Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 79 trang )

1

KHOA NÔNG LÂM NGƢ
--------------

TRẦN THỊ LOAN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
CỦA MƠ HÌNH BĨN PHÂN VIÊN NÉN DÚI SÂU
TRONG THÂM CANH LÚA NƢỚC
Ở HUYỆN QUỲ HỢP, NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ NGÀNH: KN & PTNT

Vinh, tháng 05 năm 2010


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong kỹ thuật thâm canh cây lúa nước, nhiều kỹ thuật tiên tiến đã
được áp dụng nhằm tăng năng suất, nâng cao phẩm chất và hiệu quả kinh tế như:
Kỹ thuật bón phân viên dúi sâu, bón phân phức hợp, bón phân cân đối, cấy lúa theo
hàng, dùng giống lúa lai năng suất cao, giống chịu sâu bệnh, thực hiện 3 giảm – 3
tăng, thực hiện phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, v.v...Nhờ vậy, năng suất trung
bình đã đạt 2,5-3 tạ/sào/vụ. Một số nơi thâm canh tốt đạt từ 4-4,5 tạ/sào/vụ.
Việt Nam vẫn luôn tự hào là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái
Lan nhưng ít ai lại nghĩ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của nước ta như thế nào.
Theo ông Bùi Huy Hiền, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nơng hóa thì hiệu quả sản


xuất lúa của nước ta rất thấp. Giám đốc Viện khoa học nông nghiệp Nguyễn Văn
Bộ cũng cho biết hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp của ta rất thấp, chỉ đạt 40%, do
đó người nơng dân đã lạm dụng phân bón để tăng khả năng dinh dưỡng cho cây
trồng.
Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp phân bón là một trong những vật tư
quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp
phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với
cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI),
phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên khả năng
sử dụng phân bón của ta lại rất thấp, chỉ khoảng 30-33%. Như vậy gần 70% lượng
phân bón được thải xuống các cánh đồng đã bị thất thoát hoặc bị bay hơi hoặc bị
nước cuốn trơi đi mất.
Phân bón cũng chính là những loại hố chất nếu được sử dụng đúng theo quy
định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem
lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử


3

dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên
sự ô nhiễm môi trường sản xuất nơng nghiệp và mơi trường sống.
Vì vậy, kỹ thuật bón phân viên dúi sâu đã được nghiên cứu từ lâu và áp dụng
nhiều nơi trên thế giới và một số tỉnh miền núi nước ta không những mang lại năng
suất, hiệu quả nhờ việc hạn chế tối đa việc thất thốt phân bón trong q trình bay
hơi trên bề mặt, rửa trôi do phân được dúi sâu xuống bùn so với cách bón phân vãi
truyền thống. Mà biện pháp này cịn góp phần vào việc phát triển nông nghiệp bền
vững cũng như bảo vệ môi trường.
Quỳ hợp là một huyện miền núi nằm phía Tây của tỉnh Nghệ An có dân tộc
Thổ, Thái, Kinh sinh sống. Hoạt động chính của người dân là sản xuất nơng lâm
nghiệp (có 81,9% số hộ trong tồn huyện), trong đó cây lúa được xem là cây trồng

chính. Kinh tế thuần nơng, sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp là chính, cùng
thói quen canh tác theo tập qn và kinh nghiệm như: Bón phân nhiều đạm, sử dụng
thuốc BVTV một cách tràn lan,...Điều đó, dẫn đến chi phí sản xuất cao, sâu bệnh
nhiều, hiệu quả kinh tế thấp và vì thế mà cuộc sống của người dân ở đây còn gặp
nhiều khó khăn.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, giúp nông dân sản xuất lúa đạt hiệu
quả cao hơn thì việc áp dụng kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu trong canh tác lúa là
việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mơ hình bón phân viên nén
dúi sâu trong thâm canh lúa nước tại Huyện Quỳ Hợp – Nghệ An”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của mơ hình bón phân viên nén dúi sâu trong
thâm canh lúa nước trên cơ sở so sánh với cách bón phân vãi thơng thường lâu nay
của người dân. Qua đó, thấy được những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế
trong việc áp dụng kỹ thuật này. Từ đó, thiết nghĩ khuyến cáo sâu rộng hơn nữa đến
các hộ trồng lúa để giúp cây lúa phát triển bền vững góp phần vào mục tiêu tăng


4

năng xuất, cải thiện đời sống đồng thời nâng cao trình độ thâm canh cây trồng của
người dân địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đánh giá và so sánh hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật bón phân
viên nén dúi sâu và bón phân vãi thơng thường.
- Phân tích những tác động của mơ hình đến người dân địa phương, đến kinh
tế, xã hội, mơi trường.
- Tìm ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện mơ hình.
Khuyến cáo phát triển, nhân rộng mơ hình tại địa phương.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp xác định được hiệu quả của mơ hình
bón phân viên nén dúi sâu trong thâm canh lúa nước và tác động của nó như thế nào
đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.
Qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của
các nông hộ khi áp dụng kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu sẽ thấy được những
vấn đề đạt được và những vấn đề còn tồn tại để làm căn cứ cho việc phát triển, nhân
rộng mơ hình. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơng trình nghiên cứu
tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho
thực tiễn sản xuất tại địa phương trong việc phát triển mơ hình. Đặc biệt, kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ cho chúng ta thấy hiệu quả thực sự mà mơ hình đem lại,
đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng và mối tương quan của chúng đến kết
quả sản xuất của nông hộ. Và trước thực trạng đó thì Đảng, nhà nước cùng các cấp
chính quyền địa phương cần có những chính sách, giải pháp gì trong thời gian tới để
khuyến cáo cho các nông hộ trồng lúa nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất cũng như


5

phát triển hơn nữa mơ hình này nhằm khai thác tối ưu tiềm năng và lợi thế của địa
phương.


