Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môn tư vấn NHẬN DIỆN CÁC DẠNG RỦI RO THƯỜNG PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN hợp ĐỒNG – PHƯƠNG THỨC KIỂM SOÁT các hợp ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.35 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN PHÁP
LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NGOÀI TỊA ÁN
(Học phần Tư vấn cơ bản/ Kỳ thi chính)

ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN CÁC DẠNG RỦI RO THƯỜNG PHÁT SINH TRONG
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG – PHƯƠNG THỨC KIỂM SOÁT CÁC
RỦI RO NÀY KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

Họ và tên: Trần Thiện Nhân
Sinh ngày: 16 tháng 3 năm 1977
SBD: 32 Lớp: Luật Sư
Khóa: 22 tại: Hậu Giang

Hậu Giang, ngày 26 tháng 8 năm 2021


Mục lục
Phần 1
Tiểu luận
1. Lý do và ý nghĩa chọn đề tài Tiểu luận...................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Cấu trúc tiểu luận....................................................................................................... 4
Phần 2
1. Khái niệm hợp đồng................................................................................................... 5
2. Khái niệm rủi ro......................................................................................................... 5
3. Nhận diện một số rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng...................................... 5


4.Phương thức kiểm soát các rủi ro trước khi soạn thảo hợp đồng................................6
4.1 Hợp đồng vơ hiệu về mặt hình thức......................................................................... 6
4.2 Hợp đồng vô hiệu về mặt nội dung.......................................................................... 6
5.Thực trạng những rủi ro thường gặp trong hợp đồng mua bán hàng hóa....................7
5.1 Thực trạng rủi ro về chủ thể ký kết hợp đồng.......................................................... 7
5.2 Phương pháp kiểm soát rủi ro.................................................................................. 7
5.3 Thực trạng rủi ro về đối tượng của hợp đồng........................................................... 8
5.4 Phương pháp kiểm soát rủi ro.................................................................................. 8
5.5 Thực trạng rủi ro về giá cả, phương thức thanh toán............................................... 8
5.6 Phương pháp kiểm soát rủi ro.................................................................................. 8
5.7 Thực trạng rủi ro về thư bảo lãnh............................................................................. 8
5.8 Phương pháp kiểm soát rủi ro.................................................................................. 8
5.9 Thực trạng rủi ro về điều khoản phạt vi phạm......................................................... 9
5.10 Phương pháp kiểm soát rủi ro................................................................................ 9
5.11 Sự kiện rủi ro liên quan đến điều khoản quy định về sự kiện bất khả kháng..........9
5.12 Phương pháp kiểm soát rủi ro................................................................................ 9
Phần 3.......................................................................................................................... 10
KẾT LUẬN
6. Tài liệu tham khảo................................................................................................... 11


Phần

1

TIỂU LUẬN
NHẬN DIỆN CÁC DẠNG RỦI RO THƯỜNG PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG – PHƯƠNG THỨC KIỂM SOÁT CÁC RỦI RO NÀY
KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG.
1. Lý do và ý nghĩa chọn đề tài Tiểu luận

