Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại duyên hải nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




……


DƯƠNG XUÂN DIÊU


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ NÔNG SINH HỌC CỦA CÂY BÔNG
TRỒNG TẠI DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 62 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: 1: GS.TS. NGUYỄN QUANG THẠCH
2: TS. VŨ ĐÌNH CHÍNH




HÀ NỘI - 2013



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
hình ảnh, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Các tài liệu trích dẫn được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được cám ơn.

Tác giả



Dương Xuân Diêu






















ii
LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án,
nghiên cứu sinh đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập
thể và cá nhân.
Lời đầu tiên nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn GS. TS. Nguyễn
Quang Thạch, TS. Vũ Đình Chính - người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu Bông và
Phát triÓn Nông nghiệp Nha Hố, Lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ
Công Thương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh học tập và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Sinh lý thực vật,
Khoa Nông học, Ban quản lý đào tạo - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội;
cán bộ Phòng nghiên cứu Kỹ thuật canh tác cùng các đơn vị của Viện Nghiên
cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố đã tận tình giúp đỡ nghiên cứu
sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng nghiên cứu sinh muốn dành lòng biết ơn sâu sắc đến gia
đình, cha, mẹ, các anh chị em, các đồng nghiệp, bạn bè trong và ngoài cơ
quan - những người đã tận tụy giúp đỡ, động viên nghiên cứu sinh trong quá
trình học tập và hoàn thành luận án này.
Một lần nữa nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp
đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân dành cho nghiên cứu sinh.


Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận án



Dương Xuân Diêu


iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt viii
Danh mục bảng ix
Danh mục hình xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
4 Những đóng góp mới của luận án 3
5 Giới hạn của đề tài 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.2 Tình hình sản xuất bông trên thế giới và ở Việt Nam 6
1.2.1 Tình hình sản xuất bông trên thế giới 6
1.2.2 Tình hình sản xuất bông ở Việt Nam 8
1.3 Đặc điểm của vùng trồng bông Duyên hải Trung Bộ 10
1.3.1 Điều kiện khí hậu 10
1.3.2 Điều kiện đất đai 11
1.3.3 Điều kiện xã hội 11


iv
1.4 Một số đặc điểm thực vật và sinh lý, sinh thái của cây bông 12
1.4.1 Đặc điểm thực vật học 13
1.4.2 Đặc điểm sinh lý và sinh thái của cây bông 15
1.4.3 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bông 21
1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về một số chỉ tiêu sinh
lý của cây bông 23
1.5.1 Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ cây đến
sinh trưởng, phát triển, chỉ số diện tích lá và năng suất bông 23
1.5.2 Một số kết quả nghiên cứu về sự tích lũy chất khô của cây bông 27
1.5.3 Một số kết quả nghiên cứu về phân bố quả của cây bông 29
1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu về PIX và một số chất điều hòa
sinh trưởng khác 30
1.5.5 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón 35
1.5.6 Một số kết quả nghiên cứu về hàm lượng diệp lục trong lá bông 39
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 42
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 42
2.1.1 Giống bông 42
2.1.2 Chất kìm hãm sinh trưởng Mepiquat-chloride 42
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 43

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 43
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 43
2.3 Nội dung nghiên cứu 43
2.4 Phương pháp nghiên cứu 44
2.4.1 Bố trí thí nghiệm 44
2.4.2 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định 49
2.4.3 Phương pháp canh tác trong các thí nghiệm 52


v
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 52
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
3.1 Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của một số giống
bông trong điều kiện thâm canh tại Duyên hải Nam Trung Bộ 53
3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống bông tham gia
nghiên cứu 53
3.1.2 Động thái chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống bông
thí nghiệm 55
3.1.3 Động thái hiệu suất quang hợp thuần của các giống bông
nghiên cứu 56
3.1.4 Hàm lượng diệp lục trong lá của các giống bông nghiên cứu 57
3.1.5 Tỷ lệ đóng góp số quả trên các loại cành của các giống
bông nghiên cứu 58
3.1.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
bông nghiên cứu 64
3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh
lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 68
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số đặc điểm sinh
trưởng của giống bông VN35KS và VN04-4 69
3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện

tích lá (LAI) của giống bông VN35KS và VN04-4 71
3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu về quả 73
3.2.4 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống bông lai VN35KS và VN04-4 76
3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến
các chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông
VN35KS và VN04-4 83


