Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

khu truong son bac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA ĐỊA LÍ ĐỊA CHÍNH. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU TRƯỜNG SƠN BẮC Học Phần: Địa Lí Tự Nhiên Việt Nam 2 Lớp: Sư phạm Địa lí K37 Nhóm thực hiện: Nhóm 3.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Danh sách nhóm: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.. Huỳnh Thi Hiệp Nguyễn Thị Thanh Hiệp (Nhóm trưởng) Phan Thị Bích Hiệp Triệu Thị Khánh Hòa Đoàn Duy Hữu (Kĩ thuật viên) Dương Đình Khởi Nguyễn Tuấn Kiệt (Thuyết trình).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Khái quát chung. Ranh giới Địa chất Đặc điểm chung. 1 TRƯỜNG. SƠN BẮC. Kết luận. Địa hình. Khí hậu. Đặc điểm các hợp phần tự nhiên. Phương hướng sử dụng. Thổ nhưỡng. Sinh vật.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC I. Khái quát chung 1. Ranh giới khu - Tự nhiên: kéo dài từ thung lũng sông Cả (19º04’B) đến đèo Hải Vân (16ºB). - Hành chính: từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC 2. Đặc điểm chung - Nằm trong khu vực địa máng nên có hoạt động kiến tạo mạnh. - Là khu kiến tạo Hecxini, trong Tân kiến tạo với cường độ trung bình và yếu tạo nên địa hình núi trung bình và thấp với các dãy núi chạy song song và so le nhau theo hướng Tây Nam - Đông Nam, có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây. - Khu vực cuối cùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thường xuyên chịu ảnh hưởng của xoáy tụ nhiệt đới. - Có rừng giàu nhất ở miền Bắc, là khu chuyển tiếp thực vật giữa hai miền Bắc - Nam..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỢP PHẦN TỰ NHIÊN. 1. Địa chất - Thuộc hệ uốn nếp Tây Việt Nam, có hoạt động kiến tạo mạnh mẽ. - Nằm giữa hai khối hạt nhân cổ là Pu Hoạt - Rào Cỏ và khối Kon Tum. - Hiện tượng nghịch đoạn tầng dẫn đến hiện tượng bất đối xứng giữa hai miền. - Cấu tạo nham thạch: đá tinh thạch cổ kết tinh, đá macma xâm nhập granit, đá vôi, cát kết….

