Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Thực vật bậc cao tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021

Đề tài bài tập lớn: Bằng kiến thức đã học, xây dựng quy trình chi tiết điều
tra, đánh giá đa dạng Thực vật bậc cao tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy,
Tỉnh Nam Định

Họ và tên sinh viên: PHẠM TIẾN ĐỨC
Mã học viên: 1911100608
Lớp: ĐH9QM1
Tên học phần: Điều tra, Đánh giá đa dạng sinh học.
Mã học phần: MTQT2303
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Hồng Tính

Hà Nội, Ngày 25 tháng 9, năm 2021


MỤC LỤC
Đặt vấn đề. ...................................................................................................... 1

I.

II. Tổng quan hệ thực vật bậc cao và khu vực nghiên cứu. ................................ 2
1. Tổng quan hệ thực vật bậc vao. .................................................................. 2
2. Tổng quan khu vực nghiên cứu. ................................................................. 2
III.

Địa điểm và đề xuất phương pháp nghiên cứu. .......................................... 4


1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu. ....................................... 4
2. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................... 4
3. Nội dung điều tra. .................................................................................... 5
4. Đề xuất dụng cụ thiết bị điều tra, dụng cụ phân tích mẫu. ...................... 5
a. Dụng cụ, thiết bị, phương tiện phục vụ thu mẫu, thu thập dữ liệu thực
địa ................................................................................................................ 5
b. Dụng cụ, thiết bị, phương tiện phục vụ xử lý mẫu, phân tích mẫu. ....... 6
5. Đề xuất phương pháp điêu tra thực địa. .................................................. 7
a.

Ghi toạ độ vị trí thu mẫu. ................................................................ 7

b.

Phương pháp lập tuyến điêu tra, ô tiêu chuẩn để khảo sát, thu mẫu
…………………………………………………………………….7

c.
d.

Đề xuất phương pháp kỹ thuật thu mẫu bảo quản mẫu. ................. 9
Cách chụp hình. ............................................................................. 10

e.

Đề xuất phương pháp xử lý. .......................................................... 11

6. Đề xuất phương pháp phân tích mẫu. .................................................... 12
7. Đề xuất phương pháp đánh giá. ............................................................. 13
8. Đề xuất phương pháp xử lý số liệu. ...................................................... 14

9. Đề xuất phương pháp tính tốn đa dạng sinh học. ................................ 14
10. Xây dựng mẫu báo cáo kết quả điều tra đa dạng thực vật bậc cao tại
Vườn Quốc gia Xuân Thủy. ......................................................................... 14
IV. Kết luận. .................................................................................................... 15
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 17

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vườn Quốc gia Xn Thủy ...................................................................... 3
Hình 2: GPS cầm tay ............................................................................................. 7
Hình 3: Tuyến điều tra Vườn Quốc gia Xuân Thủy ............................................. 9
Hình 4: Máy ảnh .................................................................................................. 11
Hình 5: Ép mẫu ................................................................................................... 12


I. Đặt vấn đề.
Đa dạng sinh học có vai trị cực kì to lớn đối với con người. Từ xa xưa,
con người đã sử dụng nguồn tài nguyên này cho nhiều mục đích khác nhau để
phục vụ đời sống như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nơi ở và ngay
cả những hoạt động tinh thần như phong tục tập quán, nghệ thuật - thi ca, hội
hoạ... cũng đều xuất phát từ mối liên hệ giữa con người và những sinh vật xung
quanh.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các khu hệ
động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật rất đa dạng và phong phú nên được xem là
một trong những trung tâm Đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đến nay, ở Việt
Nam biết khoảng hơn 12.000 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi,
305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 75% tổng số họ thực vật trên
toàn thế giới). Hàng năm, con số này vẫn tăng lên vì có nhiều lồi mới được
phát hiện và bổ sung thêm.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy là một khu rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ
sinh quyển châu thổ sông Hồng. Đây là rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam

được Quốc tế công nhận theo công ước Ramsar, là rừng ngập mặn thứ 50 của
thế giới. Ngoài vai trị của rừng ngập mặn, ở đây cịn là mơi trường sinh thái của
các loài thực vật bậc cao.
Vườn quốc gia Xn Thủy nằm ở phía Đơng Nam huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định. Khu vực vùng lõi của vườn là diện tích đất ngập mặn trên ba
cồn cát cửa sơng là cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh thuộc xã Giao Thiện. Toàn
bộ vùng đệm và vùng lõi của vườn nằm trên địa phận các xã Giao Thiện, Giao
An, Giao Lạc, Giao Xn và Giao Hải. Diện tích tồn bộ vườn khoảng 7.100 ha,
gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu, diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm và thay đổi. Những quần thể thực vật
này thường dễ bị tổn thương và ít có khả năng thích nghi khi môi trường sống bị
thay đổi. Việc suy giảm đa dạng thực vật sẽ kéo theo suy giảm các nguồn tài
1


nguyên khác, phá vỡ môi trường sống là nguyên nhân gây suy giảm nhiều lồi
động vật có giá trị tại khu vực.
Từ cơ sở thực tế trên, nên em chọn đề tài “Điều tra, đánh giá đa dạng hệ
thực vật bậc cao tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Tỉnh Nam Định”. Đây là vấn đề
mang tính cấp thiết có tính khoa học và thực tiễn cao.
II.Tổng quan hệ thực vật bậc cao và khu vực nghiên cứu.
1. Tổng quan hệ thực vật bậc vao.
Thực vật bậc cao là những loài thực vật đa bào và hầu hết đã thoát ly
khỏi mặt nước và sống ở trên cạn. Sở dĩ gọi là thực vật bậc cao bởi chúng có
một số ưu điểm và tiến hóa hơn so với thực vật bậc thấp. Trước hết, thực vật bậc
cao hầu hết sống ở mơi trường cạn nên cơ thể đã có những biến đổi để phù hợp
với môi trường sống. Đa số thực vật bậc cao đều có mạch và có thể tự dưỡng.
Đồng thời chúng có vách tế bào rõ rệt, sinh sản bằng noãn giao và hầu hết đã
được chia thành các bộ phận rễ, thân, lá cụ thể.

Thực vật bậc cao hay thực vật có mạch là các nhóm thực vật có các mơ
hóa gỗ để truyền dẫn nước, khống chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ
thể. Thực vật có mạch bao gơm ngành dương xỉ, thơng đất, mộc tặc, thực vật có
hạt, thực vật lá kim và các thực vật hạt trần khác. Tên gọi khoa học cho nhóm
thực vật này là tracheophyta và tracheobionta, nhưng cả hai tên gọi đều không
được sử dụng rộng rãi.
Thực vật bậc cao có mạch: Tại Vườn quốc gia Xuân Thủy có 192 lồi
thuộc 145 chi của 60 họ, trong đó có gần 20 lồi thích nghi với điều kiện ngập
nước để cấu thành lên hệ thống rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha. Rừng ở đây
góp phần cố định phù sa để tạo nên các bãi bồi mới, làm vườn ươm và cung cấp
thức ăn cho các loài thủy sinh đồng thời đóng vai trị cân bằng sinh thái của khu
vực.
2. Tổng quan khu vực nghiên cứu.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy hình thành từ tháng 1 năm 1989, là vùng đất
ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR
2


( Công ước bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt
như là nơi cư trú của những loài chim nước – RAMSAR, Iran, 1971)
Vị trí địa lý: Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía Đơng Nam huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định, tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, cách Hà Nội khoảng
150 km về hướng Đơng Nam, có toạ độ từ 20°10’ đến 20°15’ vĩ độ Bắc và từ
106°20’ đến 106°32’ kinh độ Đơng.