vi
3.3.1 Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng PIX đến một số
đặc điểm sinh trưởng của giống bông VN35KS và VN04-4 83
3.3.2 Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng PIX đến động thái
chỉ số diện tích lá (LAI) của giống bông VN35KS và VN04-4 89
3.3.3 Ảnh hưởng của việc xử lý PIX đến hàm lượng diệp lục
trong lá 91
3.3.4 Ảnh hưởng của việc xử lý PIX đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 93
3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu
sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và
VN04-4 trong điều kiện phun chất điều hòa sinh trưởng PIX 99
3.4.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số
diện tích lá (LAI) 100
3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến hiệu suất quang
hợp thuần 102
3.4.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến số một số chỉ tiêu
về quả 104
3.4.4 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất 106
3.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh

lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 113
3.5.1 Ảnh hưởng của phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá
(LAI) của giống bông VN35KS và VN04-4 114
3.5.2 Ảnh hưởng của phân bón đến hàm lượng diệp lục trong lá 116
3.5.3 Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 118


vii
3.6 Mô hình ruộng bông năng suất cao tại huyện Bắc Bình, tỉnh
Bình Thuận 125
3.6.1 Mô hình ruộng bông năng suất cao của giống bông
VN35KS 125
3.6.2 Mô hình ruộng bông năng suất cao của giống bông VN04-4 127
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 130
1 Kết luận 130
2 Đề nghị 131
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
PHỤ LỤC 147



viii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

50% hoa nở = 50% số cây có hoa đầu tiên nở
50% nụ = 50% số cây có nụ đầu tiên
50% quả nở = 50% số cây có quả đầu tiên nở
CCC = Chiều cao cây

CDCQDN = Chiều đai cành quả dài nhất
Cs = Cộng sự
Đ/c = Đối chứng
Đvt = Đơn vị tính
LAI = (Leaf Area Index) Chỉ số diện tích lá
M.quả (g) = Khối lượng quả bông tính bằng gam
NSSVH = Năng suất sinh vật học
NSLT = Năng suất lý thuyết
NSTT = Năng suất thực thu
Nxb = Nhà xuất bản
TGST = Thời gian sinh trưởng


ix
DANH MỤC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang
1.1 Tình hình sản xuất bông của thế giới trong những năm gần đây 8
1.2 Diễn biến tình hình sản xuất bông ở Việt Nam trong những năm qua 9
3.1 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống bông nghiên cứu tại
Ninh Thuận năm 2009 54
3.2 Động thái chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống bông nghiên
cứu tại Ninh Thuận năm 2009 55
3.3 Động thái hiệu suất quang hợp thuần của các giống bông nghiên
cứu tại Ninh Thuận năm 2009 57
3.4 Hàm lượng diệp lục trong lá giai đoạn ra hoa rộ của các giống
bông nghiên cứu tại Ninh Thuận năm 2009 58
3.5 Tỉ lệ đậu quả/cành quả của các giống bông nghiên cứu tại Ninh

Thuận năm 2009 (%) 59
3.6 Tỉ lệ đóng góp số quả/cành quả của các giống bông nghiên cứu
tại Ninh Thuận năm 2009 (%) 61
3.7 Tỉ lệ đậu quả ở các vị trí khác nhau trên cành quả của các giống
bông nghiên cứu (%) 62
3.8 Tỉ lệ đóng góp quả ở các vị trí khác nhau trên cành quả của các
giống bông nghiên cứu (%) 63
3.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bông
nghiên cứu tại Ninh Thuận năm 2009 64
3.10 Ảnh hưởng của các mật độ gieo trồng đến số cành quả/cây, số
cành đực/cây, chiều dài cành quả dài nhất (CDCQDN) của giống
VN35KS và VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009 69


x
3.11 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến số một số chỉ tiêu về quả
của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009 74
3.12 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến số quả/cây trong các giai
đoạn của giống bông lai VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009 75
3.13 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống bông lai VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009 76
3.14 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống bông lai VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009 79
3.15 Ảnh hưởng của PIX đến thời gian sinh trưởng và chiều cao cây
của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009 84
3.16 Ảnh hưởng của PIX đến số cành quả/cây, số cành đực/cây, chiều
dài cành quả dài nhất của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận
năm 2009 85
3.17 Ảnh hưởng của PIX đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và
đặc điểm thực vật học của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận

năm 2009 87
3.18 Ảnh hưởng của PIX đến hàm lượng diệp lục trong lá của giống
bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009 91
3.19 Ảnh hưởng của PIX đến hàm lượng diệp lục trong lá của giống
bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009 92
3.20 Ảnh hưởng của PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009 93
3.21 Ảnh hưởng của PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009 96
3.22 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái của hiệu suất
quang hợp thuần của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận
năm 2009 103


xi
3.23 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến số một số chỉ tiêu về quả
của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009 104
3.24 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu về quả của
giống bông lai VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009 105
3.25 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống bông lai VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009 106
3.26 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống bông lai VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009 109
3.27 So sánh ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến năng suất và năng
suất bông trong điều kiện có xử lý PIX và không xử lý PIX 112
3.28 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái chỉ số diện
tích lá của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận, năm 2010 114
3.29 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái chỉ số diện
tích lá của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2010 115
3.30 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hàm lượng diệp lục

trong lá của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2010 116
3.31 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hàm lượng diệp lục
trong lá của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2010 117
3.32 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận
năm 2010 118
3.33 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận
năm 2010 122
3.34 Ảnh hưởng của các mô hình đến thời gian sinh trưởng, năng suất
và các yếu tố cấu thành năng suất của của giống bông VN35KS
tại Bình Thuận năm 2011 126


xii
3.35 Ảnh hưởng của các mô hình đến thời gian sinh trưởng, năng suất
và các yếu tố cấu thành năng suất của giống bông VN04-4 tại
Bình Thuận năm 2011 127
3.36 Hiệu quả kinh tế của các mô hình tại Bình Thuận năm 2011 128



xiii
DANH MỤC HÌNH

STT
Tên hình
Trang
3.1 Chỉ số diện tích lá và năng suất bông của các giống bông nghiên cứu 66
3.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện tích

lá của giống bông lai VN35KS 71
3.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện tích
lá của giống bông lai VN04-4 72
3.4 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng
suất của giống bông lai VN35KS 78
3.5 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng
suất của giống bông lai VN04-4 81
3.6 Ảnh hưởng của xử lý PIX đến động thái chỉ số diện tích lá của
giống bông lai VN35KS 89
3.7 Ảnh hưởng của xử lý PIX đến động thái chỉ số diện tích lá của
giống bông lai VN04-4 90
3.8 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến chỉ số diện
tích lá và năng suất của giống bông VN35KS 95
3.9 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến chỉ số diện
tích lá và năng suất của giống bông VN04-4 98
3.10 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện tích
lá của giống bông lai VN35KS 100
3.11 Động thái diễn biến chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN04-
4 ở các mật độ gieo trồng khác nhau 101
3.12 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng
suất của giống bông lai VN35KS 108


xiv
3.13 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng
suất của giống bông lai VN04-4 111
3.14 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá và
năng suất của giống bông VN35KS 121
3.15 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá và
năng suất của giống bông VN04-4 124




1
MỞ ĐẦU


1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây bông là một trong những cây cho sợi quan trọng của Việt Nam, có
thể trồng được tại nhiều vùng sinh thái của nước ta. Cây bông đã khẳng định
được vị trí của mình trong hệ thống sản xuất nông nghiệp nói chung và cơ cấu
cây trồng ngắn ngày nói riêng tại nhiều vùng như Tây nguyên, Duyên hải
Trung Bộ, Đông Nam Bộ và miền núi phía Bắc. Nhờ việc áp dụng các thành
tựu khoa học trong thập kỷ qua nên diện tích, năng suất và sản lượng bông đã
tăng lên. Trong đó, điển hình là niên vụ 2002-2003, diện tích bông đạt 32.265
ha với sản lượng bông hạt 32.627 tấn, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu nguyên
liệu cho ngành Dệt trong nước.
Lịch sử phát triển cây bông ở nước ta đã cho thấy đây là cây trồng có
nhiều thăng trầm và hiện đang đứng trước thách thức lớn. Trong những năm
gần đây diện tích sản xuất bông của nước ta rất thấp chưa đạt 10.000 ha, năng
suất bình quân cả nước đạt xấp xỉ 1,0 tấn/ha/vụ. Ngoài việc mở rộng diện tích
trồng bông thì việc tác động các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, sản
lượng bông nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng bông và đạt mục tiêu
đến năm 2015 diện tích bông Việt Nam đạt 30.000 ha, với năng suất bông có
tưới trung bình đạt 2,0 tấn/ha, sản lượng xơ đạt 20.000 tấn như quyết định số
29/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đưa ra vào đầu năm 2010 là vấn đề hết
sức cần thiết (Thủ tướng Chính phủ, 2010).
Việc sử dụng các giống bông lai chống chịu được sâu bệnh đã nâng cao
năng suất bình quân ở Việt Nam tăng gấp đôi so với trước đây. Tuy nhiên,
năng suất này vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng năng suất của giống do chưa áp



