Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Tài liệu ôn thi môn chế phẩm sinh học: Phân vi sinh, Probiotics, và Bã mía

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 83 trang )

Phân bón vi sinh vật – Giải pháp phát triển nơng nghiệp
bền vững
Phân bón vi sinh vật là gì?
Vi sinh vật (VSV) có vai trị rất quan trọng trong đời sống cũng như trong nơng
nghiệp. PBVS là chế phẩm, có chứa một hoặc nhiều chủng VSV vật sống, có ích
cho cây trồng đã được tuyển chọn, sử dụng bón vào đất hoặc xử lý cho cây để
cải thiện hoạt động của VSV trong đất vùng rễ cây. Nhờ đó, PBVS giúp tăng
cường cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp chất điều
hòa sinh trưởng, các loại men, vitamin có lợi cho các q trình chuyển hóa vật
chất, cung cấp kháng sinh để giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu các loại
sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nơng sản và tăng độ
màu mỡ của đất.
Quy trình cơ bản sản xuất phân vi sinh
Cách chế tạo PBVS đơn giản, Quy trình sản xuất PBVS bao gồm các bước:
Chuẩn bị chủng VSV: VSV được nhân giống nhiều lần và được nuôi cấy
bằng cách lắc các bình nhỏ (tốc độ 200 rpm) trong 5 - 7 ngày hoặc nuôi
trong bồn lớn khuấy liên tục. Khi đã đạt được số lượng VSV mong muốn,
nên sử dụng ngay nếu không số lượng VSV sẽ giảm dần.
Chuẩn bị chất mang: than bùn, cát, phân chuồng và đất có thể được sử
dụng như chất mang. Các chất mang nên có hàm lượng chất hữu cơ cao,
khơng có hóa chất độc hại, có khả năng giữ nước hơn 50%, dễ dàng phân
hủy trong đất.
 Phối trộn chất mang và VSV: VSV được trộn đều bằng tay (đeo găng tay
vô trùng) hoặc bằng máy trộn. Sản phẩm được cho vào trong túi nilon, niêm
phong kín. Các túi này cần làm ổn định trong 2 -3 ngày ở nhiệt độ phòng để
theo dõi trước khi lưu trữ ở 40C.


Đa dạng các loại VSV dùng trong PBVS
Hiện nay, trên thị trường có 9 loại PBVS chủ yếu, phân loại theo loại VSV và tính
năng của loại phân bón. Tuy nhiên, cái khó của PBVS là lựa chọn VSV để tạo ra


hiệu quả cho cây trồng.
PBVS cố định đạm (N): Vi sinh cố định đạm như nhà máy sản xuất nitơ,
giúp ích cho rễ thêm đạm cho cây. Khi kết hợp với phân bón, chúng giúp
cây phát triển nhanh hơn, lá xanh tốt hơn…Hiện nay có nhiều loại phân
bón chứa các chủng vi sinh khác nhau dành cho các loại cây khác nhau.
Dành cho cây họ đậu, thường dùng VSV cố định nitơ cộng sinh bao
gồm Rhizobium,
Bradyrhizobium,
Frankia.
Tại
Việt
Nam,
chủng Bradyrhizobium japonicum được dùng phổ biến nhất. Dành cho cây
lúa, sử dụng VSV cố định nitơ hội sinh như Spirillum, Azospirillum. Dành
cho các loại cây trồng khác, sử dụng VSV cố định nitơ tự do
như Azotobacter, Clostridium,…
PBVS phân giải lân: Chứa VSV có khả năng tiết ra các hợp chất có khả
năng hịa tan các hợp chất phostpho vơ cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu)
thành dạng hịa tan (lân dễ tiêu) mà cây trồng, VSV có thể sử dụng được.
Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Bacillus megaterium, B.
circulans, B. subtilis, B. polymyxa, B. sircalmous, Pseudomonas striata;
Nấm: Penicillium sp, Aspergillus awamori.
 PBVS phân giải silicat: Có chứa VSV tiết ra các hợp chất có khả năng
hịa tan các khống vật chứa silicat trong đất, đá,... để giải phóng ion kali,
silic vào môi trường. Các chủng VSV được dùng gồm Bacillus
megaterium var. phosphaticum, Bacillus
subtilis, Bacillus
circulans, Bacillus mucilaginous, Pseudomonas striata.



