Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Quy trình nghiệp vụ khai báo hải quan hàng ghế gỗ xuất khẩu của công ty cổ phần mạng lưới giao nhận toàn cầu 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

_________________

HỌ VÀ TÊN: LƯU MINH QUANG
Mã số SV: 1821003381 – Lớp 18DLG

TÊN ĐỀ TÀI

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN
MẶT HÀNG GHẾ GỖ XUẤT KHẨU TẠI CƠNG
TY CỔ PHẦN MẠNG LƯỚI TỒN CẦU - CT
EXPRESS

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

TP. HỒ CHÍ MINH: tháng 05/2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

_________________

HỌ VÀ TÊN: LƯU MINH QUANG
Mã số SV: 1821003381 – Lớp 18DLG

TÊN ĐỀ TÀI

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN


MẶT HÀNG GHẾ GỖ XUẤT KHẨU TẠI CƠNG
TY CỔ PHẦN MẠNG LƯỚI TỒN CẦU - CT
EXPRESS
Chuyên Ngành: Logistics Và Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
Giảng viên hướng dẫn: TS. HÀ MINH HIẾU

TP. HỒ CHÍ MINH: tháng 05/2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan báo cáo thực hành nghề nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu
của riêng tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Gia Lộc,
đảm bảo tính trung thực về các nội dung báo cáo. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về lời cam đoan này.


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG LƯỚI TỒN
CẦU CT – EXPRESS..........................................................................................3
1.1 Q Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Cơng Ty...............................3
1.2 Các Loại Hình Kinh Doanh Của Công Ty..............................................4
1.3 Cơ Cấu Tổ Chức Kinh Doanh Và Quản Lý Của Cơng Ty.......................5
1.4 Tình hình và kết quả kinh doanh của công ty..........................................7
1.4.1 Doanh thu....................................................................................7
1.4.2 Chi phí.........................................................................................8
1.4.3 Phân tích lợi nhuận......................................................................8
1.5 Định hướng và phát triển của cơng ty.....................................................9

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN MẶT HÀNG
GHẾ GỖ XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG LƯỚI TỒN CẦU –
CT EXPRESS.....................................................................................................11
2.1 Phân Tích Quy Trình Nghiệp Vụ Khai Báo Hải Quan Mặt Hàng Ghế Gỗ Xuất
Khẩu...........................................................................................................11
2.1.1 Kiểm tra bộ chứng từ.................................................................13
2.1.2 Lập tờ khai điện tử ...................................................................19
2.1.3 Tiếp nhận thông tin phản hồi.....................................................31
2.1.4 Lấy kết quả phân luồng hàng.....................................................32
2.1.5 Đăng kí tờ khai xuất khẩu tại cơ quan hải quan.........................33
2.1.6 Kiểm dịch hàng hóa...................................................................34
2.1.7 Thanh lí và vào sổ tàu................................................................36
2.1.8 Thực xuất tờ khai.......................................................................36
2.2 Phân Tích Những Điểm Hồn Thiện Và Chưa Hồn Thiện Về Quy Trình
Nghiệp Vụ Khai Báo Hải Quan Mặt Hàng Ghế Gỗ Xuất Khẩu Tại Công Ty CT –
EXPRESS.......................................................................................................
2.2.1 Điểm hoàn thiện........................................................................37


2.2.2 Điểm chưa hoàn thiện................................................................38
2.3 Đánh Giá Những Điểm Hoàn Thiện Và Chưa Hồn Thiện Về Quy Trình
Nghiệp Vụ Khai Báo Hải Quan Mặt Hàng Ghế Gỗ Xuất Khẩu Tại Công Ty CT –
EXPRESS...................................................................................................40
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu...................................................................40
2.3.2 Kết quả nghiên cứu...................................................................40
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
KHAI BÁO HẢI QUAN MẶT HÀNG GHẾ GỖ XUẤT KHẨU TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN MẠNG LƯỚI TỒN CẦU – CT EXPRESS................................43
3.1 Cơ Sở Đề Xuất Kiến Nghị....................................................................43
3.2 Các Kiến Nghị......................................................................................44

3.2.1 Kiến nghị về khâu tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ...............44
3.2.2 Kiến nghị về việc đốc thúc chuẩn bị hàng hóa, đảm bảo việc tập kết
hàng trước giờ cắt máng.....................................................................45
3.2.3 Kiến nghị về khâu nâng cấp hệ thống mạng, cơ sở vật chất của công ty
...........................................................................................................45
3.2.4 Kiến nghị về việc Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân
viên....................................................................................................45
3.2.5 Kiến nghị với cơ quan hải quan nâng cấp phần mềm thông quan điện
tử, cấp mới các thiết bị CNTT đảm bảo an ninh, an toàn mạng..........46
3.2.6 Kiến nghị về nâng cao chất lượng, dịch vụ khách hàng............46
KẾT LUẬN........................................................................................................48
PHỤ LỤC


GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế
giới, điển hình là ngày 14/1/2019, CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới,
theo Báo cáo của World Bank về Chỉ số hoạt động logistics (LPI), công bố ngày
24 tháng 7 năm 2018, Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu,
tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN.
Bên cạnh đó, nhu cầu về logistics đang tăng mạnh tại Việt Nam, với mức tăng
trưởng GDP 7,08% trong năm 2018. Sự tăng trưởng của sản xuất trong nước,
của tiền lương và tiêu dùng, của dân số trẻ và sự bùng nổ của thương mại điện
tử cũng là những yếu tố thúc đẩy thị trường logistics Việt Nam phát triển. Đây
là cơ hội cho những công ty 3PL quốc tế cung cấp những giá trị gia tăng của
dịch vụ logistics và giao hàng tận nơi. Tại Việt Nam, hiện nay đang có một số
nghiên cứu ứng dụng khoa học cơng nghệ cao như Blockchain vào hoạt động
logistics. Trong đó, đang thực hiện việc nghiên cứu áp dụng đại trà e-DO (Giấy
giao hàng điện tử) cho các lô hàng lẻ (LCL) và tham gia dự án e-B/L của Hiệp

hội Giao nhận vận tải quốc tế FIATA. Điển hình như Tân Cảng Sài Gòn đang áp
dụng thử nghiệm e-Port, e-DO với một vài hãng tàu... Bên cạnh sự phát triển
của Logistics đã kéo theo sự hình thành và phát triển của các nghiệp vụ hỗ trợ
liên quan đến xuất nhập khẩu cụ thể là quy trình thủ tục hải quan đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thơng
hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.
Cơng Ty Cổ Phần Mạng Lưới Tồn Cầu CT-EXPRESS tuy mới thành lập
được hơn 5 năm nhưng đã tạo được sự uy tín với khách hàng và đã có những
hợp đồng lớn nhỏ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc sai sót trong khâu chuẩn
bị chứng từ và khai báo hải quan cũng như nhiều hạn chế khác khiến công ty
chưa mở rộng ra được với nhiều quốc gia, đội ngũ nhân viên của cơng ty cịn
yếu kém hơn so với cơng ty nước ngồi. Đồng thời, việc nắm bắt tình hình xu
thế thế giới và thích ứng với sự chuyển hóa đó đối với các doanh nghiệp khơng
phải là điều dễ dàng. Chính vì thế, việc đi sâu nghiên cứu quy trình thực hiện
6


nghiệp vụ khai báo hải quan hàng nhập khẩu và thực tế phát sinh là hết sức cấp
thiết và có ý nghĩa quan trọng. Nên tác giả chọn đề tài cho báo cáo thực hành
nghề nghiệp 2 này là “Quy trình nghiệp khai báo hải quan hàng hóa xuất
khẩutại Cơng ty Cổ Phần Mạng Lưới Toàn Cầu CT- EXPRESS” nhằm tìm hiểu
về các quy trình thực tế trong nghiệp vụ khai báo hải quan tại công ty, cũng như
đề xuất kiến nghị và giải pháp để khắc phục các hạn chế cịn tồn đọng trong quy
trình này.
Trong q trình thực tập tại công ty, tác giả nhận thấy trong quy trình nghiệp vụ
khác thì bên cạnh các khâu có những điểm hồn thiện thì cũng có các khâu là chưa
được hoàn thiện làm ảnh hưởng trực tiếp tới các khâu khác trong quy trình nói riêng và
uy tín cùng với chất lượng phục vụ khách hàng của cơng ty nói riêng. Những thiếu xót
và hạn chế của khác khâu trong quy trình được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan khác nhau, tuy nhiên, tác giả ở đây sẽ đưa ra những kiến nghị cụ thể

cho các quy trình đó để cơng ty có thể ngày càng nhận ra những điểm đó để có thể đưa
ra các chiến lược kịp thời để khắc phục những tình trạng đó đồng thời nâng cao nghiệp
vụ quy trình nhằm nâng cao khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn. Và kết quả của q
trình thực tập tại cơng ty sẽ được tác giả trình bày ở bài báo cáo này.
Đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng Quan Về Cơng Ty Cổ Phần Mạng Lưới Tồn Cầu CT – Express
Chương 2: Quy Trình Nghiệp Vụ Khai Báo Hải Quan Hàng Xuất Khẩu Tại Công Ty
Cổ Phần Mạng Lưới Toàn Cầu – CT Express
Chương 3: Kiến Nghị Về Việc Hồn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Khai Báo Hải Quan
Hàng Xuất Khẩu Tại Cơng Ty Cổ Phần Mạng Lưới Tồn Cầu – CT Express

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG LƯỚI TỒN
CẦU CT – EXPRESS
1.1 Q Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty
-