2
dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật. Nghiên cứu sinh lý của ruộng bông để
làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất bông là có
ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Việc xây dựng quy trình kỹ thuật để có ruộng
bông năng suất cao đều phải thông qua các quá trình sinh lý của cây bông.
Timiriazep- nhà Sinh lý học thực vật người Nga đã nói “Sinh lý thực vật là cơ
sở của trồng trọt hợp lý”. Để đạt được năng suất cao của cây bông không thể
thiếu được sự hiểu biết về sinh lý của cây bông năng suất cao, vì năng suất
cao là kết quả của một sự phối hợp tốt nhất của các quá trình sinh lý khác
nhau của cây. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này còn rất ít được quan tâm,
đặc biệt là việc nghiên cứu xác định các chỉ tiêu sinh lý có quan hệ chặt với
năng suất như chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp và các giải pháp điều
khiển sinh trưởng, phát triển của cây bông.
Năng suất kinh tế cao là mục tiêu của người trồng trọt, đồng thời cũng
là mục tiêu cuối cùng của các nhà nghiên cứu nông học và sinh lý thực vật. Vì
vậy, việc nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý cây bông nhằm làm cơ sở khoa
học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật thích hợp là rất cần thiết. Xuất
phát từ những yêu cầu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh
học của cây bông trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ”.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu xác định được một số chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của
cây bông có liên quan chặt với năng suất bông trồng tại Duyên hải Nam
Trung Bộ, làm cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất
cho các giống bông.




3
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật (giống, mật độ
gieo trồng, phân bón, chất điều hòa sinh trưởng PIX) đến một số chỉ tiêu sinh
lý, nông sinh học và năng suất của cây bông.
- Xác định được tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học
với năng suất bông dưới tác động của các biện pháp kỹ thuật.
- Xây dựng mô hình thâm canh tăng năng suất bông trong vụ đông xuân
tại Duyên hải Nam Trung Bộ.
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả thu được của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về mối
quan hệ giữa một số chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học với năng suất của một
số giống bông lai trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác khuyến
nông cây bông.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao năng suất bông,
hoàn thiện quy trình sản xuất bông vụ đông xuân đạt năng suất cao cho vùng
bông Duyên hải Nam Trung Bộ.
4 Những đóng góp mới của luận án
- Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu sinh lý và nông sinh học với năng suất bông làm cơ sở khoa học cho việc
xây dựng các biện pháp kỹ thuật trồng bông đạt năng suất cao.
- Đã xác định được chỉ số diện tích lá tối ưu cho năng suất bông cao


4

của một số giống bông mới.
- Đã xác định được các biện pháp kỹ thuật hợp lý (mật độ, bón phân,
phun PIX) để đạt được chỉ số diện tích lá tối ưu cho một số giống bông mới
đạt năng suất cao.
- Thông qua mô hình xây dựng đề tài đã ứng dụng các biện pháp kỹ
thuật tối ưu vào sản xuất bông trong vụ đông xuân tại Duyên hải Nam Trung
Bộ đạt năng suất cao.
5 Giới hạn của đề tài
- Đề tài chỉ tiến hành trên các giống bông lai F
1
, thuộc loài bông luồi (G.
hirsutum L.) là những giống có triển vọng và hiện đang trồng phổ biến tại
các vùng bông chính của Việt Nam.
- Chỉ tiến hành nghiên cứu chất điều hòa sinh trưởng Mepiquat-chloride
(PIX), đây là chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có tác dụng ức chế quá
trình sinh trưởng sinh dưỡng của thực vật. Trên cây bông, PIX ngăn chặn
được sự sinh trưởng rậm rạp, làm giảm sinh trưởng chiều cao cây, làm
tăng khả năng quang hợp và tăng sự đậu quả của cây.
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong
điều kiện thâm canh, có tưới nước. Đây là một trong những vùng bông
trọng điểm của Việt Nam và là vùng có truyền thống trồng bông lâu đời.
Vùng này có điều kiện đất đai, khí hậu và xã hội khá thuận lợi cho việc
phát triển bông vụ đông-xuân.
- Thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 2008 đến năm 2011.