Hình 1: Vườn Quốc gia Xn Thủy
Hình
Khí hậu:
Khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Mùa đơng lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đầu mùa đơng khơng

khí lạnh khơ, cuối mùa đơng khơng khí lạnh ẩm. Mùa hạ nóng ẩm từ tháng 5
đến tháng 9, thường xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới.
Tổng lượng bức xạ lớn, từ 95 - 105 kcal/cm2/năm, tổng nhiệt năm từ
(8.000 - 8.500 0c).
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240C, biên độ nhiệt trong năm rất lớn
3


(thấp nhất là 6,80C và cao nhất là 40,10C)
Lượng mưa trung bình năm đạt 1.175 mm, tổng số ngày mưa trong năm
là 133 ngày, năm có lượng mưa cao nhất là 2.754mm và thấp nhất là 978mm.
Hai hướng gió chính trong năm ở khu vực là hướng Đông Bắc từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau, hướng gió Đơng Nam từ tháng 4 đến tháng 9. Độ ẩm
khơng khí khá cao, dao động trong khoảng từ 70 - 90%. Các tháng 10, 11, 12 có
độ ẩm thấp, thường nhỏ hơn 75%. Các tháng 2, 3, 4 có độ ẩm rất cao, thường đi
kềm với mưa phùn.


Khí hậu thuận lợi như vậy tạo điều kiện cho sự phát triển của Thực

vật bậc cao tại đây, chỉ là đến mùa ẩm thấp thì điều tra gặp khó khăn về việc
di chuyển. Chính khí hậu thuận lợi như vậy cũng là tiền đề để em xây dựng
quy trình chi tiết điều tra đánh giá đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Xuân
Thủy, làm cho Thực vật bậc cao ở đây được phát triển, bảo tồn theo hướng
phát triển bền vững đúng đắn, có khoa học.
Địa điểm và đề xuất phương pháp nghiên cứu.

III.

1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu.

– Địa điểm : Giao Thiên, Giao Thủy, Nam Định.
– Phạm vi : Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
– Đối tượng : Các loài thực vật bậc cao ( Tracheophyta ).
– Thời gian điều tra : 6 tháng.
– Tần suất điều tra : 5 năm /lần.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Điều tra được thơng tin các lồi thực vật bậc cao ( tracheophyta ) tại Vườn
Quốc gia Xuân Thủy.
Xác định được độ tuổi và tốc độ sinh trưởng của các loài thực vật bậc cao.
Xác định được độ ảnh hưởng của các loài thưc vật bậc cao đến nên kinh tế ,
xã hội ,….
Bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo điều kiện môi trường, bảo vệ cảnh quan
rừng ngập mặn và hệ sinh thái ven biển.
4


Đề xuất được một số biện pháp quản lý, khai thác các loài thực vật bậc cao
tại khu vực.
3. Nội dung điều tra.
− Thu thập và tìm hiểu thơng tin liên quan đến khu vực nghiên cứu .
− Tiến hành điều tra và thu thập mẫu.
− Xác định tên khoa học, xây dựng danh lục.
− Đánh giá các đặc trưng đa dạng thành phần lồi thực vật bậc cao có mạch
tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, xác định các loài nguy cấp cần bảo tồn.
− Phân tích các giá trị tài nguyên và các đặc trưng của hệ thực vật bậc cao
có mạch thuộc Vuồn Quốc gia Xuân Thủy.
− Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên hệ
thực vật tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
4. Đề xuất dụng cụ thiết bị điều tra, dụng cụ phân tích mẫu.
a. Dụng cụ, thiết bị, phương tiện phục vụ thu mẫu, thu thập dữ liệu thực địa

+ GPS để ghi lại tọa độ nơi thu mẫu.
+ La bàn.
+ Xe máy.
+ Ủng đi rừng.
+ Bộ sơ cứu, giấy bạc, bật lửa
+ Máy, ống nhòm;
+ Gậy cao từ 3 – 4m,
+ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000;
+ Sổ ghi chép để ghi chú các thông tin cần thiết.
+ Máy ảnh, thước, vải đen để chụp hình mẫu vật trên thực địa.
+ Kéo cắt cành để thu mẫu .
+ Túi polyetylen để đựng mẫu.
+ Bút chì (2b)
+ Cồn, bao ni-lông để cố định mẫu.
+ Nhãn ghi thông tin về mẫu (ngày thu, người thu, kí hiệu mẫu).
5


