Mục lục
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
I. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC NƯỚC
1. KHÁI NIỆM XKLĐ
2. NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG XKLĐ
II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC XKLĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH
DƯƠNG
1: TÌNH HÌNH XKLĐ TRÊN THẾ GIỚI
2: CÁC NƯỚC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN XKLĐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I: CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH XKLĐ Ở VIỆT NAM
II: TÌNH HÌNH XKLĐ Ở NƯỚC TA
1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ XKLĐ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
2: XKLĐ NHỮNG NĂM 1980- 1990
3:XKLĐ TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
III: TÁC ĐỘNG CỦA XKLĐ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
2: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
IV: NHỮNG VẤN ĐỀ SAU XUẤT KHẨU
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XKLĐ
LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.
I: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1: NGUỒN LAO ĐỘNG
2: THỊ TRƯỜNG
3: QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
II: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1: ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BỘ NGÀNH LIÊN QUAN
2: ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XKLĐ
3: ĐỐI VỚI CÁ NHÂN XUẤT KHẨU
4:ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN- TUYÊN TRUYỀN
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nước ta sau khi giành được độc lập, thống nhất Tổ Quốc (năm 1975) đã bắt tay ngay
vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,
nền kinh tế nước ta vẫn kiên định phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội dưới hình
thức là phát triển theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Hiện nay, dưới sự tác
động của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước
chuyển mình để phù hợp với điều kiện và tình hình mới. Trong nền kinh tế cũng xuất hiện
nhiều xu thế nổi bật, trong đó có xu thế đưa người đi lao động ở nước ngoài, xu thế này chỉ
mới được bắt đầu từ những năm 80, nhưng đến nay việc xuất khẩu lao động đã trở thành
một chủ trương lớn của nhà nước ta, nhằm giải quyết vấn đề lao động - việc làm và tăng
nguồn thu cho đất nước.
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là vấn đề bức thiết trong xã hội, nó có tác động đến đời
sống nhân dân cũng như đến nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu vấn đền XKLĐ sẽ giúp
hiểu rõ hơn về thực trạng di cư lao động nước ngoài và những lợi ích mà XKLĐ mang lại.
Như chúng ta đã biết hàng năm XKLĐ góp phần giải quyết một lượng lớn lao động dư
thừa, đặc biệt là lao động ở nông thôn với đặc điểm nổi bật là trình độ lao động thấp.Bên
cạnh đó nguồn thu nhập mà người tham gia XKLĐ gửi về hàng năm đã cải thiện đáng kể
đời sống cho gia đình họ về vật chất lẫn tinh thần, đây cũng là lực lượng có sự đóng góp
không nhỏ vào gia tăng GDP hàng năm của nước ta. Đi sâu vào tình hình XKLĐ chúng ta
còn thấy được những mặt trái của nó để từ đấy khắc phục, tránh vấp phải những sai lầm có
thể, đồng thời đưa ra được những kiến nghị để nâng cao chất lượng XKLĐ hơn. Mặt khác
giúp chúng ta có thể dự báo tình hình XKLĐ trong những năm tiếp theo. Để XKLĐ được
hoàn thiện hơn thì Đảng và Nhà nước nên có những chính sách bảo vệ người lao động như:
kí hợp đồng chặt chẽ, ngăn chặn nạn lừa đảo đi XKLĐ cũng như có những ưu ái đến người
lao động hơn trong việc loại bỏ bớt những thủ tục rườm rà trong vấn đề vay vốn đi XKLĐ.
Với những tác động to lớn như vậy thì xuất khẩu lao động cần được quan tâm, chú ý đến
2
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
như một hướng phát triển kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế chung của
đất nước.
Hơn nữa, nước ta với đặc điểm là một nước đông dân, vì thế nguồn lao động nước ta
phần nào chiếm ưu thế hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để tranh thủ sự
thuận lợi này thì nước ta cần chú trọng phát triển lực lượng lao động và hoạt động xuất
khẩu lao động ra nước ngoài.
Hiện nay xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt
Nam, vấn đề hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Việt Nam phải hội nhập trên mọi lĩnh vực,
khi đẩy manh xuất khẩu lao động, Việt Nam cũng đã rút ngắn khoảng cách hội nhập với
lao động trong khu vực và trên thế giới, góp phần hội nhập toàn nền kinh tế.
Như vậy xét cả tầm nhìn vi mô và vĩ mô thì vấn đền xuất khẩu lao động của Việt Nam
không phải là một vấn đề mới, nhưng hiện nay nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc
thực hiện những mục tiệu quan trọng của đất nước như: Giảm thất nghiệp, xóa đói giảm
nghèo, tăng trưởng kinh tế…Vì vậy xuất phát từ thực trạng và tình hình đó chúng em đã
nghiên cứu và tiến hành viết đề tài” MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT
NAM”
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Như đã trình bày ở trên, xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế, tự bản thân nó là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc nhiều yêu tố như: Chính sách lao
động, công tác quản lý, đào tạo lao động…Vì vậy đề tài này chủ yếu đi sâu tìm hiểu kỹ về
vấn đề thực trạng hoạt động trong và sau xuất khấu . Thông qua đó nêu lên xu thế vận
động của xuất khẩu lao động, những mặt tích cực và tiêu cực của nó và đưa ra một số giải
pháp dể khắc phục những hạn chế, nhằm tăng hiệu quả và những đóng góp của xuất khẩu
lao động vào sự phát triển kinh tế nước nhà.
Bằng phương pháp tiến hành điều tra đối tượng trên cơ sở tập hợp thu thập thông tin,
phương pháp thống kê, tính toán. Chúng tôi đã đưa ra những vấn đề cơ bản của XKLĐ với
những số liệu cụ thể về cơ cấu XKLĐ (cơ cấu thị trường, cơ cấu nghề, cơ cấu giới tính…)
và XKLĐ với những nội dung chủ yếu sau.
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu lao động
Chương 2: Một số vấn đề XKLĐ ở Việt Nam hiện nay
3
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng XKLĐ ở Việt Nam
Đề tài nghiên cứu gặp rất nhiều khăn khó trong vấn đề điều tra vì lao động xuất khẩu
sau khi trở về nước không tập trung ở một chỗ.Dù đã có rất nhiều cố gắng,song bài viết
không thể không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định,mong được sự đóng góp nhiệt
tình và chỉ bảo cụ thể của những người cùng quan tâm.