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU



1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Đối với cây trồng muốn thu được năng suất cao, cần phải hiểu biết về
đặc tính sinh lý của cây trồng, để từ đó chúng ta có thể khai thác khả năng
tiềm tàng về năng suất và sản lượng kế hoạch của chúng. Với mục đích đó
nên đã có nhiều nghiên cứu về sinh lý năng suất cao ở nhiều loại cây trồng
khác nhau trong đó có cây bông. Nghiên cứu sinh lý ruộng bông năng suất
cao đã được nghiên cứu nhiều ở các nước trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam
vấn đề này còn ít được quan tâm.
Cây trồng nói chung và cây bông nói riêng muốn đạt được năng suất
sinh vật học cao trước hết phải có diện tích lá lớn. Tuy nhiên, khi diện tích lá
quá cao, thì cường độ quang hợp và hiệu suất quang hợp thuần có xu hướng
giảm xuống do hiện tượng che lấp ánh sáng lẫn nhau, trong lúc đó cường độ
hô hấp tăng lên. Đối với cây trồng, diện tích lá cũng chỉ có thể được phép
tăng lên đến một ngưỡng thích hợp. Muốn xúc tiến khả năng tích lũy chất khô
lên nữa thì cần tăng thời gian duy trì diện tích lá tối ưu bằng cách tăng mật độ
trồng dày hợp lý, đồng thời bảo đảm đủ nước và phân bón nhất là đạm
(Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1996).
Cây bông là cây sinh trưởng vô hạn vì vậy cần điều khiển nguồn quang
hợp bằng cách tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp, muốn tác động các
biện pháp kỹ thuật thích hợp để có năng suất cao thì cần phải căn cứ vào đặc
điểm sinh trưởng, phát triển, đặc điểm sinh lý, khả năng quang hợp của cây
với môi trường cụ thể như chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp, hàm lượng
diệp lục, Bằng cách đó chúng ta mới giải quyết được quan hệ giữa quần thể


6
và cá thể. Vì vậy, để thỏa mãn các điều kiện cần cho quang hợp như: tăng chỉ
số diện tích lá tối thích chúng ta cần tác động các biện pháp kỹ thuật như mật
độ gieo trồng, xử lý chất điều hòa sinh trưởng PIX, phân bón hợp lý,

Vì vậy, trong phạm vi đề tài, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của một số
biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông để từ
đó tác động các biện pháp kỹ thuật, nhằm mang lại năng suất và hiệu quả cao.
1.2 Tình hình sản xuất bông trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất bông trên thế giới
Bông là loại cây trồng cho năng suất kinh tế lớn. Sản phẩm của cây
bông vừa là nguyên liệu chủ yếu của ngành Dệt - May, vừa là nguyên liệu
quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác như công nghiệp nhẹ, công
nghiệp hóa chất Do vậy, cây bông được trồng hầu khắp trên thế giới và
chủ yếu được trồng tập trung ở các nước châu Á và châu Mỹ, trong đó châu
Á chiếm 61% diện tích và đạt 63% sản lượng, châu Mỹ chiếm 24% diện
tích và đạt 25% sản lượng bông thế giới (FAO, 1997), (Cotton: world
statistics, 1994).
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 80 quốc gia sản xuất bông vải với
diện tích hằng năm khoảng 30-35 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các nước có
điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở các nước này, nhìn chung, tồn tại
02 phương thức sản xuất bông: – Cách thứ nhất: chủ yếu ở những nước,
những vùng mà cây bông vẫn còn có ưu thế vì không có cây trồng nào tốt
hơn. Diện tích bông trồng theo cách này có cả vùng có năng suất rất tốt,
nhưng đại bộ phận là vùng đất xấu (như châu Phi, Ấn Độ …), người trồng
bông nghèo, trình độ dân trí thấp; – Cách thứ 2: sản xuất có sự hỗ trợ của
Chính phủ nhằm đạt mục tiêu nhất định. Điển hinh là 3 nước lớn chiếm hơn
75% sản lượng bông thế giới là Mỹ, Ấn độ và Trung Quốc. Cách hỗ trợ mỗi


