Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đề tài chiết xuất acid gymnemic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.45 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA DƯỢC

TIỂU LUẬN
Đề tài 9: Chiết xuất Acid Gymnemic
Môn học:

Kỹ thuật chiết xuất Dược Liệu

Giảng viên: Phùng Thanh Long
Nhóm:

06

Lớp:

D11-05

Hà Nội 2020 – 2021



STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SINH VIÊN

1


Phan Khánh Linh

1157200151

2

Trần Hải Linh

1157200154

3

Trần Thanh Ngân

1157200185

DANH SÁCH HÀNH VIÊN NHÓM


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................
NỘI DUNG.................................................................................................................1
Chương I. TỔNG QUAN VỀ DÂY THÌA CANH – ACID GYMNEMIC................1
1. Giới thiệu..............................................................................................................1
2. Vị trí - Phân loại...................................................................................................2
3. Đặc điểm thực vật – Bộ phận dùng......................................................................3
4. Thành phần hóa học.............................................................................................3
5. Tính chất hóa học và vật lý..................................................................................5
6. Tác dụng sinh học – Công dụng – Độc tính.........................................................5
7. Tác dụng dược lý..................................................................................................6

8. Ứng dụng..............................................................................................................7
9. Một số sản phẩm được làm từ Dây Thìa Canh.....................................................8
Chương II. CHIẾT XUẤT ACID GYMNEMIC.........................................................9
1. Phương pháp chiết xuất........................................................................................9
2. Mơ tả quy trình chiết xuất..................................................................................10
Chương III. CÁC NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA CHIẾT XUẤT............................11
1. Sơ đồ chiết xuất GS4 tối ưu...............................................................................13
2. Mô tả quy trình chiết xuất..................................................................................13
3. Phương pháp định tính.......................................................................................15
4. Phương pháp định lượng....................................................................................15
KẾT LUẬN...............................................................................................................16


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Y
Hình 1. Cây Dây Thìa Canh........................................................................................1
Hình 2. Cấu trúc hóa học Acid gymnemic..................................................................4
Hình 3. Hình Flavon ……………………………………………………………….4
Hình 4. Anthraquinon..................................................................................................4
Hình 5. Hentri-acontan................................................................................................4
Hình 6 : Tác dụng dược lý dây thìa canh....................................................................7
Hình 7. Cao dây thìa canh...........................................................................................8
Hình 8 : Trà dây thìa canh...........................................................................................9
Hình 9 : Viên uống dây thìa canh................................................................................9
Hình 10 : Danh mục mẫu để tối ưu hóa quy trình chiết xuất....................................12
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Sản lượng của nguyên tắc phản phân tử; acid gymnemic từ Gymnema
sylvestre lá bởi các phương pháp chiết xuất khác nhau............................................14

DANH MỤC SƠ Đ


Y
Sơ đồ 1: Chiết xuất Acid Gymnemic bằng phương pháp của Hoopers (Hooper
1887)..........................................................................................................................10
Sơ đồ 2 : Chiết xuất GS4 tối ưu................................................................................13


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

Ký hiệu chữ viết tắt
ĐTĐ
WHO
DTC
GS

5

GS4

6

G3PDH và GAPDH

7


KOH

Chữ viết đầy đủ
Đái tháo đường
Tổ chức Y tế thế giới
Dây thìa canh
Gymnema sylvestre
Gymnema Sylvestre được kiềm hóa lần thứ

Glyceraldehyde 3-phosphate
dehydrogenase
Kali hydroxide


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) đang là một bệnh phổ biến trên thế giới
cũng như tại Việt Nam, gây ra những biến chứng và hậu quả nặng nề. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 200 triệu người mắc bệnh và tính đến
năm 2025 số người mắc lên đến 300- 350 triệu người. Bệnh ĐTĐ đòi hỏi phải điều
trị suốt đời và gây tốn kém ngân sách. Vì vậy, việc tìm ra thuốc mới, có sẵn và rẻ là
vấn đề cấp thiết hiện nay. Và việc nghiên cứu các hợp chất mới có nguồn gốc từ
thiên nhiên nhằm tìm ra thuốc điều trị ĐTĐ đang là xu hướng hiện nay trên nhiều
nước trên thế giới.
Gymnema sylvestre R.Br. là một loại thuốc quý thực vật. Là một trong những
cây thuốc quan trọng của Ấn Độ được sử dụng rộng rãi trong y học bản địa trong
điều trị bệnh Đái tháo đường. Nguyên tắc hoạt động của thuốc là hỗn hợp phức tạp
của các Acid Gymnemic có trong lá. Hiện tại, nhu cầu chiết xuất trên thị trường
trong nước và quốc tế là rất lớn. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chiết xuất
của Gymnema sylvestre rất hữu ích trong việc kiểm soát lượng đường trong máu để
điều trị bệnh Đái tháo đường typ II.

