Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP PHẦN THI VIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.51 KB, 14 trang )

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU VỀ ĐẠI TƯỚNG
VÕ NGUYÊN GIÁP


Phần 1: Cảm nhận của cá nhân về cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến
to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng; kỷ niệm đáng nhớ về Đại tướng
Võ Nguyên Giáp.
Kể từ những ngày đầu cửa các cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên cho đến nay,
lịch sử loài người đã trải qua hàng thế kỷ. Khoảng thời gian đó, con người đã trải qua
biết bao các cuộc chiến, hàng ngàn người đã hy sinh vì những gì họ tin tưởng hay đơn
giản hơn là để bảo vệ quê hương và người dân của họ. Biết bao các cuộc chiến xảy ra
mang tầm ảnh hưởng từ lớn đến nhỏ, biết bao các vị danh tướng đã được lịch sử ghi lại .
Khơng riêng gì trên thế giới, mà ở Việt Nam chúng ta đã trải qua không ít các cuộc chiến
trong suốt hàng thập kỷ hay xa hơn là hàng thế kỷ. Lịch sử Việt Nam đã ghi chép lại rất
cẩn thận các cuộc chiến và cùng với đó là thơng tin cuộc đời về các vị tướng, các vị anh
hùng đã chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước Việt Nam. Trong đó có thể kể đến các
danh tướng như: Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Đinh Bộ Lĩnh,… mà ngày nay chúng
ta vẫn được học qua các chương trình Phổ Thơng, Trung Học. Và nói đến các vị tướng
của đất nước Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên
Giáp.


Vị tướng đã góp cơng to lớn và mang lại chiến thắng mang tính lịch sử tạo tiền
đề cho thắng lợi giành độc lập cho đất nước Việt Nam trước giặc ngoại xâm. Như nhà
giáo Hồ Cơ đã nhận xét về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: "Đất nước này nên cơ nên
nghiệp, thứ nhất là do công của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó là Đại tướng Võ Ngun
Giáp. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thì cơng của Đại tướng là cơng
đầu. Nguy nan gì ơng cũng xơng vào. Khi lâm trận thì ơng nghĩ làm thế nào để chiến
thắng mà quân dân hy sinh ít nhất. Cái đó là con người vĩ đại. Tơi ca ngợi một con
người xứng đáng là anh hùng của Việt Nam". Không những là vị Đại tướng của Việt


Nam, mà ông còn được xem là một trong những vị danh tướng vĩ đại trên toàn thế
giới.Vậy cuộc đời, sự nghiệp của ông như thế nào; ông đã có những cống hiến gì mà sử
sách Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã ca ngợi về ơng như vậy?
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ


Võ thấu lịng dân, Võ hóa Văn”
Võ Ngun Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, ông mất ngày 4 tháng 10
năm 2013. Tên khai sinh của ông là “Võ Giáp”, bí danh là “Văn”, cho nên nhà giáo Hồ
Cơ mới dùng các câu đối “Văn lo vận nước, Văn thành Võ”, “Võ thấu lòng dân, Võ
thành Văn” để khen ngợi về ông, “Văn” cũng là ông mà “Võ” cũng là ơng.

Đại tướng được sinh ra tại một gia đình nghèo ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ bé cụ đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ.
Đêm đêm cụ đều được mẹ kể về những câu chuyện về lòng u nước như Tơn Thất
Thuyết phị vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng
lên chống Pháp bảo vệ non sông. Bên cạnh đó, cha của cụ cịn nói về phong trào đánh
Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động. Chính những câu chuyện từ những
đêm ấy đã gieo vào lịng vị Đại tướng những ấn tượng khơng bao giờ phai mờ, góp phần
ni dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này. Từ bé cụ đã được cha là một nhà
Nho dạy dỗ rất nghiêm khắc trong sinh hoạt gia đình, học hành và giữ gìn nề nếp gia
phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: “Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho


sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho”. Năm tháng học
chữ Nho không nhiều, nhưng những đạo lý học được trong các sách Thánh hiền Nho gia,
đặc biệt là “Ấu học tân thư”. Cho nên, những giá trị đạo đức, nề nếp gia phong của đạo
Khổng thấm nhuần trong con người cụ từ lối sống giản dị và đức hiếu học, sự kính trọng
tố tiên và ơng bà cha mẹ, sự kính trên nhường dưới, đạo hiếu của con cái và cha mẹ, cho
đến nghĩa vụ của con người với gia đình, xã hội và đất nước.