PBVS tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật: có
chứa VSV (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn,...) trong quá trình
sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có
khả năng tăng cường hấp thu các ion khống của cây. Các chủng vi sinh
được dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid
mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P.
fluorescens và P. fluorescens. Loại PBVS này chưa được thương mại
nhiều, vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
PBVS ức chế VSV gây bệnh: chứa VSV tiết ra các hợp chất kháng sinh
hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây
bệnh
khác.
Các
chủng
vi
sinh
được
dùng
bao
gồm Bacillus sp., Enterobacter
agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus sp.
PBVS tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật: chứa
VSV (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn....), trong quá trình sinh
trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả
năng tăng cường hấp thu các ion khống của cây. Các chủng vi sinh được
dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid
mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P.
fluorescens Chao và P. fluorescens Tabriz.
PBVS sinh chất giữ ẩm polysacarit: có chứa VSV tiết ra các polysacarit có
tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Loại này

có ích trong thời điểm khơ hạn. Các chủng vi sinh được dùng bao
gồm Lipomyces sp. Loại này chưa có sản phẩm thương mại tại Việt Nam.
PBVS phân giải hợp chất hữu cơ (phân giải xenlulo): có chứa VSV tiết ra
các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo,
hemixenlulo, lighin, kitin.... Các chủng vi sinh được dùng bao
gồm Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces, Trichoderma, Penicillium,
Aspergillus.
PBVS sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật: có chứa VSV tiết ra các
hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin ... vào
môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Azotobacter
chroococcum,
Azotobacter
vinelandii,
Azotobacter
bejerinckii,
Pseudomonas fluorescens, Gibberella fujikuroi.
Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà
khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh có nhiều đặc
điểm tốt, cạnh tranh cao với các loài VSV trong đất. Các chủng biến đổi gen có
thể kể đến như Pseudomonas putida strain CBI, Pseudomonas putida strain
TVA8, Alcaligenes xylosoxidans strain AL6.1…
Do sự quan trọng của các giống VSV nên đã có bảo tàng giống VSV sử dụng
cho nông nghiệp để tàng trữ các loại vi sinh hữu ích này. Trên thế giới có thể kể
đến Bộ thu thập VSV nơng nghiệp Trung Quốc (ACCC), Bộ thu


thập Rhizobium tại Úc, Colombia (CIAT), Malayxia (UPMR), Thái Lan (CISM),
Anh (WPBS), Bộ thu thập Cyanobacteria tại Baxin (BCCUSP), Bộ thu thập VSV
nông nghiệp Hàn Quốc (KACC), Bộ thu thập VSV môi trường tại Hàn Quốc
(KEMC), Bộ thu thập VSV nông nghiệp tại Nga (RCAM), Nguồn gen VSV tại Mỹ

(NRRL),... Ở Việt Nam, có các bảo tàng giống VSV như Bộ Sưu tập VSV Công
nghiệp - Viện Công nghiệp thực phẩm Hà Nội, lưu giữ 1.100 chủng VSV, Bảo
tàng giống chuẩn VSV (VTCC) lưu giữ 8.000 chủng VSV, Quĩ gen VSV trồng trọt
(đất, phân bón) thuộc viện Thổ nhưỡng Nơng hóa lưu giữ gần 700 chủng VSV.
Hiện nay, có 3 hướng nghiên cứu về PBVS được quan tâm nhiều gồm (theo
bảng phân loại sáng chế quốc tế IPC): nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi
sinh, nghiên cứu sản xuất PBVS có sự kết hợp với các chế phẩm sinh học khác,
như: thuốc trừ sâu sinh học, chất điều hịa sinh trưởng, … , nghiên cứu các chế
phẩm
VSV
đưa
vào
phân
bón.