Trong thực tiễn quá trình thực hiện hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại
luôn nảy sinh nhiều rủi ro. Và khơng ít trường hợp tranh chấp phải đưa đến các cơ
quan pháp luật Tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết là điều mà khơng ai mong
muốn. Khi nói đến hợp đồng là nói đến hiệu lực hợp đồng, thực hiện hợp đồng và
trách nhiệm pháp lý của các bên. Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ
thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng hoặc theo quy định của
pháp luật, được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật chuyên
ngành liên quan.
Hợp đồng dân sự có vai trị rất quan trọng đối trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay. Bởi nó tạo hành lang pháp lý an tồn cho các chủ thể tham gia hợp đồng.
Khi các bên tham gia hợp đồng thì có quyền tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng nhưng
tự do phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Việc quy định về các điều kiện để chủ
thể giao kết hợp đồng và các biện pháp chế tài nếu các bên không tuân thủ các điều
kiện an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng dân sự và cũng là cơ sở để giải quyết
các tranh chấp xảy ra. Khi có tranh chấp thì chính những thỏa thuận của các bên sẽ là
chứng cứ quan trọng để xác định trách nhiệm của mỗi người. Những cam kết của các
chủ thể tham gia hợp đồng là căn cứ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền kiểm tra xem các chủ thể đó có thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp
luật hay không. Đồng thời áp dụng các biện pháp chế tài cho các bên vi phạm khi cần
thiết, nhằm đảm bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản. Khi một hoặc các bên vi
phạm thì hợp đồng vơ hiệu, bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi cho chính
họ, ví dụ: bị phạt cọc... Việc quy định này có ý nghĩa khắc phục những thiệt hại cho
bên vi phạm, đồng thời còn tạo nên sự công bằng xã hội, tạo sự ổn định trong giao lưu
tài sản, góp phần ổn định trong quan hệ sở hữu tài sản.
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự (Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Do đó, hợp đồng là một
trong những bộ phận cơ bản cấu thành nội dung quyền tự do kinh doanh, quyền tự do
dân sự trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trước yêu cầu về việc hoàn thiện pháp
luật hợp đồng trong điều kiện giao lưu dân sự, kinh tế của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày

24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 chỉ rõ: “Hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng theo hướng tôn trọng thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái
với


đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ
thương mại quốc tế”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng khẳng định: “Hoàn thiện pháp luật
dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch,
thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh; hoàn thiện chế định hợp đồng, bồi
thường, bồi hoàn...”.
Thực hiện chủ trương nêu trên của Đảng, Nhà nước ta đã khơng ngừng hồn thiện
pháp luật, trong đó có pháp luật về hợp đồng nhằm xây dựng nền tảng pháp lý thống
nhất, đồng bộ, ổn định cho hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam cũng như hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ hội nhập quốc tế. Tuy
nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam về việc ký kết, thực hiện hợp đồng vẫn còn tồn tại
một số bất cập, vướng mắc. Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy định pháp
luật về lĩnh vực này là rất cần thiết.
Đề tài ‘nhận diện các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp
đồng - phương thức kiểm soát các rủi ro này khi soạn thảo hợp đồng” nhằm góp phần
hồn thiện pháp luật về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài Tiểu luận “nhận diện các dạng rủi ro thường phát
sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và phương thức kiểm soát các rủi ro này khi
soạn thảo hợp đồng” là nhận diện những lỗ hỏng tạo nên rủi ro cả về mặt chủ quan
cũng như khách quan về mặt pháp lý trong giao kết hợp đồng. Từ đó, tìm ra phương
pháp để giải quyết vấn đề rủi ro, nhằm kiểm soát rủi ro không những khi thực hiện hợp
đồng mà ngay khi soạn văn bản chuẩn bị ký kết.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian và quy chế viết Tiểu luận nên chỉ nghiên cứu gói gọn ở
đối tượng là Hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa
trong phạm vi hợp đồng khơng có yếu tố nước ngồi, được điều chỉnh bởi Bộ luật dân
sự 2015 và Luật chuyên ngành. Người viết (học viên) sẽ dùng phương pháp nghiên
cứu chung của xã hội học để thu thập và phân tích các dự kiện có liên quan đến đề tài
Tiểu luận trên.
4. Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận gồm có ba phần: Phần 1 mở đầu, phần 2 nội dung và phần 3 kết luận.


Phần 2
1. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự (Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, được điều chỉnh bởi Bộ Luật dân sự và luật chuyên
ngành.
2. Khái niệm rủi ro
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái
khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những
định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai
trường phái lớn đó trường phái truyền thống và trường phái hiện đại: (1)
Theo được định nghĩa của trường phái hiện đại như sau:
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang
tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng
cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro,
người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực,
đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
Nếu rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, có thể mang đến những tổn thất
mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội thì sẽ