6

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Hiệu quả kinh tế và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu
tố đầu tư, các nguồn lực và phương thức quản lý. Nó là một đại lượng so sánh giữa
đầu vào và đầu ra, so sánh giữa hiệu quả đạt được và các chi phí sản xuất, bản chất
của hiệu quả chính là hiệu quả của xã hội, thước đo của hiệu quả là sự tiết kiệm chi
phí các nguồn lực, tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả đạt được hoặc tối
thiểu hố chi phí.
Bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã
hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết với vấn đề của HQKT gắn liền với hai
quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy
luật tiết kiệm thời gian.
Đánh giá HQKT của mơ hình bón phân viên nén dúi sâu trong thâm canh lúa
nước tại Quỳ Hợp nhằm xác định hiệu quả và tác động của mơ hình này mang lại
cho người dân trên địa bàn. Việc đánh giá HQKT sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng
các dự án, các mơ hình sản xuất trong tương lai với các mức đầu tư phù hợp với
điều kiện sản xuất của địa phương. Đồng thời còn là căn cứ để khuyến cáo mở rộng
hay thu hẹp mơ hình thay đổi dần tập quán canh tác lạc hậu lâu nay của người dân.
Việc đánh giá chính xác, khoa học về hiệu quả kinh tế của mơ hình bón phân viên
dúi sâu cho lúa nước có ý nghĩa rất lớn và cấp thiết cho sự phát triển nông nghiệp
bền vững của Quỳ Hợp trong thời kỳ hội nhập.
1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Khi phân loại HQKT người ta thường căn cứ vào các tiêu chí khác nhau để
phân loại. Ứng với mỗi tiêu chí lại có cách phân loại khác nhau.


7

- Căn cứ vào yếu tố cấu thành: Chia thành hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân

bổ và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật: Đó là số lượng đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào, hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay
công nghệ áp dụng vào sản xuất.
+ Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá
đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi thêm về
đầu vào hay nguồn lực cho một quá trình sản xuất. Thực chất của hiệu quả phân bổ
là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố đầu vào và đầu ra. Việc xác định hiệu
quả này giống như việc xác định yếu tố đầu vào tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận.
+ HQKT: Là phạm trù sản xuất trong đó đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa cả hai yếu tố vật chất và giá trị đều được tính
đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực nông nghiệp. Nếu chỉ đạt được một trong
hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì mới là điều kiện cần chưa có
điều kiện đủ cho việc đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt
được cả hai chỉ tiêu trên thì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế.
- Căn cứ vào nội dung chia thành:
+ HQKT: Là kết quả so sánh giữa chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Trong nơng nghiệp, HQKT bao gồm hai mặt: Hiệu quả sinh học trong nông
nghiệp và HQKT nông nghiệp.
+ Hiệu quả xã hội: Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh
cơng ích, phục vụ lợi ích chung cho tồn xã hội như tạo cơng ăn việc làm, xố đói
giảm nghèo...
+ Hiệu quả môi trường: Thể hiện ở việc bảo vệ tốt hơn mơi trường về giảm ơ
nhiễm đất, khơng khí...
Trong các hiệu quả thì HQKT là quan trọng nhất, nhưng không thể bỏ qua
hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội. Vì vậy trong khi nói tới HQKT người ta
thường có ý bao hàm cả hiệu quả mơi trường và hiệu quả xã hội.
- Theo phạm vi: Gồm hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả vùng lãnh thổ.



8

Ngồi ra, HQKT cịn được xem xét về mặt thời gian và không gian.
Về mặt thời gian, hiệu quả được xác định phải đảm bảo được lợi ích trước
mắt và lâu dài.
Về mặt khơng gian, HQKT có thể đạt được một cách toàn diện khi hoạt động
của các bộ phận đều mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng chung đến nền
kinh tế.
1.1.1.3. Lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế
Lý thuyết hệ thống được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khoa học để phân tích và giải thích các mối quan hệ tương hỗ. Trong thực tế sản
xuất nông nghiệp cho thấy muốn phát triển nhanh và có hiệu quả cần phải phát triển
một cách toàn bằng việc tác động đồng thời vào nhiều mặt, tức là giải quyết vấn đề
theo quan điểm hệ thống.
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có mối quan hệ
và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như là một tập hợp các đối tượng
hoặc các thuộc tính liên kết để tạo thành một chỉnh thể [6].
Theo nguyên lý hệ thống, sự tác động đồng bộ có phối hợp, có tổ chức của
các bộ phận có thể tạo nên hiệu quả khác nhau nhiều so với phép cộng đơn thuần
tác động. Sản xuất nông nghiệp (SXNN) mỗi vùng là một hệ thống bao gồm nhiều
ngành sản xuất và nhiều nhân tố kinh tế, xã hội, mơi trường khác nhau.
Như vậy, mục đích của việc vận dụng quan điểm hệ thống là để nghiên cứu
một cách hệ thống và điều khiển sự hoạt động của nó. Nội dung của điều khiển hệ
thống nông nghiệp thực chất là sử dụng các biện pháp kinh tế - kỹ thuật tác động lên
hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và phát triển nông nghiệp
một cách bền vững.
1.1.1.4. Vai trò của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
HQKT có vai trị rất quan trọng trong việc lựa chọn và ra quyết định sản
xuất. Nếu không có phân tích, đánh giá thì khơng thể xác định được mơ hình bón
phân viên nén dúi sâu có thực sự phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong

nguồn lực có hạn hay khơng?