<span class='text_page_counter'>(7)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC 2. Địa hình  Núi thấp chiếm phần lớn diện tích, độ cao trung bình là 650-750m, núi cao trên 1000m chiếm 10% diện tích.  Địa hình cao ở hai đầu, thấp ở giữa, được nâng lên do ảnh hưởng của địa khối Kon Tum.  Có sự bất đối xứng giữa hai sườn.  Địa hình có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam: - Từ hữu ngạn sông Cả tới đèo Mụ Giạ. - Từ đèo Mụ Giạ đến Lao Bảo. -Từ Lao Bảo đến đèo Hải Vân..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC Lược đồ địa hình khu Trường Sơn Bắc.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC 3. Khí hậu 3.1. Khái quát  Khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu vùng núi phía Bắc và vùng núi phía Nam.  Tác động của gió mùa Đông Bắc ở đây đã yếu hẳn so với các khu trong miền Bắc và Đông Bắc Bộ.  Mùa mưa chậm dần sang Thu Đông.  Chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC 3.2. Đặc điểm - Chế độ nhiệt: + Tổng nhiệt đạt từ 7000 - 8500ºC + Ttb năm: 22-24ºC, tmax(tháng 7):27ºC, tmin(tháng 1): 17ºC. Càng về phía Nam, nhiệt độ càng tăng dần. + Cán cân bức xạ lớn. + Phân hóa theo không gian (Bắc - Nam, Đông - Tây, độ cao) và thời gian rõ rệt..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC - Chế độ mưa: + Mưa chủ yếu vào Thu Đông, càng vào Nam mùa mưa càng chậm dần. + Mùa hè có mưa do có hoạt động của gió Tín phong Đông Nam có nguồn gốc từ Tm hay Em và dải hội tụ theo chiều kinh tuyến (tháng 5-6), gây ra lũ tiểu mãn. Gió mùa Tây Nam vượt Trường Sơn tạo nên hiệu ứng phơn khốc liệt nhất nước ta. Þ Trường Sơn Bắc là khu vực ẩm, lượng mưa (P) lớn, Ptb: trên 2000mm/năm, số lượng ngày mưa lớn từ 120-150 ngày. + Mưa phân bố không đều và rất phức tạp. Có sự phân hóa (theo Đông -Tây, Bắc - Nam, thời gian)..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC 4. Thủy văn  Sông ngòi khá phát triển (hơn 200 sông suối dài trên 10km), ngắn, dốc và nhỏ (diện tích lưu vực <700km2), nhiều thác, ghềnh.  Mạng lưới sông suối dày, mật độ sông suối trung bình 1,1 km/km 2, có nơi đạt 2,4km/km2.  Lũ lên và rút nhanh, môđun dòng chảy lớn (trung bình 35-50 l/s/km 2, riêng Rào Cái đạt 79 l/s/km2. Chênh lệch môđun mùa lũ, mùa cạn rất lớn (mùa lũ: 1000-2500 l/s/km2, mùa cạn: 3-10 l/s/km2).  Sự phân hóa theo mùa lũ - cạn rõ rệt. Thời gian mùa lũ chậm dần vào phía Nam, thủy chế thất thường (mùa cạn chiếm 1,3% lượng nước mùa lũ). Lũ sông lên nhanh chủ yếu là do bão và nước dâng.  Các sông chính: s.Cả, s.Gianh, s.Nhật Lệ,….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC. Sông Gianh. Sông Thạch Hãn.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC Một số hình ảnh về lũ lụt ở khu Trường Sơn Bắc..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC 5. Thổ nhưỡng Địa hình và chế độ nhiệt cao nên quá trình feralit ở khu vực này diễn ra mạnh hơn các khu phía Bắc, đất nhiệt đới lên cao hơn các khu khác 200-300m. - Đất feralit có mùn trên núi, phát triển trên đá granit, tinh thạch cổ, ở độ cao 700-800 -> 1700m. Phân bố ở miền núi dọc biên giới Hoành Sơn, Bạch Mã.. Phẫu diện đất feralit mùn trên núi.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC - Lên cao nhiệt, ẩm thay đổi, hình thành đất feralit có mùn đai cận nhiệt trên núi, phân bố dọc biên giới các dãy núi Hoành Sơn. Lên cao 1700m (chuyển tiếp đai ôn đới núi cao), quá trình alit hóa thống trị, hình thành đất mùn alit núi cao, phân bố rất hẹp trên các đỉnh Pu Xai Lai Xeng, Rào Cỏ, quá trình alít hoá mạnh, mùn thô, đất mỏng, xương xẩu, chua, ẩm thường xuyên, nhiều mùn thô. - Đất dốc tụ phát triển ở các thung lũng, đất thô pha cát, cuội sỏi, diện tích nhỏ, đât thô pha cát cuội sỏi, hay bị biến động do lũ lụt..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC. - Đất đỏ nâu trên đá bazan, phân bố ở Bắc Trung Bộ từ Vĩnh Linh đến Lao Bảo, đất tốt.. Phẫu diện đất đỏ nâu trên đá bazan.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC - Đất phát triển trên đá vôi ở vùng núi phía tây Quảng Bình..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC 6. Sinh vật - Trường Sơn Bắc thuộc loại mưa nhiều, ẩm ướt nên thảm thực vật phát triển tốt. Rừng còn nhiều nhất nước ta, thuộc loại rừng giàu, có năng suất lớn với nhiều loài gỗ quý và thành phần loài phong phú. Trong đó, thực vật thuộc luồng di cư Ấn Độ - Myanmar chiếm nhiều nhất (điển hình là họ sang lẻ, họ dầu…). Hệ động vật cũng rất phong phú, có nhiều loài đặc hữu. - Ở những nơi mưa ít và kéo dài, hình thành rừng nhiệt đới và hơi khô. - Trong đai rừng cận nhiệt trên núi, thực vật thân thuộc với luồng di cư Hymalaya - Vân Nam: dẻ rụng lá, họ thích, họ chè, mộc lan….

<span class='text_page_counter'>(20)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC Một số loài thực vật: Săng lẻ. Mộc lan.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC • Trong khu có các Vườn Quốc gia: Bạch Mã, Phong Nha - Kẻ Bàng, Vũ Quang, Pù Mát và một phần của khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An. • Hệ sinh vật rất phong phú, nhiều loài đặc hữu và quý hiếm như: Sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, trầm hương, vẹc Hà Tĩnh, táu mặt quỷ….

<span class='text_page_counter'>(22)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC Vườn Quốc gia Bạch Mã • Bò rừng. • Gà lôi.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng(Quảng Bình) • Bướm ở Phong Nha. • Thằn lằn.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC Trường Sơn Bắc có các kiểu rừng: • Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới dưới 700-800m. • Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi ở trên 700-800m. • Rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm đến hơi khô nhiệt đới núi thấp trong các vùng có muà khô rõ. • Trảng cỏ, cây bụi thứ sinh ở vùng khô nóng hoặc chân núi do khai thác quá mức..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC 7. Phương hướng sử dụng của khu về mặt kinh tế - Phát triển nghề trồng rừng, được xem là thế mạnh của khu. - Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động du lịch tại các Vườn quốc gia, các vùng núi đá vôi có địa hình karst. - Có thể cải tạo một số vùng đất xấu, đất bạc màu để chăn nuôi gia súc lớn. - Khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên rừng….

<span class='text_page_counter'>(26)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC III. KẾT LUẬN Từ những đặc điểm của các hợp phần tự nhiên, ta có thể thấy mối quan hệ tác động qua lại của các hợp phần cũng như những tác động của chúng đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Qua đó, chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhằm khai thác tốt các nguồn tài nguyên, gắn với việc bảo vệ và phát triển..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> KHU TRƯỜNG SƠN BẮC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.. Lương Thị Vân . Tài liệu giảng dạy Địa lí tự nhiên Việt Nam ( phần khu vực). 2. Vũ Tự Lập. Địa lí tự nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục Hà Nội ,1999. 3. Đặng Duy Lợi. Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 (phần khu vực). NXB Đại học Sư phạm. 4. www.wikipedia.com..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> T HA NK. Y OU. CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE.

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×