có phương pháp nhận diện, kiểm sốt hạn chế tính tiêu cực và phát huy tính tích cực
của nó. Do vậy, nhận diện các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng để thiết lập phương thức kiểm soát các rủi ro này khi soạn thảo hợp đồng là
rất cần thiết, nhằm để hợp đồng được phát huy hiệu quả tốt nhất.
3. Nhận diện một số rủi ro trong q trình thực hiện hợp đồng
Có rất nhiều rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nguyên nhân xuất
phát trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng. Trong đó có một số rủi ro pháp
lý thường gặp là: Rủi ro do vơ hiệu hợp đồng (hình thức, nội dung). Rủi ro do các điều
khoản của hợp đồng không chặt chẽ. Thiếu thỏa thuận điều khoản về giải quyết tranh
chấp hợp đồng.
Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro trên xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, các
yếu tố đó có thể là do khơng tìm hiểu, tìm hiểu chưa rõ về hồ sơ pháp lý các đối tác
của mình (ví dụ: Loại hình hoạt động, phạm vi hoạt động, lĩnh vực hoạt động,…) Do
không kiểm tra thông tin về người đại diện hợp pháp của đối tác (người đại diện theo
pháp luật, người đại diện theo ủy quyền). Do không hiểu biết hoặc bỏ qua quy định
của pháp luật


hiện hành về nội dung lẫn hình thức bắt buộc, dẫn đến thỏa thuận các điều khoản trái
pháp luật, đạo đức xã hội…làm cho hợp đồng vô hiệu.
4. Phương thức kiểm soát các rủi ro trước khi soạn thảo hợp đồng
4.1 Hợp đồng vơ hiệu về mặt hình thức
Khi soạn thảo hợp đồng cần chú ý đến các trường hợp mà pháp luật yêu cầu hợp
đồng cần phải được thành lập thành văn bản, phải có cơng chứng hoặc chứng thực,
phải được đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ theo các quy định đó. Quy định tại
Điều 122 Luật Nhà ở 2014, Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 là phải thỏa điều kiện phải
được lập thành văn bản có cơng chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động
sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự khơng vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp luật có quy định.
4.2 Hợp đồng vơ hiệu về mặt nội dung
Căn cứ Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng về đối
tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán. Thời hạn, địa
điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. Quyền, nghĩa vụ của các bên. Trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp.
Khi soạn thảo hợp đồng, cần đảm bảo được các quy định cần thiết về hợp đồng
nếu khơng sẽ gây khó khăn trong q trình thực hiện hợp đồng của các bên do các điều
khoản của hợp đồng thiếu chặt chẽ, ví dụ như:
Gây khó khăn trong việc giao hàng do địa điểm giao hàng không được thỏa thuận
cụ thể trong hợp đồng. Quy định về thời gian thanh tốn khơng rõ ràng dẫn đến việc
bên có nghĩa vụ thanh toán kéo dài thời gian thanh toán, ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của bên có quyền. Quyền và nghĩa vụ của các bên cịn mập mờ, không rõ
ràng thiếu chi tiết. Phương thức thanh toán cũng như đồng tiền được lựa chọn dùng để
thanh tốn cũng là vấn đề cần cụ thể hóa ngay khi soạn thảo hợp đồng.
Khi thực hiện hợp đồng, rủi ro là điều khó tránh khỏi nên việc thỏa thuận các phương
án dự phòng để giải quyết tranh chấp là điều khoản cần thiết có tính tất yếu của hợp
đồng. Cần thỏa thuận pháp luật được áp dụng đối với hợp đồng để giải quyết khi có


tranh chấp xảy ra như: Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp, các quy định về bồi thường thiệt hại,…
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thường do sơ xuất, thiếu chú ý, thiếu hiểu biết trong
quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng. Các rủi ro này sẽ dẫn đến những hậu quả