9

Đặc biệt trong sản xuất nơng nghiệp thì điều đó là vô cùng quan trọng. Qua
đánh giá ta sẽ thấy được lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trường từ mơ hình này mang
lại. Từ đó làm cơ sở khoa học để kết luận mức độ thích nghi và hiệu quả sử dụng
các nguồn lực tại địa phương cũng như đưa ra những khuyến cáo cho việc mở rộng
hay thu hẹp sản xuất mơ hình này.
Như vậy, việc đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan
trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục
đích đó cần tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có, thúc đẩy tiến bộ khoa học
và cơng nghệ, tiến nhanh vào CNH – HĐH, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh
nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
1.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
HQKT phản ánh một cách khách quan và toàn diện kết quả của một quá trình
sản xuất của một chủ thể sản xuất nhất định. Tính khách quan trung thực địi hỏi
phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, tính tồn diện u cầu phải nhìn nhận HQKT
dưới nhiều góc độ. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, điều kiện thu thập số liệu
chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả và kết quả sản xuất của mơ
hình của các nơng hộ áp dụng kỹ thuật bón PVN dúi sâu trong thâm canh lúa nước.
* Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra
trong một thời kỳ nhất định ( một vụ, hay một năm), với sản xuất nơng nghiệp thì
GO chính là giá trị thu được trên một đơn vị diện tích.
GO = Qi*Pi
Trong đó: GO: Doanh thu thu được trên một đơn vị diện tích lúa (1000đ).
Qi: Sản lượng giống lúa thu hoạch được trong một vụ hay một
năm (tạ).
Pi: Đơn giá giống lúa thu hoạch được (1000đ)

* Chi phí trung gian (IC): Là tồn bộ các khoản chi phí thường xuyên bằng
tiền mà chủ hộ bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và dịch vụ trong quá trình
sản xuất như: Giống, phân bón, cơng làm đất, thuốc BVTV...


10

* Giá trị gia tăng (VA): Phản ánh kết quả của việc đầu tư các yếu tố trung
gian, là phần giá trị tăng thêm trong thời kỳ sản xuất. Nó là hiệu số giữa giá trị sản
xuất và giá trị trung gian. VA = GO – IC
* Thu nhập hỗn hợp (IM): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất
bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất trên một đơn vị diện
tích lúa trong một vụ. MI = VA – ( A + T)
A: Là giá trị khấu hao của TSCĐ và các chi phí phân bổ
T: Là thuế nơng nghiệp phải nộp
* Lợi nhuận ( Pr) : Là phần thu nhập cuối cùng sau khi đã trừ chi phí lao
động gia đình. Hay là kết quả đạt được sau khi lấy giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí
(TC). Pr = MI – chi phí lao động gia đình
Hay Pr = GO – TC
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất : GO/IC, VA/IC, MI/IC, Pr/TC...
1.1.3. Vai trò của phân bón
Đối với sản xuất nơng nghiệp thì phân bón đóng một vai trị quan trọng trong
việc tăng năng suất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã sử dụng phân
bón vơ cơ trong nơng nghiệp và ngày càng tiến bộ. Đặc biệt trong những năm gần
đây có rất nhiều giống lúa lai được đưa vào sử dụng có khả năng chịu phân rất tốt là
tiền đề cho việc thâm canh cao, nhằm không ngừng tăng năng suất lúa. Đối với cây
lúa đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất nó giữ vai trị quyết định trong việc
tăng năng suất. Với lúa lai phân bón kali cũng có vai trị quan trọng tương đương
với đạm [4].
Bón cân đối giữa đạm, lân, kali nhằm làm cho cây lúa hút đều các chất dinh

dưỡng, tạo điều kiện cho cây lúa sống khoẻ mạnh, năng suất cao; đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển tốt, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho
cây lúa [2].
Để nâng cao hiệu quả bón đạm thì phương pháp bón rất quan trọng. Theo
nhiều nhà nghiên cứu: Khi bón đạm vãi trên mặt ruộng sẽ gây mất đạm tới 50% do


11

nhiều con đường khác nhau như rửa trôi, bay hơi, ngấm sâu hay do q trình phản
đạm hố.
Khi bón vãi đạm trên mặt ruộng lúa ở đất nhẹ sau 15 ngày làm mất 50%
lượng đạm; còn đất thịt sau 1 tháng mất 40% lượng đạm. Khi bón vãi đạm trên mặt
ruộng lúa có thể gây mất tới 60 – 70% lượng đạm bón. Chính vì vậy nên khi bón
đạm cần bón sớm, bón tập trung và bón dúi sâu xuống tầng đất nơi có bộ rễ lúa tập
trung nhiều [3].
Cây lúa hút lân mạnh hơn các cây trồng cạn. Cùng với đạm, lân xúc tiến sự
phát triển của bộ rễ và tăng số đẻ nhánh, đồng thời cũng làm cho lúa trổ bơng và
chín sớm hơn [5]. Muốn nâng cao hiệu suất phân lân phải bón kết hợp với phân
chuồng, trộn với phân chuồng để hạn chế sự cố định lân của đất. Phải bón lân càng
gần rễ càng tốt.
Kali được hút nhiều như đạm. Cây lúa hút nhiều kali ở thơi kỳ đầu sinh
trưởng. Trong thời kỳ lúa làm địng, nếu gặp thời tiết xấu, cần phải bón kali bổ sung
để lúa làm đòng thuận lợi [5].
1.1.4. Kỹ thuật bón phân viên dúi sâu cho lúa nước
1.1.4.1. Phân viên
Phân viên dúi sâu NK là hỗn hợp U-RÊ và KA-LI theo tỷ lệ 55% U-RÊ và
45% KA-LI CLORUA được máy nén thành viên và bón dúi sâu xuống bùn.
1.1.4.2. Quy trình kỹ thuật bón phân viên cho lúa cấy
 Kỹ thuật cấy lúa

+ Chuẩn bị ruộng cấy: Được cày sâu ít nhất 25cm, bừa ngả, ngâm cho nát rạ,
bừa lại cho ngấu và bón lót. Lượng bón tính cho 1 sào (500m2) như sau: Phân
chuồng 400 – 500kg, phân lân 20 – 22kg, vôi bột 12 – 15kg. Phân và vơi được bón
xuống ruộng, rồi bừa phẳng, để lắng và đem mạ vào cấy.
+ Cấy lúa: Cấy theo khung, cây cách cây 12cm, hàng cách hàng 12cm và
35cm mỗi khóm lúa cấy 3 dảnh mạ (mạ chưa đẻ) hoặc 6 nhánh (mạ đã đẻ), mật độ
33 khóm/m2.