Qua đây chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến cô VŨ THỊ MAI đã giúp
đỡ và hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt đề tài này.Đồng thời chúng em xin gửi lời cám
ơn chân thành đến các đối tượng điều tra đã giúp chúng em tìm kiếm thông tin quý báu.
Xin cám ơn.
4
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
I. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC NƯỚC
1. KHÁI NIỆM XKLĐ
Xét về nguồn gốc của xuất khẩu lao động, XKLĐ bắt nguồn từ hình thức di cư lao
động quốc tế.
Di cư lao động quốc tế là di chuyển lao động từ nước này sang nước khác với mục
đích tìm việc làm, tiền lương cao và cuộc sống tốt hơn.
Di cư lao động quốc tế thường được thực hiện dưới 2 hình thức chủ yếu: Không chính
thức và chính thức.
Hình thức di cư lao động không chính thức (hay còn gọi là di cư lao động không theo
hợp đồng) là người lao động tự tìm cách ra nước ngoài để kiếm việc làm. Việc di cư này
thường được thực hiện bởi các tổ chức buôn lậu người hoặc qua con đường du lịch, thăm
thân nhân, du học…Sau đó ở lại nước sử dụng lao động. Do đó hình thức di cư này là bất
hợp pháp. Di cư lao động bằng con đường này không phải qua các thủ tục phức tạp của
việc xuất cảnh, nhập cảnh và đáp ứng yêu cầu thời gian của thị trường việc làm nên số
lượng lao động di cư bất hợp pháp lớn.
Hình thức di cư lao động chính thức (di cư lao động theo hợp đồng) là việc xuất khẩu
lao động thông qua các chính phủ, các tổ chức kinh tế hoặc các pháp nhân, các nhân dưới
sự đồng ý của chính phủ các nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động. Hình thức di cư
này là hợp pháp, do đó ngày càng tăng về số lượng và chủng loại.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, xuất phát từ nước xuất khẩu
cũng như nhập khẩu thì hình thức di cư lao động chính thức ngày càng phát triển, mà biểu
hiện nổI bật chính là hoạt động XKLĐ của các nước. Trong tình hình mới XKLĐ cũng
được hiểu theo đầy đủ nghĩa của nó. Ta có thể nói: Xuất khẩu lao động là hoạt động của
các chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội, các tổ chức pháp nhân nhằm đưa những người lao
động của nước mình đến tham làm việc tại những nước có nhu cầu về lao động nước ngoài
(gọi là nước XKLĐ và nước NKLĐ), nhằm đạt được những mục đích kinh tế, chính trị, xã
hội nhất định, dưới sự hợp tác, đồng ý của chính phủ cả hai nước XKLĐ và NKLĐ.
5
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
2. NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG XKLĐ
Nguyên nhân tạo ra hoạt động XKLĐ có nhiêu nguyên nhân, nguyên nhân đó xuất
phát từ vấn đề lịch sử, vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội…Nhưng nguyên nhân quan trọng
tác động mạnh mẽ đến hoạt động XKLĐ đó là xuất phát từ nguyên nhân kinh tế của cả
nước XKLĐ và nước NKLĐ.
Trước hết, xuất phát từ lợi ích thu được của nước XKLĐ như: XKLĐ giúp giải quyết
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh
thần của người tham gia XKLĐ. Đây là một bộ phận có đóng góp quan trọng, chiếm tỷ lệ
lớn trong việc thu hút nguồn ngoại tệ, đóng góp lớn vào nguồn ngân sách quốc gia. Bên
cạnh đó XKLĐ còn giúp các nước tham gia tăng cường quan hệ ngoại giao của mình với
các nước khác, trên cơ sở đó phát triển một mối quan hệ hòa bình, hợp tác, hữu nghị, đôi
bên cùng có lợi.
Ngoài ra, sự mất cân đối giữa cung và cầu về việc làm trong mỗi quốc gia cũng là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến XKLĐ quốc tế. Tại một số nước phát triển có tỷ lệ tăng
dân số hàng năm cao, nguồn nhân lực dồi dào trong khi sản xuất trong nước còn chậm phát
triển, chưa thu hút được nhiều lao động. Do đó sức ép về việc làm tăng lên, đòi hỏi chính
phủ phải tìm đầu ra cho lượng lao động dư thừa để giảm tình trạng thất nghiệp và thiếu
việc làm. Trong khi đó có nhiều nước đất rộng, người thưa, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, mức tăng dân số tự nhiên thấp nên có nhu cầu về lao động. Đặc biệt là xu hướng
XKLĐ tập trung vào các nước có mức thu nhập cao, yêu cầu không quá khắt khe.
Tiếp theo, chính là do sự phát triển của nền thương mại quốc tế, mà đặc biệt là sự phát
triển của các doanh nghiệp XKLĐ. Những doanh nghiệp này ngày càng phát triển cả về
quy mô, chất lượng và số lượng, xâm nhập rộng ra khắp thị trường quốc tế. Đây chính là
những tổ chức trung gian, giúp xúc tiến nhanh hơn hoạt động XKLĐ, cũng như giảm bớt
chi phí về thời gian, tài chính, tránh những thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà.
Cuối cùng, do khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đổi mới và ngày càng phát triển trên
toàn thế giới. Nhiều quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến cần nhiều lao động có
tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đó.
6
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC XKLĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á-
THÁI BÌNH DƯƠNG
1: TÌNH HÌNH XKLĐ TRÊN THẾ GIỚI
XKLĐ là một hoạt động mang tính kinh tế - xã hội cao. Vì vậy rất nhiều nước trên thế
giới tham gia XKLĐ. Chính phủ nhiều nước coi XKLĐ là chiến lược, là quốc sách lâu dài
nên đều có chương trình quốc gia về XKLĐ, coi đây là công việc thường xuyên của xã hội
và cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia XKLĐ, kể cả hình thức di dân, đi
thăm thân nhân, tự tìm việc làm ở nước ngoài. Như vậy XKLĐ đã mang tính xã hội hóa rất
cao. Tất nhiên có nước chỉ nhập và có nước chỉ xuất, và cũng có một số nước vừa nhập
vừa xuất khẩu lao động. Hoạt động XKLĐ trên thế giới, hay còn gọi là “di dân lao động
quốc tế” đã diễn ra nhiều thập kỷ nay, nhưng có xu hướng ngày càng tăng ở mấy thập kỷ
gần đây và sẽ còn tiếp tục tăng nhiều hơn nữa trong những năm tới. Theo tổ chức lao động
thế giới (ILO) hiện nay có khoảng hơn 60 nước có di dân và đi lao động làm việc tại các
nước khác với gần 120 triệu người, trong đó các nước Châu Á chiếm 50% trong tổng số.
