Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giao an KHKT 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.69 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 28 / 1/ 2016 Ngày giảng: 29 / 2 / 2016……………………………….. Tiết 57-62 - BÀI 19 : ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG 1. Mục tiêu bài học – Nêu được “Thế nào là Động vật không xương sống ?”. – Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật không xương sống. – Nêu được vai trò của Động vật không xương sống đối với con người và tự nhiên. – Ứng dụng được những kiến thức về Động vật không xương sống trong bảo vệ sức khoẻ và gìn giữ môi trường. 2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động Tiết 57: Hoạt động khởi động Tiết 58-59: Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1. Cá nhân nhận biết về Động vật không xương sống Hoạt động 2. Trao đổi nhóm về Động vật không xương sống Hoạt động 3. Phân tích các đặc điểm của Động vật không xương sống Hoạt động 4. So sánh các đặc điểm của Động vật không xương sống Hoạt động 5: Đọc và trả lời Tiết 60: Hoạt động 6,7,8 - Tìm hiểu vai trò của ĐVKXS Tiết 61- 62: Hoạt động luyện tập - Hoạt động vận dụng. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG *Một số điểm cần lưu ý: – Quan sát đại diện của các Động vật không xương sống. – Quan sát hình ảnh trong sách Hướng dẫn học. – Quan sát tranh ảnh. – Trao đổi trong nhóm về hình dạng các Động vật không xương sống. – Đại diện nhóm HS vẽ lại hình dạng các Động vật không xương sống lên bảng => Cho biết các ĐV trong hình trên có đặc điểm chung? Kể tên một số ĐV có cấu tạo như các ĐV trên mà em biết. Chú ý : nhóm trưởng điều khiển hoạt động khởi động của mỗi nhóm, thư kí ghi lại nội dung trao đổi nhóm lên bảng. – Hoạt động khởi động kết thúc là hình ảnh các Động vật không xương sống mà HS vẽ được. – GV tổ chức cho các nhóm sau khi trình bày kết quả, các nhóm khác đặt câu hỏi và nhóm trình bày đưa ra câu hỏi cho các nhóm còn lại. Chú ý : GV nên có định hướng quan sát từng cá thể động vật cho cả lớp, giúp HS quan sát có trọng tâm. - GV ĐVĐ: Những loài ĐV trên được gọi là ĐV KXS => Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu về những loài ĐV này cũng như lợi ích và tác hại của chúng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động 1. Cá nhân nhận biết về Động vật không xương sống HS học cá nhân : – GV yêu cầu HS cho biết tên của các động vật quan sát được. – HS thông qua hình ảnh, mô tả đặc điểm chung của các cơ thể Động vật không xương sống. – GV quan sát và hướng dẫn việc học của HS thông qua các hình vẽ trong sách Hướng dẫn học. Hoạt động 2. Trao đổi nhóm về Động vật không xương sống HS học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. – Trao đổi trong nhóm về hình dạng của Động vật không xương sống. – Trao đổi nhóm về sự vận động của các Động vật không xương sống trong thực tế. – GV sửa chữa các nội dung trao đổi của HS mỗi nhóm. Hoạt động 3. Phân tích các đặc điểm của Động vật không xương sống HS làm việc cả lớp dưới sự hướng dẫn của GV – Phân biệt các dấu hiệu đặc trưng cho Động vật không xương sống. – Xác định các đặc điểm chung ở các Động vật không xương sống. Lưu ý : GV nên có các gợi ý về những đặc điểm cần phân tích. Hoạt động 4. So sánh các đặc điểm của Động vật không xương sống HS làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV – Nêu các dấu hiệu giống nhau giữa các Động vật không xương sống. – Nêu các dấu hiệu khác nhau giữa các Động vật không xương sống. Lưu ý: GV nên có các gợi ý về những đặc điểm cần so sánh. Hoạt động 5. Đọc và trả lời HS đọc cá nhân đoạn văn trong sách Hướng dẫn học. Điền từ thích hợp vào đoạn thông tin sau (chọn trong các từ : không xương sống, động vật, xương sống) : “Động vật không xương sống bao gồm các ngành