PBVS chưa được sử dụng nhiều
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã sản xuất các loại PBVS,
tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước, một số bán ra thị trường thế giới.
Doanh thu toàn cầu của PBVS dự kiến sẽ đạt 10.298,5 triệu USD vào năm 2017.
Số lượng PBVS cịn ít so với phân hóa học trên thị trường.
Thị trường PBVS toàn cầu chủ yếu là châu Âu và châu Mỹ Latinh. Thị trường
Argentina, chiếm đến 80% doanh thu PBVS. Châu Á-Thái Bình Dương được
đánh giá là khu vực phát triển nhanh nhất về mặt doanh thu. Tốc độ tiêu thụ
PBVS tăng trưởng đặc biệt cao ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn
Độ. Tỷ lệ sản xuất PBVS cũng tăng do các chính sách ưu đãi của chính phủ ở
các nước. Các tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến như: CBF
China Biofertilizers AG (Đức), Mapleton Agribiotec PTY Ltd. (Úc), Nutramax
Laboratories Inc. (Mỹ), Novozyme (Đan Mạch), Growing Power Hairy Hill L.P.
(Canada) and Rizobacter Argentina S.A. (Argentina).



Có một thực tế là dù PBVS rất tốt nhưng cũng có các hạn chế như chỉ có khả
năng tăng năng suất của vụ mùa lên 20 – 30% chứ không thể tăng năng suất
một cách “thần kỳ” giống như các loại phân vơ cơ. Do đó trong buổi báo cáo
phân tích xu hướng cơng nghệ chun đề: “Phân bón vi sinh và các chủng vi
sinh hữu ích sử dụng trong sản xuất nông nghiệp”, TS. Nguyễn Thu Hà – Trưởng
bộ môn Vi sinh vật Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón và Mơi trường phía
Nam, Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa cho biết, hiện nay tại Việt Nam chỉ có hướng
dẫn thay thế PBVS cho phân chuồng chứ chưa có hướng thay thế phân vơ cơ
bằng PBVS.


Nhu cầu về PBVS rất lớn. Đây là hướng tương lai của nông nghiệp nhằm giảm
bớt các tác hại của việc sử dụng khơng cân đối các loại phân hóa học, làm ơ
nhiễm mơi trường và chi phí q nhiều ngoại tệ để nhập khẩu phân bón vơ cơ.


PHÂN BIỆT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ PHÂN VI SINH
Phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh là những loại phân bón khá phổ biến và
được người canh tác ứng dụng rất nhiều trong nông nghiệp. Cùng GLaw tìm
hiểu và phân biệt 2 loại phân bón này để nắm rõ đặc điểm, nâng cao hiệu
quả và khả năng sử dụng cho từng loại phân.
1. Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa từ một đến nhiều chủng
vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách xử lý và phối trộn các nguyên liệu
hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh theo tỷ lệ 15% chất hữu cơ và
≥ 1×106 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật.
Không chỉ cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa – trung – vi lượng
cho cây trồng loại phân này còn hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất
dinh dưỡng để cây trồng dễ hấp thụ hơn, đồng thời tăng độ phì nhiêu cho đất

trồng, bổ sung các nguồn vi sinh vật có lợi giúp ngăn ngừa sâu bệnh hiệu
quả.
Việc sử dụng loại phân bón này góp phần giảm thiểu tác hại của hóa chất lên
nơng sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng
cường bảo vệ môi trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.


2. Phân vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh là một loại chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật đã qua
tuyển chọn kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo đáp ứng các điều kiện kỹ thuật về các
loại vi sinh được phép sử dụng làm chế phẩm sinh học.
Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: vi sinh vật hòa tan,
vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật
kích thích sinh trưởng cây trồng,…tất cả đều phải tuân theo tiêu chuẩn của
cơ quan quản lý nhà nước.
Phân vi sinh sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, phù hợp với xu hướng như: đảm
bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và mơi trường nên về tính ứng
dụng phân vi sinh được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp hiện
nay.