Tất cả các quốc gia tham gia XKLĐ đều nhận thức được vai trò của XKLĐ trong chiến
lược phát triển của mình do đó họ đã xây dựng một hệ thống chính sách, luật lệ, quản lý
nhà nước nhằm tăng cường XKLĐ trên quy mô lớn.
2: CÁC NƯỚC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
Tình hình hoạt động XKLĐ ở các nước này ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Bởi lẽ,
về mặt địa lý, các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương ở gần Việt nam, bên cạnh đó lại có
sự tương đồng về khí hậu, phong tục tập quán, lối sống…Các nước trong khu vực Châu Á
như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…đã và đang nhập khẩu lao động Việt Nam trên nhiều
lĩnh vực, mang nhiều hình thức. Đồng thời họ cũng nhận lao động của các nước khác như:
Trung Quốc, Thái Lan, Philipin…cho nên sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động
không thể tránh khỏi. Các nước XKLĐ đều phát huy hết lợi thế của mình, khiến cho hình
thức và cách tiến hành XKLĐ hết sức đa dạng, phong phú. Một số nước yêu cầu nhập khẩu
lao động có trình độ cao, một số nước lại có nhu cầu sử dụng lao động dịch vụ, nhất là lao
động giúp việc gia đình, lao động giản đơn…Một số nước Châu Á vừa có chính sách nhập
khẩu và xuất khẩu lao động, nhập lao động của nước này rồi lại xuất lao động của mình
sang nước khác, tạo nên thị trường lao động thật sôi động nhưng cũng nhiều vấn đề mới
phát sinh. Ví dụ: Thái Lan cho phép hàng chục ngàn dân Myanmar sang làm thuê cho nông
7
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
dân Thái Lan, trong khi đó nông dân Thái Lan tràn vào thành phố tìm việc, còn dân thành
thị lại đi tìm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn. Nhiều sinh viên, thanh niên Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Newzeland, Úc để du học và tìm việc trong khi đất nước họ
lại tiếp nhận nhiều lao động của các nước khác đến làm việc.
Các nước ở khu vực Thái Bình Dương, chủ yếu là có nhu cầu nhập khẩu lao động ở
một số ngành may mặc, xây dựng, lao động giản đơn…Tuy nhiên việc sử dụng lao động
cũng gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt phong tục tập quán, bất đồng ngôn ngữ…
8
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN XKLĐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I: CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH XKLĐ Ở VIỆT NAM
Việt Nam là một nước ở khu vực Đông Nam Á với đặc điểm xã hội là một nước nông
nghiệp với số dân đông đúc. Theo thống kê, trung bình năm 2007 dân số nước ta khoảng
84,089 triệu người mà với diện tích đất nước chỉ có khoảng 331.000 km
2
, mà đại bộ phận
nhân dân sống ở nông thôn và làm nông nghiệp (hơn 70%) (theo số liệu thống kê của bộ
LĐ – TB – XH). Với đặc điểm như vậy nước ta luôn đứng trước tình thế: tỷ lệ thất nghiệp
và thiếu việc làm cao, hàng năm lại có thêm hơn 1 triệu người bước vào tuổi lao động. Đặc
biệt trong xu thế phát triển kinh tế toàn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay, đòi hỏi nước ta
phải sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức sản xuất vì vậy lượng lao động dư thừa ngày càng cao.
Đứng trước những thách thức khó khăn như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã sớm có chủ
trương cùng với việc giải quyết việc làm trong nước, là đẩy mạnh xuất khẩu lao động và
chuyên gia, và xác định đây là một chiến lược phát triển lâu dài – quan trọng trong phát
triển kinh tế.
Sớm nhân thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu lao động và chuyên gia, ngay
từ những năm 80 vấn đề này đã được Bộ chính trị và Chính phủ đưa ra những quyết định,
nghị định và chỉ thị rất quan trọng:
Quyết định của Hội đồng chính phủ số 46/CP ngày 11/12/1980 viết: “Trước yêu cầu,
nhiệm vụ mới của cách mang nước ta là đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng một đội ngũ
công nhân lành nghề và cán bộ kĩ thuật, nghiệp vụ, quản lý giỏi, phù hợp với nhiệm vụ xây
dựng và phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, đi
đôi với việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, Hội đồng chính phủ chủ
trương đưa một bộ phân công nhân và cán bộ đang công tác ở các xí nghiệp cơ quan nhà
nước sang các nước XHCN…”. Quyết định này là chủ trương về việc đưa công nhân và
cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và việc làm có thời hạn tại các nước XHCH, thực
hiện quyết định này nhà nước ta đã thu được một số kết quả nhất định.
Cùng năm 1980, Hội đồng chính phủ đã phê duyệt Nghị quyết số 362/CP ngày
29/11/1980 về việc sử dụng lao động với các nước XHCN, xác định 2 mục tiêu hợp tác lao
động là: giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên, bồi dưỡng đào tạo một đội ngũ
9
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
lao động có tay nghề vững vàng, đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế nước ta sau
này.
Đến năm 1983 – 1984, Chính phủ chủ trương tiếp tục đưa lao động đi làm việc ở các
nước ngoài hệ thống XHCN, mở rộng thị trường sang các nước Irắc, angeri.
Tháng 12/1986. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định “mở rộng việc đưa lao
động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó là một bộ phận hữu cơ của
chương trình lao động nói chung”. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, từ năm
1987 chính phủ đã cho phép ký các hiệp định, nghị định thư đưa hàng chục vạn lao động đi
Liên Xô, Đông Âu, LiBi, Irắc, đồng thời để phát triển thêm loại hình mới về XKLĐ, chính
phủ đã có Quyết định số 398/CT ngày 26/12/1987 giao cho bộ xây dựng chủ trì hợp tác lao
động kĩ thuật xây dựng với nước ngoài, nhằm tổ chức lực lượng xây dựng đồng bộ đi nhận
thầu ở nước ngoài và ban hành chỉ thị số 108/HĐBT ngày 30/06/1988 cho phép mở rộng
hợp tác lao động và chuyên gia với nước ngoài theo các hình thức hợp tác trực tiếp.