động vật không có bộ xương trong, đặc biệt là không có xương sống. Động vật không xương sống bao gồm đa số các ngành của giới Động vật, chúng có các mức độ tổ chức khác nhau và rất đa dạng về mặt hình thái”. GV : hỗ trợ HS điền nội dung đúng vào các chỗ trống thông qua khuyến khích các HS khác hoặc trực tiếp giúp đỡ HS, tuy nhiên cần chỉ rõ vì sao lại điền thông tin này mà không điền thông tin khác. Hoạt động 6. Hoàn thành bảng kiến thức GV yêu cầu HS : Động vật không xương sống có cấu tạo rất đa dạng, thích nghi với các môi trường sống khác nhau. Hãy điền tên các đại diện của Động vật không xương sống mà em biết vào cột tương ứng và nêu vai trò của chúng trong tự nhiên và với cuộc sống con người trong bảng 19 ở sách Hướng dẫn học :.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bảng 18. Môi trường sống và vai trò của Động vật không xương sống Tên Động vật không STT Môi trường sống xương sống Vai trò Dưới nước. Trên cạn. Kí sinh trên cơ thể sinh vật Ghi chú : HS có thể lựa chọn trong số các đại diện sau : giun đốt, trai sông, tôm đồng, cua biển, giun tròn, sán lá gan, chuồn chuồn, bọ gậy, chấy, rận, bướm, ong, dế trũi, dế mèn, bọ ngựa. Hoạt động 7. Làm việc với phiếu học tập HS làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của GV. GV thiết kế phiếu học tập theo các nội dung sau : – Hãy nêu lợi ích và tác hại của một số Động vật không xương sống qua những thông tin trên. – Hãy nêu biện pháp phòng chống một số bệnh do Động vật không xương sống gây nên. – Tìm kiếm nguồn tài liệu về đa dạng cơ thể Động vật không xương sống từ các nguồn khác nhau. HS thực hiện phiếu học tập và đánh giá chéo giữa các nhóm. Hoạt động 8. Đọc và trả lời câu hỏi HS học cá nhân và trả lời các câu hỏi sau : – Động vật không xương sống có cấu tạo cơ thể đa dạng phù hợp với môi trường sống như thế nào ? – Động vật không xương sống có vai trò đối với sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái như thế nào ? GV điều chỉnh, sửa chữa các câu trả lời của HS. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của Động vật không xương sống đối với tự nhiên HS làm việc cá nhân thông qua quan sát và tìm hiểu thực tế, trả lời các câu hỏi : – Quan sát hình 18.6 và cho biết san hô có vai trò gì trong đại dương ? – Hãy nêu những ích lợi của Động vật không xương sống trong tự nhiên. GV khẳng định cho HS các thông tin đúng sau khi HS trả lời. Hoạt động 2. Các biện pháp phòng và chữa bệnh do Động vật không xương gây nên ở người GV yêu cầu HS :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> – Liệt kê các bệnh do Động vật không xương sống gây nên ở địa phương. – Mỗi HS tìm hiểu về tác hại của Động vật không xương sống đối với người. – Trao đổi nhóm về các biện pháp phòng và chữa bệnh do Động vật không xương sống gây nên ở người. Hoạt động 3. Các biện pháp phòng và chữa bệnh do Động vật không xương sống gây nên ở vật nuôi GV yêu cầu HS : – GV yêu cầu mỗi HS liệt kê các bệnh do Động vật không xương sống gây nên cho vật nuôi ở địa phương. – GV yêu cầu mỗi HS tìm hiểu về tác hại của Động vật không xương sống đối với gia súc, gia cầm ở địa phương. – HS trao đổi nhóm về các biện pháp phòng và chữa bệnh do Động vật không xương sống gây nên ở vật nuôi. Hoạt động 4. Vai trò của Động vật không xương sống đối với môi trường sống – GV cho HS trao đổi nhóm về vai trò của Động vật không xương sống đối với việc cung cấp thức ăn cho cá trong các ao, hồ. – Các nhóm HS nhận xét thông tin của nhóm khác về vai trò của Động vật không xương sống đối với môi trường sống xung quanh. Hoạt động 5. Các biện pháp bảo vệ Động vật không xương sống GV yêu cầu HS : – Liệt kê các biện pháp bảo vệ Động vật không xương sống trong môi trường tự nhiên ở quê hương. – Trao đổi nhóm về các biện pháp nuôi Động vật không xương sống nhằm tăng cường nguồn thực phẩm cho con người và bảo vệ môi trường. - HS trao đổi dưới sự hướng dẫn của GV. Hoạt động 6. Vai trò của Động vật không xương sống kí sinh GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm về các nội dung : – Cách phòng chống bệnh do Động vật không xương sống kí sinh gây nên. – Vai trò của Động vật không xương sống kí sinh đối với con người và ảnh hưởng của nó đối với môi trường tự nhiên. HS : hoàn thành và báo cáo kết quả thảo luận nhóm. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động 1. Tìm hiểu giá trị của Động vật không xương sống đối với môi trường GV yêu cầu HS trao đổi với mọi người trong gia đình về : – Vai trò của những Động vật không xương sống có ở môi trường xung quanh. – Các biện pháp phòng chống các bệnh do Động vật không xương sống gây nên. – Các biện pháp tạo môi trường thuận lợi cho Động vật không xương sống có lợi phát triển. – GV hướng dẫn HS tìm hiểu các giá trị của Động vật không xương sống đối với môi trường. Hoạt động 2. Làm việc cùng cộng đồng GV yêu cầu HS thực hiện : – HS viết bài tuyên truyền về sự nguy hiểm, phương thức lây nhiễm và cách phòng chống bệnh giun sán..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> – Tìm hiểu những Động vật không xương sống trong truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. – Vận động mọi người cùng làm vệ sinh môi trường sống để phòng chống sự phát triển của một số Động vật không xương sống truyền bệnh cho người và động vật. HS : nộp sản phẩm sau khi thực hiện các hoạt động do GV yêu cầu. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động 1. Tìm hiểu các loại tôm, cá ở ao, hồ GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về các loại tôm, cá trong ao, hồ. – HS có thể thực hiện hoạt động này với sự trợ giúp của bố/mẹ, ông/bà, anh/chị, hoặc người lớn. – GV yêu cầu HS hoàn thành và nộp lại ghi chép trước tiết học tiếp theo. – GV cần có những nhận xét, phản hồi kết quả hoạt động tìm hiểu của HS. Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại tôm, cá ở biển GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về các loại tôm, cá ở biển. – HS có thể thực hiện hoạt động này thông qua các thông tin từ internet, tivi, sách báo hay những hoạt động dã ngoại, tham quan. GV : Yêu cầu HS hoàn thành và nộp lại ghi chép trước tiết học tiếp theo. GV cần có những nhận xét, phản hồi kết quả hoạt động tìm hiểu của HS. Hoạt động 3. Trình bày những hiểu biết về bệnh sán lợn ở địa phương GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về bệnh. – HS ghi ra giấy những hiểu biết của mình. GV yêu cầu các HS khác bổ sung. – HS hoàn thành bài tìm hiểu. GV : điều chỉnh lại các kiến thức về bệnh sán lợn. Hoạt động 4. Tìm hiểu cách phòng chống bệnh giun đũa ở người GV yêu cầu HS phát biểu về các biện pháp phòng chống bệnh mà HS biết. – HS mô tả các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. – HS hoàn thành bài tìm hiểu cách phòng chống bệnh. GV : nhấn mạnh lại các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa, đặc biệt là trong ăn uống. Hoạt động 5. Tìm hiểu tác hại của thuốc trừ sâu GV cho HS nhận biết các loại thuốc trừ sâu qua nhãn/mác của chúng. – HS quan sát và phân tích tác hại của thuốc trừ sâu đối với con người và sinh vật. – HS trao đổi về các biện pháp phun thuốc trừ sâu đúng kĩ thuật. GV : Điều chỉnh các nội dung thảo luận của HS và nhấn mạnh đến việc phun thuốc trừ sâu không đúng kĩ thuật khiến sâu bọ phát triển mạnh hơn, phá hại nhiều hơn vì thuốc chỉ diệt các loài sâu bọ có ích làm cho các loại có hại mặc sức hoành hành.. Ngày soạn: 28 / 1/ 2016.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ngày soạn: 20 / 3/ 2016 Ngày giảng: 24 / 3 / 2016……………………………….. Tiết 63-66 - BÀI 19 : ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG 1. Mục tiêu bài học – Nêu được “Thế nào là Động vật có xương sống ?”. – Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật có xương sống. – Phân biệt được Động vật không xương sống với Động vật có xương sống. – Nêu được vai trò của Động vật có xương sống đối với con người và tự nhiên. – Ứng dụng được những kiến thức về Động vật có xương sống trong bảo vệ sức khoẻ và bảo đảm môi trường bền vững. 2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học Tiết 63: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1. Nhận biết về các đặc điểm của Động vật có xương sống Hoạt động 2. So sánh các đặc điểm hình thái của Động vật có xương sống và Động vật không xương sống Tiết 64: Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của Động vật có xương sống Hoạt động 4. Tìm hiểu các đại diện của Động vật có xương sống Hoạt động 5. Đọc và trả lời Tiết 65: Hoạt động 6. Tìm hiểu các đặc điểm chung của Động vật có xương sống Hoạt động 7. Hoàn thành bảng kiến thức Hoạt động 8. Làm việc với phiếu học tập Hoạt động 9. Đọc và trả lời câu hỏi Tiết 66: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH- HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HS học cả lớp dưới sự hướng dẫn của GV : – Kể tên những Động vật có xương sống ở xung quanh mà em biết. – Hãy cho biết lợi ích của những Động vật có xương sống đó. – Quan sát đại diện của các Động vật có xương sống. – Quan sát hình ảnh trong sách Hướng dẫn học. – Quan sát tranh, ảnh. – Trao đổi trong nhóm về hình dạng các Động vật có xương sống. Chú ý : nhóm trưởng điều khiển hoạt động khởi động của mỗi nhóm, thư kí ghi lại nội dung trao đổi nhóm lên bảng. – Hoạt động khởi động kết thúc là Biên bản kết quả thảo luận nhóm. GV nên có định hướng quan sát cho cả lớp, giúp HS phát biểu có trọng tâm. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1. Cá nhân nhận biết về các đặc điểm của Động vật có xương sống HS học cá nhân. – GV yêu cầu HS cho biết tên của các động vật quan sát được. – HS thông qua hình ảnh, mô tả đặc điểm chung của các cơ thể Động vật có xương sống. GV quan sát và hướng dẫn việc học của HS thông qua các hình vẽ trong sách.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hướng dẫn học. Hoạt động 2. So sánh các đặc điểm hình thái của Động vật có xương sống và Động vật không xương sống HS học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. – Trao đổi trong nhóm về hình dạng của Động vật có xương sống. – Quan sát hình vẽ (hoặc tranh, ảnh), phân biệt những con vật nào là Động vật không xương sống ? Những con vật nào là Động vật có xương sống ? GV sửa chữa các nội dung trao đổi của HS mỗi nhóm. Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của Động vật có xương sống HS làm việc cả lớp dưới sự hướng dẫn của GV. – HS phát biểu về lợi ích của những Động vật có xương sống qua tìm hiểu thực tế. – HS đưa ra ý kiến về sự khai thác vừa phải hoặc quá mức Động vật có xương sống ở địa phương. Lưu ý : GV nên có các gợi ý về những đặc điểm cần phân tích. * Tìm hiểu vai trò của Động vật có xương sống đối với môi trường tự nhiên HS làm việc cá nhân : Quan sát và tìm hiểu thực tế trả lời các câu hỏi sau : – Quan sát hình trong sách Hướng dẫn học và cho biết mỗi sinh vật đại diện cho Động vật có xương sống có vai trò gì trong tự nhiên ? – Hãy nêu những ích lợi của Động vật có xương sống trong tự nhiên. GV khẳng định cho HS các thông tin đúng sau khi HS trả lời. * Vai trò của Động vật có xương sống GV yêu cầu HS : Qua các hoạt động thực hành thiên nhiên hoặc quan sát, điền vào ô trống trong bảng 19.2 vai trò của Động vật có xương sống đối với con người. Bảng 19.2. Vai trò của Động vật có xương sống Lớp động vật Đại diện Vai trò Cá Lưỡng cư Lớp động vật. Đại diện. Vai trò. Bò sát Chim Thú Hoạt động 4. Tìm hiểu các đại diện của Động vật có xương sống HS làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. – Nêu các đặc điểm của đại diện mỗi lớp theo trình tự trong sách Hướng dẫn học. – Nêu các dấu hiệu khác nhau giữa các sinh vật đại diện cho mỗi lớp động vật có xương sống. Lưu ý : GV nên có các gợi ý về những đặc điểm cần so sánh..