Năm ông 14 tuổi tức năm 1925, ông rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà
Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế. Trong 2 năm học, ông luôn
đứng đầu lớp trừ một tháng rớt xuống hạng nhì. Cũng trong những năm tháng ấy, ơng đã
có vài lần đến thăm nhà u nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giản về lý tưởng Cách
mạng, điều đó càng làm cho ơng càng say mê theo đuổi chân lý lịch sử. Cho đến năm
1927, ông bị đuổi học cùng Nguyễn Chí Diễu và Nguyễn Khoa Văn. Ơng về q và
được Nguyễn Chí Diễu giới thiệu tham gia vào Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng
theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung
Việt Nam. Tháng 4 năm 1927, tại Trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa
rầm rộ với quy mơ lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu
những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với


Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi
khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát
triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về q
nhà. Bỗng nhiên một hơm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ
Nguyên Giáp. Nguyễn Chí Diểu mang theo một tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị
áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng
Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Võ Nguyên Giáp đọc rất xúc động: “Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho
chúng tơi một lịng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật”. Đó là sợi dây đầu tiên
nối liền số mệnh của Võ Nguyên Giáp với Hồ Chí Minh và sự nghiệp Cách mạng Việt
Nam. Sau 3 năm hoạt động tại Tân Việt Cách mạng Đảng, năm 1930 ông bị bắt và kết án
2 năm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách
mạng trong thanh niên, học sinh; năm 1936, hoạt động trong phong trào dân chủ bán
hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên báo của Đảng như: "Tiếng nói của chúng
ta", "Tiến lên", "Tập hợp", "Thời báo", "Tin tức"...; tham gia phong trào Đông Dương
đại hội; được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là “Dương Hoài Nam” cùng Phạm Văn
Đồng lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Lạnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chỉ
sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên
liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An.
Trên đường tới Diên An, anh được Hồ Chí Minh gọi quay lại vì tình hình thế giới có
nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Hồ Chí Minh nhận
định tình hình Đơng Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón
thời cơ. Ơng gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt
động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và
đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ
Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Bó, Hồ
Chí Minh đã tiên đốn: “Trong 5 năm nữa (tính từ 1941) cách mạng sẽ thành công, điều


chúng ta mong đợi sẽ tỏa sáng.”. Đời sống ở Việt Bắc rất cực khổ, ơng kể: “Tìm được
cái ăn đã là chiến công. Chúng tôi phải chia nhau từng củ sắn, từng bắp ngô”. Nhiều
người bối rối dao động, có người e ngại: làm sao Cách mạng thành cơng khi khơng có
súng và lấy đâu ra súng? Những lúc ấy, ông không bao giờ quên lời dạy của Hồ Chủ
tịch: “Chúng ta sẽ dựa vào sức mình là chính cùng với một ít viện trợ từ nước ngồi.
Mọi việc đều do nhân dân mà nên. Người trước súng sau, có nhân dân là có tất cả.”.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ơng thành lập
đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người.
Và đến ngày 25 tháng 12 năm 1944, ông đã chỉ huy đội qn này lập chiến cơng đầu tiên
là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.

Cách mạng Tháng Tám thành công, quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành
lập, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (Thứ trưởng
thường trực) Bộ Quốc phịng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm
1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946. Ngày 19
tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo

của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ơng bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo
dài 9 năm chống lại sự tái chiếm Việt Nam của quân Pháp (1945-1954) trên cương vị
Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm


Bí thư Tổng Quân uỷ. Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28
tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại
tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên
nước ngồi về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “Đánh thắng đại tá phong đại
tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng,
thắng đại tướng phong đại tướng”. Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ
Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng
hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ơng có tên gọi là Chiến tranh nhân dân kế thừa
quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân
sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được
liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và
chống Mỹ. Ơng nói: “Kẻ địch mạnh thì ta tránh chúng. Kẻ địch yếu thì ta đánh chúng.
Nơi nào có du kích là có mặt trận, kể cả sau phịng tuyến địch. Đối phó với trang bị tối
tân của chúng, chúng ta có chủ nghĩa anh hùng vô bờ bến.” Năm 1954, Võ Nguyên
Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến
dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dị: “Cho chú tồn quyền
chỉ huy. Trận này chỉ được thắng khơng được thua vì thua là hết vốn”. Ghi nhớ lời dặn,
vị Đại tướng đã không làm cho Lãnh tụ và nhân dân thất vọng và đã mang về chiến
thắng mang tính lịch sử. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người
Pháp tại Đông Dương sau 83 năm, và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới
như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của các nước Thế giới thứ
ba đang bị thực dân châu Âu đô hộ. Mãi cho đến năm 2013, Tổng
thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - đã gọi Võ Nguyên Giáp là người anh hùng quân
đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải
kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông “sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân

dân Algeria.”. Sau khi miền Bắc được giải phóng, đồng chí cùng Trung ương Đảng lãnh
đạo toàn dân, toàn quân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, bảo vệ
miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN) và đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân


ở miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, làm nên
những thắng lợi vẻ vang, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xn năm
1975, giải phóng hồn tồn miền Nam, thu non sông về một mối, đưa cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội. Đất nước hịa bình, thống nhất, cụ Võ Nguyên Giáp trên các cương vị: Bộ
trưởng Bộ Quốc phịng, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng, đồng chí cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Quân ủy Trung ương, Bộ
Quốc phịng lãnh đạo, chỉ đạo tồn dân, tồn qn thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
Khi được Đảng, Nhà nước phân công làm Phó thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật,
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, dù cơng việc rất mới mẻ, nhưng Đại tướng đã nêu
cao tinh thần “dĩ cơng vi thượng” và “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vô tư”, trực tiếp
làm việc và lắng nghe tâm tư nguyện vọng, đề đạt của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên
cứu, các trí thức, văn nghệ sĩ... Nhờ đó, Đại tướng đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp
phần đưa khoa học kỹ thuật Việt Nam từng bước sánh kịp trình độ các nước trong khu
vực.
Khơng thể bàn cãi rằng công lao của Đại tướng là vô cùng to lớn, nhưng ơng lại
khơng nói gì về mình mà ln đề cao cơng lao, thành tích của nhân dân, qn đội, Đảng
và Bác Hồ kính u. Bên cạnh đó, Đại tướng luôn dành nhiều thời gian, dồn công sức,
tâm huyết tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần quan trọng làm sáng tỏ cuộc
đời, sự nghiệp vĩ đại, đạo đức, tác phong, tư tưởng Hồ Chí Minh; “góp phần đưa tư
tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, thúc đẩy sự ra đời một bộ mơn khoa học
mới-Hồ Chí Minh học”. Và trong lịng nhân dân ln in đậm cuộc đời, nhân cách và
những cống hiến to lớn của cụ. Cho nên danh hiệu “ Vị tướng của nhân dân” mà nhân
dân giành cho ông là vô cùng cao quý và sẽ luôn luôn trường tồn cùng lịch sử Việt Nam

nói riêng và lịch sử thế giới nói chung.


Phần 2: Thế hệ trẻ ngày nay noi gương Đại tướng góp sức hiện thực hóa khát
vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Có thể nói rằng hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị danh tướng ln
cần mẫn, liêm chính, ln suy nghĩ vì nhân dân vì đất nước đã khắc ghi sâu vào trong
tâm trí của các thế hệ nhân dân Việt Nam nói chung và hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên nói
riêng. Cuộc đời, sự nghiệp của ông và những cống hiến to lớn của ông luôn là tấm
gương sáng cho các thế hệ hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên noi theo.