Ngày 22/09/1998, Bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số
41-CT/TW về xuất khẩu lao động và chuyên gia khẳng định: xuẩt khẩu lao động và chuyên
gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc
làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại
tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước khác.
Chủ trương về XKLĐ đã được quy định trong bộ luật lao động được Quốc hội thông
qua năm 1994, Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua năm 2002.
Chính phủ đã cụ thể hóa Bộ luật lao động về xuất khẩu lao động bằng việc ban hành các
nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 và nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999
sau đó chính phủ đã ban hành nghị định số 81/2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Đến năm 2005,
Nghị định 141/2005/NĐ-CP được ban hành về việc quản lí lao động Việt Nam làm việc ở
nước ngoài. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ( Luật
XKLĐ) đã được ban hành năm 2006 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2007.
Trong năm 2007 Cục Quản lý Lao động Ngoài nước và Trung tâm Lao động Ngoài nước
đã soạn thảo 18 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 2 nghị định của Chính phủ, 1 quyết định của thủ
tướng Chính phủ, 5 thông tư liên tịch và 8 quyết định của Bộ; đến nay đã trình các cấp có
10
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
thẩm quyền ban hành được 11 văn bản chủ yếu, 7 văn bản đang được hoàn thiện để trình
ban hành trong quý I năm 2008.
Bên cạnh việc đề ra những chủ trương để nhằm chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện
XKLĐ. Nhà nước ta cũng nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý và ra nhiều chính
sách nhằm quy định, bảo vệ về lợi ích của những người tham gia XKLĐ cũng như hỗ trợ
họ trong những vấn đề: nguồn kinh phí đi lại, đào tạo, ứng trước.
XKLĐ giải quyết khó khăn về việc làm cho một bộ phận cán bộ, công nhân viên chức
trong cơ quan nhà nước, trong các DN và một bộ phận thanh niên ngoài xã hội. Đặc biệt
chú ý đến các đối tượng chính sách, bộ độ phục viên, xuất ngũ. Song song với việc giải
quyết việc làm là tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho bản thân người lao động và gia đình họ.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài trước năm 1991 được nhà nước bao cấp
bằng nguồn kinh phí ngân sách. Thực hiện chủ trương đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật
để sau này về xây dựng đất nước, chính phủ đã đầu tư ngân sách cho sự nghiệp XKLĐ từ
khâu tuyển chọn đến tổ chức đưa đi, quản lý lao động ở nước ngoài và đưa họ về nước. Từ
năm 1991 đến nay theo cơ chế mới, người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải tự trang
trải một phần chi phí về làm hồ sơ, khám sức khỏe, hộ chiếu, visa…và nộp cho doanh
nghiệp đưa đi một khoản phí dịch vụ.
Các hiệp định và nghị định thư trước năm 1991 đã quy định cụ thể các chính sách, chế
độ cho người lao động. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động được hưởng
mọi quyền lợi như công dân sở tại, được nhà nước bảo hộ quyền lợi, đồng thời người lao
động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội và đóng góp xây dựng Tổ Quốc.
Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ người lao động như: Quyết định số
26/2005/QĐ-BTC ngày 13/05/2005 về việc ban hành quy chế tài chính về quản lý, sử dụng
quỹ hỗ trợ XKLĐ nhằm hỗ trợ về tài chính cho những người muốn làm việc ở nước ngoài
nhưng không đủ kinh phí dưới hình thức cho vay với lãi suất thấp; quyết định 114 của thủ
tướng chính phủ ngày 31/08/2007 về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc
làm ngoài nước; rồi ban hành chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa mà người
lao động mang về nước, khuyến khích lao động mang ngoại tệ về nước, giải quyết chế độ
trợ cấp thôi việc theo chính sách mới quy định riêng cho lao đông đã làm việc ở nước
ngoài.
11
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
Như vậy, trong xu thế phát triển kinh tế mới hiện nay thì Đảng và Nhà nước ta cũng
ngày càng cải thiện, đổi mới để ngày càng hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách để đảm
bảo công bằng và có lợi nhất cho những người làm việc ở nước ngoài, qua đó cũng khuyến
khích nhiều người tham gia vào việc XKLĐ (đặc biệt là lao động nhàn rỗi) để từ đó cải
thiện đời sống nhân dân, thực hiện được mục tiêu kinh tế của nhà nước.
12
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
II: TÌNH HÌNH XKLĐ Ở NƯỚC TA
1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ XKLĐ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
13
ti nghiờn cu khoa hc H ni- 2008
14
Bộ ngành liên quan Bộ lao động- thơng binh XH
Bộ ngoạigiao
Bộ tài chính
Bộ công an
Bộ y tế
Bộ KH&ĐT
Bộ TM&NH
Bộ VHTT
Bộ t pháp
UBND các
tỉnh
Cục quản lý
lao động
ngoài nớc
Sở tài chính
Sở LĐTBXH
Sở công an
Sở KHĐT
NHNN tỉnh
Sở VHTT
Sở t pháp
Phòng quản lý
Phòng CSLĐ
Phòng TTLĐ
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
Theo ®iÒu 18 nghÞ ®Þnh sè 152/CP/1999/N§-CP quy ®Þnh Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội có trách nhiệm :
1. Đàm phán, ký kết các Hiệp định Chính phủ về hợp tác sử dụng lao động với nước
ngoài theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;
2. Xác định chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và 5 năm về đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài; phối hợp với các Bộ, ngành, Đoàn thể trung ương và địa phương chỉ đạo thực hiện;
3. Nghiên cứu các chính sách, chế độ liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ đó;
4. Nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước và quy định các điều kiện làm việc, sinh
hoạt cần thiết cho người lao động, quy định các danh mục các nghề cấm, các khu vực cấm
đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
5. Hướng dẫn công tác bồi dưỡng nghề, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài;
quy định các chương trình đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi
làm việc ở nước ngoài. Thành lập các trung tâm quốc gia đào tạo nguồn lao động có kỹ
thuật, tay nghề cao và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước;
6. Cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép hoạt động chuyên doanh, nhận đăng ký hợp
đồng và thu lệ phí, phí quản lý theo quy định;
7. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan và doanh nghiệp có liên quan đến
việc thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tạm đình chỉ hoặc
đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 3 Điều 24 của
Nghị định này;
8. Định kỳ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam làm việc
có thời hạn ở nước ngoài;
9. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan giải quyết các vấn đề
phát sinh trong việc quản lý người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ;
10. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ nghiên cứu tổ
chức bộ phận quản lý lao động trong cơ quan đại diện Việt Nam ở những nước và khu vực
có nhiều lao động Việt Nam làm việc hoặc có nhu cầu và khả năng nhận nhiều lao động
15
ti nghiờn cu khoa hc H ni- 2008
Vit Nam vi s lng biờn ch, chc nng, nhim v v quyn hn phự hp vi Phỏp lnh
v c quan i din nc Cng ho xó hi ch ngha Vit Nam nc ngoi.