+ Nẹp gỗ, bìa carton, giấy báo, dây dù để ép mẫu.
+ Máy sấy.
+ Kính lúp, kìm, nhíp, dao lam để phân tích mẫu.
+ Keo dính, kim, chỉ, bìa cứng khổ A3 để làm mẫu tiêu bản.
+ Tài liệu để xác định tên khoa học của loài thực vật thu được (xem tài liệu
tham khảo).
+ Dây nylon có màu đề lập ô tiêu chuẩn….
b. Dụng cụ, thiết bị, phương tiện phục vụ xử lý mẫu, phân tích mẫu.
+ Thiết bị quang phổ huỳnh quang tia X tán xạ năng lượng XRF Thermo
Scienific.
Ứng dụng: Quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) sử dụng nguồn tia X để
xác định các nguyên tố (định tính và định lượng) từ natri đến urani theo số

nguyên tử và phân tích được ở nồng độ thấp tới một phần triệu (ppm).
+ Hệ thống sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS) Thermo Scientific.
Ứng dụng;
– Phân tích phẩm màu: malachite green, leucomalachite green, crystal
violet, brilliant green, leucocrystal violet,Sudan (I, II, III, IV),…
– Phân tích chất bảo quản trong thực phẩm: BHA, BHT, TBHQ,
Ethoxyquin, Benzoat Na, Cyclamate,….
– Phân tích methane, ethane, ethylene, and propane.
– Phân tích Nitrobenzenes trong nước uống: o-Nitrobenzene, mNitrobenzene, MNitrochlorobenzene,
+ Hệ thống máy SURFER đo diện tích bề mặt và thể tích lỗ xốp,Thermo
Scientific.
Ứng dụng:
– Phục vụ công tác đào tạo sau đại học của Viện về các lĩnh vực hóa học,
vật lý, khoa học vật liệu, kỹ thuật nhiệt đới, môi trường…
– Các dịch vụ khoa học – kỹ thuật

6


– Xác định hình thái cấu trúc, tổ chức tế vi, kích thước hạt, chiều dày lớp
phủ, lớp mạ, thành phần hóa học của vật liệu;
– Xác định tính chất nhiệt, tính chất cơ lý, q trình chuyển pha, ứng
suất của vật liệu, compozit, cao su, vật liệu tổ hợp …
– Phân tích vi lượng các kim loại nặng trong các mẫu mơi trường, hố
học, đất, nước, dược phẩm, thực phẩm, sinh phẩm.
– Xác định diện tích bề mặt vật liệu và thể tích lỗ xốp, dự đốn hình
dạng lỗ xốp của vật liệu hấp phụ.
+ Hệ thống phân tích thành phần 5 nguyên tố C, H, O, N, S Thermo
Scientific.
Ứng dụng: Định lượng chính xác về thành phần phần trăm của mẫu

+ Hệ thống quang phổ hồng ngoại biến đổi FOURIER (FTIR) Thermo
Scientific.
Ứng dụng: Xác định, định tính nhóm chức, cấu trúc phân tử và phân
tích về tính đối xứng của phân tử
5. Đề xuất phương pháp điêu tra thực địa.
a. Ghi toạ độ vị trí thu mẫu.
Sử dụng máy định vị cầm tay (GPS) ghi nhận lại tọa độ vị trí thu mẫu để
làm bằng chứng và phục vụ cho các nghiên cứu về sau.

Hình 2: GPS cầm tay
b. Phương pháp lập tuyến điêu tra, ô tiêu chuẩn để khảo sát, thu mẫu

7


Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, chúng
ta không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và địa
điểm thu mẫu là hết sức cần thiết.
Dựa vào bản đồ hiện trạng và đặc điểm địa hình, thiết lập các tuyến thu
mẫu sao cho tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu
nghiên cứu, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên
cứu. Trung bình 1 km chiều dài, trên mỗi tuyến, tiến hành điều tra tất cả các lồi
thực vật bậc cao có mạch nằm ở phạm vi 10m .
Trên các tuyến thu mẫu nói trên, chọn những điểm chốt, tức là những
điểm đặc trưng nhất để đặt các ơ tiêu chuẩn. Sau khi xác định vị trí ô tiêu chuẩn,
dùng dây nylon có màu để định vị các ơ. Trong mỗi ơ tiêu chuẩn có kích thước
10m x 20m, tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch nằm
trong phạm vi của ô.
Vạch tuyến điều tra:
– Điểm 1: Có tọa độ 20015’25.83’ Bắc 106034’12.82’ Đơng

