Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, LŨ, LỤT, NGẬP ÚNG, NHÂN TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.09 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Chuyên đề:
ĐIỀU 60 LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC SỐ 17
PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, LŨ,
LỤT, NGẬP ÚNG, NHÂN TẠO

Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THỊ HỒNG THỦY
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. LÊ QUỐC TUẤN

TP.HCM, tháng 3 năm 2017


Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1

PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA ĐIỀU 60........................................5

1. Những qui định chung về quản lý quy trình vận hành hồ chứa.........................................5
1.1. Giải thích từ ngữ...........................................................................................................5
1.2. Phân cấp và phân loại hồ chứa........................................................................................6
1.2.1. Phân cấp cơng trình hồ chứa.....................................................................................7
1.2.2. Phân loại hồ chứa.......................................................................................................7
1.3. Phân tích điều 60 - Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo...........................8
1.3.1. Khoản 1.......................................................................................................................8
1.3.2. Khoản 2.....................................................................................................................10
1.3.3. Khoản 3.....................................................................................................................12
1.3.4. Khoản 4:....................................................................................................................15


1.3.5. Khoản 5:....................................................................................................................15
1.3.6. Khoản 6.....................................................................................................................18
1.3.7. Khoản 7.....................................................................................................................19
1.4. Những bất cập trong Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo.......................21
1.4.1. Hệ thống văn bản pháp luật:...................................................................................21
1.4.2. Công tác quản lý và thực thi Luật:.........................................................................22

Chương 2

KẾT LUẬN.....................................................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................27


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Việt Nam có 3.450
sơng, suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Các sông suối này nằm trong 108 LVS
được phân bố và trải dài trên cả nước với tổng diện tích trên 1.167 triệu km 2.Tổng
lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam khoảng 830 tỉ m 3 được tập trung chủ
yếu trên 8 LVS lớn, bao gồm: LVS Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã.
Tuy nhiên, khoảng 63% nguồn nước mặt của Việt Nam (tương ứng với 520 tỷ m 3)
có nguồn gốc ở ngồi biên giới quốc gia, chỉ có gần 310 tỉ m3mỗi năm được sinh ra
trên lãnh thổ Việt Nam, tập trung ở các sông Đồng Nai, Cả, Ba, Vũ Gia - Thu Bồn.
Với hệ thống sơng ngịi dày đặc là tiềm năng cho phát triển thủy điện ở nước ta.
Bên cạnh đó, việc phát triển cơng nghiệp đang tạo ra áp lực và làm cho nguồn
nhiên liệu nước ta ngày càng cạng kiệt. Yêu cầu đặt ra là phải có nguồn năng lượng
tái tạo thay thế.
Trước yêu cầu đặt ra về nguồn năng lượng tái tạo và tiền năng cho phát triển

thủy điện. Do đó, trong thời gian vừa qua hàng loạt các cơng trình thủy điện, đặc
biệt là các thủy điện nhỏ đã được xây dựng. Theo Bộ Tài ngun và Mơi trường
(2015), tính đến năm 2015, cả nước hiện có gần 7.000 hồ chứa nước thủy lợi, thủy
điện, trong đó có khoảng 6.000 hồ chứa nước quy mơ nhỏ (dung tích dưới 10 triệu
m3 hoặc trên 15 MW). Các hồ chứa nước được coi là cơng trình có nhiệm vụ tích,
trữ nước để điều tiết dịng chảy, cấp nước cho các ngành kinh tế quốc dân, phát điện
và cải thiện môi trường.
Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cụ thể hơn là việc khai
thác, vận hành các hồ chứa nước. Cụ thể: Đối với các hồ chứa thủy điện (phần lớn
là do các đơn vị tư nhân làm chủ), trong quá trình đầu tư nhà máy thủy điện đã thiên
về mục tiêu điều tiết nước để phát điện như vào mùa khơ thì xả nước rất ít, mùa lũ
Chun đề: “ Điều 60. Phịng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
1


Mơn học: Quản lý Tài ngun nước

thì xả nước để bảo đảm an tồn cơng trình mà khơng quan tâm đúng mức đến các
nhiệm vụ vận hành phòng, chống lũ và điều tiết nước, bảo đảm nhu cầu sử dụng
nước, duy trì dịng chảy tối thiểu ở hạ du. Do đó, đã gây ra nguy cơ mất an tồn về
mùa mưa lũ, thiếu nước về mùa khô tại vùng hạ dung các con sơng, LVS là rất cao;
ngồi ra sự phối hợp quản lý, vận hành các hồ chứa hiện có trên các lưu vực sơng
chưa hợp lý cũng đã góp phần gây nên hạn hán, lũ lụt.
Bên cạnh đó, vào thời điểm trước năm 2012, việc quy định hiệu lệnh thơng báo
xả lũ bằng ba hồi cịi, mỗi hồi dài 30 giây… khi xảy ra các trường hợp đặc biệt cần
phải xả nước khẩn cấp để bảo đảm an tồn cơng trình chưa phù hợp với tình hình
thực tế ở nhiều hồ chứa vì phạm vi ảnh hưởng do việc xả lũ của nhiều cơng trình rất
lớn và người dân có thể khơng nghe được hiệu lệnh và khơng thể phòng, tránh
được.
Như vậy, với những bất cập trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cụ

thể là việc đầu tư, vận hành các hồ chứa, liên hồ chứa trên các LVS đã góp phần gây
ra hạn hán, thiếu nước vào mùa khô và lũ, lụt, ngập úng vào mùa mưa hay những
thiệt hại khác do xảy ra sự cố bất thường trong quá trình vận hành các hồ chứa. Yêu
cầu đặt ra để giải quyết tồn tại trên là phải vận hành hiệu quả hệ thống hồ chứa ở
nước ta, có các phương án dự phịng trong trường hợp các sự cố xảy ra đối với các
hồ chứa và các cơng trình liên quan. Việc quản lý vận hành hồ chứa và liên hồ chứa,
xây dựng hệ thống vận hành phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo ở cho
các hồ chứa, liên hồ chứa trên các lưu vực sông hiện nay là rất cần thiết.
Những bất cập trên chưa được đề cập, giải quyết cụ thể trong Luật Tài nguyên
nước năm 1998, nhưng đến Luật Tài nguyên nước năm 2012 những bất cập này mới
được giải quyết, cụ thể được thể hiện ở Điều 60 Luật Tài ngun nước số 17 năm
2012.
Chính vì thế trong phạm vi môn học Quản lý Tài nguyên nước, tôi lựa chọn
chun đề phân tích nội dung về “Phịng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân
tạo” theo điều 60 của Luật Tài nguyên nước số 17 năm 2012.

Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
2


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

Nội dung điều 60 Luật Tài nguyên nước số 17/2012
“Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo
1. Hồ chứa phải có quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê
duyệt trước khi tích nước.
2. Hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông phải vận hành theo quy trình vận
hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa phải bảo đảm
duy trì dịng chảy tối thiểu, phịng, chống lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước cho hạ du và

bố trí dung tích để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của hồ chứa, bao gồm cả dung
tích để phịng, chống lũ, an toàn cấp nước trong điều kiện thời tiết bình thường và
điều kiện thời tiết bất thường, biến động về chất lượng nước có tính đến yếu tố biến
đổi khí hậu.
4. Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực
sơng phải được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức lưu vực sông, tổ chức
liên quan khác trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Trách nhiệm xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên
hồ chứa được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục các hồ chứa phải vận hành theo
quy trình vận hành liên hồ chứa và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên
các lưu vực sơng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành
hoặc ban hành theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa.
6. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải xây dựng phương án để đối
phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an tồn cơng
trình, tính mạng và tài sản của nhân dân.
Chun đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
3


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

7. Hồ, ao, đầm, phá khơng được san lấp để phịng, chống ngập, úng và bảo vệ
nguồn nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san
lấp trong phạm vi địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được

san lấp nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.”
Như vậy, Điều 60 của Luật Tài nguyên nước số 17 năm 2012 (sau đây viết tắt
là Điều 60) bao gồm 7 khoản đã đưa quy định các đối tượng phải có quy trình vận
hành hồ chứa, liên hồ chứa; ra các yêu cầu khi xây dựng Quy trình vận hành hồ
chứa, quy trình vận hành liên hồ. Đồng thời Điều 60 này cũng quy định rõ trách
nhiệm của cơ quan cấp Bộ, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc
xây dựng, thẩm định quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa và quản lý, vận hành
hồ chứa cũng như bảo vệ các ao hồ, đầm, phá để phòng, chống ngập úng, bảo vệ
nguồn nước.

Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
4


Mơn học: Quản lý Tài ngun nước

Chương 1
PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA ĐIỀU 60
1. Những qui định chung về quản lý quy trình vận hành hồ chứa
1.1 Giải thích từ ngữ
Hồ chứa nước (sau đây gọi tắt là hồ chứa) là cơng trình có nhiệm vụ tích, trữ
nước để điều tiết dòng chảy, cấp nước cho các ngành kinh tế quốc dân, phát điện và
cải thiện mơi trường.
An tồn hồ chứa là bảo đảm an tồn cho bản thân cơng trình đập, hồ chứa nước
và an tồn về người, tài sản vùng hạ du đập.
Đập là cơng trình được xây dựng để dâng nước hoặc ngăn nước cùng các cơng
trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
Các cơng trình có liên quan gồm: cơng trình xả nước; cơng trình lấy nước;
tuyến năng lượng; cơng trình thơng thuyền; cơng trình cho cá đi.
Vùng phụ cận bảo vệ lòng hồ chứa là vùng được tính từ đường biên có cao

trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống đến cao trình mực nước dâng bình thường.
Lịng hồ chứa là vùng mặt đất của lòng hồ nằm bị ngập thường xuyên được xác
định từ mực nước dâng bình thường trở xuống.
Vùng bán ngập của hồ chứa là vùng mặt đất của lòng hồ thường bị ngập trong
mùa lũ, được tính từ cao trình mực nước dâng bình thường đến mực nước lũ kiểm
tra.
Chủ sở hữu hồ chứa là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa hoặc được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giao sở hữu hồ chứa theo quy định của pháp luật.
Chủ đập là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được
chủ sở hữu đập giao quản lý, khai thác hồ chứa.
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
5


Mơn học: Quản lý Tài ngun nước

Quy trình vận hành điều tiết nước hồ chứa (sau đây gọi tắt là quy trình vận
hành hồ chứa) là văn bản quy định về trình tự, nội dung và các chỉ dẫn yêu cầu về
việc vận hành hồ tích nước, cấp nước, xả nước để đảm bảo an tồn cơng trình, vùng
hạ du hồ chứa trong điều kiện bình thường và một số tình huống khẩn cấp được dự
kiến.
Quy trình vận hành liên hồ chứa là quy trình vận hành được lập cho một hệ
thống hồ chứa có ảnh hưởng qua lại với nhau về mặt vận hành phát huy nhiệm vụ
cho bản thân từng hồ chứa và an toàn cho vùng hạ du các hồ chứa.
Vùng hạ du hồ chứa là vùng diện tích tự nhiên nằm phía sau đập, chịu ảnh
hưởng trực tiếp bởi việc xả lũ của hồ chứa theo thiết kế hoặc xả lũ trong tình huống
khẩn cấp.
Tình huống khẩn cấp đối với đập là tình huống khi xảy ra các trường hợp: mưa,
lũ lớn bất thường trên lưu vực hồ chứa, động đất với cường độ lớn, sạt lở đất
nghiêm trọng vào lòng hồ chứa, các sự cố hư hỏng làm đập mất an toàn hoặc khi

đập bị vỡ.
Kế hoạch khẩn cấp là văn bản quy định các hoạt động triển khai ứng phó trong
trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp đối với đập.
Dịng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dịng
sơng hoặc đoạn sơng, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh
và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các
đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch lưu
vực sông.
1.2. Phân cấp và phân loại hồ chứa
Hiện nay, việc phân cấp và phân loại hồ chứa được thực hiện theo TCVN
10778: 2015 Tiêu chuẩn quốc gia về hồ chứa – xác định các mực nước đặc trưng, cụ
thể:

Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
6


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

1.2.1. Phân cấp công trình hồ chứa
Cơng trình hồ chứa được phân thành 5 cấp gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp
III và cấp IV, tùy thuộc vào quy mơ cơng trình hoặc tầm quan trọng, mức độ ảnh
hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng. Các tiêu chí để
phân cấp gồm: năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ, đặc tính kỹ thuật của
các cơng trình có mặt trong cụm cơng trình đầu mối. Ví dụ đối với việc phân cấp
Hồ chứa có dung tích ứng với mực nước dâng bình thường (Loại đặc biệt có dung
tích lớn hơn 1.000 triệu m3 , Loại I dung tích từ 300 triệu m 3 đến 1.000 triệu m3,
Loại II dung tích 100 triệu m3 đến dưới 300 triệu m3, loại III dung tích 50 triệu m 3
đến dưới 100 triệu m3, loại IV dung tích dưới 50 triệu m3),...
1.2.2. Phân loại hồ chứa

Hồ chứa nước được phân loại theo 03 cách như sau:
a. Căn cứ vào cấp cơng trình, hồ chứa nước được chia thành ba loại theo quy
mô như sau:
- Hồ loại lớn: Các hồ cấp đặc biệt, cấp I và cấp II;
- Hồ loại vừa: Các hồ cấp III;
- Hồ loại nhỏ: Các hồ cấp IV;
b. Theo chức năng và nhiệm vụ khai thác, hồ chứa nước được chia thành hai
loại chính sau:
- Hồ chứa nước đa mục tiêu: Còn gọi là hồ chứa nước lợi dụng tổng hợp, phục
vụ cho nhiều ngành dùng nước khác nhau;
- Hồ chứa nước đơn mục tiêu: Hồ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất như hồ chứa
phát điện (còn gọi là hồ thủy điện), hồ cấp nước (cho sinh hoạt, tưới ruộng), hồ điều
hoà;
c. Theo phương thức điều tiết phân phối lại dòng chảy, hồ chứa nước được phân
thành ba loại chính sau đây:
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
7


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

- Hồ điều tiết năm;
- Hồ điều tiết nhiều năm;
- Hồ điều tiết ngày (hoặc hồ điều tiết thời đoạn ngắn).
1.3. Phân tích điều 60 - Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo
1.3.1. Khoản 1
Nội dung của Khoản 1: “Hồ chứa phải có quy trình vận hành hồ chứa được cấp
có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước”.
1.3.1.1.Đối với hồ chứa thủy điện
a. Về quy trình vận hành hồ chứa

Theo Bộ Công thương (2012), Chủ đầu tư dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan
tư vấn có chức năng thiết kế dự án thủy điện phù hợp để lập và trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện trước khi hồ chứa tích
nước lần đầu. Việc xây dựng quy trình vận hành hồ chứa sẽ dựa trên cơ sở kết quả
nghiên cứu đầu tư và thiết kế xây dựng cơng trình, theo đúng quy định tại Nghị định
số 112/2008/NĐ-CP và Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm
2006 của Thủ tướng Chính phủ về nội dung thẩm quyền ban hành và tổ chức thực
hiện Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện.
Đối với hồ chứa thủy điện: Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện được quy
định cụ thể tại Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25/12/2006 của Thủ tướng
Chính phủ Về nội dung thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện Quy trình vận
hành hồ chứa thủy điện. Trong đó có quy định cụ thể trong quy trình vận hành hồ
chứa thủy điện là:
* Các quy định về nhiệm vụ chống lũ:
▪ Thời kỳ lũ sớm, lũ chính vụ, lũ muộn;
▪ Mực nước hồ trong các thời kỳ: lũ sớm, lũ chính vụ, lũ muộn;
▪ Vận hành cắt lũ thường xuyên và cắt, giảm lũ lớn cho hạ du (áp dụng đối
với các cơng trình có chức năng cắt lũ cho hạ du);
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
8


Mơn học: Quản lý Tài ngun nước

▪ Quy trình thao tác các cửa van để đảm bảo vận hành an tồn, phải đảm bảo
giữ mức nước hồ khơng được vượt quá mức nước quy định trong mọi trường hợp;
▪ Nguyên tắc phối hợp giữa các cơng trình cắt giảm lũ và phân lũ (nếu có).
* Các quy định về nhiệm vụ phát điện:
▪ Chế độ làm việc của nhà máy thủy điện trong hệ thống;
▪ Yêu cầu về lưu lượng xả xuống hạ du để đảm bảo dòng chảy sinh thái (nếu

có);
▪ Yêu cầu về dao động mức nước hạ du do chế độ vận hành của nhà máy
thủy điện (nếu có);
▪ Nguyên tắc phối hợp giữa nhiệm vụ phát điện và các nhiệm vụ lợi dụng
tổng hợp khác (nếu có).
b. Về thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa:
Về thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện được thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 7/10/2010 của Bộ Công
thương Quy định về quản lý an tồn đập của cơng trình thủy điện. Theo đó, các hồ
chứa thủy điện trước khi tích nước phải được các cơ quan có thẩm quyền sau phê
duyệt quy trình vận hành hồ chứa, cụ thể:
+ Bộ Cơng Thương phê duyệt quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện có
quy mơ dung tích một triệu mét khối (1.000.000 m 3) trở lên hoặc hồ chứa nằm trên
địa bàn từ 2 tỉnh trở lên, ngoại trừ quy trình vận hành liên hồ chứa thuỷ điện thực
hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10
năm 2008 của Chính phủ về quản lý bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và môi
trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy trình vận hành các hồ chứa thủy
điện còn lại trên địa bàn.

Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
9


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

1.3.1.2.Đối với hồ chứa thủy lợi:
a. Về quy trình vận hành hồ chứa:
Việc lập, thẩm định và ban hành quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước
thuộc cơng trình thủy lợi được quy định tại Quyết định số 48/2002/QĐ-BNN ngày

10/02/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (kèm theo tiêu chuẩn
nghành số 14 TCN 121:2002- hồ chứa nước - cơng trình thủy lợi quy trình về lập và
ban hành quy trình vận hành điều tiết). Theo đó:
Đơn vị Tư vấn xây dựng khi thiết kế mới hoặc cải tạo nâng cấp hồ chứa nước
phải lập QTVHĐT. Đơn vị quản lý dự án lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt và bàn giao cho đơn vị quản lý hồ chứa nước. Riêng đối với các hồ chứa
đang khai thác nhưng chưa có quy trình vận hành điều tiết thì đơn vị quản lý vận
hành hồ chứa nước phải lập và trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
b. Về thẩm quyền phê duyệt hồ chứa:
Về thẩm quyền thẩm định đối với các hồ chứa thuộc cơng trình thủy lợi được quy
định như sau:
+ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn : Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn: Phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa đối với đập thủy lợi quan
trọng quốc gia, đập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý mà việc khai thác, bảo vệ
có liên quan đến hai tỉnh trở lên;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: phê duyệt và ban
hành quy trình vận hành điều tiết đối với các hồ chứa còn lại trên địa bàn tỉnh.
1.3.2. Khoản 2
Nội dung của Khoản 2: “Hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông phải vận
hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt”.
Theo Chính phủ (2008), quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc điều tiết
nước liên hồ với các hồ chứa có tầm quan trọng quốc gia khi xảy ra hạn hánh, thiếu
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
10


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra sự cố, tai biến môi trường

nghiêm trọng trên lưu vực sông.
Tại Quyết định số 1879/QĐ-TTg ngày 13/10/2010, Thủ tướng đã phê duyệt
danh sách các hồ chứa trên 11 lưu vực sông gồm: LVS Hồng (8 hồ), LVS Mã (4
hồ) , LVS Cả (4 hồ), LVS Hương (4 hồ), LVS Vu Gia – Thu Bồn (6 hồ), LVS Trà
Khúc (2 hồ), LVS Kôn – Hà Thành (3 hồ), LVS Ba (5 hồ), LVS Sê San (5 hồ), LVS
Srêpok (6 hồ), LVS Đồng Nai (13 hồ). Tính đến tháng 3/2017, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành đầy đủ 11 Quyết định phê duyệt quy trình vận hành liên hồ chứa
cho 11 LVS nói trên. Do đó, việc vận hành các hồ chứa trên 11 LVS trên phải đảm
bảo đúng quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm thực hiện các
quy định về cơng tác chuẩn bị phịng, chống lũ; vận hành xả lũ, phát điện; xả dòng
chảy tối thiểu cho hạ du; chế độ phối hợp, thông tin, báo cáo theo quy định (Bộ
Công thương, 2012).
Trên cơ sở quy trình vận hành hồ chứa được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt, hàng năm, Chủ đập xây dựng Kế hoạch điều tiết nước hồ chứa (với các yêu
cầu: Duy trì dịng chảy tối thiểu, dự báo tình hình biến đổi dịng chảy trong năm của
cơ quan khí tượng thủy văn và nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương,
các tổ chức kinh tế) và tổ chức thông báo kế hoạch điều tiết nước cho Ủy ban nhân
dân các cấp nơi có hồ chứa và vùng hạ du hồ chứa nhằm giảm thiểu tác động xấu
đến sản xuất, đời sống nhân dân và mơi trường (Chính phủ, 2008).
Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày
27/11/2013 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường cơng tác quản lý quy hoạch, đầu
tư xây dựng và vận hành khai thác cơng trình thủy điện và Nghị quyết số 11/NQCP ngày 18/02/2014 của Chính phủ, Bộ Cơng Thương tiếp tục phối hợp với các
Bộ, UBND các tỉnh có thủy điện tăng cường hơn nữa công tác quản lý quy hoạch,
đầu tư xây dựng và vận hành khai thác cơng trình thủy điện. Theo đó về vận hành,
Bộ Cơng Thương tiếp tục chỉ đạo đối với hồ chứa thủy điện: thực hiện nghiêm túc
Quy trình vận hành liên hồ chứa và Quy trình vận hành đã được các cấp phê duyệt;
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
11



Mơn học: Quản lý Tài ngun nước

rà sốt các phương án phòng chống lụt cho vùng hạ du đập, phương án phịng chống
lụt bão đảm bảo an tồn đập phù hợp với thực tế; rà soát, nghiên cứu điều chỉnh, bổ
sung nội dung quy trình vận hành, trình cấp thẩm quyền thẩm định phê duyệt theo
quy định, trong đó lưu ý phải đảm bảo phù hợp với điều kiện hiện nay về: q trình
lũ, điều kiện hạ du, cơng tác thông báo phối hợp, mực nước trước lũ để vận hành an
tồn cho cơng trình (Bộ Cơng thương, 2016).
1.3.3. Khoản 3.
Nội dung của Khoản 3: “Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên
hồ chứa phải bảo đảm duy trì dịng chảy tối thiểu, phịng, chống lũ, lụt, hạn hán,
thiếu nước cho hạ du và bố trí dung tích để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của hồ
chứa, bao gồm cả dung tích để phịng, chống lũ, an tồn cấp nước trong điều kiện
thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường, biến động về chất lượng nước
có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu”.
1.3.3.1. Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa phải bảo đảm duy trì
dịng chảy tối thiểu, phịng, chống lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước cho hạ du:
Thông tư số 43/2012/TT-BTC (Bộ Cơng thương, 2012) quy định về Quy
trình vận hành hồ chứa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) An tồn cho cơng trình với mọi trận lũ có quy mơ nhỏ hơn hoặc bằng lũ
kiểm tra của cơng trình theo quy định.
b) Vận hành điều tiết, xả lũ đảm bảo an toàn cho hạ du.
c) Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của dự án.
d) Tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê
duyệt (nếu có).
đ) Giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội.
e) Nâng cao hiệu quả khai thác thủy năng của cơng trình.
Các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa

được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đo, phải đặc biệt quan tâm thực hiện các
quy định về công tác chuẩn bị phòng, chống lũ; vận hành xả lũ, phát điện; xả dòng
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
12