nặng nề, khơng chỉ khó khắc phục mà việc khắc phục cịn tốn kém nhiều cơng sức,
thời gian, tiền của. Do đó, trong hợp đồng dân sự ln tiềm ẩn những rủi ro pháp lý
cần phải suy tính trước khi nó xảy ra, nhằm làm hạn chế những rủi ro. Và phương thức
kiểm soát các rủi ro trước khi soạn thảo hợp đồng là hết sức cần thiết trước khi quá
trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng .
5. Thực trạng những rủi ro thường gặp trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán là một dạng hợp đồng dân sự, được xác lập bởi các chủ thể
theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật thương mại. Hợp đồng này thường được hai
bên soạn thảo rất chặc chẽ từ các điều khoản hợp đồng cho đến hình thức hợp đồng
theo quy định của pháp luật để đảm bảo nó có tính hiệu lực và tính thực hiện cao. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể, hợp đồng vẫn gặp những rủi ro khi thực hiện. Do
vậy, để tránh gặp những rủi ro trong ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các doanh
nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết.
Khi soạn thảo hợp đồng, các chủ thể cần lưu ý đến các rủi ro trong giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa, bao gồm:
Chủ thể ký kết Hợp đồng, về đối tượng của Hợp đồng, về giá cả, phương thức
thanh toán, về bảo lãnh của Hợp đồng. Rủi ro về điều khoản quy định về phạt vi phạm.
Rủi ro về điều khoản bất khả kháng. Rủi ro trong bồi thường thiệt hại.
5.1 Thực trạng rủi ro về chủ thể ký kết hợp đồng
Người ký khơng có thẩm quyền ký (không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc
người ký không được ủy quyền).
Người ký vượt quá phạm vi được ủy quyền.
5.2 Phương pháp kiểm soát rủi ro
Kiểm tra trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tường hợp chủ thể
tham gia giao dịch là pháp nhân để kiểm tra người có quyền ký kết hợp đồng và tình
trạng pháp lý của pháp nhân.
Yêu cầu cung cấp Văn bản ủy quyền khi giao dịch hoặc người ký không phải người
đại diện theo pháp luật.
Kiểm tra trong giấy ủy quyền xem người ký có thuộc phạm vi được ủy quyền
không (điều kiện ủy quyền, quyền của người được ủy quyền).



5.3 Thực trạng rủi ro về đối tượng của hợp đồng
Tranh chấp về hàng hóa khơng đúng đối tượng đã thỏa thuận.Tranh chấp về chất
lượng hàng hóa khơng đúng, khơng đáp ứng được theo tiêu chuẩn.Tranh chấp đơn vị
tính.
Khi soạn thảo hợp đồng hai bên không quy định cụ thể và chi tiết dẫn đến hiểu lầm
hoặc do một bên lợi dụng sơ hở để không thực hiện nghĩa vụ.
5.4 Phương pháp kiểm soát rủi ro
Khi soạn thảo cần quy định một cách cụ thể, chi tiết về đối tượng của hợp đồng,
Chất lượng hàng hóa, số lượng, trọng lương. Chỉ tiêu kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng,
Đơn vị tính (m, kg) để tránh xảy ra tranh chấp.
5.5 Thực trạng rủi ro về giá cả, phương thức thanh toán
Rủi ro về giá khi thị trường biến động, về đồng tiền làm phương thức thanh toán, về
cách thức giao nhận tiền.
Tranh chấp về chi phí bốc dỡ, vận chuyển lưu kho bãi. Rủi ro trong phương thức
bảo đảm hợp đồng bằng phương thức bảo lãnh và không quy định cụ thể quyền và
nghĩa vụ của từng bên.
5.6 Phương pháp kiểm soát rủi ro
Cần đưa ra các điều khoản chi tiết, cụ thể, linh hoạt phù hợp với từng giao dịch.
5.7 Thực trạng rủi ro về thư bảo lãnh
Làm giả chứng thư bảo lãnh. Rủi ro người ký phát chứng thư bảo lãnh không đúng
thẩm quyền vượt quá thẩm quyền.
Điều kiện của bảo lãnh: Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh trong đó yêu cầu bên
thụ hưởng phải chứng minh được vi phạm của bên được bảo lãnh, khi đó ngân hàng
mới thanh tốn.
Rủi ro để từ chối bảo lãnh cịn ở cách ghi thời hạn bảo lãnh, ví dụ thời hạn bảo
lãnh là 360 ngày, dẫn tới cách hiểu khác nhau là ngày thường hay ngày làm việc.
Bên bảo lãnh có thể viện lý do để từ chối thanh toán hoặc chậm thanh toán cho bên
nhận bảo lãnh.