Theo điều 19: Nghị định số 152/1999/NĐ- CP quy định quyền và nghĩa vụ của các
bên liên quan nh sau
1. B Ti chớnh ch trỡ phi hp vi B Lao ng - Thng binh v Xó hi quy nh
chi tit vic thu v s dng l phớ, phớ qun lý v phớ dch v; mc v th thc gi tin t
cc ca ngi lao ng.
2. C quan i din Vit Nam nc ngoi thc hin qun lý Nh nc i vi lao
ng Vit Nam nc s ti; thụng qua B Ngoi giao cung cp kp thi cho B Lao ng
- Thng binh v Xó hi thụng tin v tỡnh hỡnh th trng lao ng ngoi nc v tỡnh hỡnh
ngi lao ng Vit Nam nc s ti; liờn h vi cỏc c quan chc nng ca nc s ti
giỳp B Lao ng - Thng binh v Xó hi thit lp quan h hp tỏc s dng lao ng;
phi hp vi cỏc t chc, c quan hu quan ca nc s ti v cỏc t chc quc t gii
quyt cỏc vn phỏt sinh nhm bo v quyn li chớnh ỏng ca ngi lao ng v ca
doanh nghip Vit Nam.
3. B Cụng an trong phm vi trỏch nhim ca mỡnh phi hp vi B Lao ng -
Thng binh v Xó hi trong vic qun lý ngi lao ng i lm vic nc ngoi; to
iu kin ngi lao ng c cp h chiu mt cỏch thun li theo quy nh ca phỏp
lut, ỏp ng yờu cu v thi gian thc hin hp ng vi bờn nc ngoi.
4. B K hoch v u t v cỏc B, ngnh trong phm vi trỏch nhim ca mỡnh a
ni dung hp tỏc lao ng vi nc ngoi vo cỏc k hoch phỏt trin kinh t i ngoi,
cỏc chng trỡnh hp tỏc quc t, cựng B Lao ng - Thng binh v Xó hi xỏc nh ch
tiờu k hoch v a ngi lao ng Vit Nam i lm vic nc ngoi hng nm, 5 nm.
5. B Thng mi v Ngõn hng Nh nc Vit Nam nghiờn cu trỡnh Chớnh ph ban
hnh hoc ban hnh theo thm quyn cỏc chớnh sỏch to iu kin ngi lao ng v
doanh nghip a ngi lao ng Vit Nam i lm vic cú thi hn nc ngoi thc hin
cỏc quyn quy nh ti khon 3 iu 8, khon 1 iu 10 v iu 17 ca Ngh nh ny.
V theo iu 20, Cỏc B, ngnh, c quan Trung ng cỏc on th, y ban nhõn dõn
cỏc tnh, thnh ph trc thuc Trung ng cú trỏch nhim :
16
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
1. Thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định số lượng các
doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý được phép đưa người lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của các doanh nghiệp đưa lao
động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, đồng thời phối hợp với các Bộ,
ngành có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh;
3. Báo cáo tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh
nghiệp thuộc phạm vi quản lý; lập kế hoạch hàng năm, 5 năm về việc đưa lao động đi làm
việc ở nước ngoài gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chính
phủ.
Ngoài ra theo điều 20 : Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quy
định chi tiết việc người lao động thuộc các đối tượng chính sách có công với nước và
người lao động nghèo được vay tín dụng để nộp tiền đặt cọc và lệ phí trước khi đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài.
Và theo điều21: Trong trường hợp bất khả kháng phải khẩn cấp đưa người lao động
Việt Nam về nước, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp tổ chức đưa người lao động về nước;
trường hợp vượt quá thẩm quyền và khả năng thì cơ quan chủ quản phối hợp với Bộ Ngoại
giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính lập phương án trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định.
Những năm gần đây, cùng với đà tăng trưởng kinh tế của đất nước, công tác XKLĐ
cũng đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Quy mô XKLĐ hàng năm liên tục gia tăng
với tốc độ nhanh. Năm 2007, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt đến con số
85.020 người vượt 6.3% kế hoạch năm, so với nhiều quốc gia khác thì con số này là khiêm
tốn song tự bản thân nó đã minh chứng cho những nỗ lực của các ngành các cấp, các doanh
nghiệp XKLĐ. Bên cạnh đó, hiện vẫn còn tồn tại hạn chế trong công tác quản lý hoạt động
XKLĐ, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng XKLĐ.
Trước hết là về công tác quản lý XKLĐ trong nước vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém.
Doanh nghiệp không đủ năng lực khai thác thị trường, tuyển dụng và đào tạo lao động. Đã
17
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
có những hợp đồng ký kết với nội dung không chặt chẽ gây bất lợi cho người lao động.