– Điểm 2: Có tọa độ 20014’54.49’ Bắc 106034’17.73’ Đơng
– Điểm 3: Có tọa độ 20014’23.66’ Bắc 106034’10.66’ Đơng
– Điểm 4: Có tọa độ 20013’99.26’ Bắc 106033’48.08’ Đơng
– Điểm 5: Có tọa độ 20013’38.28’ Bắc 106033’21.57’ Đơng
– Điểm 6: Có tọa độ 20013’15.00’ Bắc 106032’57.77’ Đơng
– Điểm 7: Có tọa độ 20012’42.62’ Bắc 106032’50.17’ Đơng
– Điểm 8: Có tọa độ 20013’1.01’ Bắc 106033’18.18’ Đơng
– Điểm 9: Có tọa độ 20013’19.19’ Bắc 106033’47.15’ Đơng
– Điểm 10: Có tọa độ 20013’33.37’ Bắc 106034’16.44’ Đơng
– Điểm 11: Có tọa độ 20014’0,42’ Bắc 106034’35.74’ Đơng
– Điểm 12: Có tọa độ 20014’30.68’ Bắc 106034’47.09’ Đơng
– Điểm 13: Có tọa độ 20013’13.02’ Bắc 106034’44.14’ Đơng
– Điểm 14: Có tọa độ 20012’99.00’ Bắc 106034’15.14’ Đơng

8


– Điểm 15: Có tọa độ 20012’43.27’ Bắc 106033’47.78’ Đơng

Hình
Hình 2:
3: Tuyến
Tuyến điều
điều trà
tra Vườn
Vườn Quốc
Quốc gia
gia Xuân
Xuân Thủy.
Thủy

c. Đề xuất phương pháp kỹ thuật thu mẫu bảo quản mẫu.
Để thu mẫu, hiện nay, nên dùng túi polyetylen để đựng mẫu mà khơng
dùng cặp gỗ dán như trước đây vì vừa cồng kềnh, vừa khó bảo quản, cần có sổ
ghi chép riêng, dây buộc, kéo cắt cành, nhãn, kim chỉ, bút chì (2B), cồn, giấy
báo.
Nguyên tắc thu mẫu:
– Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa và cả quả
càng tốt (đối với cây lớn) hay cả cây đối với cây thân thảo.
– Mỗi cây thu từ 3 – 5 mẫu còn mẫu cây thân thảo thì tìm các mẫu giống
nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài,
vừa để trao đổi.
– Các mẫu thu trên cùng một cây thì cùng đánh một số hiệu mẫu. Có hai
cách đánh số phổ biến hiện nay: đánh từ 1 trở đi kể từ khi thu mẫu đầu tiên cho
đến hết sự nghiệp làm nghiên cứu khoa học hoặc đánh số theo năm tháng không
phụ thuộc vào các đợt thu mẫu trước đó. Cách này tiện lợi là khơng cần phải nhớ

9


số trước đó mà thu đợt nào đánh số đợt đó và qua số đó có thể nhận biết được
thời gian thu mẫu.
Ví dụ: đợt nghiên cứu vào tháng 09 năm 2020, đánh số 0920 là gốc và sau đó
lần lượt ghi tiếp từ số 1 trở đi.
– Khi thu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngồi thiên
nhiên như đặc điểm vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi
khô như màu sắc của hoa, quả, mùi vị,… Trên mỗi nhãn cần ghi chép thêm số
hiệu mẫu, nơi lấy (tỉnh, huyện, xã, mọc ven suối, thung lũng, sườn hay đỉnh núi
hoặc đồi,…), người lấy mẫu.
–Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực
để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.

– Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen to mang về nhà mới làm
mẫu. Việc cho vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng
qua rừng, mẫu giữ tươi lâu kể cả khi trời nắng to. Cần chú ý là khi cho mẫu vào
túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng lá của mẫu để bọc trước khi cho vào túi.
Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng riêng từng loài và buộc chặt tất cả các túi
nhỏ đó cho vào túi to.
d. Cách chụp hình.
Hình chụp hỗ trợ nhiều cho việc định danh, mô tả và dùng cho các mục
đích khác về sau, gồm:
+ Sinh cảnh nơi lồi thực vật sống.
+ Tồn cây, nên có thước để xác định kích thước lồi.
+ Thân cây, đối với các loài thân gỗ cần chụp vỏ cây và phần vạc vỏ cây.
+ Cành và cách phân cành.
+ Lá: cách sắp xếp lá, mặt trên và mặt dưới lá, cuống, đáy, đỉnh, bìa, hệ
gân,… của lá.
+ Hoa: phát hoa, một hoa, chi tiết: đài hoa, cánh hoa, lá bắc, bộ nhụy đực,
bộ nhụy cái, trái.
+ Sau khi có tiêu bản, chụp tiêu bản có thước để xác định tỷ lệ và nhãn.
10


Chú ý: Khi chụp hình tiêu bản ln cần có thước đính kèm để xác định
tỷ lệ, hoặc kèm thêm bảng so màu.

Hình 4: Máy ảnh
e. Đề xuất phương pháp xử lý.
+ Xử lý khô:
Mỗi mẫu được đặt gọn trong một tờ báo gập lại, vuốt ngay ngắn nhưng
chú ý trên mỗi mẫu phải có có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả hai
mặt lá mà không phải lật mẫu. Đối với hoa, dùng các mảnh báo nhỏ để ngăn

cách nó với hoa hay lá bên cạnh, phịng khi sấy dễ bị dính vào các bộ phận bên
cạnh. Sau đó xếp chồng các mẫu lên nhau, sau 5-10 mẫu đặt một tấm nhơm lượn
sóng để tăng độ thống khí, giữ nhiệt tốt và dùng đơi cặp ơ vng (mắt cáo) để
ốp ngồi rồi ép chặt mẫu và bó lại, mỗi cặp mẫu khoảng 15-20 mẫu. Các bó mẫu
được đem phơi nắng hoặc sấy. Hàng ngày phải thay giấy báo mới để mẫu chóng
khơ và khơng bị ẩm, không làm cho mẫu bị nát.
+ Xủ lý ướt:
Khi khơng có thời gian và điều kiện làm mẫu ngay trong ngày, sau khi
đã xử lý mẫu xong, không dùng cặp mắt cáo để ép mẫu hoặc chỉ ép trong một
thời gian ngắn sao cho chúng đủ thời gian ổn định vị trí và sau đó bỏ cặp, dùng
giấy báo bọc ngồi rồi bó chặt lại và cho các bó mẫu đó vào túi polyetylen cỡ
lớn. Mỗi túi lớn có thể chứa nhiều bó mẫu. Dùng cồn đổ cho thấm ướt các tờ
báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khơ.
11


+ Ngồi phương pháp xử lý khơ và xử lý ướt chúng ta có thể bảo quản ngay
khi có mẫu vật như là ép mẫu, xong đó sấy mẫu vầ tẩm mẫu.
Ép mẫu: Trước khi sấy mẫu cần ép phẳng mẫu trên giấy báo dày, đảm
bảo phiến lá được duỗi hồn tồn, khơng bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc
quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu.
Sấy mẫu và tẩm mẫu: Mẫu mang về sau khi ép cần được sấy ngay. Khi
sấy chú ý để mẫu dựng đứng để nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khơ.

Hình 5: Ép mẫu
6. Đề xuất phương pháp phân tích mẫu.
+ Định danh mẫu

Xây dựng danh lục thực vật: Danh lục thực vật được sắp xếp theo hệ
thống phân loại của Takhtadjan (Hệ thống Takhtadjan). Áp dụng các hướng dẫn

để đánh giá tính đa dạng hệ thực vật được Nguyễn Nghĩa Thìn tổng hợp và giới
thiệu trong “Phương pháp nghiên cứu thực vật” (2005). Đa dạng về mặt phân
loại của hệ thực vật: theo hướng dẫn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2005). Đa dạng
về phổ các yếu tố địa lý: theo hướng dẫn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2005). Đa
dạng về dạng sống hệ thực vật: theo Raunkiær (1934). Đa dạng các giá trị sử
dụng của hệ thực vật: theo hướng dẫn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2005). Đa dạng
12