Ngồi ra, loại phân này cịn kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng, giúp cải tạo chất lượng cây trồng, ngăn ngừa nguy cơ về các loại sâu
bệnh và không làm hao sức cây.

3. Phân biệt 2 loại phân vi sinh:
* Về bản chất:


Phân hữu cơ vi sinh: Là hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các

lồi vi sinh có ích.



Phân vi sinh: Là chế phẩm chứa các lồi vi sinh có ích.

* Về chất mang:


Phân hữu cơ vi sinh: Phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía,…




Phân vi sinh: Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh

* Về mật số vi sinh:


Phân hữu cơ vi sinh: Từ 1×106



Phân vi sinh: Từ 1.5×108

* Về các chủng vi sinh:


Phân hữu cơ vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh
trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…




Phân vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose

* Phương pháp sử dụng:


Phân hữu cơ vi sinh: Bón trực tiếp vào đất.



Phân vi sinh: Trộn vào hạt giống, hồ rễ cây, bón trực tiếp vào đất.

4. Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ
vi sinh:
a. Vi sinh vật phân giải lân:


Các vi sinh vật có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan
thành chất cây trồng dễ sử dụng gọi là vi sinh vật giải lân.



Chúng có khả năng hịa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác
nhau, tạo điều kiện nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng phân lân
cho cây trồng.

b. Vi sinh vật cố định đạm:



Quá trình cố định đạm là quá trình khử Nito phân tử thành dạng Nito
cây có thể sử dụng được và được thực hiện bởi các vi khuẩn thuộc chi
Clostridium, Azospirillum, Azotobacter, các vi khuẩn cộng sinh như
Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, các địa y (nấm và tảo lam của
chi Nostoc) và bèo hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam như
Anabaena,…những vi sinh vật này sẽ cố định Nito từ không khí chuyển


hóa thành các hợp chất chứa Nito cho cây trồng và đất, nâng cao khả
năng chống chịu cho cây trồng đồng thời tăng độ màu mỡ cho đất.
c. Vi sinh vật phân giải cellulose:


Có tác dụng xử lý và phân giải thành phần cenllulose có trong cám, bã
mía, rơm rạ,… để cây dễ hấp thụ hơn. Việc sử dụng các loài vi sinh vật
vào xử lý các chất hữu cơ có chứa cellulose mang lại hiệu quả cao và
đang được ứng dụng nhiều.

d. Vi sinh vật kích thích tăng trưởng (Plant Growth Promoting Rhizobacteria)


Các vi khuẩn này ức chế các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh tranh
dinh dưỡng, tiết ra các enzyme hay tạo ra các chất kháng sinh tăng sức
đề kháng giúp cây trồng ít sâu bệnh hại hơn, tạo điều kiện dinh trưởng
và phát triển tốt hơn, góp phần tăng năng suất và chất lượng nơng sản
qua các mùa vụ.

Với những chia sẻ từ bài viết này hy vọng đã giúp bạn đọc phân biệt được sự
khác nhau giữa 2 loại phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh, giúp dễ dàng hơn

trong việc lựa chọn loại phân bón đưa vào sử dụng.

PROBIOTICS
Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men nếu được đưa vào cơ
thể với số lượng được kiểm soát hợp lý sẽ đem lại sức khỏe cho người sử dụng.
Ngoài ra, chúng có thể được thêm vào sản phẩm lên men sữa, góp một phần trong
việc hình thành sản phẩm lên men, hoặc được bổ sung dưới dạng bột đông khô.

Định nghĩa về Probiotics của WHO: Probiotic là những vi sinh vật còn sống khi
đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.

Còn sống: vi khuẩn cần được xác định còn sống sau khi được bổ sung vào cơ thể
người - chứng minh bởi nghiên cứu lâm sàng. WHO chỉ công nhận tiêu chuẩn này
đối với các Probiotics chứng minh được bằng nghiên cứu lâm sàng về sự tồn tại
của vi khuẩn trên tồn hệ tiêu hóa. (Vì điều này nên sữa chua không được coi là
probiotic, do hầu hết đã chết ở dạ dày).