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cũng khẳng định Dây thìa canh của
Việt Nam cũng có tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh ở nhiều nước khác
trên thế giới. Kết luận này càng được khẳng định mạnh mẽ khi tháng 3/2018, tạp chí
chính thức của Hiệp hội Thực vật Hóa học Châu Âu và Bắc Mỹ – Phytochemistry
công bố nghiên cứu của các giáo sư thuộc Đại học Quốc gia Seoul – Hàn Quốc tìm
ra 9 chất mới lần đầu tiên được tìm thấy ở thực vật giúp hạ đường huyết trong dây
thìa canh chuẩn hóa GACP-WHO của Việt Nam.
Do đó, bài tiểu luận dưới đây chúng tơi sẽ tìm về hiểu chiết Acid Gymnemic
trong Dây thìa canh



NỘI DUNG
Chương I. TỔNG QUAN VỀ DÂY THÌA CANH – ACID GYMNEMIC
1. Giới thiệu
Dây thìa canh (DTC) tên khoa học là Gymnema Sylvestre (Họ thiên lý
Asclepiadaceae), được biết đến trên thế giới với tên gọi là “Gurmar” vì đặc tính
khác biệt của nó là chất phá hủy đường, là một loại thảo dược có uy tín trong hệ
thống y học Ayurveda của Ấn Độ. Các thành phần hóa học chịu trách nhiệm cho
hoạt động ức chế ngọt bao gồm các saponin triterpene được gọi là Acid
Gymnemic, Gymnemasaponin và một Polypeptide là Gurmarin. Dây thìa canh đã
chứng minh được một loạt các tác dụng điều trị như là một phương thuốc tự nhiên
hiệu quả cho bệnh tiểu đường, ngồi ra nó cịn được sử dụng để điều trị viêm khớp,
lợi tiểu, thiếu máu, loãng xương, tăng cholesterol máu, bệnh cơ tim, hen suyễn, táo
bón, nhiễm trùng, chống viêm. Dây thìa canh có triển vọng tốt trong điều trị bệnh
tiểu đường vì nó cho thấy tác dụng tích cực giúp ổn định đường trong máu, kiểm
soát cảm giác thèm đường và thúc đẩy tái tạo tuyến tụy. Chiết xuất dây thìa canh
cịn được sử dụng trong chế độ ăn kiêng do nó làm giảm trọng lượng cơ thể,
cholesterol trong máu, chất béo trung tính và có triển vọng lớn trong việc giảm cân
cũng như các ứng dụng dược lý khác.


Hình 1. Cây Dây Thìa Canh

1


2. Vị trí - Phân loại
Cây Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre, là mô ̣t loài thuô ̣c chi
Gymnema, họ Thiên lý (Asclepiadaceae), bộ Long đởm (Gentianales), phân lớp
Bạc hà (Lamiidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta).
Cây thìa canh thuộc loại dây leo lớn hoặc cây thân thảo thuộc.
- Tên khoa học: Gymnema sylvestre
- Tên gọi khác: Lỗ ti rừng, lừa ty rừng, dây mi
Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ. Dược điển Ấn Độ có ghi lại
Dây thìa canh (Tiếng Ấn Độ gọi là cây Gumar) được sử dụng tại Ấn Độ từ 2000
năm trước để trị bệnh “Nước tiểu ngọt như mật”. Loại cây này phát triển nhiều
nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ, ngoài ra cịn phân bố ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
 Phân bố:
- Dây thìa canh phân bố chủ yếu ở khu vực miền Nam và miền Trung Ấn Độ,
Châu Phi, Úc, đất nước Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.
- Ở nước ta Dây thìa canh phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Hải Hưng,
Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Bắc, Hải Phịng, Nam Định.
- Bên cạnh đó, Dây thìa canh cịn trồng có quy hoạch tại các vùng của Tây
Nguyên.
 Phân loại:
- Có 2 loại chính đó là cây thìa canh lá nhỏ và cây thìa canh lá to.
+ Nhựa cây lá nhỏ có màu trắng hơi vàng. Chúng có tác dụng làm mất vị ngọt
trong thời gian nhất định nếu người dùng nếm phải.