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

chảy tối thiểu cho hạ du; chế độ phối hợp, thông tin, báo cáo theo quy định. Định
kỳ, hàng quý trong mùa kiệt và hàng tháng trong mùa lũ, Chủ đập thủy điện phải có
Văn bản báo cáo Bộ Cơng thương, Bộ TN & MT, UBND tỉnh và Sở Công thương
khu vực dự án về việc vận hành hồ chứa (Bộ Công thương, 2012).
Để đảm bảo Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa phải bảo đảm duy trì
dịng chảy tối thiểu, phịng, chống lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước cho hạ du thì cơng tác
quản lý việc vận hành quỳ trình các hồ chứa, liên hồ chứa cũng đóng góp một phần
rất quan trọng, cụ thể:
- Thể hiện ở chất lượng thẩm định, Phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa, điều
tiết nước hồ chứa, phương án bảo vệ đập, phương án phịng chống lụt bão bảo đảm
an tồn đập, phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đập.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kiểm định an toàn các hồ, đập.
Nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của Quy trình vận hành liên hồ
chứa và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, các địa phương trong lưu vực và các đơn vị
quản lý, vận hành hồ. Các địa phương đã và đang chủ động xây dựng, ban hành các
quy chế phối hợp trong vận hành các hồ, góp phần giảm thiểu tác động do lũ gây ra ở
hạ lưu các lưu vực sơng. Do đó, trong mùa lũ năm 2014 vừa qua, trên hầu hết các lưu
vực sơng khơng có lũ, tuy nhiên vào cuối mùa lũ, các hồ đã chủ động việc ưu tiên
tích nước các hồ chứa theo quy định của quy trình để đủ nước phục vụ cấp nước cho
mùa cạn, cụ thể: Trên 3 lưu vực sông Ba, Sê San và Srêpôk các hồ đã chủ động thực
hiện việc ưu tiên tích nước các hồ chứa theo quy định của quy trình và tổng dung
tích các hồ tích được là trên 2,8 tỷ m 3, mặc dù dung tích này chỉ đạt khoảng 83%

dung tích của các hồ nhưng so với yêu cầu tối thiểu của Quy trình cũng vượt trên 50
triệu m3. Thực tế các hồ đã vận hành, điều tiết, cung cấp một lượng nước đáng kể bổ
sung cho hạ du. Tính đến đầu tháng 5/2015, các hồ vẫn cịn đang trữ được một
lượng nước khoảng 1,55 tỷ m3 để tiếp tục điều tiết, bổ sung nguồn nước cho hạ du
trong mùa cạn. Theo quy định thì lượng nước nêu trên vẫn còn nhiều hơn yêu cầu
tối thiểu (khoảng 1,07 tỷ m3) khoảng 480 triệu m3 (Bộ Tài nguyên và Mơi trường,
2015).
Chun đề: “ Điều 60. Phịng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
13


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

Theo Thúy Hằng (2016), Việc vận hành các hồ chứa đúng quy trình vận hành
hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
đã giúp điều tiết nguồn nước đảm bảo cho việc cấp nước cho vùng hạ du, vì vậy, đã
góp phần giảm bớt tình trạng thiếu nước ở hạ du trong mùa cạn. Cụ thể, mặc dù, do
ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, dòng chảy đến các hồ ở mức thấp lịch sử, tuy
vậy, về cơ bản các hồ trong 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông
đã vận hành theo Quy trình. Nhiều hồ thường xuyên thiếu nước phát điện nhưng
trong mùa cạn vừa qua, thực tế các hồ đã vận hành, điều tiết, bổ sung một lượng
nước tương đối lớn cho hạ du: Tổng lượng nước mà các hồ chứa xả xuống hạ du 11
lưu vực sông trong mùa cạn là 65,3 tỷ m3, riêng khu vực miền Trung và Tây
Nguyên các hồ đã xả xuống hạ du khoảng 17,4 tỷ m3, góp phần cấp nước cho các
ngành sử dụng nước, giảm thiểu đáng kể tác động của El Nino.
1.3.3.2. Bố trí dung tích hồ chứa :
Trước đó, tại Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008, Chính phủ đã quy
định Quy trình vận hành hồ chứa phải đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ của hồ chứa
theo thứ tự ưu tiên: Bảo đảm an tồn cơng trình, an tồn hạ du hồ chứa, khai thác
tổng hợp tài nguyên, môi trường hồ chứa, duy trì dịng chảy tối thiểu ở hạ lưu hồ

chứa, không gây biến đổi lớn đến chế độ dịng chảy hạ lưu hồ và có tính đến yếu tố
biến đổi khí hậu; phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sơng
(nếu có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Chính Phủ, 2008).
Theo Bộ Cơng thương (2016), Quan điểm chủ đạo khi xây dựng quy trình vận
hành hồ chứa là đảm bảo an tồn cho cơng trình và hạ du, trong đó vận hành phải
ưu tiên đảm bảo an tồn tuyệt đối cho cơng trình và đảm bảo tính linh hoạt cho
người điều hành trực tiếp. Nguyên tắc cơ bản về giảm lũ được quy định cho tất cả
các cơng trình thủy điện là khơng làm gia tăng lưu lượng đỉnh lũ. Như vậy, khi thực
hiện nghiêm ngặt quy trình được phê duyệt, các dự án có thể tham gia giảm hoặc
không thể gây gia tăng lưu lượng cũng như tổng lượng lũ cho hạ du.
Trong 11 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy trình
vận hành liên hồ chứa trên 11 LVS đều nêu rõ trong quá trình vận hành theo nguyên
tắc thứ tự ưu tiên: Đảm bảo an tồn cơng trình, đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
14