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hoạt động 5. Đọc và trả lời HS đọc cá nhân đoạn văn trong sách Hướng dẫn học. Điền thông tin vào chỗ trống trong đoạn sau (Chọn trong số các từ sau : Lưỡng cư, cột sống, Cá, Động vật có xương sống, Chim, động vật khác, Bò sát, Thú). “Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có …........….. (chứa tuỷ sống). Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành …………….. với các ngành …………….. Ngành Động vật có xương sống bao gồm các lớp ……………. Động vật có xương sống có các mức độ tổ chức khác nhau và cũng rất đa dạng về mặt hình thái”. GV : hỗ trợ HS điền nội dung đúng vào các chỗ trống thông qua khuyến khích các HS khác hoặc trực tiếp giúp đỡ HS, tuy nhiên cần chỉ rõ vì sao lại điền thông tin này mà không điền thông tin khác. Hoạt động 6. Tìm hiểu các đặc điểm chung của Động vật có xương sống GV yêu cầu : HS điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau (Chọn trong số các từ sau : quan trọng, rất đa dạng, thích nghi, dị dưỡng) : “Đặc điểm chung của Động vật có xương sống là cơ thể có xương sống. Cấu tạo cơ thể của Động vật có xương sống rất đa dạng, nhờ đó chúng thích nghi được với môi trường sống. Động vật có xương sống sống theo phương thức dị dưỡng. Đa số Động vật có xương sống có vai trò quan trọng đối với con người và tự nhiên”. GV : hỗ trợ HS điền nội dung đúng vào các chỗ trống thông qua khuyến khích các HS khác hoặc trực tiếp giúp đỡ HS, tuy nhiên cần chỉ rõ vì sao lại điền thông tin này mà không điền thông tin khác. Hoạt động 7. Hoàn thành bảng kiến thức GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng sau : Bảng 19.1. Sự đa dạng về môi trường sống của Động vật có xương sống Lớp động vật Đại diện Môi trường sống Cá Lưỡng cư Bò sát Chim Thú Ghi chú : HS có thể lựa chọn các đại diện là những động vật mà em biết thông qua tìm hiểu từ các kênh thông tin khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động 8. Làm việc với phiếu học tập HS làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của GV. GV thiết kế các phiếu học tập theo những nội dung sau : – Con người thường sử dụng những sản phẩm gì từ cá ? Hãy kể tên các loại cá có giá trị kinh tế cao mà em biết. – Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp và con người như thế nào ? Nguyên nhân của việc giảm sút các loài lưỡng cư trong tự nhiên là gì ? – Chim đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với các loài động, thực vật khác và đối với đời sống con người ? – Giải thích vì sao số lượng thú ngày càng bị suy giảm ? Điều này gây nên hậu quả gì ? – Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài động vật hoang dã ? HS thực hiện phiếu học tập và đánh giá chéo giữa các nhóm. Hoạt động 9. Đọc và trả lời câu hỏi HS học cá nhân và trả lời các câu hỏi sau : – Động vật có xương sống có cấu tạo cơ thể đa dạng, phù hợp với môi trường sống như thế nào ? – Động vật có xương sống có vai trò đối với sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái như thế nào ? GV điều chỉnh, sửa chữa các câu trả lời của HS. C - HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1. Thực hành phân loại Động vật có xương sống theo môi trường sống GV yêu cầu mỗi HS : làm việc theo nhóm, quan sát hình 19.7 (sách Hướng dẫn học) và điền vào bảng tên các loài theo lớp và môi trường sống của chúng.. STT. Tên bài. Lớp động vật. Môi trường sống. HS : trao đổi trong mỗi nhóm trước khi