+ Dây thìa canh lá to có nhựa vàng đậm, thời gian làm mất vị ngọt lâu hơn so
với cây lá nhỏ.

2


3. Đặc điểm thực vật – Bộ phận dùng
 Đặc điểm thực vật:
- Dây leo cao 6–10 m, nhựa mủ màu trắng.
- Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6–7 cm, rộng 2,5–5 cm, đầu nhọn, có
mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5–8 mm.
- Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm, rộng 12–15
mm; đài có lơng mịn và rìa lơng; tràng khơng lơng ở mặt ngoài, tràng phụ là 5
răng.
- Quả đại dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới; hạt dẹp, lông mào dài 3 cm. Khi chín quả
của cây này rụng xuống và tách đơi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là cây Dây
thìa canh hay cây mi.
- Mùa hoa quả: tháng 7-8.
 Đó là lý do tại sao loại cây thảo mộc này lại được gọi là dây thìa canh.
 Bộ phận dùng
- Rễ, dây, lá – Caulis et Foium Gymnemae Slyvestris.
- Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
- Cách dùng: Sắc uống nước, cao dây thìa canh, dạng bột khơ…
4. Thành phần hóa học
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Thành phần hóa học có hoạt tính sinh
học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 (Tên khoa học Gymnema Sylvestre
kiềm hóa ở lần thứ 4) gồm tổ hợp nhiều Acid Gymnemic, một hoạt chất thuộc
nhóm Saponin Triterpenoid. Ngồi ra, cây còn chứa các thành phần khác như:

3



Hình 2. Cấu trúc hóa học Acid gymnemic

Hình 3. Hình Flavon

Hình 4. Anthraquinon

Hình 5. Hentri-acontan
- Pentatriacontan.
- α và β- chlorophylls.
- Phytin, Resins, d-quercitol.
- Acid Tartaric, Acid Formic, Acid Butyric.
- Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần Alcaloid.
 Thành phần chính của cây là Acid Gymnemic, mỗi Acid Gymnemic trong lá
chiếm khoảng 0.05% - 0.12%.
Ngồi ra trong Dây thìa canh cịn chứa Gumarin, một polypeptide có khả năng
làm mất đi cảm giác ngọt mà không làm ảnh hưởng đến các vị giác khác. [7]
- Thành phần chính có tác dụng hạ đường huyết trong cây được xác định là Acid
Gymnemic, một acid hữu cơ thuộc nhóm Saponin Triterpenid.

4


5. Tính chất hóa học và vật lý
- Về mặt hóa học, các Acid Gymnemic là các Glycosid Triterpenoid. Cấu trúc
trung tâm là Aglycone Gymnemagenin (C30 H50 O6 ). Được thêm bằng một loại
đường như acid Glucuronic và với các nhóm este khác nhau . Những biến thể này
làm sản sinh các Acid Gymnemic khác nhau. Hơn 20 chất tương đồng của acid
gymnemic đã được biết đến.

+ Nhóm chất chính là saponin triterpenoid thuộc 2 nhóm oleane và
dammarane. Saponin khung Oleane là các Acid Gymnemic và Gymnemasaponins.
Saponin khung Dammarane là các Gymnemaside.
- Về tính chất vật lý:
+ Hịa tan được trong nước, aceton
+ Vị ngọt đường
6. Tác dụng sinh học – Công dụng – Độc tính
6.1 Tác dụng sinh học:
- Tác dụng hạ đường huyết, ổn định đường huyết
- Tác dụng điều trị táo bón
- Tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày
- Tác dụng điều trị huyết áp cao, nó đặc biệt tốt cho những bệnh nhân tiểu đường,
béo phì. Bởi bệnh tiểu đường béo phì thường đi đơi với chứng cao huyết áp. Sử
dụng dây thìa canh sẽ giúp người bệnh cùng lúc khống chế được cả hai căn bệnh
này.
- Tác dụng ổn định nhịp tim
- Tác dụng trong hạ lipid máu và giảm cân
- Tác dụng làm mất cảm giác ngọt
6.2 Công dụng:
- Toàn bộ lá và phần dây của cây đều có thể dùng làm thuốc.