Hợp đồng tuyển dụng lao động chưa được thực hiện đồng bộ, việc thực hiện hợp đồng còn
bị buông lỏng: Có trường hợp lao động không được làm việc theo đúng hợp đồng, trường
hợp lao động Việt Nam bị hành hung. Tất cả nhưng rủi ro, thiệt thòi đó của người lao động
Việt Nam ở nước ngoài có thể ngăn chặn và xử lý kịp thời nếu như công tác quản lý lao
động được thực thi tốt tại nước ngoài. Hiện tại Việt Nam mới chỉ có 5 cơ quan đại diện về
vấn đề XKLĐ ở Nga, Cộng Hòa Séc, Đức, Hàn Quốc và Đài Loan. Còn ở các thị trường
khác thì người lao động bị phó mặc cho doanh nghiệp các nước sở tại. Thực tế ở Việt Nam
hiện nay, những vụ lừa đảo trong XKLĐ diễn ra rất phức tạp gây tâm lý hoang mang của
người lao động khi có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài. Đây chính là khuyết điểm
trong công tác quản lý XKLĐ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được hoạt động XKLĐ của nước ta hiện nay đang
bộc lộ một số vấn đề cần giải quyết để có thể tạo dựng một hình ảnh lành mạnh về lao
động Việt Nam. Đó là vấn đề lao động Việt Nam tự ý phá vỡ hợp đồng, trốn khỏi nơi làm
việc để ra làm ăn bên ngoài với hy vọng có thu nhập cao hơn. Trong thời gian gần đây, vấn
đề bỏ trốn đang diễn biến phức tạp, Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn cao nhất là ở Nhật
Bản (chiếm 30-40%), tiếp đến là Hàn Quốc (25-30%), tại Đài Loan là 9%, trên thực tế con
số này còn cao hơn. Điều này đã tác động xấu đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trang trên, trong đó phải kể đến nguyên nhân cơ bản là
công tác giáo dục, định hướng người lao động đi xuất khẩu còn yếu kém. Nhiều doanh
nghiệp quá thiên về tuyển dụng và tăng nhanh số lượng lao động xuất cảnh vì lợi nhuận
kinh tế mà không chú ý đến chất lượng lao động và vấn đề giáo dục ý thức. Thậm chí có
những đơn vị còn phó mặc cho đối tác Đài Loan tự thực hiện toàn bộ việc tuyển lao động
xuất cảnh, doanh nghiệp này chỉ cung cấp giấy phép. Một nguyên nhân khác là ngay bản
thân các chế tải xử phạt hiện tại với việc lao động bỏ trốn chưa đủ mạnh để răn đe người
lao động. Nhiều khi các văn bản này lại nhằm vào các doanh nghiệp XKLĐ, cho rằng việc
lao động bỏ trốn là lỗi của doanh nghiệp chứ không phải lỗi của người lao động.
Qua nhìn nhận đánh giá trên, ta thấy công tác quản lý trong hoạt động XKLĐ là một
vấn đề khó khăn phức tạp vì nó liên quan tới nhiều phía. Việc đảm bảo đầy đủ quyền và
nghĩa vụ chính đáng của người lao động phải được quan tâm hơn nữa. Công tác quản lý là
một nhiệm vụ đóng vai trò then chốt trong toàn bộ các khâu của qua trình XKLĐ, vấn đề
18
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
quản lý có hiệu quả cao sẽ là động lực mạnh mẽ thu hút ngày càng nhiều lao động tham
gia, tạo được uy tín của XKLĐ Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vậy vấn đề này càng cần
sự quan tâm chỉ đạo cương quyết hơn nưa của Đảng và Nhà nước để ngày càng phát triển
chất lượng của XKLĐ.
2: XKLĐ NHỮNG NĂM 1980- 1990
XKLĐ những năm 1980 – 1990 được thực hiện thông qua việc ký kết các hiệp
định hợp tác về lao động giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, trên
tinh thần hợp tác hữu nghị và cùng giúp đỡ lẫn nhau. Ta giúp bạn giải quyết những khó
khăn về thiếu hụt lao động, bạn giúp ta tạo việc làm, thu nhập và rèn luyện tay nghề cho
người lao động, vừa đồng thời giải tỏa bớt những khó khăn về tài chính cho chính phủ
trong chi tiêu và trả nợ.
Mục tiêu XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn này không phải đặt hiệu quả kinh tế
lên hàng đầu mà chỉ nhằm giải quyết vấn đề việc làm và đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn người lao động, có thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm bù đắp
một phần những thiếu hụt trong nước và nợ đến hạn.
Trong vòng 10 năm 1980 – 1990 nước ta đã đưa được 277.183 người đi lao động có
thời hạn ở nước ngoài, bình quân mỗi năm có trên 2.7 vạn người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài. Đây là giai đoạn có quy mô lao động đi làm việc ở nước ngoài có quy
mô tương đối lớn. Nhưng nó cũng mang những đặc trưng nhất định trong cơ cấu thị
trường, ngành nghề, giới tính…
Về thị trường, trong giai đoạn này nước ta chủ yếu đưa lao động sang Liên Xô và các
nước Đông Âu. Ngày 01/02/1980, chính phủ đã ra quyết định số 46-CP chủ trương đưa
một bộ phận lao động, kỹ thuật đi làm việc và bồi dưỡng tay nghề ở các nước XHCN. Sau
đó các hiệp định về hợp tác lao động lần lượt được ký với các nước: CHDC Đức
(14/04/1980), Bungari (03/10/1980) và Tiệp Khắc (27/11/1980).
Nước Liên Xô CHDC Đức Bungari Tiệp Khắc Tổng số
Người 112.338 72.786 35.099 37.659 257.880
Bảng 1: Cơ cấu thị trường XKLĐ trong giai đoạn 1980 - 1990
19
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
Ngoài thị trường chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu, trong giai đoạn này Việt Nam còn
ký hiệp định chính phủ về hợp tác chuyên gia với một số nước Châu Phi. Trong tổng số
277.183 người đi lao động ở giai đoạn này chủ yếu ở Liên Xô và Đông Âu là 257.880
người chiếm 93% trong đó Liên Xô chiếm số lượng lớn 112.338 người, còn lại phân bổ ở
các nước như: CHDC Đức 72.186 người, Bungari 35.099 người, Tiệp Khắc 37.659 người.
Số còn lại được phân bổ ở các nước Irắc, Angieri, Cônggô (19.301 người). Trong đó riêng
Irắc đã chiếm 16.408 người.
Về giới tính, trong giai đoạn này tỷ lệ lao động Nam chiếm tỷ trọng cao, trung bình
trong cả giai đoạn là lao động Nam chiếm 61,6% với số lượng là 148.063 người trong tổng
số 240.301 người, trong khi đó lao động nữ chỉ có 92.238 người chiếm 38,4%. Nhìn chung
qua các năm tỷ lệ lao động nữ đều thấp hơn nam, dao động từ 27,6% đến 60,7%. Năm cao
nhất là năm 1985 chiếm 60,7% với lượng người 3.040 người. Đây cũng là một đặc trưng
cơ bản của giai đoạn này, nguyên nhân là do yếu tố chủ quan là lao động nữ còn nhiều ràng
buộc về gia đình, sức khỏe, trình độ nên tỷ lệ đi lao động nước ngoài không cao. Bên cạnh
đó còn có tác động do nhu cầu nghề nghiệp chủ yếu là các công việc nặng nhọc như: đánh
cá, xây dựng…Ngược lại, những đặc điểm này lại phù hợp với lao động là nam giới. Vì
vậy trong giai đoạn này ta thấy chủ yếu là lao động là nam giới tham gia XKLĐ. Chúng ta
thấy rõ điều này qua bảng 2, thể hiện đầy đủ cơ cấu giới tính biến động cụ thể qua các
năm.