5.8 Phương pháp kiểm soát rủi ro
Cần áp dụng chung biểu mẫu về thư bảo lãnh đính kèm hướng dẫn. Tốt nhất khơng
áp dụng bảo lãnh có điều kiện.Đồng thời, thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết
trong hợp đồng (đặc biệt các chứng từ liên quan phải chuẩn xác, đúng và phù hợp thời
gian). Không nên sửa lại hợp đồng, bổ sung phụ lục hợp đồng đã có chứng thư bảo
lãnh khi chưa có sự đồng ý của bên bảo lãnh. Trường hợp, hai bên sửa đổi hợp đồng,
lập phụ lục hợp đồng phải đề nghị bên bảo lãnh lập lại Bảo lãnh theo nội dung sửa đổi.


5.9 Thực trạng rủi ro về điều khoản phạt vi phạm
Theo Điều 301 Luật Thương mại 2005 thì quyền thoả thuận về mức phạt vi phạm
của các bên bị hạn chế, cụ thể: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc
tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng
không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Do vậy, các bên khi thoả
thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật Thương mại để lựa chọn mức
phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu các bên thoả thuận mức phạt lớn hơn (ví dụ
12%) thì phần vượt q (4%) được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô
hiệu.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 nếu chậm thanh tốn các bên có thể thỏa
thuận mức phạt nhưng không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản. Mức lãi chậm
trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh tốn tương
ứng với thời gian chậm trả.
5.10 Phương pháp kiểm soát rủi ro
Đây là điều khoản thông thường, khi thương thảo hợp đồng với khách hàng có thể
đưa vào hợp đồng hoặc khơng cần đưa vào vì đã được pháp luật quy định. Cán bộ kinh
doanh cần linh hoạt khi sử dụng điều khoản này.
5.11 Sự kiện rủi ro liên quan đến điều khoản quy định về sự kiện bất khả
kháng
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết

và khả năng cho phép. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện được
nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 35 BLDS 2015).
Căn cứ theo Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì bên vi phạm hợp đồng được miễn
trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Như vậy, giá trị quan trọng nhất của việc soạn thảo điều khoản về bất khả kháng
chính là giúp cho các bên lường trước được các trường hợp miễn trách nhiệm nếu vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng khi điều kiện bất khả kháng xảy ra trong quá trình thực hiện
hợp đồng.
5.12 Phương pháp kiểm soát rủi ro
Khi soạn thảo hợp đồng cần có thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp bất khả
kháng. Bất khả kháng có thể do hiện tượng thiên nhiên: Lũ, lụt, hỏa hoạn, động đất,
sóng thần. Bất khả kháng có thể do hiện tượng xã hội: Dịch bệnh, chiến tranh, bạo
loạn, đảo chính, đình cơng, cấm vận, thay đổi của chính phủ hoặc có thể đưa ra các sự
kiện chính bản thân mình như: Mất điện, hỏng máy…bên cung cấp vật tư chậm trễ
giao hàng là sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm.


Phần 3
KẾT LUẬN
Trong thực tiễn của đời sống, các giao dịch trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại là hết sức đa dạng, phức tạp và ngày càng phát triển sôi động. Song song
với sự phát triển đó, thì những rủi ro pháp lý trong giao kết, thực hiện hợp đồng cũng
xảy ra ngày một nhiều hơn và không hề biết trước. Những rủi ro một khi xảy ra sẽ kéo
theo những hậu quả là những thiệt hại không nhỏ về tài sản về thu nhập của cá nhân
hay doanh nghiệp. Bằng nhiều cách kiểm soát khác nhau nhưng chỉ dựa trên những
điểm chung nhất đó là kiểm sốt về hình thức và nội dung hợp đồng. Những rủi ro
thường gặp phải đó là: hình thức, đối tượng, chủ thể tham gia giao kết hợp đồng.
Một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
chúng ta khơng thể bỏ qua, đó là rủi ro về nội dung, điều khoản của hợp đồng. Đây là
dạng rủi ro các cá nhân, tổ chức thường xuyên gặp phải nhất. Trong đó, rủi ro liên

