Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đồ án môn thiết kế sản phẩm đa phương tiện, đồ họa tĩnh (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.12 KB, 7 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN

BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH THIẾT KẾ PHẲNG VÀ ỨNG DỤNG
VÀO BỘ BIỂU TƯỢNG (ICON) TRÊN ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI
MEETE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN GROUP
Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Trần Quốc Trung
ThS. Hà Thị Hồng Ngân

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Sinh Hùng

Mã sinh viên

: B17DCPT092

Lớp

: B17TKĐPT02


1.Tính khả thi
❖ Kỹ năng của bản thân
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường, em có tích lũy và định


hướng bản thân những kỹ năng như sau
Lĩnh vực

Kỹ năng công cụ

Kỹ năng tư duy

- Thiết kế đồ họa
(Graphic Design)

- Adobe Photoshop

- Ngồi ra cịn có UX
UI designer

- Adobe XD

- Phân tích nghiên
cứu các tài liệu
tham khảo

- Adobe Illustrator
- Figma
- Ngồi ra cịn có:
Adobe Premiere, After
Effect, Lightroom, …

- Tư duy sáng tạo
và đổi mới trong
công việc

- Kỹ năng khảo sát
thị trường, nắm bắt
tâm lý người dùng

❖ Kiến thức bản thân

Nắm vững kiến thức về tư duy thiết kế và các thành phần trong
thiết kế như: Màu sắc, hình khối, Typography, bố cục, khoảng
trắng, lưới,…

Khả năng đọc hiểu và giao tiếp tiếng Anh ở trình độ tốt (Toeic
700) nên có thể đọc hiểu và nghiên cứu tốt những tài liệu sử
dụng tiếng Anh hoặc giao tiếp với những chuyên gia nươc
ngoài.
❖ Kinh nghiệm làm việc và học vấn

Điểm các môn liên quan đến chuyên ngành luôn được từ B cho
đến A+.

Hồn thành khóa học Pts cơ bản và nâng cao của Huy Quần
Hoa.

Có một kì làm sản phẩm về ứng dụng điện thoại điện tương tự
với ứng dụng Meete trong đề tài.


❖ Sản phẩm đã làm


2. Tính khoa học

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Về phong cách thiết kế phẳng thì trong cuốn sách “Creating flat design
website” của tác giả António Pratas đã nghiên cứu được rằng đây là một
phong cách thiết kế dẫn đầu xu hướng trong những năm gần đây. Trong cuốn
sách này tác giả có nói về lịch sử của phong cách thiết kế phẳng từ thủa sơ
khai cho đến giờ và quan trọng là các đặc điểm nổi bật cũng như là cách triển
khai một sản phẩm theo phong cách thiết kế này.
Ngồi ra tác giả Patrick Mcneil cũng có đề cập đến phong cách thiết kế
tối giản, không những vậy còn nêu ra những đặc điểm chưa tốt của phong
cách thiết kế này trong quyển sách “Web Designer's Idea Book, Volume 4:
Inspiration from the Best Web Design Trends, Themes and Style”.
Còn ở Chương 3 trang 30 của cuốn “Learn Design for iOS
Development” của tác giả Sian Morson có nhắc đến thiết kế phẳng đã được
sử dụng trên các nền tảng như iOS, Android hoặc các trang web lớn như
eBay, Twitter như thế nào. Ngoài ra ở trang tiếp theo cuốn sách đưa ra cách
kết hợp phong cách thiết kế phẳng vào các ứng dụng điện thoại như: thiết kế
biểu tượng, lựa chọn bảng màu, sử dụng khoảng trống.
Trong khi đấy ở cuốn sách “Essential Mobile Interaction Design:
Perfecting Interface Design in Mobile Apps” của tác giả Cameron Banga và
Josh Weinhold, xuất bản năm 2014 có viết “Flat design is the antithesis of
skeuomorphic interfaces” – Tạm dịch: Phong cách thiết kế phẳng đối nghịch
với phong cách thiết kế skeuomorphic (Skeuomorphic - phong cách thiết kế
mô phỏng các vật liệu quen thuộc). Ngồi ra trong cuốn này cịn viết về cách
thiết kế các loại biểu tượng như: Biểu tượng đại diện cho ứng dụng,…
Còn cuốn “Web Design Blueprints” của tác giả Benjamin LaGrone có
viết về các khía cạnh trong phong cách thiết kế phẳng như màu sắc, bố cục
khi thiết kế theo phong cách này.
Đặc biệt ở cuốn “The Business of iOS App Development: For iPhone,
iPad and iPod touch” của tác giả Dave Wooldridge, Taylor Pierce viết về cách
thiết kế ra một biểu tượng trên ứng dụng điện thoại phải có những quy tắc gì,

các bước để tạo ra một biểu tượng nói chung và các loại biểu tượng khác
nhau nói riêng. Ngồi ra cịn đưa ra nhiều lưu ý và gợi ý khi thiết kế biểu
tượng.
Trong cuốn “Thinking in Icons: Designing and Creating Effective Visual
Symbols” của tác giả Felix Sockwell và Emily Potts, xuất bản năm 2017
hướng dẫn quá trình tạo ra một biểu tượng hiệu quả, bao gồm nhiều phong
cách và nhiều cách tiếp cận khác nhau.


