Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bai kiem tra giua hoc phan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.93 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI TIỂU HỌC MẦM NON. Trường : Đại học Đồng Nai Họ và tên : Hồ Thị Thu Hà Lớp : Cao đẳng Tiểu học C – Khóa : 40 Bài : Kiểm tra giữa học phần. PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. 2016 - 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đề bài : Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học: Bài làm Kì thực tập này là một kỉ niệm đẹp đối với em, được gặp gỡ các em học sinh thật đáng yêu, cùng toàn thể quý thầy cô trường Tiểu học Tam Hiệp B vô cùng thân thiện đã tạo động lực giúp em thêm yêu nghề và tiếp tục trau dồi kiến thức chuyên môn cùng kĩ năng giảng dạy của mình. Cũng qua đợt thực tập này, dưới sự chỉ dẫn của thầy cô tại trường Tiểu học Tam Hiệp B, và những gì em học hỏi được trong những tiết dự giờ và lên lớp sinh hoạt, những điều đó đã giúp ít rất nhiều cho công tác giảng dạy và chủ nhiệm của em kể cả bây giờ và sau này. Trong suốt 4 tuần thực tập, được học và làm việc tại trường, em đã học được rất nhiều điều khi được dự giờ những tiết dạy của giáo viên trong trường. Mỗi giáo viên đều có cách dạy, cách giảng riêng, đều tạo ra nhiều điều thú vị cho học sinh có những hứng thú trong bài học. Và em cũng rút ra được những bài học riêng cho mình . Dưới đây là ý tưởng mới của em trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học : Học vần ON – AN. 1.Nội dung ý tưởng mới: * Về giáo án : Khi soạn giáo án, phải nắm được các trình tự, các quy trình của 1 bài dạy để dạy đủ, nên ghi ra những câu nói, câu hỏi để tránh những trường hợp bị quên, bị lắp và dễ dàng xử lí các tình huống trong lúc dạy. Để có một giáo án chất lượng nên thực hiện đủ 3 bước +Xác định kiến thức cốt lõi +Đọc tài liệu tham khảo +Lựa chọn phương pháp giảng dạy * Về phần từ ứng dụng Em được dự giờ tiết 1 học vần bài On-An, trong phần từ ứng dụng, hoạt động của cô : Cô đã chiếu 4 hình ảnh liên quan đến 4 từ ứng dụng “rau non,hòn đá,thợ hàn,bàn ghế” lên cho học sinh coi, và đặt ra câu hỏi : “Em thấy gì trong bức tranh” sau đó cô giới thiệu 4 từ ứng dụng hôm nay học. Tiếp đó cô giải.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nghĩa từ, rồi cho học sinh đọc nhẩm,đọc tiếng mới tiếng cũ, đọc từ => rất logic.  Đối với em tiết dạy của cô rất thú vị, rất hay, chu đáo, đầy đủ ý nhưng nếu em dạy em sẽ thay đổi bằng cách: Với phần từ ứng dụng em sẽ lồng ghép trò chơi mang tên “Ô cửa bí mật”. Trong mỗi ô cửa sẽ chứa 1 từ ứng dụng. Em sẽ cho học sinh xung phong, mỗi em chọn 1 ô cửa, khi ổ cửa mở ra, học sinh sẽ đọc từ ứng dụng ở ô cửa đó => tạo không khí sôi nổi, tạo cho học sinh tính năng động, nhạy bén, hứng thú khiến các em không bị thụ động. Cứ thế lần lượt 4 em sẽ chọn 4 ô cửa và đọc từ. Từ đó em sẽ giới thiệu “Đây chính là 4 từ hôm nay chúng ta học”. Rồi cho học sinh đọc nhẩm, rồi đọc tiếng mới,cũ, sau đó mới giải nghĩa 1 hoặc 2 từ cho học sinh. 2.Các lưu ý – chuẩn bị - Muốn có một tiết dạy tốt ta cần chuẩn bị tiết dạy kỹ, thuộc giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ, xác định chính xác mục tiêu cần đạt được sau mỗi tiết dạy. - Trong quá trình dạy học phải có sự bao quát lớp, giáo viên phải dẫn dắt để cả cô và trò cùng phối hợp một cách nhịp nhàng trong mỗi tiết dạy. - Trong các tiết dạy giáo viên không nên làm thay cho các em, phải đẩy hoạt động về phía học sinh nhằm phát huy tính tích cực ở các em. - Tạo bầu không khí thoải mái trong lớp học, thường xuyên khen ngợi, tuyên dương các em kịp thời khi các em làm tốt nhằm động viên các em học tốt, tiếp thu bài dễ dàng hơn. Giáo viên phải là một người bạn luôn lắng nghe các em, cùng các em giải quyết những thắc mắc, khó khăn của các em. - Hệ thống các câu hỏi, kiến thức phải phù hợp với trình độ và hiểu biết của các em, phát huy năng lực tư duy sáng tạo ở các em. - Trình bày bảng phải khoa học, chữ viết đúng quy định, giúp học sinh có thói quen cẩn thận, tập cách trình bày cho các em. - Trong tiết học cần chia nhóm, tổ để phát huy tính tự giác hoạt động của các em, đồng thời khi dạy phải chú ý nhiều hơn tới các em học chưa tốt, các em còn yếu. - Phải có giọng nói to, rõ ràng, lưu loát, phát âm chính xác giúp học sinh rèn đọc, rèn chính tả tốt..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Là một người giáo viên phải công tư phân minh, dạy dỗ các em, yêu quý các em bằng cả tấm lòng của mình.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×