây trên mặt đất.
1.2.1.7. Thu hái, chế biến
Quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa hè-thu.
Có thể cắt từng đoạn phơi khơ; hoặc rửa sạch cả cây, phơi gần khơ rồi bó lại, phơi âm


can tiếp đến khô, khi dùng loại bỏ tạp chất, rửa qua nước, cắt đoạn 5 cm đến 6 cm phơi
khơ. Có thể lấy lá ép lại thành bánh.
1.2.1.8. Cơng dụng
Tiêu độc, hoạt huyết, lợi mật, thanh can sáng mắt, lợi thuỷ. Dùng khi viêm gan hoàng
đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, chàm, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết
niệu, viêm ruột, tiêu chảy.
1.2.1.9. Cách dùng, liều dùng
Ngày dùng từ 8 g đến 20 g dƣợc liệu khô, dạng thuốc sắc.
1.2.1.10. Kiêng kỵ
Phụ nữ có thai khơng dùng
(Dược điển Việt Nam IV,2009)



.
1.2.2. Actisô
Lá phơi hoặc sấy khô của cây Actisô (Cynara scolyinus L.) họ Cúc (Asteraceae).

Hình 1.2. Dược liệu Actisơ (lá)
(Blog Bông atisô, 01/4/2018)
1.2.2.1. Tên khoa học
Folium Cynarae scolymi.
1.2.2.2. Tên khác
(Không có)


1.2.2.3.Thành phần Hóa Học:
Flavonoid, cynarin, các acid hữu cơ, pectin, chất nhầy...

( truy cập ngày 24/9/2018)
1.2.2.4.Mô tả:
Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 đến 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay đƣợc chia nhỏ. Phiến lá xẻ
thuỳ sâu hình lơng chim, mép thuỳ khía răng cƣa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ,
mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất
nhỏ, song song. Lá có nhiều lơng trắng vón vào nhau. Vị hơi mặn và hơi đắng. Cây Actisơ cao
gần l m hay hơn, có khi tới hơn 2 m, trên thân và lá có lơng tráng như bơng. Lá to mọc cách,
phiên lá bị khía sâu, có gai, mặt dƣới có lơng trắng. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt. Lá bắc
ngồi của cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. (Đỗ Tất Lợi,
2004)

1.2.2.5. Phân bố
Cây được di thực và trồng nhiều ở nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo (Đỗ
Tất Lợi, 2004).


Hình 1.3. Cây Actisơ
(Blog Bơng atisơ, 01/8/2018)
1.2.2.6. Bộ phận dùng
Tồn cây (lá, thân, rễ, cụm hoa) - Herba Cynarae Scolymi. Người ta thu hái cụm hoa
chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng đựợc thu hái lúc cây sắp ra
hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô. (Blog Bông atisô,
01/8/2018)


1.2.2.7. Thu hái, chế biến
Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem
o

phơi hoặc sấy khô ở 50 - 60 C.
Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng thuốc, có thể dùng hơi nuớc sơi
có áp suất cao để xử lý nhanh lá. Sau đó phơi hoặc sấy khô.
1.2.2.8. Công dụng
Lợi mật, chỉ thống. Chủ trị: Tiêu hố kém, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.
Bơng Actisơ có tính bổ dưỡng khi đã nấu chín, tăng lực, kích thích, làm ăn ngon, bổ
gan (tiết mật), trợ tim, lợi tiểu, chống độc, gây tiết sữa cho phụ nữ nuôi con nhỏ.
Actisô được biết từ lâu nhờ tác dụng lợi mật do Cynarin, người ta cũng xác định được
hỗn hợp các thành phần khác của Actisô, chủ yếu là acid-acool tạo nên hoạt lực lợi mật
của Actisơ và cịn có những tác dụng khác như giảm cholesterol-huyết, bảo vệ gan,
làm tăng sự bài niệu. Ở người, Cynarin có tác dụng loại trừ các acid mật làm giảm
cholesterol-huyết và lipoprotein. Cây Actisơ cịn non có thể dùng luộc chín hay nấu
canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa bao gồm đế hoa mang
các hoa, các lơng tơ và các lá bắc có phần gốc mềm màu trắng bao xung quanh. Người
ta mang về, chẻ nhỏ theo chiều dọc từ 6 - 8 miếng, rồi đem hầm với x ương, thịt để ăn
cả cái và nước. Bơng Actisơ là loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hoá, dùng trị

đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh đái tháo đường.
(Blog Bông atisô, 01/4/2018)
1.2.2.8. Cách dùng, liều dùng
Ngày dùng 8 -10 g, dạng thuốc sắc.
Sử dụng Actisô dưới nhiều dạng, có thể dùng tươi hoặc khơ hâm uống hay nấu thành
cao lỏng, cao mềm; cịn có dạng chiết tươi bằng cồn hoặc làm cồn thuốc. Hiện nay trên
thị trường có nhiều chế phẩm của Actisô: cao Actisô, trà Actisô, Cynaraphytol viên,
thuốc ngọt Cynaraphytol, thuốc nước đóng ống Actisamin v.v… (Dược điển Việt Nam
IV,2009, Blog Bông atisô 01/04/208)

11


1.2.3. Nhân trần/Nhân trần tía
Thân, cành mang lá và hoa đã phơi hay sấy khô của cây Nhân trần (Adenosma
caeruleum R.Br.) hoặc Nhân trần tía (Adenosma bracteosum Bonati) họ Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae).

Hình 1.4. Dược liệu Nhân trần
(Thực vật dược liệu, ngày 01/4/2018)
1.2.3.1. Tên khoa học
Nhân trần: Herba Adenosmatis caerulei.
Nhân trần tía: Herba Adenosmatis bracteosi.
1.2.3.2. Thành phần hóa học:
Nhân trần có tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là cineol. Ngồi ra cịn có các chất
flavonoid, saponin, acid thơm.( truy cập ngày 24/9/2018)

1.2.3.3. Tên khác
Nhân trần: Việt Nam (Nhân trần cái - miền Bắc, để phân biệt với Nhân trần đực hay
cây Bồ bồ) (Thực vật dược liệu, 01/9/2018), Nhân trần, Tuyến hương lam. (blog

Vietnam plants - Cây cỏ Việt Nam, 01/9/2018)
Nhân trần tía: Nhân trần lá nhỏ, Tuyến hương lá hoa. (blog Vietnam plants - Cây cỏ
Việt Nam, 01/4/2018)


1.2.3.4. Mơ tả:
Nhân trần: Thân hình trụ, rỗng ruột, màu nâu đen, có lơng nhỏ, mịn. Lá mọc đối, nhăn
nheo, hình trái xoan, dài 3,5 cm đến 4,5 cm, rộng 2 cm đến 3 cm. Mặt trên lá màu nâu
sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, hai mặt đều có lơng. Mép lá khía răng cưa tù. Gân lá hình
lơng chim. Cuống lá dài 0,3 cm đến 0,5 cm. Cụm hoa là chùm hoặc bông ở kẽ lá. Cánh
hoa thường rụng, cịn sót lá bắc và đài xẻ 5 thùy. Quả nang, nhiều hạt nhỏ (ít gặp).
Dược liệu có mùi thơm nhẹ, vị cay mát, hơi đắng, hơi ngọt.
Cây cao 0,3 đến 1 m, thân trịn, màu tím trên có lơng trắng mịn, ít phân cành. Lá mọc
đối hình trứng, đầu lá dài và nhọn, mép có răng cưa to, mặt trên và dưới đều nhiều
lông mịn, phiến lá dài 3 đến 8 cm, rộng 1 đến 3,5 cm, gân nổi rõ ở mặt dƣới, cuống 5
đến 10 mm. Toàn thân và lá vị có mùi thơm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá hay thành chùm
bông ở đầu cành. Đài hình chng xẻ thành 5 thùy sâu. Tràng màu tím xanh dài 10 đến
14 mm, mơi trên hình lưỡi, mơi dưới xẻ thành 5 thùy đều nhau. Quả nang hình trứng,
dài bằng đài, nhiều hạt nhỏ. (Thực vật dược liệu, 01/4/2018)
Nhân trần tía: Thân mảnh có 4 cánh ở 4 góc, nhẵn, màu tía. Lá thn dài 2 cm đến 4
cm, rộng 0,6 cm đến 0,9 cm mép lá có ràng cưa, đầu lá nhọn. Lá mỏng thường cuộn lại
và dễ rụng. Cụm hoa là chùm, đặc, dài 1,5 cm đến 5 cm. Cánh hoa màu tím nhạt,
thường rụng, chỉ còn lại lá bắc và đài. Quả nang dài 2 mm, hạt nhỏ li ti màu đen hay
màu nâu tía. Dược liệu có mùi thơm nồng, vị cay mát và hơi đắng.
Thân và cành có màu tím đỏ, cụm hoa thành bông dài mang ở gốc những lá bắc tạo
thành tổng bao, những lá bắc phía trên lợp lên mau, dạng màng, trong suốt, hình tim có
chóp nhọn. Mọc tốt ở các đất phèn của miền Nam. Mọc vào tháng 5 (mùa mưa), ra hoa
vào khoảng tháng 10 đến tháng 1, tàn lụi tháng 1 đến tháng 2. (Thực vật d ược liệu,
01/9/2018)
1.2.3.4. Phân bố