2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay ở trong nước chưa có nhiều đề tài nghiên cứu cũng như bài
báo khoa học về phong cách thiết kế phẳng và biểu tượng. Tuy nhiên có thể
kể đến 1 số tài liệu như:
Quyển ebook “Những điều cần biết về FLAT DESIGN” của colorME đã
nghiên cứu về lịch sử, bố cục và hình khối trong phong cách thiết kế phẳng.

3. Khung đề cương Đồ án tốt nghiệp
3.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thương mại điện tử đang được nhiều quốc gia quan tâm, coi là
một trong những động lực phát triển của nền kinh tế. Nó mang lại những lợi
ích tiềm năng, giúp doanh nghiệp thu được thông tin phong phú về thị trường
và đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch. Và trong đấy việc mua hàng qua
mạng hay mua hàng qua các ứng dụng điện thoại đang đem lại rất nhiều lợi
ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Trong thiết kế giao diện cho ứng dụng điện thoại, biểu tượng (hay Icon) là
một phần quan trọng bởi nó mang lại nhiều hiệu quả. Việc thiết kế một biểu
tượng cần có sự nhất quán giữa các biểu tượng với nhau, để làm được điều
này thì nên thiết kế biểu tượng trên một phong cách thiết kế duy nhất. Trong
khi đó hiện nay phong cách thiết kế phẳng đang dẫn đầu xu hướng, ngồi ra
cịn phù hợp để thiết kế biểu tượng cho ứng dụng điện thoại.

Được thành lập từ năm 2016 bởi công ty cổ phần Nguyên Group - qua 5
năm xây dựng và phát triển, Meete đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường
với gần 2 triệu users và 5000 thương hiệu, mang đến các giải pháp về khách
hàng và tích điểm cho các thương hiệu, cửa hàng tại thị trường Hồ Chí Minh
và Hà Nội. Với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái rộng trải dài khắp Việt Nam
và lớn hơn nữa là sang các quốc gia trong khu vực vào năm 2022, Meete
hướng đến việc xây dựng đội ngũ năng động, nhiệt huyết để cùng làm việc
với các advisors của Meete từ các cơng ty, tập đồn lớn. Và từ đó cùng nhau
thực hiện lộ trình mà Meete mong muốn. Và tất nhiên việc nâng cấp ứng dụng
là một phần thiết yếu trong lộ trình này của cơng ty.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “NGHIÊN CỨU PHONG
CÁCH THIẾT KẾ PHẲNG VÀ ỨNG DỤNG VÀO BỘ BIỂU TƯỢNG (ICON)
TRONG ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI MEETE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NGUYÊN GROUP”


3.2. Các chương mục đồ án
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
2.
Tình hình nghiên cứu
2.1 Quốc tế
2.2 Trong nước
3.
Mục đích và nhiệm vụ:
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.
Phương pháp nghiên cứu:

6.
Ý nghĩa thực tiễn:
7.
Nội dung đề cương nghiên cứu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH THIẾT KẾ PHẲNG VÀ THIẾT
KẾ BIỂU TƯỢNG 6
1.1. Tổng quan phong cách thiết kế phẳng
1.1.1. Khái niệm phong cách thiết kế phẳng
1.1.2. Lịch sử của phong cách thiết kế phẳng
1.1.3. Vai trò của phong cách thiết kế phẳng
1.1.4. Đặc điểm của phong cách thiết kế phẳng
1.2. Tổng quan về thiết kế biểu tượng
1.2.1. Khái niệm về biểu tượng và thiết kế biểu tượng
1.2.2. Các phong cách thiết kế biểu tượng
1.2.3. Nguyên tắc thiết kế biểu tượng
Tiểu kết chương 1:
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VỀ THIẾT KẾ BIỂU TƯỢNG THEO PHONG
CÁCH THIẾT KẾ PHẲNG
2.1. Vai trò của thiết kế phẳng trong thiết kế biểu tượng
2.1.1. Khái niệm về icon theo phong cách thiết kế phẳng
2.2. Thực trạng của biểu tượng theo phong cách thiết kế phẳng
2.2.1. Thực trạng trong nước
2.2.2. Thực trạng quốc tế
2.3. Những lưu ý trong việc thiết kế biểu tượng theo phong cách thiết kế
phẳng
2.3.1. Lưu ý về đường nét
2.3.2. Lưu ý về màu sắc
Tiểu kết chương 2:
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHONG CÁCH THIẾT KẾ PHẲNG VÀO THIẾT KẾ
BỘ BIỂU TƯỢNG CHO ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI MEETE CỦA CÔNG TY

NGUYÊN GROUP
3.1. Nghiên cứu tổng quan về Công ty Nguyên Group
3.1.1. Giới thiệu về công ty Nguyên Group
3.1.2.Khảo sát về công ty Nguyên Group


3.2. Ứng dụng phong cách thiết kế phẳng vào thiết kế bộ biểu tượng cho ứng
dụng điện thoại Meete của công ty Nguyên Group
3.2.1. Giới thiệu về ứng dụng Meete
3.2.2. Bộ Biểu tượng khơng có tương tác
3.2.3. Bộ biểu tượng có tương tác
Tiểu kết chương 3:



×