Liều lượng đầy đủ: 10^8 đơn vị hay 100 triệu đơn vị tế bào lợi khuẩn - được WHO
quy định là liều đầy đủ số lượng Probiotics cho mỗi lần bổ sung, tùy thuộc vào tình
trạng có thể mỗi người có thể sử dụng tới 10^11. Lưu ý: các vi khuẩn phải được
phân lập đến cấp "chủng".

Có lợi cho sức khỏe: WHO cũng chỉ cơng nhận những lợi ích đã được chứng minh
bằng nghiên cứu lâm sàng.

Định nghĩa một Probiotics được xem là "tốt" theo WHO:
Một Probiotics được xem là tốt nếu đáp ứng 5 yếu tố sau:

- Chế phẩm chứa vi sinh vật sống.


- Xác định cụ thể chi, loài, chủng và được phân lập tới chủng.

- Đảm bảo liều lợi khuẩn cho đến hết hạn sử dụng (tối thiểu 10^8 đơn vị).

- Hiệu quả được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên
người.

- Có bằng chứng về độ an toàn trên người.

Từ "probiotic" được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là "dành cho cuộc sống".
Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào
thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của sinh vật chủ
(Parker, 1974). Van De Kerkove (1979), Barrows và Deam (1985), Lestradet
(1995) cùng cho rằng probiotic được sử dụng như một liệu pháp trong việc chữa trị


bệnh tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh ở người và động vật để giảm đến mức
tối thiểu sự phát tán của vi sinh vật đường ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học và
sự di căn của chứng viêm dạ dày ruột.

Probiotic cũng được nhận thấy là có những ảnh hưởng có lợi trên sức khỏe của
sinh vật chủ (Fuller, 1989). Năm 1992 Havenaar đã mở rộng định nghĩa về
probiotic: Probiotic được định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi
sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những
đặc tính của vi sinh vật bản địa. Theo tổ chức y tế thế giới FAO/WHO: "Probiotics
là các vi sinh vật sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu
quả có lợi cho cơ thể".
Một số loại Probiotics phổ biến


Khuẩn Bifidobacterium
Đặc điểm
Bifidobacterium là tên của một chi gồm các vi khuẩn


Có dạng hình que (trực khuẩn), phân nhánh



Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)



Thuộc dạng kị khí



Khơng sinh bào tử.



Do khơng có tiên mao nên bất động, ưa ẩm, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là
31 C – 40 C.



Lên men lactic dị hình, sản phẩm chính là acid acetic và acid lactic, khơng
sinh CO2.

Các lồi



Bifidobacterium difidum.



Bifidobacterium breve.



Bifidobacterium infantis.



Bifidobacterium longum.

Khuẩn Lactobacillus


Đặc điểm
Lactobacillus là tên của một chi gồm các vi khuẩn


Có dạng hình que (trực khuẩn) hay hình cầu. Xếp riêng lẻ hoặc thành chuỗi.



Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)




Khơng sinh bào tử.



Thuộc dạng hiếu khí hay kị khí, ưa acid



Môi trường sống chủ yếu trên chất nền chứa carbohydrate (lớp chất nhầy của
người và động vật, chất thải và thực phẩm lên men hay hư hỏng).

Các loài


Lactobacillus Reuteri



Lactobacillus acidophilus.



Lactobacillus bulgaricus.



Lactobacillus casei.




Lactobacillus plantarum.



Lactobacillus rhamnosus.



Lactobacillus GG.