Ngày nay, chúng ta là những hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên của Quân đội nhân
dân Việt Nam anh hùng. Chúng ta phải cùng noi gương Đại tướng, góp sức hiện thức
hóa mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
hiện đại và khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc. Để hiện thực hóa mục
tiêu và khát vọng ấy, ta cần phải ra sức học tập và nâng cao trình độ qn sự, chính trị,
văn hóa, nghiệp vụ và khoa học kỹ thuật. Đồng thời, chúng ta còn phải giữ gìn nhưng
tinh hoa quân sự, bản sắc văn hóa dân tộc và quan trọng hơn là nền độc lập dân tộc mà
các thế hệ đi trước đã giành lấy, bảo vệ đến hôm nay. Bắt đầu từ những việc nhỏ, chúng
ta có thể thực hiện hóa những điều ấy bằng việc chấp hành tốt các điều lệnh, điều lệ của
Qn đội chính quy; ra sức học tập, cơng tác xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.


Bên cạnh đó, ta cần phải học tập chính trị, tuyên truyền và giáo dục nhân dân cùng
chung tay bảo vệ đất nước khỏi các thế lực thù địch, chống phá Đảng. Các thế lực thù
địch ấy có thể tồn tại bằng các diện mạo khác nhau và ngày nay thường thấy nhất là trên
các mạng xã hội, internet. Hiện nay, lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các
trang mạng xã hội, các thế lực thù địch đã đưa ra những thơng tin xấu, độc nhằm kích
thích sự nghi ngờ, phủ định sạch trơn những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh với những luận điệu xuyên tạc như: chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh đã lạc hậu, lỗi thời khơng cịn phù hợp với thời đại hiện nay nữa và một đảng
lấy tư tưởng, lý luận đã “lạc hậu, lỗi thời” thì khơng thể có cơ sở để lãnh đạo đất nước
phát triển khi thực tế khách quan đã thay đổi. Các tin, bài viết chủ yếu tác động vào mặt
tâm lý, kích động những nhóm đối tượng thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ để
tạo sức mạnh chống phá. Chúng cịn tập trung móc nối, lôi kéo mọi giai tầng xã hội, nhất
là số thanh niên, cán bộ, đảng viên có dấu hiệu “tự chuyển hóa” và gần đây chúng có xu
hướng móc nối vào số đối tượng có tiền án, nghiện hút, giang hồ mạng... để truyền
bá "lối sống phương Tây", cơng kích, xuyên tạc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.


Song song đó, hiện nay chúng ta đang từng bước hội nhập quốc tế. Giới trẻ và xã
hội Việt Nam đã và đang tiếp nhận, học hỏi văn hóa của đa quốc gia. Cũng giống như
Đại tướng học từ nhiều nguồn, từ nhiều đối tượng, các bạn trẻ ngày nay cũng tự học,
tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ những người xung quanh mình mà khơng chỉ gói
gọn trong kiến thức thầy cơ truyền tải. Có thể nói đây là một dấu hiệu tốt để đất nước
phát triển và cùng sánh vai với các cường quốc phát triển trên thế giới. Nhưng mặt khác,
việc tiếp nhận, học hỏi văn hóa của đa quốc gia một cách khơng có chọn lọc là vơ cùng
nguy hiểm. Việc học hỏi một cách đại trà như thế có thể dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc
của giới trẻ và rất dễ bị các thế lực thù địch xuyên tạc về nền chính trị và quân sự của đất
nước Việt Nam. Bởi nên hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên cần phải ra sức học tập để xây
dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tích cực tuyên trền giáo dục gia đình, nhân dân củng
cố niềm tin vào Đảng và Nhà nước, cùng chung tay bảo vệ bản sắc dân tộc, nền độc lập
dân tộc và quê hương, đất nước Việt Nam.

Cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thế. Qua đó, ta có thể
thấy hình ảnh của một vị danh tướng ln lo vận nước, thấu lịng dân. Một vị Đại tướng
của Việt Nam đã khắc ghi tên tuổi của mình vào sử sách trên thế giới, tên tuổi của ơng
ln được các nhà chính trị lớn tại các cường quốc khen ngợi hoặc các đại tướng khác

trên thế giới nể phục về tài quân sự của ông.


Có thể nói, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa là niềm tự hào của quốc gia, vừa
là tấm gương sáng về lối sống, đạo đức, tinh thần tự học và lịng u nước vơ bờ bến cho
những thế hệ ngày nay là những hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên noi theo, học tập, tự hào
là một người con của quê hương đất nước Việt Nam anh hùng.



×