5


- Theo kinh nghiệm dân gian, Dây thìa canh được sử dụng làm thuốc chữa bệnh
tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp…
- Đây là loại cây có tiềm năng dược liệu, vì vậy hiện nay cây được trồng nhiều ở
các vườn thuốc của các trung tâm, trạm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc
thuộc Viện Dược liệu.
6.3 Độc tính

Các kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho thấy dây thìa canh Việt Nam khơng độc,
đủ điều kiện để sử dụng làm dược liệu để sử dụng hàng ngày. Đây có lẽ là tin vui
nhất cho các bệnh nhân tiểu đường hiện nay, nhất là những bệnh nhân gần những
vùng nguyên liệu dây thìa canh tự nhiên.
Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa quan trong trong việc điều trị bệnh tiểu
đường, mở ra cơ hội điều trị tiểu đường đơn giản và tiết kiệm cho các bệnh nhân
mắc bệnh tiểu đường ở nước ta.
7. Tác dụng dược lý
Tác dụng chính là Acid Gymnemic là kích thích sản sinh tế bào β-tuyến tụy, nhờ
đó tăng cường sản xuất insulin, tăng hoạt tính của insulin, giúp kiểm sốt và ổn
định đường huyết.
Các Acid gymnemic cịn có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột non do có cấu
trúc phân tử gần giống với đường glucose; ức chế sự chuyển hóa glycogen ở gan
thành glucose ở máu, Acid Gymnemic làm giảm hoạt tính của enzym tân tạo
đường và đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng ở gan trong suốt giai đoạn tăng
đường huyết, giảm sinh đường mới tại gan, tăng men sử dụng đường ở các mô, cơ.
Acid Gymnemic còn ức chế gan tái tạo Glucose vào máu, đồng thời kích thích
các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mơ cơ. Nhờ đó hoạt
chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.
.Acid Gymnemic có trong dây thìa canh cũng có tác dụng kiểm sốt tốt chỉ số
HbA1c và phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường có thể gây ra.

6


- Làm mất vị ngọt tạm thời nên kiểm soát sự thèm ăn đồ ngọt
Giảm hấp thụ đường trong máu: Acid Gymnemic ức chế hấp thu đường ở ruột
do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose (peptide Gumarin) khi vào
đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho
hấp thu đường từ ruột vào máu.

Làm mất cảm giác ngọt giảm sự thích thú khi ăn đường: Gumarin tác động vào
vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm
giác ngọt.
Acid gymnemic từ dây thìa canh dự phịng sự phân huỷ đường và sản sinh
glycan bởi vi khuẩn Streptococcus mutans gây sự tạo cao răng và sâu răng. Acid
gymnemic có thể dự phòng sâu răng khi cho thêm vào thức ăn, hoặc dùng lá dây
thìa canh pha trà uống

Hình 6 : Tác dụng dược lý dây thìa canh
8. Ứng dụng
Trong y học cổ truyền, lá của dây thìa canh được sử dụng để điều trị bệnh tiểu
đường và các rối loạn chuyển hóa khác, trong khi hoa và vỏ cây được dùng trong
các bệnh liên quan đến đờm. Các tài liệu cổ về y học Ấn Độ, Sushruta , mô tả
gurmar là kẻ hủy diệt bệnh tiểu đường và các rối loạn tiết niệu khác.