7
nước thì khác nhau, nhưng nét chung là làm cho bông có hiệu quả hơn các cây
trồng cạnh tranh (kể cả trong nước và quốc tế).
Trong gần 10 năm trở lại đây, diện tích trồng bông toàn cầu biến động
trong khoảng 30-35 triệu ha với sản lượng bông xơ khoảng 20-25 triệu

tấn/năm. Tổng giá trị sản xuất bông đạt 21 tỷ USD/năm, trong đó các nước
đang phát triển chiếm khoảng 70% giá trị. Sản xuất bông ở khu vực Châu Á
chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu, Châu Phi chiếm 15% và Châu Mỹ
Latinh khoảng <5%, (ICAC, 2011).
Hiện tại, diện tích trồng bông trên thế giới có xu hướng chững lại, ổn
định trong khoảng 33 triệu ha. Tuy nhiên, năng suất bông xơ có xu hướng
tăng từ 6,4tạ/ha vào năm 2001 lên 7,26 tạ/ha vào năm 2009; theo đó, sản
lượng bông xơ không giảm mà có xu hướng tăng lên. Theo tính toán của
ICAC (2011), tuy sản lượng bông ước tính trong niên vụ 2010/2011 đạt 25,1
triệu tấn nhưng vẫn còn thấp hơn so với nhu cầu của thế giới (ước tính 27,4
triệu tấn) – còn thiếu hụt khoảng gần 10%. Chính vì vậy, giá bông tăng liên
tục từ 2004 đến nay, hiện đạt mức 1,68 USD/kg bông xơ (bảng 1.1).
Tính đến niên vụ 2009/2010, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về
sản lượng bông xơ (trên 6 triệu tấn), đứng thứ hai là Mỹ (trên 5 triệu tấn), kế
tiếp là Ấn Độ (trên 3 triệu tấn), Pakistan (trên 2 triệu tấn), Brazil (khoảng 1,5
triệu tấn), (ICAC, 2011). Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ, trong số các
nước sản xuất bông đứng đầu thế giới thì Braxin và Trung Quốc là các nước có
năng suất bông đạt mức khá cao. Năng suất bông hạt bình quân chung của các
quốc gia này đạt mức từ 22 – 23 tạ/ha. Các nước khác như Uzbekistan và Thổ
Nhĩ Kỳ có năng suất bông cũng ở mức cao, (USDA, 2008).
Diện tích bông thế giới đạt đỉnh cao 35,7 triệu ha vào niên vụ
2004/2005. Sau đỉnh cao này, ngành Bông thế giới có nhiều biến động. Diện


8
tích bông sụt giảm ở nhiều nước sản xuất bông lớn, đáng kể nhất là ở Mỹ, Úc,
Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước Trung Quốc Ấn Độ tuy còn giữ được diện tích nhưng
nguy cơ sụt giảm đã xuất hiện rõ.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất bông của thế giới trong những năm gần đây
Niên vụ

Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
bông xơ
(tạ/ha)
Sản lượng bông
xơ (triệu tấn)
Giá bông xơ
hạng A-Index
(US$/kg)
2001/2002
33,5
6,40
21,5
-
2002/2003
31,2
6,19
19,3
-
2003/2004

32,6
6,20
20,2
1,76
2004/2005

35,7
6,94

24,8
1,15
2005-2006
32,9
6,75
22,2
1,24
2006/2007

33,8
7,90
26,7
1,30
2007/2008
33,6
7,56
25,7
1,48
2008/2009
33,9
7,94
23,3
1,59
2009/2010
30,0
7,26
21,8
1,68
2010/2011*
33,6

7,49
25,1
-
Ghi chú: (*): Số liệu niên vụ 2010/2011 ước tính
Nguồn: (ICAC 3/2011), (ICAC 1/2003), (ICAC 2003).
1.2.2 Tình hình sản xuất bông ở Việt Nam
Trước thời Pháp thuộc, giống bông được sử dụng chủ yếu các giống
bông Cỏ địa phương (Gossypium arboreum L.). Giống bông này cho năng
suất thấp. Một số ít diện tích ở Trung Bộ và Nam Bộ đã được trồng các giống
bông Luồi (Gossypium hirsutum L.) nhập nội, với năng suất đạt 300-500kg/ha
(Lê Quang Quyến, 1999). Đầu thế kỷ 20, nước ta đã xuất khẩu bông sang
Nhật, Hồng Kông. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, diện tích trồng
bông đã được phát triển mạnh, trong đó liên khu V đạt khoảng 10.000 ha và