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Mạng Lưới Toàn Cầu
Tên viết tắt: CT EXPRESS
Địa chỉ cơng ty: A75/6E/15 Bạch Đằng - p.2 - Q.Tân Bình - TP.HCM
Mã số thuế: 0313319468
Người đại diện pháp lý: Lê Thành Trung
Hotline: 0937.91.99.77 ( Mr.Trung) - 0935.48.56.58 (Mrs.My)
Ngày hoạt động: 24/06/2015
Email :
Website: ctexpress.com.vn
Logo công ty:
Công ty được thành lập ngày 24/06/2015, được thành lập bởi ông Lê Thành Trung là


người đại diện hợp pháp.
Giai đoạn đầu thành lập, công ty chỉ vận chuyển và đóng gói gia cơng cho một số công
ty nhỏ. Nhưng sau hơn 5 năm hoạt động, nhờ vào đội ngũ sale có kinh nghiệm nên cái
tên CT - EXPRESS dần được khách hàng biết đến nhiều hơn, từ đó những hoạt động
và dịch vụ của công ty ngày càng phát triển để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
Dù là công ty mới thành lập nên các hoạt động và dịch vụ chưa lớn mạnh bằng các
công ty khác, tuy nhiên, với sự chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ cơng ty thì trong
tương lai công ty sẽ phát triển mạnh mẽ và lớn mạnh khơng chỉ dịch vụ mà cịn hình
thức bên ngồi.
1.2 Các Loại Hình Kinh Doanh Của Cơng Ty
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế. Xuất khẩu các mặt hàng
trong phạm vi cho phép của Nhà Nước. Cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa, quốc tế,
vận tải đa phương thức. Tìm nguồn hàng nhập giá rẻ, chuyển tiền đi nước ngoài đảm
bảo an toàn cho khách hàng khi giao dịch với các đối tác xuất khẩu ở các nước trên
toàn thế giới. Cụ thể:
8


STT

DỊCH VỤ

LOẠI HÌNH KINH DOANH
Nhập khẩu từ nước ngồi về Việt Nam
Xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước khác
Dịch vụ vận chuyển hàng không (Air)

1


Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế

Vận tải

Dịch vụ vận chuyển đường biển (SEA)
Dịch vụ vận chuyển nguyên container FCL/FCL (nội
địa/ quốc tế)
Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ container LCL/LCL (nội
địa/ quốc tế)
2

Tư vấn xuất nhập
khẩu

Tư vấn cho khách hàng tất cả các thủ tục chứng từ để
xuất/ nhập khẩu hàng hóa
Xuất/ Nhập kinh doanh
Xuất/ Nhập phi mậu dịch
Tạm nhập tái xuất/ tạm xuất tái nhập
Nhập / xuất gia công

3

Nhập/ xuất sản xuất xuất khẩu

Khai báo hải quan

Nhập đầu tư nộp thuế
Nhập đầu tư tái tạo tài sản cố định
Nhập triển lãm/ Hành lý

Xuất nhập vào khu chế xuất/ doanh nghiệp chế xuất
Hàng nhập ủy thác phục vụ An Ninh, QP…
4

Thơng quan hàng
hóa

Thơng quan tất cả các loại hình hàng hóa ở tất cả các
cảng

1.3 Cơ Cấu Tổ Chức
GIÁM ĐỐC

PHỊNG
KINH
BỘ
PHẬN
DOANH
SALE

PHỊNG KẾ
TỐN
BỘ
PHẬN
GIAO NHẬN

PHỊNG

9 XUẤT NHẬP
BỘ PHẬN


KHẨU TỪ
CHỨNG

PHÒNG
NHÂN
SỰ
BỘ
PHẬN
TRUCKING


Hình 1.3: Bảng sơ đồ tổ chức cơng ty
Nguồn: Phịng nhân sự
- Giám đốc:
Là người thành lập công ty, chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty, người điều
hành và tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ hằng ngày của cơng ty có các quyền và
nghĩa vụ:
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tổ chức thực
hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Quyết định chọn đối tác
chiến lược trong kinh doanh,thiết lập mối quan hệ tốt với các đối tác chiến lược, các
ngân hàng và khách hàng tiềm năng của công ty.
Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức
danh quản lí trong cơng ty.
- Phòng Kinh Doanh
Trưởng phòng kinh doanh điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động cũng
như lợi nhuận, hướng phát triển, tăng trưởng của phòng kinh doanh. Lập kế hoạch kinh
doanh và tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. Phụ
trách phân tích báo cáo kinh doanh, xây dựng và phát triển hệ thống giá, chiết khấu và
quản lý lãi/lỗ trong kinh doanh.