7


Chiết xuất của dây thìa canh được báo cáo là có vị chát, đắng, có tác dụng chống
viêm, giảm đau, nhuận tràng, bổ gan, tăng cường miễn dịch, lợi tiểu, chống co thắt,
bổ tử cung.
Loại cây này cũng cho thấy tầm quan trọng trong điều trị vàng da, táo bón, bệnh
cơ tim, hen suyễn, viêm phế quản, vô kinh, viêm kết mạc, sỏi thận và viêm bàng
quang, chứng khó tiêu, bệnh bạch cầu và bệnh Parkinson.
Các báo cáo trong các tài liệu cổ cho thấy rằng dây thìa canh có nhiều ứng dụng
y học, cụ thể là thuốc chống giun sán, hạ sốt, làm se da, thuốc an thần, giảm đau,
trợ tim, nhuận tràng, lợi tiểu, ho khan, bệnh trĩ, bệnh lậu, sốt vàng da và thay đổi
sắc tố da. Vỏ rễ dây thìa canh rất hữu ích như một chất kích thích, giảm đau và
nước ép rễ giúp điều trị rắn cắn.
Chiết xuất dây thìa canh cũng hữu ích trong điều trị trĩ, đau đại tràng, chảy nước

mắt, đờm, các vấn đề về mắt, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp.
9. Một số sản phẩm được làm từ Dây Thìa Canh

Hình 7. Cao dây thìa canh

8


Hình 8 : Trà dây thìa canh

Hình 9 : Viên uống dây thìa canh

Chương II. CHIẾT XUẤT ACID GYMNEMIC
1. Phương pháp chiết xuất
Bột lá khô
Chiết bằng petroleum ether
60-800C để khử chất béo

Chưng cất
Dịch chiết đã khử

(24h – 36h)

chất béo
Chiết bằng methanol 900C
(24h – 36h)
Hỗn hợp đặc

9



KOH 1%
Đã lọc tách các phần

Dịch lọc

chưa phân hủy
HCl loãng
Dịch lọc có tủa

Lọc lấy tủa, sấy khơ
Acid Gymnemic tinh khiết
Sơ đồ 1: Chiết xuất Acid Gymnemic bằng phương pháp của Hoopers (Hooper
1887).
2. Mơ tả quy trình chiết xuất
Bước 1: Chiết xuất bằng petroleum ether
Chuẩn bị 100 gram bột lá khô đã được đóng gói sạch sẽ bộ chiết Soxhlet. Một lít
petroleum ether (60-800C) được thêm vào và chiết xuất trong 3-6 giờ cho đến khi
tất cả các thành phần đều hòa tan trong petroleum ether.
Chiết xuất petroleum ether được thu thập và chưng cất trong bộ phận chưng
cất. Sau đó, trọng lượng tịnh 25gm của chiết xuất petroleum ether thu
được. Petroleum ether được sử dụng để khử chất béo lá khô.
Bước 2: Chiết xuất với 90% methanol
Nguyên liệu bột khô thực vật sau đó được chiết xuất với 90% methanol.
Methanol 90% đã được thêm vào và quá trình khai thác được thực hiện trong
24-36 giờ cho đến khi thu được toàn bộ dịch chiết hòa tan trong methanol. 
Các chiết xuất hòa tan methanol được chưng cất và cuối cùng 150gm hỗn hợp
đặc đã thu được.
Bước 3: Phân lập Acid Gymnemic tinh khiết từ chiết xuất methanol


10


Bột lá khơ 150gm hịa tan trong methanol dịch chiết được hòa tan trong dung
dịch KOH 1% trên khuấy liên tục trong 45 phút đến 1 giờ. 
Các dung dịch sau đó được lọc qua giấy lọc để tách các hạt khơng phân giải. 
Acid HCl lỗng được thêm vào từ từ dưới sự khuấy liên tục, trong mà các Acid
Gymnemic đã được kết tủa. Dung dịch kết tủa được lọc dưới hút và kết tủa đã
được làm khô. Acid Gymnemic tinh khiết là thu được.
Chương III. CÁC NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA CHIẾT XUẤT
Trong dây thìa canh thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính là hoạt chất
GS4 (Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4) gồm tổ hợp nhiều Acid Gymnemic
- một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Hoạt chất GS4 này là khắc tinh
của bệnh tiểu đường.
GS4 là saponin toàn phần, được tạo thành bằng cách tủa dịch chiết GS bằng
H2SO4 do saponin trong cây không tan trong môi trường acid. Phần lớn những
nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của GS đều tiến hành bằng GS4.