điền và đánh giá chéo kết quả điền của nhóm khác. Hoạt động 2. Thực hành tìm hiểu vai trò của Động vật có xương sống là vật nuôi GV yêu cầu HS kể tên các loài động vật : – Hãy kể tên ít nhất 10 loài Động vật có xương sống sống ở trên cạn được dùng làm thức ăn cho con người. – Hãy kể tên các loài động vật tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : – Hãy giải thích tác hại của việc suy giảm số lượng mèo nuôi và rắn trong tự nhiên. Hãy cho biết loài dơi có vai trò như thế nào trong tự nhiên. Hoạt động 4. Các biện pháp bảo vệ Động vật có xương sống GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các chủ đề : – Liệt kê các biện pháp bảo vệ Động vật có xương sống trong môi trường tự.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> nhiên ở quê hương. – Các biện pháp nuôi Động vật có xương sống nhằm tăng cường nguồn thực phẩm cho con người và bảo vệ môi trường. HS trao đổi dưới sự hướng dẫn của GV. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động 1. Tìm hiểu giá trị của Động vật có xương sống đối với môi trường GV yêu cầu HS: trao đổi với mọi người trong gia đình về : – Hãy kể tên ít nhất 5 loài động vật ăn thịt sử dụng cá làm thức ăn. – Hãy kể tên ít nhất 5 loài gia súc ăn cỏ mà em biết. – Hãy chỉ ra nguyên nhân làm cho một số loài Động vật có xương sống đang bị suy giảm hiện nay và đề xuất biện pháp bảo vệ chúng. GV hướng dẫn HS : tìm hiểu các giá trị của Động vật có xương sống đối với môi trường. Hoạt động 2. Làm việc cùng cộng đồng GV yêu cầu HS thực hiện : – HS viết bài tuyên truyền về cách phòng chống bệnh cho Động vật có xương sống. – Hãy nêu tên một loài Động vật có xương sống ở địa phương em đang bị suy giảm số lượng nghiêm trọng. Viết bài tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ loài đó. – HS: nộp sản phẩm sau khi thực hiện các hoạt động do GV yêu cầu. Hoạt động 3. Ứng dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng GV cho HS thảo luận nhóm về các chủ đề : – Khi bị rắn độc cắn ta cần phải làm gì ? – Khi bị chó dại hay mèo dại cắn, tại sao phải tiêm vắc xin phòng bệnh ? – Bệnh do chấy, rận kí sinh. – Bệnh cúm gia cầm là gì ? Phòng chống như thế nào ? E - HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động 1. Tìm hiểu các biện pháp phòng và chống rắn cắn GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về các biện pháp phòng và chống rắn cắn ở địa phương. – HS có thể thực hiện hoạt động này với sự trợ giúp của bố/mẹ, ông/bà, anh/ chị, hoặc người lớn. GV yêu cầu HS hoàn thành và nộp lại ghi chép trước tiết học tiếp theo. GV cần có những nhận xét, phản hồi kết quả hoạt động tìm hiểu của HS. Hoạt động 2. Tìm hiểu các loài chim ăn sâu bọ hại cây GV yêu cầu HS nêu các loại chim ăn sâu bọ mà em biết. – HS có thể thực hiện hoạt động này thông qua các thông tin từ internet, tivi, sách báo GV : Yêu cầu HS hoàn thành và nộp lại ghi chép trước tiết học tiếp theo. GV cần có những nhận xét, phản hồi kết quả hoạt động tìm hiểu của HS. Hoạt động 3. Trình bày những hiểu biết về bệnh mà vật nuôi hay mắc phải ở địa phương GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về bệnh của gà, lợn, trâu, bò,… – HS ghi ra giấy những hiểu biết của mình. GV yêu cầu các HS khác bổ sung. – HS hoàn thành bài tìm hiểu. GV : điều chỉnh lại các kiến thức về bệnh ở vật nuôi..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động 4. Tìm hiểu các động vật có xương sống GV yêu cầu HS mô tả các động vật có xương sống mà HS biết. – HS mô tả hình dạng và cấu tạo cơ thể Động vật có xương sống. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. – HS hoàn thành bài tìm hiểu về mô tả hình dáng Động vật có xương sống. GV : nhấn mạnh lại các đặc điểm chung của Động vật có xương sống..

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×