Năm Tổng số Nam Nữ
Số
lượng
% Số
lượng
%
1980 1.570 979 62.4 592 37.6
1981 20.230 14.644 72.4 5.586 27.6
1982 25.970 17.794 68.5 8.176 31.5
1983 12.402 7.768 62.6 4.634 37.4
1984 4.489 2.918 65.0 1.571 35.0
1985 5.008 1.968 39.3 3.040 60.7
1986 9.012 5.907 65.5 3.105 34.5
1987 46.098 22.161 48.1 23.937 51.9
1988 71.835 46.198 64.3 25.637 35.7
1989 40.618 25.608 63.0 15.010 37.0
1990 3.069 2019 65.8 1.050 34.2
20
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
Tổng
(1)
240.301 148.063 92.238
Bảng 2: Cơ cấu giới tính XKLĐ trong giai đoạn 1980 – 1990
( không bao gồm 7.200 chuyên gia và gần 24.000 thực tập sinh, học nghề tại các nước
Đông Âu.)
Nguồn: Một số điều cần biết về xuất khẩu lao động – NXB Thanh niên 2003.
Trong giai đoạn này ta thấy một đặc trưng nổi bật nữa là: Đối tượng đưa đi XKLĐ
chủ yếu là: Bộ đội phục viên, đây là lực lượng chiếm tỷ trọng lớn, vì trong những năm
chiến tranh nước ta đã huy động một số lượng lớn người tham gia vào quân đội để phục vụ
cuộc chiến tranh vệ quốc. Vì vậy sau chiến tranh yêu cầu giải quyết việc làm cho lực lượng
này là một yêu cầu cấp bách. Tiếp theo là những lao động trong khu vực nhà nước thuộc
diện giảm biên và số thanh niên mới bước vào tuổi lao động – là con em của những đối
tượng được ưu tiên (con thương binh liệt sỹ, anh hùng lực lượng vũ trang, gia đình có công
với cách mạng). Đây chủ yếu là nguồn đáp ứng những nhu cầu lao động không cần tay
nghề, chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu là lao động phổ thông.
Còn để đáp ứng về cầu lao động trong khu vực II thì nguồn của nước ta chủ yếu tuyển
chọn những lao động có tay nghề, có kinh nghiệm, đã làm việc lâu năm trong nghề.
Hình thức hợp tác lao động chủ yếu là làm xen ghép trong dây chuyền sản xuất với lao
động nước bạn. Những năm 1983, 1984 có thêm hình thức nhận thầu công trình và hợp tác
trực tiếp giữa các bộ, các ngành và các địa phương kết nghĩa của hai nước với nhau (Hà
Nội – Matxcơva, Nghệ Tĩnh – Ulianop…). Lao động Việt Nam thường được tổ chức thành
các đội (40 – 50 người), có một đội trưởng và phiên dịch phụ trách. Trên cấp quản lý đội
lao động, có cán bộ quản lý vùng, quản lý khu, quản lý chung về mặt nhà nước đối với
LĐXK.
Lao động Việt Nam thường được bố trí làm những công việc mà lao động nước bạn
không thích làm (những công việc không đòi hỏi chuyên môn cao, có lương thấp) hoặc
được phân công đến vùng xa xôi, hẻo lánh. Trong giai đoạn này cơ cấu lao động xuất khẩu
của Việt Nam được phân bổ vào các ngành: Hơn 40% vào công nghiệp nhẹ với 117.432
người mà chủ yếu là các nghề dệt, da, may mặc; 25,3% vào cơ khí với 71.077 người. Phân
bố vào ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng 22,9% là 64.247 người; vào các
21
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
ngành công nghiệp khác chiếm 4,2%, phân bố chủ yếu trong 2 ngành: ngành hóa chất 8329
người, ngành công nghiệp thực phẩm 3.542 người. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp 6.160
người, chiếm 2,19%, các ngành khác gồm 10.119 người chiếm 3,58%.
Lao động phân chia theo
khu vực và ngành nghề
Cơ cấu
Số lượng người %
Tổng số 288.106 100%
Bao gồm
Chuyên gia 7.200
Lao động 280.906
Chia theo ngành nghề 280.906
Cơ khí 71.077 25,3
Hóa chất 8.329 2,97
Công nghiệp nhẹ 117.432 41,8
Công nghiệp thực phẩm 3.542 1,26
Xây dựng và SXVL xây
dựng
64.247 22,9
Nông nghiệp, lâm nghiệp 6.160 2,19
Các ngành khác 10.119 3,58
Bảng 3: Cơ cấu ngành nghề và khu vực của LĐXK những năm 1980 – 1990
Nguồn: Một số điều cần biết về xuất khẩu lao động – NXB Thanh niên 2003.
Mức thu nhập bình quân của lao động Việt Nam ở các nước như sau:
- Liên Xô: 160 – 180 rúp/tháng
- Đức: 800 – 900 DM/tháng
- Tiệp Khắc: 1800 – 2000 cuaron/tháng
- Bungari: 160 – 180 Leva/tháng
Trừ các khoản phải đóng góp và chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, trung bình sau một
hợp đồng lao động ( 4 – 5 năm) mỗi lao động còn tiết kiệm được từ 3000 – 5000 rúp, chưa
kể các khoản thu ngoài lương. Lao động ở các khu vưc II, sau một hợp đồng lao động 2
năm, mỗi người còn tiết kiệm được bình quân từ 1500 – 2000 USD. Riêng trong ngành xây
22
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
dựng, một lao động có tay nghề bậc 3, sau 2 năm làm việc ở LiBi đã đem về được 5000
USD, lao động không có tay nghề cũng dành dụm được 3500 USD.