11


Hình 10 : Danh mục mẫu để tối ưu hóa quy trình chiết xuất
 Các yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chiết xuất :
1. Kích thước bột dược liệu
2. Phương pháp chiết xuất
3. Nồng độ ethanol
4. pH trong phản ứng acid hóa.
 Vì vậy, sau khi tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng từ các yếu tố tới hiệu suất
chiết xuất GS4 lần lượt thay thế các yếu tố trên bảng (hình 8) vào quy trình chiết
xuất và ổn định các yếu tố còn lại bao gồm:

- Thời gian chiết suất là 72 giờ.
- Thể tích dung mơi chiết là 1.500ml.
- pH 11 trong q trình kiềm hóa bằng KOH
Sau khi nghiên cứu và lựa chọn các yếu tố để cho hàm lượng GS4 cao nhất để tối
ưu hóa quy trình chiết xuất GS4.

12


1. Sơ đồ chiết xuất GS4 tối ưu

Sơ đồ 2 : Chiết xuất GS4 tối ưu

2. Mơ tả quy trình chiết xuất
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Lá được xay tới bột nửa mịn, sấy khô tới hàm ẩm <5%. Dược liệu được làm ẩm
bằng ethanol 60° đậy kín trong 2 giờ cho trương nở hoàn toàn rồi nạp vào thiết bị
chiết.
Bước 2: Chiết dược liệu
Lót một lớp bơng thấm nước lên trên ống thốt dịch chiết để bột dược liệu
khơng gây tắc bình và lẫn vào dịch chiết. Sau đó đặt giấy lọc đã cắt vừa vặn vào
đáy bình.

13


Cho từ từ bột dược liệu đã được làm ẩm vào bình, vừa cho vừa san đều và nén
nhẹ. Đổ dung mơi ethanol 60° vào bình chiết cho tới khi có vài giọt chảy ra thì
đóng khóa lại. Tiếp tục đổ dung môi tới cách mặt dược liệu 3-4cm. Ngâm lạnh
trong 36 giờ.

Hết thời gian ngâm lạnh, mở khóa cho dịch chiết chảy ra với tốc độ là 20
giọt/phút. Chú ý cho thêm dung môi để đảm bảo ngập mặt dược liệu từ 2-3cm.
Dịch chiết thu được loại nhựa bằng dung mơi thích hợp.
Bước 3: Tạo GS3
Nhỏ từ từ dung dịch H 2 SO4 5% vào cao 1:2 cho tới pH3, vừa nhỏ vừa khuấy đều,
dung dịch sẽ tạo tủa (GS3), ly tâm để lấy tủa. Tủa tạo thành tiếp tục được đem tạo
tủa GS4.
Bước 4: Tạo GS4
Hòa tan tủa thu được ở trên (GS3) trong dung dịch KOH 0,1M tới pH 11. Nhỏ
từ từ dung dịch H 2 SO4 5% vào GS4 cho tới pH 3, vừa nhỏ vừa khuấy đều, dung
dịch sẽ tạo tủa (GS4), ly tâm để lấy tủa. Tủa tạo thành được sấy ở 60°C cho tới
khối lượng không đổi và cân để xác định khối lượng GS4.

 Bảng 1 : Sản lượng của nguyên tắc phản phân tử; acid gymnemic từ Gymnema
sylvestre lá bởi các phương pháp chiết xuất khác nhau

Cho thấy rằng 1kg bột dá dây thìa canh thì thu được 31.8 gram Acid Gymnemic

14


3. Phương pháp định tính
A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước, đun sơi nhẹ, lọc nóng. Dịch lọc cho
vào ống nghiệm to, thêm 10 ml nước. Lắc mạnh trong vòng 2 min theo chiều dọc
của ống nghiệm. Xuất hiện cột bọt cao khoảng 4 cm, bên trong 15 min.
B. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 96 % (TT), đun nóng khoảng 80
°c trong 10 min, lọc nóng. Bốc hơi dịch lọc tới cắn. Thêm 1 ml cloroform (TT), lắc
cho tan cắn. Thêm 1 ml acid sulfuric (TT), lắc đều. Xuất hiện màu đỏ.
4. Phương pháp định lượng
Nhiều phương pháp được thực hiện nhằm phân lập và tinh khiết các thành phần

có trong Gymnema sylvestre (GS). Trong đó có phương pháp cân, sắc kí lỏng hiệu
năng cao (HPLC) và sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao được sử dụng để định lượng
acid gymnemic trong Gymnema sylvestre.
+ Phương pháp cân được sử dụng để định lượng acid gymnemic toàn phần.
+ Phương pháp HPLC được sử dụng để định lượng acid deacylgymnemic từ
dịch chiết lá GS.
+ Phương pháp HPTLC định lượng bằng cách so sánh gymnemagenin trong lá
GS với gymnemagenin chuẩn.