12

Cách cấy cải tiến cần kết hợp hai người. Hai người cấy từ hai đầu bờ vào
giũa ruộng theo dây cấy. Sau khi gặp nhau thì quay đầu lại và cấy ngược ra phía bờ.
Khi cả hai đến bờ, cùng nhấc khung cấy lên, rồi cắm đầu dài 35cm vào hàng lúa vừa
cấy xong để cấy tiếp hai hàng mới. Nếu trong 1m có 9 khóm lúa, mỗi khóm 3 dảnh
mạ thì đạt u cầu.
 Kỹ thuật bón phân cho lúa cấy (tính cho 1 sào 500m2)
Lượng phân bón cho vụ Đơng Xn
+ Bón lót: Phân chuồng 400 – 450 kg, phân lân (Lân super hoặc nung chảy)
20 – 22 kg, vơi bột 12 – 15kg.
+ Bón phân viên: Tổng lượng 14 kg, trọng lượng viên phân 3,4g (loại viên to).
Lượng phân bón cho vụ Hè Thu
+ Phân chuồng 350 - 400 kg, phân lân (Lân super hoặc nung chảy) 15 – 17
kg, vơi bột 10 – 12kg.
+ Bón phân viên: Tổng lượng 10 kg, trọng lượng viên phân 2,5g (loại viên nhỏ).
+ Thời điểm bón: ĐX: dúi phân viên sau 2 – 3 ngày cấy, Hè Thu dúi phân
viên sau 3 – 5 ngày cấy.
Mực nước: Mực nước trong ruộng lúc bón phân sâu bằng một đốt ngón tay là vừa.
Chuẩn bị phân viên: Đeo giỏ đựng phân viên bên hông, miệng giỏ luôn mở
để lấy phân dễ.

Cách dúi: Một tay chuyên dùng để dúi phân, tay kia phải giữ luôn khô ráo để
lấy phân viên từ trong giỏ ra. Tại mỗi điểm bón, dúi viên phân vào giữa 4 bụi lúa.
Dúi sâu xuống ruộng 7 – 8 cm, ngay sau khi dúi xong, dùng tay thoa nhẹ bùn để lấp
kín viên phân.
 Kỹ thuật tƣới nƣớc cho lúa
Điều khiển sự đẻ nhánh: Khi cấy để nước ngập 1/5 chiều cao cây mạ, khi đẻ
nhanh giữ nước nông (2 – 3cm), khi đẻ nhánh rộ rút cạn nước.
Hạn chế lúa đẻ nhánh thừa: lúa đẻ đủ nhánh, rút nước phơi ruộng, tiêu chuẩn
phơi ruộng đạt yêu cầu: đi vào không lấm chân, mặt ruộng nứt nẻ, phiến lá lúa bắt
đầu uốn cong; cho nước vào lại ruộng, cao khoảng 10 – 12cm, giữ mức nước này


13

trong vịng 7 – 8 ngày; sau đó tháo bớt nước và giữ mức nước bình thường 5 – 6cm
đến khi lúa phân hố địng; lúa phân hố địng để mức nước nông 3 – 4cm.
Thúc đẩy lúa trổ tập trung và cứng cáp: lúa trổ được 5% rút hết nước, cho
nước vào lại ruông khi lúa trổ được 85%; lúa đỏ đuôi tháo kiệt nước.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những
năm trước đây do người dân áp dụng được rất nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm
canh. Việt Nam là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Mỗi
năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân và 402.000 tấn kali trong
đó sản xuất lúa chiếm 62%.Tính từ năm 1985 tới nay, diện tích gieo trồng ở nước ta
chỉ tăng 57,7%, nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 51,7% (Bảng 1.1). Ngồi
phân bón vơ cơ, hàng năm nước ta còn sử dụng khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu
cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loại.
Bảng 1.1. Lượng phân bón vơ cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm
(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)

Năm

N

P2O5

K2 O

NPK

N+P2O5+K2O

1995

831,7

322,0

88,0

116,6

1223,7

2000

1332,0

501,0


450,0

180,0

2283,0

2005

1155,1

554,1

354,4

115,9

2063,6

2009

1357,5

551,2

516,5

179,7

2425,2


(Nguồn trạm khuyến nơng Quỳ Hợp)
Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần cịn lại ở trong đất, một
phần bị rửa trơi theo nước mặt do mưa, theo các cơng trình thuỷ lợi ra các ao, hồ,
sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống
tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay q trình phản
nitrat hố gây ơ nhiễm khơng khí (Bảng 1.2).


14

Bảng 1.2. Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được
(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)
Năm

N

P2O5

K2 O

N+P2O5+K2O

1995

499,0

193,2

52,8


734,2

2000

799,2

300,6

270,0

1369,8

2005

693,1

332,5

212,6

1238,2

2009

814,5

330,7

309,9


1455,1

(Nguồn trạm khuyến nông Quỳ Hợp)
Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa
sử dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nơng dân bỏ ra mua phân
bón bị lãng phí, với tổng thất thốt lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng tính theo giá
phân bón hiện nay.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón cho lúa
Việc ra đời của phân hóa học đã làm tăng năng suất cây trồng của các nước
Tây Âu lên 50% so với năng suất cây trồng luân canh cây bộ đậu. Đến thời kỳ 1970
– 1985 năng suất lại tăng gấp đôi so với năng suất đồng ruộng trước Đại chiến thế
giới lần thứ nhất [2].
Với những thành tựu Kỹ thuật gen và Công nghệ sinh học, người ta hy vọng:
Bằng công nghệ sinh học các nhà sinh học sẽ giúp nhân loại những giống cây trồng
và con gia súc vừa có năng suất cao vừa có chất lượng sản phẩm tốt. Song chắc
chắn dù như vậy cũng phải dùng phân bón..
Trong việc nghiên cứu phân bón khơng phải chỉ chú ý đến năng suất mà phải
đánh giá chất lượng sản phẩm. Biện pháp phân bón đưa ra phải khơng gây ơ nhiễm
mơi trường sống.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng
cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa bao
gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), vơi,... Có nhiều chất dinh dưỡng khống mà cây lúa
cần, nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần với lượng lớn là: đạm, lân và kali là
những chất cần thiết cho những quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố


15

khống cịn lại, cây lúa cần với lượng rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất, nếu
thiếu thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà bón bổ sung. Phân bón có vai trị tối quan

trọng trong q trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá
trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch. Ngồi ra chúng cịn giữ vai
trị duy trì sự sống của tồn bộ cây lúa, khơng có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ
chết, khơng thể tồn tại. Đối với lúa lai, bón phân là khâu quan trọng quyết định năng
suất của việc thâm canh. Lượng bón cho lúa lai phải cao hơn so với các giống lúa
truyền thống nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho lúa sinh trưởng và phát
triển tốt, đẻ nhánh tập trung, cây cứng, chống chịu tốt với sâu bệnh. Bón phân cho
lúa lai cần đảm cân đối giữa các chất đạm, lân, kali, và trung, vi lượng (đặc biệt là
kali và vi lượng). Nếu bón cân đối, hợp lý lúa sẽ phát triển tốt, giá thành thấp, năng
suất chắc chắn sẽ cao.
1.2.3. Một số nghiên cứu và ứng dụng phân viên nén trên thế giới và Việt Nam
1.2.3.1.Cơ sở khoa học của việc sử sụng phân viên nén
* Sự di động của đạm khi bón phân viên nén
- Sự di động của đạm ở các loại đất khác nhau:
Sự di động của đạm được xác định ở hai loại đất: đất thịt nhẹ và đất thịt trung
bình phù sa Sông Hồng trên nền cấy lúa và không cấy lúa. Kết quả các nghiên cứu
cho thấy sự di động của đạm trong đất thịt nhẹ nhanh hơn so với đất thịt nặng. Sau 20
ngày, ở đất thịt nhẹ đạm di động đến khoảng cách 15cm, trong khi đó ở đất thịt nặng,
đạm chỉ di động đến khoảng 10cm. Sau 40 ngày bón, ở đất thịt nhẹ đạm di động đến
khoảng cách 22.5cm, còn ở đất thịt nặng chỉ di động đến khoảng cách 14cm. Nếu dúi
một viên phân cho 4 khóm lúa cấy với mật độ 15 x 15cm thì khoảng cách từ viên
phân đến mỗi khóm lúa là 10.6cm. Do vậy ở đất thịt nặng phải mất hơn 20 ngày để
phân di chuyển ở khóm lúa, cịn ở đất thịt nhẹ thì cần thời gian ít hơn [3].
- Ảnh hưởng của khoảng cách và độ sâu bón đến sự di động của đạm
Sự phân bố không gian của đạm ở trong đất sau khi bón phân có ảnh hưởng
rất lớn đến sự sinh trưởng của cây lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng khoảng
cách giữa các điểm phân bón và khoảng cách cấy sẽ làm tăng thời kỳ thiếu đạm và


16


độ sâu bón cũng ảnh hưởng đến việc hút đạm của cây. Sự di động của đạm ở các độ
sâu là khác nhau, sự di động của đạm vừa xuống phía dưới do tác động thấm sâu,
vừa di chuyển lên phía trên do tác động của q trình khuyếch tán. Mức độ di
chuyển xuống phía dưới, theo chiều ngang và lên phía trên khi bón ở các độ sâu
khác nhau là khác nhau. Ở độ sâu bón 5cm mức độ di động của đạm là nhanh hơn
nhiều so với độ sâu bón 10cm và 15cm [3].
- Ảnh hưởng của mùa vụ đến sự di động của đạm trong đất
Sự di động của đạm phụ thuộc vào mùa vụ. Sự di động của đạm trong vụ
mùa nhanh hơn trong vụ xuân. Thí nghiệm được tiến hành tại Trường Đại học Nơng
Nghiệp 1 trong năm 2001 cho thấy, khi bón urê viên nén ở độ sâu 10cm với cỡ viên
1.8g cho giống lúa C70 cấy mật độ 18 x 18cm không thấy có sự chênh lệch nồng độ
giữa điểm bón và xung quanh sau khi cấy 60 ngày ở vụ xuân còn trong vụ mùa thời
gian này chỉ là 40 ngày [3].
* Phân viên nén và vấn đề mơi trường.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng nitrat cao trong
sản phẩm đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, bón nhiều chất hóa học
làm suy giảm chất lượng môi trường. Kết quả nghiên cứu tại Trường Đại học Nơng
nghiệp 1 cho thấy khi bón phân viên nén dúi sâu đã làm hạn chế khá lớn lượng đạm
bị mất đi khỏi đồng ruộng. Lượng đạm bị mất đi chỉ cao hơn một ít so với cơng thức
khơng bón đạm. Lượng đạm mất đi này sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm môi
trường nhất là khi canh tác xạ lúa khơng có điều kiện làm cỏ để vùi trộn phân bón
vào đất, lượng đạm bị mất đi là rất lớn [3].
Với việc làm giảm thiểu lượng đạm bị mất do rửa trôi bề mặt và chảy xuống
nước ngầm, bước đầu có thể kết luận rằng bón phân viên nén dúi sâu đã có tác dụng
làm giảm thiểu tác động xấu của việc bón phân hóa học đến mơi trường [3].
1.2.3.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân viên nén trê thế giới
Theo nghiên cứu của Trung tâm Phát triển phân bón Quốc tế (IFDC), với
cách bón vãi thơng thường chỉ có khoảng 30-40% lượng phân urê được giữ lại trong