Loài này phân bố ở Ấn Độ, Xri Lanca, Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam,
Thái Lan, Malaixia, Inđơnêxia đến Ơxtrâylia. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi từ Yên
Bái, Cao Bằng vào tới Tây Ninh.
Thường gặp trong các rừng thƣờng xanh, rừng thông thưa và có cỏ, trong ruộng khơ
sau khi gặt, trên đất cát, dọc các sơng ngịi, ở vùng thấp và trung bình.
1.2.3.5. Bộ phận dùng
Toàn cây trên mặt đất.
1.2.3.6. Thu hái, chế biến
Thu hái khi cây đang ra hoa. Phơi trong bóng râm hay sấy ở 40 đến 50 °C đến khô.
Tránh sấy quá nóng làm bay mất tinh dầu.
13


Hình 1.5. Cây Nhân trần

Hình 1.6. Cây Nhân trần tía

(Blog Vietnam plants - Cây cỏ Việt Nam, 01/9/2018)
1.2.3.7. Công dụng
Thanh nhiệt lợi thấp thối hồng. Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật.
1.2.3.8. Cách dùng, liều dùng
Ngày dùng từ 10 g đến 15 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: Lượng thích hợp, sắc lấy
nước rửa hoặc giã nhỏ đắp nơi đau.
(Dược điển Việt Nam IV,2009)

14


1.2.4. Nhân trần bắc (Thuốc nam Đức Thịnh, 14/4/2018)
Toàn thân phơi hoặc sấy khô của cây Nhân trần bắc (Artemisia capillary Thunb), họ

Cúc (Asteraceae).

Hình 1.7. Dược liệu Nhân trần bắc
(Cây thuốc nam, 14/9/2018)
1.2.4.1. Tên khoa học
Herba artemisia capillaris.
1.2.4.2. Thành phần hóa học:
Các nghiên cứu cũng chứng minh trong nhân trần có chứa từ 0,23-0,30% tinh dầu và một số
các thành phần khác như: dimethylesculentin, cappllene, capillanol, capillarisin, b-pinen, acid
chlorogenic.( , truy cập ngày 24/9/2018)

1.2.4.3. Tên khác
Nhân trần Trung Quốc; nhân trần cao; ngải lá kim; thanh cao chỉ.
1.2.4.4.Mô tả:
Là cây thân thảo, cao khoảng 0,5-1,5m, nhánh không lông, lá ở thân xẻ một lần, dài
10-25cm.
Hoa mọc thành chùm ở nách lá hay ngọn nhánh, hình đẩu cao 1,5-2mm, lá mỏng dai.
Hoa ngồi cái, trong lƣỡng tính,hoa nhỏ kiểu hoa cúc.
1.2.4.5. Phân bố
Phân bố ở vùng Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản), đƣợc nhập trồng ở Hà Nội và Đà
Lạt.
1.2.4.6. Bộ phận dùng
Toàn cây trên mặt đất.


Hình 1.8. Cây Nhân trần bắc
(Thuốc nam Đức Thịnh, ngày 14/9/2018)
1.2.4.6. Thu hái, chế biến
Thu hái toàn cây. Phơi trong bóng râm hay sấy ở 40 đến 50 °C đến khơ. Tránh sấy q
nóng làm bay mất tinh dầu.