Các bộ phận Sales cước có những nhiệm vụ tìm kiếm và duy trì khách hàng thơng qua
các mạng lưới nhân viên với các công ty khác, đồng thời xúc tiến việc ký kết hợp đồng
với các khách hàng. Phát triển các nhóm kinh doanh mới.
Đề xuất các giải pháp nhằm cạnh tranh với các cơng ty có chung lĩnh vực kinh doanh.
Nghiên cứu tìm hiểu thị trường xuất nhập khẩu ở các tỉnh thành và trên thế giới, đưa ra
những kế hoạch xuất nhập khẩu hiệu quả nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đem lại lợi
10


nhuận cao cho cơng ty.
- Phịng Kế Tốn
Hoạch tốn đầy đủ, chính xác số thực và tình hình biến động của các loại tài sản trong
cơng ty. Kiểm sốt chi phí và luồng tiền của cơng ty. Lập các báo cáo tài chính và
quản trị. Kiểm tra dữ liệu hàng hóa, lập và gởi hóa đơn cho khách hàng. Kiểm sốt và
thu hồi cơng nợ từ khách hàng.
Lập dự báo và lập kế hoạch ngân sách hằng năm, theo dõi việc lập kế hoạch. Thực
hiện các quyết định, chính sách về tài chính – kế tốn – thuế - kiểm toán. Giải quyết
các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
- Phòng Nhân Sự
Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích người lao
động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động. Tổ chức kiểm tra, thẩm tra,
xác minh lý lịch cán bộ, nhân viên trong công ty khi cần theo yêu cầu của giám đốc.
- Phòng Xuất Nhập Khẩu
+ Bộ Phận Chứng Từ:
Thực hiện chuẩn bị, lập, kiểm tra giám sát các chứng từ liên quan đến lô hàng.
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong q trình giao dịch hàng hóa.Tư vấn nếu
khách hàng có bất kỳ thắc mắc liên quan đến chứng từ .Liên lạc với các đại lý
và hãng nước ngồi để hướng dẫn thơng tin giao nhận hàng. Lưu trữ hồ sơ,
chứng từ xuất nhập khẩu.
+ Bộ Phận Giao Nhận:

Là bộ phận làm việc trực tiếp với đội thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, cơ quan tổ
chức có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục. Làm thủ tục hải quan.Tổ chức vận
chuyển, lưu kho, đóng hàng hóa, theo dõi các q trình này để ứng biến với các
trường hợp xấu xảy ra. Trực tiếp làm việc tại hiện trường, kiểm tra giám sát đốc
thúc các quy trình giao nhận hàng hóa.
+ Bộ Phận Trucking:
Có nhiệm vụ điều xe tải, làm việc trực tiếp với cơ quan hải quan để lấy hàng hóa
giao cho khách hàng, bên cạnh đó chịu trách nhiệm trong việc trả container rỗng,
khai thác lập quãng đường vận chuyển tốt nhất, đóng hàng hiệu quả nhất. Cung
cấp các dịch vụ thông báo nhận hàng nhằm giảm tối đa các trì hỗn trong việc
11


nhận hàng và phí lưu kho.
1.4 Tình hình và kết quả kinh doanh của cơng ty
Chỉ tiêu
2017
2018
2019
Doanh thu
4.237.639
4.533.687
5.465.926
Chi phí
3.166.236
3.648.473
4.033.341
Lợi nhuận trước thuế
1.071.403
885.214

1.432.585
Hình 1.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 2017-2019
Nguồn: Phịng Kế Tốn
Qua các thống kê trên ta thấy rằng:
1.4.1 Doanh Thu
- Doanh thu năm 2018 tăng 296.048 (triệu đồng) tức tăng 6,99% so với năm 2017.
Trong giai đoạn trên đà phát triển này thì mức doanh thu tăng giảm chưa ổn định của
cơng ty cũng khơng có gì thất thường, vì cơng ty đang trong những bước đầu phát triển
cần hoàn thiện một số cơ sở hạ tầng, vật chất, kĩ thuật,..., để phục vụ cho qui trình công
việc cũng như tạo cho nhân viên môi trường làm việc tốt nhất có thể để nhân viên mang
lại hiệu quả cao nhất có thể cho cơng ty sau này. Cùng với đó là là sự tin tưởng từ các
khách hàng là người đã quen từ trước và sự uy tín trong nghề đã được bán giá cước hay
các phí khác với giá cả tốt nhất.
- Doanh thu năm 2019 tăng 932.239 (triệu đồng) tức tăng 20,56% so với năm 2018.
Được sự tin tưởng của khách hàng cùng với uy tín của cơng ty nên ở giai đoạn này
doanh thu đã có phần tăng trưởng hơn. Đặc biệt trong năm nay cơng ty có sự thay đổi
về mặt nhân sự nên đã định hướng công ty vào con đường mới. Đội ngũ marketing cũng
đã tạo nên hình ảnh uy tín trong mắt khách hàng nên đã đem về cho công ty nhiều
khách hàng tiềm năng và đội ngũ sale đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm, chăm
sóc khách hàng cũ cũng như mới rất tốt nên khách hàng cũ thì quay lại cịn khách hàng
mới thì đã bắt đầu hợp tác với cơng ty. Cùng với đó thì các hiệp định và quy định về
xuất nhập khẩu cũng được nới lỏng, tạo điều kiện cho hàng hóa qua biên giới hải quan
trở nên dễ dàng hơn.
1.4.2 Chi Phí
-