17

đất và cung cấp cho cây lúa sử dụng, 60-70% lượng phân urê bị tổn thất do bị rửa
trôi và bay hơi.
Phương pháp bón phân đạm dúi sâu được thực hiện ở Nhật Bản từ những
năm 1930 và ở Ấn Độ từ những năm 1950. Sau đó, phương pháp này đã được phát
triển và áp dụng nhiều vùng trồng lúa khác nhau trên thế giới.
Kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu cho lúa đã được áp dụng rất thành công ở
nhiều nước châu Á như: Nhật Bản, Băngladesh, Nepal... trong nhiều năm qua.
Về bản chất và kỹ thuật bón phân sâu có thể chia có thể chia làm hai phương
pháp:
Phương pháp 1: Bón phân sâu khơng theo điểm, trong và ngay sau khi làm đất.
Phương pháp 2: Bón phân sâu theo điểm ở dạng viên, viên trộn bùn và viên
lớn, sau hoặc trong thời gian cấy.
Mặc dù bón phân sâu không theo điểm đã nâng cao hiệu quả sử dụng phân
bón và tương đối đơn giản nhưng phương pháp bón phân này khơng phát triển được
trên diện rộng ở Nhật là do khó xác định được thời gian tưới (vùi sâu trước khi tưới)
và khó vùi được tồn bộ đạm xuống sâu.
Bón phân viên theo điểm ở dạng viên lớn cho ruộng lúa cấy là một phương
pháp bón mang lại hiệu quả sử dụng phân bón cao và là phương pháp tương đối
mới. Phương pháp này đã được nhiều tổ chức quốc tế đề nghị áp dụng trên diện
rộng ở các nước đang phát triển trồng lúa. Phương pháp này được nhiều nông dân ở
các nước Nam và Đông Nam Á trồng lúa chấp nhận. Mức độ chấp nhận phụ thuộc
vào: Điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội; mối quan tâm của xã hội về vấn
đề mơi trường và giá phân bón. Nhìn chung những vùng mưa tập trung, đất dốc,
điều kiện kinh tế nông hộ cịn khó khăn và nhất là khi giá phân bón tăng cao thì
nơng dân đều mong muốn chấp nhận biện pháp này để giảm lượng phân bón. Nhiều
vùng xung quanh thành phố lớn cũng mong muốn áp dụng phương pháp này chỉ vì
bón có một lần, có điều kiện để cơ giới hóa, tiết kiệm thời gian cho các hoạt động

tăng thu nhập khác.


18

1.2.3.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
- Phương pháp này đã được Bộ môn Canh tác (Khoa Đất và Môi trường)
Trường ĐHNN1 nghiên cứu và khuyến cáo áp dụng nhiều nơi ở Việt Nam.
Ở nước ta phương pháp này đã được áp dụng cho 18 tỉnh, thành phố gồm có:
Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh
Bình, Hưng n, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao
Bằng, Hà Giang, Bắc Ninh, Bắc Giang. Loại phân viên dúi sâu rất phù hợp với
ruộng bậc thang, không bị rửa trôi, bốc hơi...
- Năm 2000, PGS. TS Nguyễn Tất Cảnh đã thực hiện nghiên cứu sản xuất
sản phẩm phân bón viên nén bằng nguồn kinh phí tự có, về sau có sự hỗ trợ kinh
phí của Trung Tâm Phát triển phân bón quốc tế ( IFDC) và sự hỗ trợ của Tổ chức
Phát triển quốc tế ( IDE) trong việc thử nghiệm phân viên nén ở các tỉnh.Từ năm
2004 đến năm 2006 đã tiến hành dự án sản xuất thử nghiệm để hồn chỉnh quy trình
áp dụng và sản xuất phân viên nén. Các loại phân viên nén ( urê nén, NK và NPK
viên nén) được ép từ các loại phân đạm, phân lân và phân kali có dạng hình quả
bàng, trọng lượng viên phân biến động từ 1.8g đến 4.1g tùy loại phân và chất phụ
gia trộn vào trong phân. Viên phân cứng, dễ dàng vận chuyển và đóng gói. Phân cần
bảo quản nơi khô ráo và đựng trong túi ni lon kín, nếu để ẩm các viên phân dễ gắn
kết với nhau, dễ vỡ nát khi bón.
- Phân urê viên nén, NK và NPK viên nén đã được bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật theo quyết định số 1046 QD/BNNKHCN ngày 11 tháng 5 năm 2005.
Các loại phân viên nén bón cho lúa bằng hình thức bón sâu vào lớp đất 78cm, bón sau khi cấy lúa từ 1-5 ngày hoặc bón theo điểm trước khi gieo sạ. Lúa cần
được cấy thẳng hàng, khi bón khơng có lớp nước trên mặt ruộng. Tuỳ từng giống
lúa và từng chân đất sử dụng lượng phân viên nén khác nhau.
Kỹ thuật sử dụng phân viên nén này đã được in thành sách do nhà xuất bản

Nông nghiệp phát hành năm 2005 và đã được phát nhiều lần trên kên truyền hình


19

VTV2 và đài truyền hình các địa phương. Ước tính diện tích áp dụng phân viên nén
hiện nay vào khoảng 6-7 nghìn ha và mỗi vụ tiết kiệm được khoảng 9-10 tỷ đồng.
Hiện nay nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục mở rộng theo hướng sản xuất ra
phân viên tròn để dễ cơ giới hoá, tăng thời gian bảo quản viên phân, bổ sung các
nguyên tố dinh dưỡng khác vào phân viên nén, mở rộng việc áp dụng phân viên nén
cho các loại cây trồng khác.