các giá trị bảo tồn của hệ thực vật: Sách Đỏ Việt Nam (2007); IUNC (2012),
nghị định 32/ND-CP (2006), và các phụ lục của CITES.
Xác định tên loài: Theo phương pháp so sánh hình thái dựa trên các tài
liệu chính: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999), Từ điển thực vật thông
dụng (Võ Văn Chi, 2002).
Cách khác: Sử dụng tài liệu “Phương pháp phân tích hoa” để phân tích
các đặc điểm hình thái: thân, lá, cơ quan sinh sản, quả. Sau đó, dựa vào các đặc
điểm phân tích này, sử dụng các tài liệu về phân loại, các chìa khóa phân loại để
định danh các lồi thực vật theo trình tự họ, giống rồi đến lồi
Ví dụ: Thực vật bậc cao được mang về thì định danh tên như thế nào?
+ Phân tích định lượng
Phân tích mẫu: Sử dụng phương pháp chuyên gia: phân tích mẫu theo
họ, chi. So mẫu với bộ mẫu chuẩn (tại các Bảo tàng), xác định tên loài dựa vào
các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả. Một số mẫu khó nhờ hay thuê các chuyên
gia (Bộ môn thực vật, Khoa Sinh vật, trường Đại học Khoa học tự nhiên; Phòng
thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật).
7. Đề xuất phương pháp đánh giá.
Đánh giá sự quý hiếm: Dựa vào Sách đỏ Việt Nam – Phần II (Thực vật)
(2007). Đánh giá độ thuờng gặp của các lồi tính theo cơng thức (Lương Hồng
Nhung và Trần Văn Minh, 2011): C% = p/P * 100
Trong đó, p là số địa điểm lấy mẫu có lồi nghiên cứu và P là tổng số địa

điểm lấy mẫu. Loài phổ biến (thường gặp): C > 50%; loài khá phổ biến (ít gặp):
C = 25% - 50%; lồi ngẫu nhiên (rất ít gặp): C < 25%.
Đánh giá mức độ gần gũi của các hệ thực vật: Chỉ số Sorensen được sử
dụng để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh của
ba loại đất dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của một số lồi ở mỗi sinh cảnh.
Cơng thức Sorenson (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008): S = 2c /(a+b)

13


Trong đó: S là chỉ số Sorenson (nhận giá trị từ 0 đến 1); a: Là số loài của
quần xã A; b: Là số loài của quần xã B; c: Là số loài chung nhau của hai quần xã
A và B.
8. Đề xuất phương pháp xử lý số liệu.
Phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trong IBM SPSS
statistics for Windows, Version 22 (IBM Corp., Armonk, NY, USA) để so sánh
giá trị trung bình của các yếu tố môi trường đất và các chỉ số đa dạng, Primer
Ver.6 để tính tốn các chỉ số đa dạng (Diversity), Excel 2016 để thống kê số
lượng họ, chi và loài.
Sử dụng các phương pháp thống kê sinh học để đánh giá độ tin cậy của
các kết quả nghiên cứu.
9. Đề xuất phương pháp tính tốn đa dạng sinh học.
Phương pháp thực hành nghiên cứu phân tích định lượng về tính đa dạng
sinh học nhằm để xác định các chỉ số: chỉ số Shannon (H), chỉ số quan trọng
(IVI), chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson (Cd), chỉ số
tương đồng hay chỉ số Sorensen (SI). Khi giá trị của các chỉ số cao nghĩa là tính
đa dạng cao tương ứng với giá trị sinh học cao. Đây là phương pháp nghiên cứu
hết sức cần thiết nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn, hoạch định
chính sách và kế hoạch sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.

10. Xây dựng mẫu báo cáo kết quả điều tra đa dạng thực vật bậc cao tại
Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
I. Mở đầu
II. Tổng quan thực vật bậc cao và địa điểm khảo sát.
1. Tổng quan thực vật bậc cao.
2. Địa điểm, thời gian và địa điểm khảo sát.
III. Đề xuất các phương pháp điều tra thực vật bậc cao.
1. Phương pháp lập tuyến điều tra, ô tiêu chuẩn.
14


2. Phương pháp kỹ thuật thu mẫu.
3. Phương pháp bảo quản mẫu.
4. Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu.
5. Phương pháp phân tích mẫu.
6. Phương pháp xử lý số liệu.
7. Phương pháp đánh giá đa dạng.
IV. Kết quả và thảo luận.
V. Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Mục lục.
IV.