Năm 2018 thì tổng chi phí tăng 482.237 (triệu đồng) tức tăng 15,23% so với năm

2017.
Chi phí tăng ở giai đoạn này cũng khơng có gì bất thường vì đây là giai đoạn công ty

đang trên đà phát triển nên cần phải có thêm nhân sự hỗ trợ và trang thiết bị, cơ sở vật
12


chất hồn thiện nhất có thể để tạo cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái,
thuận tiện. Và từ đó nhân viên mới làm việc hết cơng suất, tạo ra hiệu quả tối ưu nhất
cho công ty. Bên cạnh đó, các chi phí ngun vật liệu tăng dẫn đến chi phí các loại
phương tiện vận tải tăng làm ảnh hưởng đến tổng chi phí cơng ty.
- Năm 2019 thì chi phí cơng ty vẫn tiếp tục tăng nhưng hạn chế được phần nào so với
giai đoạn trước, tổng chi phí tăng 384.868 (tiệu đồng), tức tăng 10,55% so với năm
2018.
Do công ty đầu tư nhiều vào việc tiềm kiếm khách hàng mới, xây dựng cơ sở vật
chất, cài đặt các hệ thống phần mềm hỗ trợ cho việc marketing. Bên cạnh đó việc đào
tạo, tuyển dụng một số nhân sự mới để mở rộng quy mô hoạt động cũng góp phần nâng
cao chi phí. Và do giá thành các các dịch vụ phương tiện vận chuyển như xe tải, xe kéo
container, tàu, … và nâng cấp một số trang thiết bị để hỗ trợ và thuận tiện trong cơng
việc. Cùng với đó là sức ép cạnh tranh của các cơng ty trong nước và nước ngồi khiến
cơng ty chịu áp lực khơng hề nhỏ.
1.4.3 Phân Tích Lợi Nhuận
-

Năm 2018 thì lợi nhuận giảm 186.189 (triệu đồng) tức giảm 17,38% so với năm

2017 do chi phí tăng cao như cước phí hàng khơng của Việt Nam cao hơn nhiều so với
chi phí đường bộ. Chi phí đường bộ trong nước lại cao hơn nhiều so với cước vận
chuyển hàng không của thế giới. Thêm một lý do nữa là chi phí logistics cảng biển của
Việt Nam cao gấp từ 1,2 - 2 lần so với các nước lân cận. Các chi phí bao gồm chi phí
vận tải, chi phí xếp dỡ, lưu trú tại cảng, thủ tục tại cửa khẩu, trong đó, chiếm trên 50%
là các chi phí khơng rõ ràng liên quan đến các thủ tục hành chính cho xuất nhập khẩu
của rất nhiều bộ ngành.

Đồng thời giai đoạn này, công ty cũng chỉ mới thành lập được hơn 2 năm nên việc
đầu tư tài chính cho tìm kiếm khách hàng, công cụ marketing, đào tạo nhân lực vẫn cịn
là vấn đề nhức nhối của cơng ty.
- Năm 2019 thì lợi nhuận tăng 547.371 (triệu đồng) tức tăng 61,83% so với năm 2018
hay cao nhất trong 3 năm qua vì lúc này cơng ty đã có cho mình cho mình những khách
hàng tiềm năng và niềm tin nhất định từ họ. Đồng thời nhân viên sale đã có cho mình
những kiến thức và kỹ năng quan trọng trong nghề nên việc chốt sale diễn ra nhanh
chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí tăng cao do thời gian kiểm tra chuyên ngành
13


cũng khá lâu mất từ 1 đến 2 ngày làm phát sinh chi phí giám sát, lưu container, lưu bãi
và quá nhiều khoản chi phí phát sinh từ vận tải quốc tế như phí mất cân bằng container,
phí vệ sinh container, phí lệnh giao hàng (Delivery Order - D/O) và phí xăng dầu; phí
vận chuyển nội địa có thời điểm cịn cao hơn cả chi phí vận tải quốc tế, ví dụ như 1
container xuất cảng Hải Phịng đi Thành phố Hồ Chí Minh giá ngang bằng giá đi từ Hải
Phòng đến Singapore hoặc Thái Lan. Chưa kể ở Hải Phịng cịn phát sinh khoản phí hạ
tầng từ 250.000 - 500.000 VNĐ/container.
Song song với đó là cơng ty đang có mục tiêu đào tạo thực tập viên trẻ trực tiếp ở
công ty nên cần phải trang bị thêm cơ sở vật chất để gửi qua các đối tác khác của cơng
ty hoặc hỗ trợ ở cơng ty nên chi phí có hơi cao mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty đã ổn định, đang trên đà phát triển và đang có dấu hiệu khởi sắc.
1.4.4 Định Hướng Phát Triển Của Cơng Ty
-