9
liên khu IV đạt khoảng 13.000 ha (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996),
(Hoàng Đức Phương, 1983).
Sau năm 1954, các giống bông Luồi nhập nội được thay thế một phần
cho các giống bông Cỏ địa phương. Sau năm 1975, năng suất bông hạt thấp
chỉ đạt 3-4 tạ/ha. Nguyên nhân năng suất và diện tích bông giảm ở giai đoạn
này là do sâu bệnh phá hại nặng và chưa có các giống bông thích hợp cho
các vùng (Lê Quang Quyến, 1999). Do chi phí sản xuất quá lớn vì đầu tư
thuốc trừ sâu rất cao, người trồng bông luôn bị thua lỗ, thêm vào đó môi
trường bị ô nhiễm nặng, ngành bông Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn
(Nguyễn Thơ, 1998).
Bảng 1.2: Diễn biến tình hình sản xuất bông ở Việt Nam
trong những năm qua
Niên vụ
Vụ mưa

Vụ khô
Cả năm
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(kg/ha)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(kg/ha)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(kg/ha)
Sản lượng
bông hạt
(tấn)
Sản lượng
bông xơ
(tấn)
2001-02
24.112
1.101
2.654

994
26.776
1.091
29.190
10.735
2002-03
28.931
981
3.334
1.278
32.625
1.011
32.625
12.049
2003-04
19.316
1.148
4.317
1.501
23.633
1.212
28.650
10.237
2004-05
18.647
875
1.613
1.891
20.260
955

19.358
6.913
2005-06
21.390
832
1.708
2.024
23.098
920
21.254
7.558
2006-07
14.145
1.039
1.300
2.000
15.445
1.120
17.300
6.400
2007-08
6.830
900
616
1.951
7.446
983
7.324
2.709
2008-09

8.171
1.170
500
1.980
8.671
1.216
10.550
3.903
2009-10
9.650
950
820
2.250
10.470
1.051
11.012
4.070
2010-11
9.123
-
710
-
9.833
-
-
-
Nguồn: Công ty bông Việt Nam


10

Từ sau những năm 1990, ngành bông Việt Nam đã có những bước
thay đổi mạnh mẽ, chúng ta đã tạo được các giống bông, đặc biệt là các
giống bông lai có năng suất cao, chất lượng xơ tốt, chống chịu được sâu
bệnh. Hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng như: áp dụng biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp giúp giảm chi phí bảo vệ thực vật; các biện pháp
kỹ thuật canh tác khác như hệ thống luân xen canh hợp lý, phủ màng PE cho
bông, phun các chất điều hòa sinh trưởng chính vì vậy mà năng suất và
chất lượng bông xơ tăng, nghề sản xuất bông cho hiệu quả kinh tế cao. Cao
nhất là niên vụ 2002-2003 đạt 32.625 ha, với nhiều nguyên nhân khác nhau,
đặc biệt do giá bông thấp nên đến niên vụ 2003-2004, diện tích bông bắt đầu
giảm; đến vụ 2006-2007 thì diện tích giảm mạnh còn 15.445 ha (chỉ bằng
<50% diện tích niên vụ 2002-2003) và đến niên vụ 07-08 chỉ còn 7.446 ha.
Trong 3 năm qua do giá bông thế giới bắt đầu tăng, cây bông trong nước
cạnh tranh tốt với các cây trồng ngắn ngày khác trong cùng thời vụ nên diện
tích bông có xu hướng tăng trở lại (bảng 2.2).
1.3 Đặc điểm của vùng trồng bông Duyên hải Trung Bộ
Duyên hải Trung Bộ là một trong những vùng trồng bông chính hiện
nay của Việt Nam (Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây
Bắc Bộ), có điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội khá thích hợp cho cây
bông phát triển.
1.3.1 Điều kiện khí hậu
Duyên hải Trung Bộ là một dải dài nằm dọc theo kinh tuyến và trải dài
trên 6-7 vĩ độ, từ vĩ tuyến 17 ở Quảng Trị đến vĩ tuyến 11 của Phan Thiết. Đặc
điểm phân bố này, cùng với sự phức tạp của địa hình, đã kéo theo sự biến động
rất lớn về thời tiết và khí hậu, như sự tăng dần của nhiệt độ trung bình từ
Quảng Trị đến Bình Thuận (25
0
C so với 26,5
0
C) và ngược lại sự giảm vũ lượng

×