20

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc đánh giá hiệu quả và khả
năng nhân rộng khi áp dụng phương pháp bón phân viên nén dúi sâu trong thâm
canh lúa nước tại Huyện Quỳ Hợp bao gồm:
- Các hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn 2 xã Châu Đình, Châu Lộc
(Khoảng 60 hộ nơng dân).
- Cán bộ trạm khuyến nơng huyện, xã (xã Châu Đình, Châu Lộc ).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn 2 xã:
Châu Đình và Châu Lộc, Huyện Quỳ Hợp, Tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 05/02/ 2010 – 17/05/2010.

2.2. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích đánh giá hiệu quả và tác động của mơ hình của các hộ nơng dân
thơng qua phân tích các tài liệu sơ cấp cũng như tài liệu thứ cấp thu được từ điều tra
thực tế về: năng suất, lợi nhuận, chi phí đầu tư, cơng dúi phân,...; tác động đối với
tài nguyên đất, nước và môi trường sinh thái địa phương.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với việc thực hiện
mơ hình, tìm ra thế mạnh và yếu kém từ đó khuyến cáo cho người dân áp dụng kỹ
thuật bón phân viên nén dúi sâu trong thâm canh cây lúa nước nhằm tăng năng suất,
tăng thu nhập. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để nhân rộng đại trà trên tồn bộ
diện tích đồng ruộng của Quỳ Hợp.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu
2.3.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Huyện Quỳ Hợp, Tỉnh Nghệ An.
Tiến hành nghiên cứu đề tài trên cơ sở chọn điểm điều tra đảm bảo tính đại
diện cho các xã của huyện. Chọn xã để lấy các mẫu điều tra đại diện cho toàn huyện


21

thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó chúng tơi tiến hành chọn 2
xã: Châu Đình và Châu lộc .
Xã Châu Đình là xã được Trạm Khuyến nông chọn làm điểm tổ chức triển
khai các mơ hình trọng tâm của Trạm (do giao thơng đi lại thuận tiện, các mơ hình
thành cơng dễ cho việc tham quan, học tập). Đây là xã được Trạm Khuyến nông và
dự án CBAET đặc biệt quan tâm với mô hình bón phân viên nén dúi sâu trong sản
xuất lúa nước. Tuy nhiên, công tác khuyến nông ở đây vẫn chưa phát huy hết khả
năng vì vậy mà chưa đạt những kết quả như mong muốn trong các hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
Xã Châu Lộc là một xã nghèo, nhận thức của người dân hạn chế nên đời

sống của họ cịn rất khó khăn tuy nhiên họ ln ý thức và mong muốn áp dụng
những kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nhằm cải thiện cuộc sống. Đây cũng là xã có
cơng tác khuyến nơng tốt và có đóng góp đáng kể vào việc phát triển nông nghiệp
của xã. Xã có sự tác động của dự án CBAET về lĩnh vực nơng nghiệp với mơ hình
bón phân viên nén dúi sâu cho lúa.
2.3.1.2. Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng là các hộ nông dân sản xuất lúa nước
Ở mỗi xã được chọn, tiến hành phỏng vấn từ 25-30 hộ, việc phỏng vấn được
thực hiện bằng phiếu điều tra hộ nông dân đã được chuẩn bị trước.
Các hộ được lựa chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên theo nhóm mẫu.
Các hộ được chia thành 2 nhóm: (i) Hộ tham gia thực hiện mơ hình, (ii) Hộ khơng
tham gia mơ hình. Trên cơ sở danh sách 2 nhóm hộ do cán bộ khuyến nông xã cung
cấp sẽ tiến hành bốc tham ngẫu nhiên. Việc chia 2 nhóm mẫu để có thể đánh giá, so
sánh được giữa những hộ làm mơ hình và những hộ chưa làm có sự khác nhau như
thế nào.
- Đối tượng là cán bộ khuyến nông
Đối với các cán bộ làm công tác khuyến nông, việc phỏng vấn được thực
hiện bằng bảng hỏi, bao gồm:
+ Cán bộ khuyến nông huyện (Trạm Khuyến nông Quỳ Hợp).
+ Cán bộ khuyến nơng xã (Xã Châu Đình, Châu Lộc).


22

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp.
Các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,... được thu thập
qua các báo cáo hàng tháng, báo cáo tổng kết hàng năm, các tài liệu trong các phịng
ban của Trạm Khuyến nơng, Phịng Nơng nghiệp huyện, Phịng Thống Kê UBND
Huyện, xã. Ngồi ra những thơng tin này còn được thu thập qua sách báo, Internet...

- Thu thập số liệu sơ cấp.
Các thông tin sơ cấp được thu thập qua việc sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp phỏng vấn cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc: Có xây dựng
bộ câu hỏi điều tra các hộ nơng dân (60 hộ nơng dân của 2 xã Châu Đình và Châu
Lộc) và các cán bộ khuyến nông (xem phụ lục).
+ Phương pháp phân tích lợi ích kinh tế: Phương pháp này dùng để phân tích và
tìm ra chi phí vật chất, chi phí lao động, doanh thu, lợi nhuận bình quân trên 1 ha lúa,
các tỷ suất lợi nhuận/chi phí, thu nhập/chi phí để thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc sử
dụng phân viên nén dúi sâu so với cách bón phân vãi truyền thống.
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh hiệu quả giữa những
hộ sử dụng phân viên nén dúi sâu (hộ tham gia mơ hình) với những hộ áp dụng cách
bón phân vãi truyền thống (hộ chưa tham gia mơ hình) trong canh tác lúa nước thông
qua chỉ tiêu như: năng suất, thu nhập...
+ Phương pháp quan sát
+ Sử dụng các cơng cụ của PRA
+ Phương pháp phân tích SWOT: Xác định những thuận lợi và lợi bất lợi
bằng cách phân tích những ảnh hưởng bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và những
ảnh hưởng bên ngoài (cơ hội, rủi ro) mà nó gây tác động đến q trình thực hiện mơ
hình bón PVNDS.
- Xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân loại, xử lý và tổng hợp bằng
phương pháp thủ cơng và chương trình Excel 2003...