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

(vào mùa mưa lũ), đảm bảo dịng chảy tối thiểu trên sơng và nhu cầu sử dụng nước
tối thiểu ở hạ du (vào mùa cạn) và đảm bảo hiệu quả phát điện. Đồng thời, tại các
quyết định cũng nêu rõ dung dung tích của hồ để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ
của hồ chứa, bao gồm cả dung tích để phịng, chống lũ, an tồn cấp nước trong điều
kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường, biến động về chất lượng
nước có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.
Đối với các cơng trình hồ thủy lợi khi thiết kế hồ phải xét đến các yếu tố thủy
văn, khí hậu vực,… được quy định cụ thể trong TCN 121:2002 của Bộ Nơng nghiệp
và Phát triển nơng thơn, trong đó có tính tốn điều tiết nước (cân bằng nước) gồm:
xác định lượng nước trữ, lượng nước thiếu cần bổ sung và lượng nước thừa cần xả
từng tháng và lập biểu đồ điều phối nước….. Trên cơ sở đó, dung tích hồ chứa được

thiết kế đảm thực hiện các nhiệm vụ của hồ chứa, bao gồm cả chức năng phòng,
chống lũ, an tồn cấp nước trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời
tiết bất thường, biến động về chất lượng nước có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.
Đồng thời tính tốn được lượng nước cần dự trữ để cung cấp cho hạ du vào mùa
khô. Trong quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước thủy lợi cũng nêu rõ các yêu
cầu về việc vận hành điều tiết nước trong các điều kiện: mùa lũ, mùa kiệt, trường
hợp hồ chứa gặp sự cố (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012).
1.3.4. Khoản 4:
Nội dung Khoản 4: “Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ
chứa trên lưu vực sông phải được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức lưu
vực sơng, tổ chức liên quan khác trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Trước khi trình Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơng thẩm định, phê duyệt
quy trình vận hành hồ chứa nước thủy lợi thì đơn vị quản lý dự án phải tổ chức lấy
ý kiến của các ngành, địa phương có liên quan. Trên cơ sở các văn bản đóng góp ý
kiến, đơn vị quản lý dự án phải tổng hợp tiếp thu. Các nội dung góp ý của các cơ
quan liên quan và nội dung tiếp thu của cơ quan biên soạn quy trình vận hành điều
tiết hồ chứa được cập nhật vào hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002).
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
15


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

1.3.5. Khoản 5:
Nội dung khoản 5: “Trách nhiệm xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, quy
trình vận hành liên hồ chứa được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục các hồ chứa phải vận hành theo
quy trình vận hành liên hồ chứa và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên
các lưu vực sơng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành
hoặc ban hành theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa.”
1.3.5.1. Về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm rà soát, lập danh mục các hồ
chứa phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa. Đến nay, có 61 hồ chứa
thủy lợi, thủy điện thuộc 11 LVS lớn của Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi
trường liệt kê vào danh mục vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa theo
Quyết định số1879/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 (Chính phủ, 2010), cụ thể là các hồ
sau:
- Lưu vực sơng Hồng, gồm tám (08) hồ: Sơn La, Hịa Bình, Thác Bà, Tuyên
Quang, Huổi Quảng, Bản Chát, Nậm Na 3 và Lai Châu.
- Lưu vực sông Mã, gồm năm (05) hồ: Cửa Đạt, Hủa Na, Trung Sơn, Pa Ma và
Huổi Tạo.
- Lưu vực sông Cả, gồm bốn (04) hồ: Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng và Ngàn
Trươi.
- Lưu vực sơng Hương, gồm bốn (04) hồ: Bình Điền, Hương Điền, Tả Trạch và
A Lưới (trên sông A Sáp thuộc lưu vực sông Sê Kông).
- Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, gồm sáu (06) hồ: A Vương, Đắk Mi 4, Sông
Tranh 2, Sông Bung 2, Sông Bung 4 và Đắk Mi 1.
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
16


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

- Lưu vực sông Trà Khúc, gồm hai (02) hồ: Đak Đrinh và Nước Trong.
- Lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, gồm ba (03) hồ: Vĩnh Sơn A - Vĩnh Sơn B,
Định Bình và Núi Một.

- Lưu vực sông Ba, gồm năm (05) hồ: Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông Hnăng,
Ayun Hạvà cụm hồAn Khê - Kanak.
- Lưu vực sông Sê San, gồm năm (05) hồ: Plêi Krông, Ialy, Sê San 4, Thượng
Kon Tum và Sê San 4A.
- Lưu vực sông Srêpok, gồm sáu (06) hồ: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srepốk
3, Srepốk 4, Đức Xuyên và Srepốk 7.
- Lưu vực sông Đồng Nai, gồm mười ba (13) hồ: Dầu Tiếng, TrịAn, Thác Mơ,
Đơn Dương, Đa Mi, Hàm Thuận, Cần Đơn, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3,
Đồng Nai 4, Srok Phu Miêng và Phước Hòa..
Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tài ngun
mơi trường thì Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm: Xây dựng quy trình
vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông theo danh mục các hồ chứa phải xây
dựng quy trình vận hành liên hồ và hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
sau khi được ban hành (Chính phủ, 2013).
Đến nay, Bộ Tài ngun và Mơi trường đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sơng nói trên, như:
Quyết định số 1841/QĐ-TTg ngày 29/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh; Quyết
định số 2125/QĐ-TTg ngày 01/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả; Quyết định số 2482/QĐ-TTg
ngày 0/12//2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy trình vận hành liên
hồ chứa trên lưu vực sông Hương; Quyết định số 305/QĐ-TTg ngày 08/03/2017 của
Thủ tướng Chính phủ về việc chỉnh sửa, bổ sung một số điều của quy trình vận
hành liên hồ chứa trên lưu vực sơng Đồng Nai.

Chun đề: “ Điều 60. Phịng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
17


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước


1.3.5.2. Các cơ quan khác
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn: Phê duyệt quy trình vận
hành hồ chứa thủy lợi quan trọng quốc gia, đập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản
lý mà việc khai thác, bảo vệ có liên quan đến hai tỉnh trở lên;
- Bộ trưởng Bộ Cơng Thương: phê duyệt quy trình vận hành các hồ chứa thủy
điện có quy mơ dung tích một triệu mét khối (1.000.000 m 3) trở lên hoặc hồ chứa
nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa còn
lại trên đại bàn tỉnh;
- Các chủ dự án hoặc chức vận hành, quản lý hồ chứa lập và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt quy trình hồ chứa mới đầu tư hoặc các hồ chứa đang hoạt động mà
chưa có quy trình vận hành phù hợp.
1.3.6. Khoản 6.
Nội dung khoản 6: “Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải xây dựng
phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng
đến an tồn cơng trình, tính mạng và tài sản của nhân dân”.
Theo Bộ Công thương (2010), để đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du, Chủ đập
phải có các trách nhiệm sau:
- Xây dựng phương án bảo vệ đập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,
trong phương án bảo vệ đập phải có các nội dung sau: Quy mô, tầm quan trọng của
đập; hiện trạng an toàn đập; xác định được phạm vi bảo vệ, chế độ bảo vệ thường
xuyên, kểm tra định kỳ, đột xuất; tổ chức lực lượng bảo vệ; phương tiện, thiết bị,
vật tư, nhân lực, lương thực dự phòng; xử lý tình huống hư hỏng đập; Phương án
phối hợp với chính quyền địa phương; Phương án dự phịng ứng phó với các sự
kiện có khả năng gây mất an toàn cho đập (các kế hoạch hành động dựa trên các
phân tích tình trạng bất thường có thể xảy ra; Diễn tập ứng phó);... và trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt;

Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”

18


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

- Xây dựng phương án phịng chống lụt bão bảo đảm an tồn đập để trình cơ
quan có thẩm, quyền phê duyệt. Hàng năm, trước khi bước vào mùa mưa lũ, chủ
đập phải lập hoặc cập nhật, bổ sung phương án phòng chống lụt bão, trình cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung của phương án gồm: Tóm tắt
đặc điểm, tình hình của hồ chứa có liên quan đến cơng tác phịng chống lụt, bão;
diễn biến tình hình và đặc điểm mưa lũ trên lưu vực hồ chứa; Đánh giá chất lượng
đập và thiết bị vận hành đập; Dự kiến các tình huống mất an tồn đập có thể xảy ra
và giải pháp kỹ thuật để dự báo, phát hiện, đối phó, cảnh báo lũ lụt; Cơng tác chuẩn
bị về nhân lực, vật tư, vật liệu dự phòng; dụng cụ, thiết bị, xe máy; thông tin liên
lạc, ánh sáng; Danh sách ban chỉ huy phịng chống lụt bão (Chính phủ, 2007).
- Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án chống lũ, lụt cho
vùng hạ du đạp do xã lũ hồ chứa hoặc sự cố đập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt theo địa bàn. Nội dung phương án phải liệt kê được các đối tượng bị ảnh
hưởng, mức độ ảnh hưởng và biện pháp đối phó, khắc phục hậu quả phù hợp với
từng tình huống lũ khác nhau;...
1.3.7. Khoản 7.
Nội dung Khoản 7: “Hồ, ao, đầm, phá khơng được san lấp để phịng, chống
ngập, úng và bảo vệ nguồn nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san
lấp trong phạm vi địa phương”.
Hồ, ao, đầm, phá là nơi duy trì nguồn nước và hệ sinh thái. Khi mưa lớn, nó là
nơi trữ nước, khi thiếu nước nó là nơi bổ sung. Theo tính tốn sơ bộ, nếu diện tích
hồ, ao chiếm 5-7% diện tích tự nhiên của đơ thị thì đơ thị đó có khả năng chống
ngập lụt với những cơn mưa lưu lượng 150-200 mm (Nguyễn Quang Hữu, 2013)
Theo Chính phủ (2015), xác định phạm vi ao, hồ, đầm phá như sau: Mép bờ

của đầm, phá, ao, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo không phải là hồ chứa thủy điện, thủy lợi
do cơ quan lập phương án cắm mốc xác định trên cơ sở mực nước cao nhất; đối với
đầm, phá ven biển thì xác định trên cơ sở mực nước đỉnh triều trung bình nhiều
năm.
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
19


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

Quy định về hành lang bảo vệ đối với ao, hồ, đàm phá như sau: Đối với hồ tự
nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều
hịa ở các khu vực khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 10
m tính từ mép bờ. Đối với đầm, phá tự nhiên và các nguồn nước liên quan đến hoạt
động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và
bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
khơng nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ (Chính phủ, 2015)
Để bảo vệ nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch thì Luật Bảo vệ mơi trường
năm 2014 (Quốc hội, 2014) đã quy định:
- Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ
lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hòa nguồn nước.
- Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch để
cải tạo, bảo vệ.
- Tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng trái phép cơng trình, nhà
ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; hạn chế
tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng,
chất lượng và lập kế hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương,
rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, cơng trình
trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ơ nhiễm mơi trường, tắc nghẽn dịng chảy, suy

thối hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đơ thị.
Hiện nay, chưa có quy định hay hướng dẫn nào để xác định danh mục hồ ao,
đầm phá không được san lấp. Việc xác định danh mục hồ ao, đầm phá khơng được
san lấp địi hỏi phải được xem xét tổng hợp trên nhiều yếu tố như: tác động đến tài
nguyên nước, ảnh hưởng đến môi trường, giá trị văn hóa, phát triển kinh tế... Những
yếu tố đó là rất khác nhau đối với từng hồ, ao, đầm phá cụ thể. Để xác định danh
mục hồ, ao, đầm phá khơng được san lấp có thể tham khảo thực hiện theo các bước
sau:

Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
20


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

- Điều tra, thu thập thông tin về hồ, ao, đầm phá và các tài liệu phát triển kinh
tế, mơi trường, văn hóa... của địa phương;
- xác định các chỉ số đánh giá giá trị của các hồ, ao, đầm phá;
- Xem xét các chỉ số đánh giá tác động của việc san lấp hồ, ao, đầm phá đến tài
nguyên nước, phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến mơi trường, giá trị văn hóa...;
- Phân tích, tính tốn đề xuất danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp;
- tổ chức thảo luận lấy ý kiến của các bên liên quan, cộng đồng dân cư;
- công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp và tổ chức thực hiện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san
lấp trong phạm vi địa phương. Nếu mỗi địa phương đều có danh mục hồ ao, đầm
phá không được san lấp và quản lý thực hiện tốt điều này thì khơng những giảm tình
trạng ngập lụt khi mưa lớn mà cịn nâng cao giá trị mơi trường sống của chúng ta.
1.4. Những bất cập trong Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo
1.4.1. Hệ thống văn bản pháp luật:
- Mặc dù Luật Tài nguyên nước số 17 năm 2012 đã có hiệu lực đến nay đã hơn