Nhìn chung XKLĐ của nước ta trong giai đoạn 1980 – 1990, do những điều kiện kinh
tế, xã hội, do hạn chế của chính sách đối ngoại, do những ảnh hưởng của thị trường kinh tế
quốc tế, nên XLKĐ có những nét đặc trưng nhất định: Thị trường chủ yếu là các nước phe
xã hội chủ nghĩa, tỷ trọng lao động không nghề lớn, phần lớn lao động trước khi đi không
qua đào tạo, khi đến nước tiếp nhận, lao động được phân phối về các đơn vị sản xuất, được
kèm cặp đào tạo tại chỗ, được trang bị tay nghề phù hợp với các xí nghiệp, nhà máy bạn
yêu cầu.
3:XKLĐ TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
Năm 1986 với tinh thần phê và tự phê, Đại hội VI của Đảng đã họp và thẳng thắn
nhận ra sai lầm của mình và sớm đã có biện pháp khắc phục là chuyển từ cơ chế quan liêu,
tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường cạnh tranh tự do. Từ đại hội VI của Đảng ta cũng
đã có những thay đổi trong nhận thức về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Sau
chỉ thị số 73-CT ngày 13/03/1990 của chủ tịch HĐBT về việc tạm ngừng XKLĐ để củng
cố, chấn chỉnh tổ chức hệ thống lao động ở nước ngoài. Ngày 09/11/1991 Hội đồng bộ
trưởng đã ra quyết định 370/HĐBT, ban hành quy chế về việc đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Bản quy chế này đã trở thành kim chỉ nam
trong hành động, mở ra một thời kỳ mới cho XKLĐ dưới thời “mở cửa”.
XKLĐ dưới thời kỳ này không chỉ đơn thuần là giải quyết việc làm và học hỏi kinh
nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nữa. Mà chính phủ Việt Nam coi XKLĐ: “Là một
hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa
Việt Nam với các nước sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi,
tôn trọng pháp luật và truyền thống dân tộc của nhau”.
Hình thức XKLĐ cũng được mở rộng, XKLĐ không chỉ được thực hiện thông qua các
hiệp định giữa 2 chính phủ mà còn được thực hiện theo các hợp đồng cung ứng lao động
giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam với các tổ chức hoặc các nhân người nước ngoài. Chấp
nhận các quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh, chấp nhận qua hệ chủ - thợ…Việt Nam
mở rộng quan hệ, hợp tác lao động với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo
cơ chế mới, Nhà nước giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp XKLĐ tìm kiếm, khảo sát
23
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
thị trường lao động, trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo định hướng cho người lao
động phù hợp với yên cầu của bên sử dụng lao động. Nhà nước (mà trực tiếp là Bộ lao
động thương binh và xã hộI) chỉ thị thực hiện chức năng quản lí, kiểm tra, giám sát, ban
hành các chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho XKLĐ ngày càng có hiệu quả
hơn.
Trong giai đoạn này nước ta đã đưa đi gần 600.000 người đi làm việc ở nước ngoài,
trung bình mỗi năm nước ta đã đưa đi 40.000 người trong các năm 1992 đến 2007. Với
những đặc điểm mới của cơ chế đổi mới thì cơ cấu XKLĐ của nước ta cũng đã có nhiều
đổi khác từ năm 1990 đến giai đoạn này:
Thứ nhất là về cơ cấu thị trường. Nếu như trước 1990 nước ta chủ yếu đưa lao động
sang các nước phe XHCN, các nước Châu Phi như: Irắc…thì đến nay thị trường XKLĐ
của nước ta đã được mở rộng thêm tới các thị trường như: Khu vực Đông Bắc Á, Đông
Nam Á, Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, Úc, Khối EU, Mĩ. Năm 1991 nước ta chỉ
tham gia XKLĐ ở 12 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 2007 đã có gần 40 quốc gia và
vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam đang làm việc, số lượng LĐXK này phân bố
nhiều ở các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia…
Những năm 1991, 1992 XKLĐ bắt đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới,vì còn
thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường mới và các nghiệp vụ
hoạt động kinh doanh XKLĐ nên số lao động đưa đi xuất khẩu còn hạn chế và không ổn
định, như vào năm 1992 chỉ có 816 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài. Nhưng
đến năm 1993 đã là 3.968 lao động và tăng lên 9.228 lao động vào năm 1994. Những năm
từ 1992 – 1996, lao động Việt Nam được đưa sang thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng
lớn, như vào năm 1993, 1994, 1995, 1996 số lao động đưa sang Hàn Quốc lần lượt là:
1.352, 4.378, 5.674, 6.275 lao động.
Năm Tổng
số
Hàn
Quốc
Đài
Loan
Nhật
Bản
Malaysia Các
nước khác
1992 816 56 0 210 0 550
1993 3.968 1.352 0 289 53 2.274
1994 9.228 4.378 37 257 15 4.541
1995 9.569 5.674 87 723 2 3.083
24
Đề tài nghiên cứu khoa học Hà nội- 2008
1996 12.66
8
6.275 122 1.343 2 4.916
1997 18.44
7
4.880 191 2.250 0 11.126
1998 12.18
4
1.322 197 1.926 7 8.732
1999 19.97
0
4.518 558 1.856 1 13.037
2000 31.50
0
7.316 8.099 1.497 239 14.349
2001 36.16
8
3.910 7.728 3.249 23 21.204
2002 46.122 1.190 13.19
1
2.202 19.965 9.574
2003 78.489 4.326 29.974 2.384 40.552 1.253
2004 67.44
0
4.770 37.14
0
2.750 14.560 8.220
2005 70.594 12.102 22.784 2.953 24.605 8.150
2006 78.855 10.577 14.12
7
5.360 37.941 10.850
2007 85.020 12.18
7
23.64
0
5.500 26.704 16.989
Quí
I/2008
22.932 2.656 8.501 1.201 4.898 5.676
Bảng 4: Cơ cấu thị trường XKLĐ giai đoạn 1991- 2008
Nguồn: Số liệu của cục quản lý lao động nước ngoài Bộ LĐ-TB và xã hội
Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Ta thấy, sở dĩ lao động phần lớn được đưa sang Hàn Quốc ở giai đoạn này bởi vì đây
là một thị trường mới, nhiều tiềm năng, và điều kiện sống ở Hàn Quốc cũng gần với Việt
Nam. Là 1 nước Châu Á, Hàn Quốc thu hút nhiều lao động Việt Nam như năm 1997 con
số này lên tới 18.447 lao động. Nhưng đến năm 1998 được coi là năm khó khăn cho
XKLĐ Việt Nam, lượng lao đông xuất khẩu giảm hẳn (từ 18.447 người năm 1997 xuống
25