23

Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Quỳ Hợp có toạ độ địa lý từ 19o10' đến 19o29' vĩ độ Bắc, 104o56'đến
105o21' kinh độ Đông.
Quỳ Hợp là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, trung tâm
huyện lỵ cách thành phố Vinh 120 km, cách Thị xã Thái Hịa 40 km, huyện Quỳ
Hợp có 21 đơn vị hành chính bao gồm 20 xã và 1 thị trấn.
Có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Quỳ Châu.
- Phía Nam giáp với huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cng.
- Phía Đơng giáp với huyện Nghĩa Đàn.
- Phía Tây giáp với huyện Con Cng, Tương Dương và một phần Quỳ
Châu.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
* Địa hình :
Địa hình của huyện Quỳ Hợp chủ yếu là đồi núi, nằm trong khối núi cao của
vùng Tây Bắc Nghệ An với các đỉnh cao: Bù Khang có độ cao 1.078 m, Bù Tạng có
độ cao 670 m, ba phía là núi cao tạo cho huyện trở thành một thung lũng lớn, thấp
dần theo hướng Đơng Bắc. Địa hình có thể chia thành hai dạng chính sau:
+ Dạng địa hình đồi, núi có độ cao trên 200 m: Chiếm khoảng 75% diện tích
đất tự nhiên của tồn huyện, đây chủ yếu là đồi núi Đá vôi và rừng cây thuận lợi
cho việc khai thác lâm sản và đá vôi trắng phục vụ cho việc phát triển kinh tế của
huyện nhà, và loại địa hình đồi núi có tầng đất dày có khả năng trồng cây cơng
nghiệp.


24

+ Dạng địa hình đất bằng: Thường phân tán nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các khe
suối và các dãy núi do đó hạn chế cho việc mở rộng diện tích đất trồng lúa nước và
trồng màu.
* Độ dốc :

Lãnh thổ huyện Quỳ Hợp có độ dốc dưới 250 là 28.990 ha chiếm tỉ lệ
29,53% diện tích đất tự nhiên, trong đó:
+ 7.857 ha có độ dốc từ: 00 – 80.
+ 17.826 ha có độ dốc từ: 80 – 200.
+ 3.387 ha có độ dốc từ: 200 – 250.
3.1.3. Chế độ khí hậu
Quỳ Hợp nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt của của Miền
Trung với đặc trưng nắng lắm, mưa nhiều, có mùa đơng lạnh và khơ, mùa hè nóng,
hạn hán xảy ra thường xuyên, mùa mưa đất đai bị xói mịn, rửa trơi nghiêm trọng
gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với sản
xuất nông nghiệp:
- Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là :
+ Gió mùa Đơng Bắc và gió Đơng Nam tốc độ gió trung bình năm từ 1,5 1,8 m/s. Gió mùa Đơng Bắc thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau,
mang theo mưa phùn, nhiệt độ xuống thấp, giá rét, đơi khi có sương muối, ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
+ Gió mùa Đơng Nam xuất hiện từ tháng 04 đến tháng 09 mang theo nhiều
hơi nước và thường xun có mưa rào và giơng, mưa lớn kéo dài, đất đá bị rửa trơi,
xói mịn, gây ách tắc giao thơng, cơng trình thuỷ lợi, kè cống kém tác dụng, năng
suất, sản lượng các loại cây trồng giảm.
Ngồi hai hướng gió chính trên, về mùa hè thường xuất hiện các đợt gió tây
nam, khơ nóng, thiêu cháy cả cây cối, hoa màu ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng
cây trồng, bão thường xuất hiện từ tháng 08 đến tháng 10, kèm theo mưa lớn gây
nên lũ lụt.
- Chế độ nhiệt: Tổng nhiệt độ trung bình năm : 8.500 0C - 8.600 0C.


25

+ Biên độ năm 110C - 120C.
+ Biên độ ngày 60C - 70C.

+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa dưới 60C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 280C - 310C.
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 410C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng 11 đến tháng 3 năm sau từ 150C - 200C, thấp
nhất từ 40C - 60C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.900 mm, tập trung từ
tháng 6 đến tháng 10, tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, xấp xỉ 400 mm; tháng 1 có
lượng mưa nhỏ nhất từ 20 - 25 mm, lượng mưa phân bố ở các tháng không đều.
Trong những năm gần đây, thỉnh thoảng có mưa lớn thất thường gây ảnh hưởng xấu
đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, nhất là vùng chuyên canh lúa.
- Ẩm độ: Ẩm độ khơng khí trung bình năm từ 85 - 86%; tháng 2 -3 có độ ẩm
khơng khí cao nhất gần 90%, lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 854 mm.
Nhìn chung, khí hậu Qùy Hợp tương đối đồng nhất ở các vùng khác nhau
trong huyện. Các yếu tố khí hậu phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều
loại cây trồng như lúa, màu, lương thực, thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ, nâng cao
năng suất cây trồng tăng giá trị trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp.
Tuy nhiên, các yếu tố khí hậu cũng gây ra những bất lợi như ảnh hưởng trực
tiếp của gió bão, mưa lớn tập trung gây ra úng lụt, những biến động thất thường
khác của thời tiết như hạn hán, rét đậm kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống của nhân dân.
3.1.4. Thuỷ văn
- Nguồn nước bề mặt: Huyện Quỳ Hợp có lượng mưa trung bình hàng năm
1.640,4 mm, đảm bảo nguồn nước khoảng 1,5 tỷ m3/năm, nguồn nước mặt của
huyện Quỳ Hợp chủ yếu dựa vào sông Dinh và các khe suối. Độ dốc lớn, lịng sơng
cách xa là một hạn chế của nguồn nước của huyện Quỳ Hợp, đòi hỏi các biện pháp
khai thác, điều tiết và sử dụng khá tốn kém.


×