1.2.4.7. Cơng dụng
Dùng để hỗ trợ điều trị bệnh gan và túi mật, giảm sốt, chống viêm sƣng và lợi tiểu,
dùng làm cao đắp hỗ trợ điều trị đau đầu.
Hỗ trợ điều trị các chứng hoàng đản, sỏi mật, mụn nhọt, ghẻ, phong chẩn.
Bảo vệ gan chống nhiễm độc của carbon tetrachloride.
Hạ lipid huyết, làm giãn mạch vành và hạ huyết áp.
Trong nhân trần có chứa tinh dầu giúp ức chế các loại nấm gây bệnh ngoài da.
1.2.4.8. Cách dùng, liều dùng
Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp:
- Nhân trần bắc 18 - 24 g, Chi tử 12 g, Đại hoàng 6 - 8 g. Sắc uống.
- Nhân trần bắc 30 - 45g sắc uống ngày 3 lần.
Hỗ trợ điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh: Nhân trần, Chi tử, Đại hoàng, Hoàng cầm. Sắc
uống.
Hỗ trợ điều trị viêm túi mật: Nhân trần bắc, Bồ công anh, Quảng uất kim mỗi thứ 40 g,
Khương hoàng 16 g. Sắc uống.
16


Hỗ trợ điều trị sốt, vàng da, ra mồ hôi ở đầu mà người khơng có mồ hơi, miệng khơ,
tiểu tiện khó khăn, bụng đầy: Nhân trần bắc 24 g, Chi tử (dành dành) 12 g, Đại hoàng
4 g, nước 800 ml. Sắc còn 250 ml chia 3 lần uống trong ngày.
1.2.4.9. Kiêng kỵ
Phụ nữ mang thai không được sử dụng.
Trẻ em dưới 12 tuổi phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
1.2.5. Mã đề (hạt)
Hạt đã phơi hay sấy khô của cây Mã đề (Plantago major L.), họ Mã đề
(Plantaginaceae).
1.2.5.1. Tên khoa học
Semen Plantaginis.
1.2.5.2. Thành phần hóa học:

Lá mã đề có flavonoid là baicalein, scutellarein, ancubosid, một lacton là liliolid, chất nhầy,
carotenoid, các vitamin C, K, tanin, acid oleanolic.Xa tiền tử có chất nhầy, thành phần của chất
nhầy có polysaccharid là plantasan; các acid hữu cơ, dầu béo.Cây Mã đề có glycosid tên là
aucubin, men và emulsion

1.2.5.3. Tên khác: Xa tiền tử
1.2.5.4. Mơ tả:
Hạt rất nhỏ, hình bầu dục, hơi dẹt, dài rộng khoảng 1 mm. Mặt ngoài màu nâu hay tím
đen. Nhìn gần thấy trên mặt hạt có chấm nhỏ màu trắng khá rõ. Nhìn qua kính lúp thấy
những vân lăn tăn trên bề mặt hạt. Rốn hạt lõm.

Hình 1.9. Dược liệu Mã đề (hạt)
(Thực vật dược liệu, 01/4/2018


Mã đề là cây cỏ cao 24 đến 45 cm, thân rất ngắn gần như khơng có. Rễ mọc thành
chùm. Lá đơn mọc từ gốc, hình thìa, kích thước 10 đến 15 x 5 đến 7 cm, mép phiến lá
có răng cưa nhỏ thưa; màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình cung
với 5 gân chính nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá hình lòng máng màu xanh lục nhạt, dài 9
đến 12 cm, gốc rộng có màu trắng hoặc tím.
Cụm hoa: dạng bơng, trục cụm hoa dài 28 – 46 cm, xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng
tính, mẫu 4, khơng cuống. Lá bắc hình bầu dục, kích thước 1,5 x 1 mm, ở giữa dày
màu xanh, 2 mép mỏng hơn màu trắng, có gân giữa, bề mặt có những nốt sần. Lá đài
4, đều, rời, hình bầu dục, kích thước 2 x 1 mm, ở giữa dày màu xanh, 2 mép mỏng hơn
màu trắng. (Y dược Việt Nam, 01/4/2018)

Hình 1.10. Cây Mã đề
(Y dược Việt Nam, 01/9/2018)
1.2.5.4. Phân bố
Mọc hoang và được trồng nhiều nơi trong nước ta.

1.2.5.5. Bộ phận dùng
Lá, toàn cây trên mặt đất.
1.2.5.6. Bào chế
Lấy hạt Mã đề sạch, sao cho đến khi nổ giòn, phun dung dịch muối ăn và sao khô.
Dùng 2 kg muối ăn cho 100 kg dược liệu, thêm nước vừa đủ để thấm ẩm dược liệu.
Dược liệu sau khi chế có mặt ngồi màu nâu tối hoặc nâu vàng, mùi hơi thơm, vị mặn.


×