Kết luận.
Đã ghi nhận được thành phần loài tại khu vực nghiên cứu cho thấy tại đây

có 115 lồi thuộc 100 chi, 42 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch .
Vườn Quốc gia Xuân Thủy có độ đa dạng hệ thực vật không cao.
Trong các nghiên cứu về đa dạng thực vật, trước nhất cần có danh sách các
lồi thực vật bậc cao hiện diện trong khu vực nghiên cứu; sau đó, để tính các chỉ số đa

dạng của khu vực khảo sát và so sánh sự đa dạng giữa các khu vực, cần đếm số lượng
cá thể của từng loài hiện diện trong khu vực khảo sát.
Tuy nhiên, một số cơng tác quản lý chưa đáp ứng được hồn tồn nhu
cầu của Vườn về bảo vệ tài ngun mơi trường, nghiên cứu khoa học và giao
lưu quốc tế. Ban quản lý vườn vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức để
kiểm soát và hạn chế các áp lực về phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường, biến
đổi khí hậu... gây nên đối với đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.
Việc thiếu cơ chế quản lý và chia sẻ lợi ích của việc sử dụng tài nguyên đất ngập
nước trong vùng lõi của Vườn Quốc gia vẫn cịn tồn tại địi hỏi cần hồn thiện
hơn thể chế quản lý của vườn, đồng thời cần thực hiện rà soát quy hoạch quản lý
bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Xuân Thủy nhằm đáp ứng được nhu cầu
quản lý hiện nay.

15


Nghiên cứu về cải thiện giống cây trồng cần biết tên các lồi Thực vật
bậc cao để có thể biết được mối liên hệ họ hang giữa các loài cây trồng với các
loài hoang dại trong tự nhiên. Đây là nhu cầu tối cần thiết vì quá trình chọn lọc
nhân tạo, các lồi cây trồng thường bị thối hóa giống và mất đi một số tính
trạng hoang dại ( ví dụ: khả năng kháng bệnh). Do vậy, các loài gần trong tự
nhiên hay các loài tổ tiên của cây trồng cũng cần được xác định để bảo tồn
nguồn gen dùng trong công tác lai tạo cải thiện giống.

16


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003-2005). Danh lục các loài thực vật Việt

Nam, tập 2,3. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ tài nguyên và môi trường, (1997). Hướng dẫn công ước về các vùng đất
đặc biệt là nơi cưu trú của lồi chim

ngập nước có tầm quan trọng quốc tế

nước (Ramsar, Iran, 1971). Văn phòng công ước Ramsar, 190 tr. (Xuất bản lần
thứ 2).
3. Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Quốc Dựng, Lê Đức Thanh,
Lê Mạnh Tuấn, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Văn Hổ, Nguyễn Thị Hằng. “Điều tra
đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc
danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái”
4. Phan Thị Hà (tác giả) Nghiên cứu tính đa dạnh của hệ thực vật Vườn Quốc
gia Xuân Thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn
trong khu vực năm 2015
5. Phạm Thị Huệ (tác giả) Nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại
núi Cuống, Huyện Đàm Hà, Tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở cho cơng tác bảo tơn
năm 2012
6. Hồng Thị Thanh Nhàn Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi
trường; Hồ Thanh Hải, Lê Xuân Cảnh Viện sinh thái Tài nguyên sinh vật, Đa
dạng sịnh học Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Tỉnh Nam Định; Hội Nghị khoa học
toàn Quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5.
7. Nguyễn Thị Hải Lý và Nguyễn Hữu Chiếm (tác giả) khảo sát thành phần phân
loại thực vật bậc cao theo các loài đất ở vùng Đồng Lụt Hở, Tỉnh An Giang, Tạp
chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
8. Danh sách các thiệt bị phân tích bậc cao tại PTN Viện nghiên cứu phát triển
bền vững, Viện Nghiên cứu phát triển bên vưỡn, Trường đại học Tài nguyên và
Mơi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

17




×