Xây dựng và giữ vững hình ảnh công ty nhằm mang đến cho khách hàng một địa

chỉ giao nhận tồn cầu uy tín và chất lượng.
- Hồn thiện hơn về quy trình giao nhận hàng hóa của công ty
- Đẩy mạnh và phát triển thêm về công tác marketing nhằm đạt được nhiều hợp đồng

hơn qua từng năm
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Ở chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về cơng ty Cổ Phần Mạng Lưới Tồn Cầu
bao gồm q trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty ra sao và các
loại hình kinh doanh của cơng ty . Đồng thời tác giả cũng tiến hành đưa ra các số liệu
về tình hình kinh doanh và phân tích kết quả của tình hình đó từ năm 2017-2019. Từ
phân tích đó, giúp tác giả đánh giá năng lực kinh doanh của cơng ty để tìm ra điểm
yếu, điểm mạnh. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành phân tích quy trình nghiệp vụ khai báo
hải quan hàng xuất khẩu cũng chính là tiêu đề và nội dung chính của bài báo cáo này
và từ phân tích đó, tác giả sẽ nêu ra các điểm hồn thiện cũng như chưa hồn thiện của
cơng ty. Và nội dụng đó sẽ được trình bày ở chương 2.

14


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN HÀNG XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG LƯỚI TỒN CẦU – CT
EXPRESS
2.1 Phân Tích Quy Trình Nghiệp Vụ Khai Báo Hải Quan Hàng Xuất Khẩu

15


Kiểm tra

bộ chứng từ

Sai

Liên hệ người xuất khẩu

chỉnh sửa, cung cấp

Bộ phận chứng từ

Đúng
Lập tờ khai điện tử

Tiếp nhận thông tin phản hổi

Nhân viên
giao nhận

Sai

Sửa đổi thông tin tờ khai

Đúng
Lấy kết quả phân luồng

Sai

Khai bổ sung hồ sơ hải
quan

Đúng
Đăng kí tờ khai nhập khẩu
tại Chi cục Hải quan

Kiểm dịch thực vật


Thanh lý và vào sổ tàu

Thực xuất tờ khai

16


2.1.1 Kiểm tra bộ chứng từ
Chuẩn bị chứng từ để khai báo hải quan:
Công ty xuất khẩu sẽ cung cấp cho phòng chứng từ của CT- EXPRESS một
bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ sau:
Các chứng từ cần chuẩn bị để khai báo hải quan bao gồm:
+ Sale Contract – hợp đồng ngoại thương (không bắt buộc)
+ Commercial Invoice – hóa đơn thương mại (bắt buộc)
+ Packing list – phiếu đóng gói (Khi có kiểm hóa)
+ Giấy phép quản lí chun ngành (nếu có)
Ngồi ra cần có những thơng tin cần thiết như:
+ Thông tin doanh nghiệp: tên công ty, Mã số thuế, địa chỉ.
+ Xác định loại hình doanh nghiệp
+ Nội dung hàng hóa, hàng có phải thuộc hàng có điều kiện (phải kiểm tra
chất lượng, hàng phải xin giấy phép, hàng kiểm dịch, hàng phải khai báo
hóa chất) hay khơng? Để có thơng tin điền vào các mục khai báo Hải quan.
Nếu thiếu các chứng từ như B/L, giấy báo hàng đến thì nhân viên chứng từ sẽ yêu cầu
công ty ủy thác bổ sung. Riêng hợp đồng thương mại, Packing List, Commercial
Invoice thì nhân viên chứng từ có thể lập dựa trên vận đơn, C/O và các thơng tin khác
về hàng hóa.
Theo điều 16 mục 2, thơng tư 38/205/TT-BTC
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành
kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai
hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản
chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu
xuất khẩu nhiều lần;
c) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ
quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm b, điểm c khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa
quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản
thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua
17


Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục
hải quan.
Kiểm tra bộ chứng từ:
- Kiểm tra các chứng từ như Hóa đơn Thương Mại, Commercial Invoice,
Packing List, Bill of Lading, Booking Request như đã kiểm tra ở các bước trên
- Cơ sở pháp lý của bước này:


Luật hải quan 2014



Các văn bản hướng dẫn luật hải quan 2014: nghị định 59/2018, nghị định

08/2015, thông tư 39/2018, thông tư 38/2015, thông tư 39/2015
Trước khi khai báo và làm thủ tục Hải Quan, nhân viên chứng từ của CT

EXPRESS sẽ đối chiếu các chứng từ có liên quan để kiểm tra độ chính xác và
trùng khớp với các thông số trong nội dung của chứng từ. kiểm tra chứng từ sẽ
dựa vào 3 tiêu chí chính: đủ số lượng, các chứng từ thống nhất với nhau về
thơng tin và tính pháp lý.
-

Kiểm tra hợp đồng:
+ Số và ngày hợp đồng;
+ Tên và địa chỉ các bên;
+ Tên hàng và mơ tả hàng hóa (số lượng, đơn giá, tổng giá trị, điều kiện
Incoterm, điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh
toán…).