4 năm, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn, triển khai Luật chưa nhiều, còn chậm, cụ
thể:
+ Một số Văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã được Chính phủ chỉ đạo thay
thế bằng văn bản mới phù hợp hơn nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, như:
Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 (Thủ tướng Chính phủ, 2013) hay
TCVN TCN 121:2002- hồ chứa nước - công trình thủy lợi quy trình về lập và ban
hành quy trình vận hành điều tiết.
+ Thiếu các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước
lưu vực sơng nhằm tiếp tục hồn thiện chính sách về tài ngun nước và đưa chính
sách đó được thực hiện trong thực tiễn.
+ Chưa ban hành quy chế phối hợp trong lĩnh vực khí tượng thủy văn giữa cơ
quan quản lý nhà nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường
cấp tỉnh) và cơ quan khí tượng thủy văn chuyên ngành (Trung tâm dự báo khí tượng
Chun đề: “ Điều 60. Phịng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
21


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

thủy văn Quốc gia) để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các chủ quản lý, vận
hành các hồ chứa.
- Luật quy định rõ đối với Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên
hồ chứa trên lưu vực sơng phải được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức
lưu vực sông, tổ chức liên quan khác trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên thực tế hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về tổ chức lưu vực
sông, tổ chức liên quan khác cần lấy ý kiến là những tổ chức nào. Do đó, hiện nay,
việc lấy ý kiến chủ yếu là ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.
1.4.2. Công tác quản lý và thực thi Luật:
- Công tác quản lý nhà nước về an toàn đập của các bộ ngành, địa phương dù
đã có nhiều cố gang nhưng vẫn cịn lung túng, bị động. Chất lượng quy hoạch, đặc

biệt là quy hoạch thủy điện nhỏ (Thủ tướng Chính phủ, 2015).
- Việc thẩm định quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa chưa thể hiện được
tính thống nhất tập thể và chưa có ý kiến của các chuyên gia mà chỉ do 1 một cơ
quan tham mưu xem xét và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nên chất lượng
chưa cao. Cụ thể: Chủ đầu tư tự lấy ý kiến của các cơ đơn vị liên quan, sau đó trình
hồ sơ đề nghị phê duyệt quy trình đến Sở Nông nghiệp và Nông thôn/ Bộ Nông
nghiệp và nông thôn (đối với các hồ thủy lợi) để trình thẩm định. Sau thẩm định các
cơ quan này sẽ trình UBND tỉnh Thủ tướng phê duyệt quy trình.
- Hiện nay, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp nên các chủ quản lý, vận
hành hồ chứa cũng như các cơ quan luôn phải cập nhật, theo dõi diễn biến thời tiết
để điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa cho phù hợp. Tuy nhiên,
một số hồ chứa được xây dựng từ lâu nên việc trong một khoảng thời gian ngắn yêu
cầu các chủ hồ phải điều chỉnh quy trình vận hành, điều tiết nước cho phù hợp với
sự biến động của thời tiết đang là áp lực cho chính các hồ chứa này.
- Hệ thống các hồ chứa thủy điện, thủy lợi ngày càng nhiều nên công tác quản
lý ngày càng phức tạp, nhưng đến nay việc áp dụng các tiến bộ của khoa học vào
quản lý các hồ chứa này chưa được thực hiện, cụ thể: Thiếu một quy trình, cơng
nghệ điều hành hồ chứa và liên hồ chứa và một Ban quản lý chung.
Chuyên đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
22


Môn học: Quản lý Tài nguyên nước

- Ý thực của một bộ phận quản lý cũng chưa cao trong quá trình phê duyệt,
thực thi Phương án phịng chống lũ lụt vùng hạ du.
- Ý thức của các chủ hồ chứa nước thủy điện về cơng tác phịng, chống hạn
hánh, lũ lụt chưa cao. Nguyên nhân: Hiện nay, đối với các hồ chứa thủy điện chủ
yếu là do tư nhân làm chủ đầu tư, trong quá trình vận hành quan tâm chính vẫn là
hiệu quả phát điện, an tồn cho cơng trình hồ chứa và các cơng trình liên quan của

dự án thủy điện. Do đó, các Chủ dự án vận hành quy trình hồ chứa, điều tiết nước
khơng đúng theo quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt, cụ thể vào mùa
mưa lũ, thì xã lũ ồ ạt để bảo vệ cơng trình gây ngập, lụt ở vùng hạ du, vào mùa cạn
thì xả nước khơng đúng theo yêu cầu làm cho vùng hạ du bị thiếu nước trầm trọng.
Một trường hợp điển hình như:
* Việc Cơng ty Cổ phần thủy điện Hồ Bốn thực hiện xả lũ tạihồ chứa thủy điện Hố
Hô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong ngày 13/10/2016 – 16/10/2016 đã tác động và
làm trầm trọng thêm việc ngập lụt ở hạ du. Nguyên nhân được Bộ Cơng Thương
vừa tổng hợp và hồn chỉnh Báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ (Cơ quan Hiệp hội
Năng lượng Việt Nam, 2016), như sau:
Từ Công ty Cổ phần thủy điện Hồ Bốn:
- Chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định tại Quy trình vận hành hồ
chứa về trách nhiệm thông tin, báo cáo. Thông báo gửi đến các cơ quan liên quan
chưa đầy đủ nội dung, chưa phù hợp với tình huống vận hành cơng trình.
- Kiểm tra các hạng mục cơng trình trước mùa mưa lũ chưa chi tiết và khả
thi; chưa đánh giá được các tình huống mất an tồn có thể xảy ra trong mùa mưa
bão (như sạt vai đập, sạt lở đường vận hành vào nhà máy phương tiện cơ giới không
vào được, hư hỏng đường lên đập).
- Chưa quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị tham gia ứng phó
như: Ban chỉ huy PCTT& TKCN cấp huyện, xã và các tổ chức trên địa bàn; chưa
quy định rõ chế độ thông tin, báo cáo trong Phương án PCLL vùng hạ du năm 2016
Từ Chính quyền địa phương khu vực cơng trình và hạ du:
Chun đề: “ Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo”
23


×