quan đến nội dung, điều khoản lại được chia thành như sau: Về điều khoản đối tượng,
điều khoản bất khả kháng, điều khoản phạt vi phạm và điều khoản bồi thường, điều
khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng. Rủi ro liên quan tới khả năng thanh toán. Rủi ro
do đối tác vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Có thể thấy, trong q trình giao kết và thực
hiện hợp đồng, có rất nhiều rủi ro có thể phát sinh. Việc nhận diện các dạng rủi ro
thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng để kiểm soát các rủi ro khi soạn
thảo, ký hợp chỉ mang tính hạn chế bớt những rủi ro mà tính thực tế mang lại.
Trước khi tham gia ký kết hợp đồng thì cần tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của
pháp luật về hợp đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch. Tuân thủ đúng, đầy
đủ các quy định về hình thức, nội dung của hợp đồng. Trường hợp nào phải lập thành
văn bản có cơng chứng, chứng thực thì khơng bao giờ được tùy tiện bỏ qua. Bởi do các
dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dẫn tới hợp đồng vô
hiệu. Hợp đồng vô hiệu là một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu các bên xảy ra tranh chấp
thì hợp đồng sẽ là căn cứ để xác định trách nhiệm và quyền lợi của các bên chủ thể.
Tuy nhiên, nếu hợp đồng vơ hiệu thì sẽ hồn tồn khơng có giá trị gì cả.
Nhận diện các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
và kiểm soát các rủi ro này khi soạn thảo hợp đồng là hai việc hồn tồn khác nhau.
Bởi vì, nhận biết chỉ là cái thấy được, cái liệt kê được nhưng không thể nào thấy hết
các rủi ro mà hợp đồng sắp ký kết có thể xảy ra trong tương lai về thực hiện hợp đồng.
Nhận biết rủi ro nhằm mong muốn kiểm soát rủi ro, được thiết lập để xác định các sự
kiện có khả năng tác động đến việc thực hiện hợp đồng và việc đó chỉ nhằm để giới
hạn mức độ rủi ro và các đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Kiểm
soát rủi ro hợp đồng là một phương thức để quản lý các bất ổn thông qua việc đánh giá
các bất ổn và xây dựng chiến lược xử lý để giảm thiểu tác hại của các bất ổn đó mà
thơi.


Nhận dạng rủi ro trong hợp đồng là dựa vào mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
đó: Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có mục tiêu nhất định và sự kiện nào gây nguy

hiểm một phần hoặc toàn bộ cho việc đạt được mục tiêu cũng đều được xác định là rủi
ro. Nhận dạng rủi ro thường là các tồn tại rủi ro có sẵn.Ở một số ngành nghề đặc thù,
luôn tồn tại sẵn các rủi ro. Mỗi rủi ro trong số đó sẽ được kiểm tra xem có xảy ra
không khi mà doanh nghiệp thực hiện những hành vi cụ thể.
Có nhiều ý kiến cho rằng trước khi tham gia ký kết hợp đồng nhằm để tránh
những rủi ro cần phải nhờ đến Luật sư, Luật gia hoặc người có kinh nghiệm về lĩnh
vực giao này để tư vấn trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng, tư vấn về một số rủi ro cần
phải tránh nhất là đối với hợp đồng có yếu tố nước ngồi. Người viết (học viên) cũng
đồng ý với quan điểm này, bởi vì khơng phải ngẫu nhiên mà ở các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển thì tổ chức luật sư, luật gia cũng phát triển và vai trò của của họ
trong đời sống xã hội nói chung và trong các hoạt động kinh doanh - thương mại và
giao dịch dân sự nói riêng trở nên rất quan trọng. Việc nhờ luật sư, luật gia tư vấn từ
khi soạn thảo, ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng, có thể được xem là một biện
pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, cá nhân, doanh nghiệp, người tham gia ký kết hợp đồng
cũng phải nhờ đến những phải người có chun mơn cao trong lĩnh vực thương mại,
có khả năng vận dụng kiến thức pháp lý, kiến thức thực tiễn và có kinh nghiệm nhiều
năm trong lĩnh vực đó để tư vấn cho mình.
6. Tài liệu tham khảo
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật thương mại 2005
- Luật Nhà ở 2014
- Trang web: />


×