18


-

Kiểm tra Bill of Lading:
+ Số Bill;
+ Thông tin người gửi hàng, người nhận hàng;
+ Cảng bốc/dỡ hàng;
+ Tên tàu và số hiệu con tàu;
+ Mô tả về loại kiện hàng hóa (đóng trong loại container gì, container khơ
hay lạnh..; kích thước container: 40’ hay 20’;…, đóng bao nhiêu container;
số container và số seal, số lượng hàng bên trong, tổng trọng lượng – Gross

-

Weight);

+ Ngày phát hành vận đơn, số bản chính, bản sao phát hành;
+ Ngày xếp hàng lên tàu;
+ Cước phí (phải phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng trên hóa đơn)
Kiểm tra Commercial Invoice (đối chiếu với hợp đồng và B/L)

Kiểm tra xem các chứng từ trên phù hợp với B/L và hợp đồng chưa. Đặc
biệt, kiểm tra ngày phát hành Invoice, Packing List phải sau ngày ký kết hợp
19


đồng và trước hoặc cùng ngày gửi hàng. Kiểm tra số và ngày của Invoice
và Packing List, mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng), đơn vị tính, trọng
lượng tịnh (Net Weight) và trọng lượng cả bì (Gross Weight).
+kiểm tra người gửi hàng/nhận hàng
+ số và ngày Invoice

+ Số lượng kiện, tổng khối lượng thực tế
+ Đơn giá, tổng giá trị
+ Tên hàng, mô tả hàng

-

Kiểm tra Packing List (đối chiếu với hợp đồng và B/L)

20


+ Beneficiary: Tên, địa chỉ, tel, fax công ty bán hàng và Consignee.
+ Số và ngày Packing List


+ kiểm tra ngày khởi hành dự kiến
+ Cảng đi/dỡ
+ số cont/seal
+ Số lượng kiện, tổng khối lượng hàng thực tế
+ Tên hàng, mô tả hàng
+ Cảng đi/đến
Lưu ý: Invoice và Packing List do người bán lập nhằm cung cấp cho

người mua biết tổng số hàng thực tế sẽ giao và đó cũng là yêu cầu của
-

người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền đã được ghi trên đó.
Kiểm tra Booking Request: Xem tên và địa chỉ người nhận hàng có đúng
không. Xem số lượng hàng, số kiện, số container trên hóa đơn có khớp với
B/L khơng. Kiểm tra ngày dự kiến tàu cập cảng để sắp xếp chuẩn bị chứng
từ mở tờ khai, tình trạng lưu container, lưu kho bãi. Xem xét kĩ tên hàng,
cơng dụng,… để cịn tra cứu mã HS sao cho phù hợp với biểu thuế xuất
nhập khẩu và chuẩn bị cho khai Hải quan điện tử. Đối chiếu tên hàng, mã

21


hiệu: kiểm tra số lượng, trị giá hàng hóa giữa hợp đồng thương mại, hóa
đơn, Packing list, Bill of Lading có phù hợp với nhau khơng.
Lưu ý: Bộ phận chứng từ sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp tên công ty, địa
chỉ, mã số thuế, gửi tên hàng hóa bằng tiếng việt. Nếu khách hàng cung cấp
mã HS (mã số thuế của mỗi mặt hàng) thì phải kiểm tra việc áp mã của khách
hàng đã chính xác chưa và tư vấn mã HS phù hợp với hàng hóa của khách
hàng để thuận lợi cho việc nhận hàng. Sau đó xác định mức thuế suất. Nếu
khách hàng không cung cấp mã HS thì bộ phận chứng từ sẽ liên hệ với khách