15


KẾT LUẬN
Đái tháo đường đang trở thành một bệnh mang tính thời sự và cũng là trọng tâm
nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm tìm kiếm các phương pháp điều trị và kiểm
sốt bệnh có hiệu quả. Cho đến nay, đã có nhiều loại thuốc tổng hợp hóa dược
được sử dụng trong điều trị đái tháo đường. Bên cạnh ưu điểm là tác dụng nhanh,
thuận tiện khi sử dụng, các thuốc này thường có các tác dụng khơng mong muốn
kèm theo và hơn nữa, có xu hướng phải tăng liều sau một thời gian dùng thuốc.
Mặt khác, chi phí cho việc dùng các loại thuốc này cũng là một gánh nặng không
nhỏ cho các bệnh nhân đái tháo đường. Do vậy, song song với các thuốc tân dược,
việc sử dụng và nghiên cứu các thuốc có nguồn gốc dược liệu đang là một xu
hướng phát triển mạnh trên thế giới hiện nay.
Dây thìa canh là một cây thuốc quý cần được nhân giống và bảo tồn. Tại Việt
Nam, dây thìa canh đã có các vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO
được kiểm soát rất chặt chẽ từ khâu chọn giống, trồng trọt, thu hái, bảo quản. Các
loại chế phẩm dây thìa canh phổ biến hiện nay bao gồm dược liệu thô, cao dược
liệu, trà túi lọc, viên nang. Là mô ̣t trong số những cây có tiềm năng phát triển
thành sản phẩm điều trị ĐTĐ ở Viê ̣t Nam. Cây đã được nghiên cứu chứng minh tác
dụng (cả trên thực nghiê ̣m và lâm sàng), được ứng dụng rô ̣ng rãi trên thế giới (như

trà, viên nang, bô ̣t, v.v…), chưa phát hiê ̣n tác dụng phụ, đô ̣c tính thấp với khoảng
an toàn rất lớn, dễ trồng, khai thác bền vững do bô ̣ phâ ̣n sử dụng là thân lá có thể
thu hái nhiều lần trong mô ̣t vòng đời.

16


Tài liệu tham khảo
1.

Sách “Dược liệu học” tập 1

2.

“Từ điển cây thuốc Việt Nam” tập 2

3.

“Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”

4.

Nguyễn Văn Hân , “Kỹ thuật chiết xuất Dược liệu”

5.

Từ Minh Kóong ,“Kỹ thuật sản xuất dược phẩm” tập 1: “Kỹ thuật sản xuất

thuốc bằng phương pháp tổng hợp hóa dược và chiết xuất dược liệu”
6.


Trương Thị Tâm, Khóa luận TN dược sĩ "Nghiên cứu thành phần hóa học và

bước đầu thử hoạt tính các phân đoạn dịch chiết của cây Dây thìa canh"
7.

Nguyễn Hương Giang, Khóa luận TN dược sĩ "Nghiên cứu chiết xuất GS4

từ cây Dây thìa canh"
8.

Isolation and characterization of gymnemic acid from indigenous gymnema

sylvestre
9.

Medicinal Plants: Biodiversity, Sustainable Utilization and Convervation

10.

Ultrasound-assisted extraction of gymnemic acids from Gymnema sylvestre

leaves and its effect on insullin-producing
11.

Comprehensive natural products II

12.

ISOLATION AND CHARACTERIZATION OF GYMNEMIC ACID FROM INDIGENOUS GYMNEMA


SYLVESTRE - J App Pharm 3(2). 60-65 (2010) Farzana et al., 2010 60 Journal of Applied Pharmacy (ISSN
19204159) 34- 115 V North Saskatoon SK Canada S7L 3E4

17



×