hàng để tìm hiểu chi tiết hàng và tìm mã HS phù hợp với hàng. Vì theo quy
định mới chủ hàng phải tự kê khai nộp thuế thay cho việc thơng báo thuế như
trước đây. Hải quan chỉ có nhiệm vụ kiểm tra việc áp mã thuế, thuế suất và
điều chỉnh nếu cần thiết. Trên cơ sở đó, nhân viên bộ phận giao nhận sẽ tập
hợp lại để lên tờ khai hải quan. Việc kiểm tra các chi tiết rất quan trọng vì nó
giúp q trình làm thủ tục hải quan thuận tiện và nhanh chóng hơn và tránh
phát sinh vấn đề nếu có về sau.
Theo thơng tư 39/2018/TT-BTC về một số tiêu chí khơng thể sửa trên tờ
khai, nếu truyền sai sẽ phải hủy tờ khai. Do đó người làm thủ tục hải quan
cần có kiến thức cần thiết và cần hết sức cẩn thận để thực hiện đúng, tránh
các sai sót. Các lỗi thường gặp phải là:
+Khai sai các tiêu chí trên phần mềm VNACCS: có một số tiêu chí có thể
chỉnh sửa bổ sung nhưng có một số tiêu chí khơng thể chỉnh sửa bổ sung mà
phải khai lại tờ khai mới như là: mã loại hình; mã phân loại hàng hóa; mã
hiệu phương thức vận chuyển; cơ quan hải quan; mã người xuất khẩu, mã đại
lí hải quan. Dẫn đến việc thơng quan hàng hóa bị chậm trể. Đặc biệt nếu tờ
khai đã được đóng thuế thì phải mất thời gian điều chỉnh.
+ Các lỗi thường gặp trên chứng từ: Các thông tin trên bộ chứng từ không
khớp nhau: sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi
chính tả,… Địi hỏi người khai hải quan phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xem sai
sót đó do đâu – thơng báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh đúng
trước khi khai hải quan
+ Ngồi các lỗi về chứng từ, cịn có thể gặp các lỗi khác khi kiểm tra hàng
hóa như: container bị sai seal; hàng hóa khơng đúng chủng loại, thiếu hoặc
dư số lượng; khơng có tem nhãn, hoặc thể hiện xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử
22


dụng khơng đúng hoặc khơng có,… nhân viên khai hải quan cần có kinh
nghiệm để xử lý các tình huống này theo cách nhanh nhất, tránh phát sinh

những chi phí khơng đáng có và có thể mất thời gian rất lâu để bổ sung làm
chậm q trình thơng quan hàng hóa.
2.1.2 Lập tờ khai điện tử
Lưu ý chung: các tiêu chí có dấu (*) màu đỏ là bắt buộc nhập, các ô màu
xám là chỉ tiêu thông tin do hệ thống tự động trả về hoặc chương trình tự tính,
doanh nghiệp không cần nhập vào những chỉ tiêu này.
Nhân viên chứng từ công ty CT EXPRESS sau khi đã nhận và kiểm tra đầy đủ
bộ chứng từ của lô hàng thì sẽ nhờ nhân viên giao nhận tiến hành khai tờ khai
hải quan điện tử nhập khẩu. Nhân viên giao nhận sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào
máy thông qua hệ thống khai báo hải quan bằng điện tử ECUS5-VNACCS
(Đây là phần mềm do Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thái Sơn xây dựng,
đáp ứng yêu cầu kết nối, truyền nhận dữ liệu khai báo đến các cục hải quan khi
làm thủ tục xuất nhập khẩu). Vì đây là công ty giao nhận nên sẽ phải chọn đơn
vị khai báo và thiết lập tài khoản của công ty ủy thác.
-

Bước 1: Thiết lập thông số khai báo VNACCS

Vào “Hệ thống” => Chọn “ Thiết lập thông số khai báo VNACCS”

23


Hình 1: Mục “Thiết lập thơng số khai báo VNACCS”
Sau khi chọn Thiết lập thông số khai báo VNACCS, sẽ hiện ra ơ sau:

Hình 2: Thiết lập thơng số khai báo VNACCS
=> Điền các thơng tin như hình => Sau đó bấm nút “Ghi” => Sau đó bấm nút “Đóng”
=> Kết thúc bước 1
-


Bước 2: Thông tin DN
Vào “Hệ thống” => Chọn “ Thơng tin DN”
Hình 3: Mục Thơng tin Doanh Nghiệp

24


Sau khi chọn, sẽ hiện ra bảng sau:
Hình 4: Nhập mục “Thông tin doanh nghiệp”

Điền các thông tin như ô trên:
• Mã DN: Xem trên dấu mộc đỏ trên HĐ ngoại thương
• Tên DN: Ghi bằng tiếng Việt, xem trên dấu mộc đỏ trên HĐ ngoại
thương
• Địa chỉ: Xem trên HĐ ngoại thương, ghi bằng tiếng Việt
• Hải quan khai báo: BCT trên làm tại cảng Cát Lái => 02CI
• Bộ phận xử lý tờ khai: Đây là hàng NK => 01
=> Sau đó bấm nút “Ghi” => Sau đó bấm nút “Đóng” => Kết thúc bước 2
-

Bước 3: Vào ô “ tờ khai hải quan” chọn “Đăng kí mới tờ khai xuất khẩu
(EDA)” hoặc “Danh sách tờ khai xuất khẩu” (nếu đã có thơng tin trước đó
rồi)

25


×