Lactobacillus và Bifidobacterium là những vi khuẩn Gram dương, tạo acid lactic,
tạo thành một phần chính của vi khuẩn đường ruột thông thường ở người và động
vật. Những vi khuẩn "thân thiện" này đóng vai trị quan trọng trong việc đẩy mạnh
sự kháng lại những sinh vật ngoại sinh nhất là sinh vật mang mầm bệnh.
Khuẩn Bacillus
Đặc điểm
Bacillus là tên của một chi thuộc về họ Bacillaceae trong Firmicutes gồm rất nhiều
lồi khác nhau, trong đó đa số là vơ hại


Có dạng hình que (trực khuẩn)



Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)



Thuộc dạng hiếu khí.





Có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái "ngủ
đông" trong thời gian dài.

Các loài


Bacillus clausii.



Bacillus polyfermenticus.



Bacillus subtilis.



Bacillus Coagulans

Phân biệt
Phân cấp vi khuẩn
Probiotics được phân cấp theo CHI - LOÀI - CHỦNG. Trong CHI có các LỒI,
trong LỒI có các CHỦNG. Cấp CHỦNG là cấp phân lập cao nhất của một vi
khuẩn.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo: mỗi CHỦNG vi khuẩn có một tác

dụng khác nhau, khơng được phép ngoại suy tác dụng của một chủng cho một lồi
hay một chi được. Điều này có nghĩa muốn biết tác dụng của Probiotics thì cần
phải phân lập tới Chủng.
Cách nhận biết "chủng" vi khuẩn
Chi

Loài

Chủng

Lactobacillus

Lactobacillus reuteri

Lactobacillus Reuteri LRE 02 (DSM
23878)
Lactobacillus reuteri DSM 17938
Lactobacillus reuteri ATCC PTA 6475
Lactobacillus reuteri ATCC PTA 5289
...

Lactobacillus
salivarius

...


...
...
Lactobacillus casei


...
...

...
Bifidobacteria ...

...
...

...

...
...

Các vi khuẩn được đặt tên dựa theo Chi Lồi Chủng, các chủng vi khuẩn thường có
thêm các ký hiệu, số hiệu đằng sau tên Lồi tương ứng.
Ví dụ: Lactobacillus reuteri ATCC PTA 6475 - được hiểu là Chủng ATCC PTA
6475 thuộc Loài Lactobacillus reuteri - trong Chi Lactobacillus.
Vai trò của probiotic
Tác động đến hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột và kháng khuẩn
Sự sống sót của probiotic được tiêu hóa ở những phần khác nhau của bộ phận tiêu
hóa thì khác nhau giữa các giống. Khi tập trung ở khoang ruột, chúng tạo nên sự
cân bằng tạm thời của hệ sinh thái đường ruột, sự thay đổi này được nhận thấy một
vài ngày sau khi bắt đầu tiêu thụ thực phẩm có probiotic, phụ thuộc vào cơng dụng
và liều lượng của giống vi khuẩn. Kết quả chỉ ra rằng với sự tiêu thụ thường xuyên,
vi khuẩn định cư một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số
lượng vi sinh vật probiotic sẽ giảm xuống. Điều này thì đúng cho tất cả các loại
probiotic.


Vi khuẩn Probiotic tạo ra các chất đa dạng gồm có các acid hữu cơ gồm các acid
béo chuỗi ngắn dễ bay hơi, chủ yếu là acetate, propionate, và butyrate, nhất là acid
lactic, hydrogen peroxide và các chất diệt khuẩn có thể ức chế cả khuẩn Gram (+)
và Gram (-). Cụ thể những hợp chất này làm giảm pH của trong khoang ruột gây


ảnh hưởng, điều hòa hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn đường ruột thông qua
việc cản trở hoạt động tiết ra enzyme và tạo ra các độc tố của vi khuẩn gây hại
đường ruột.

Ngăn chặn sự bám dính vào đường ruột và cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự
sống sót của các vi khuẩn gây hại tạo mầm bệnh. Cải thiện hệ vi sinh vật đường
ruột, làm tăng vi khuẩn có lợi và giảm số lượng những vi khuẩn gây hại mang mầm
bệnh..[2] Cuối cùng điều chỉnh thành phần phân bố của vi khuẩn đường ruột.

Phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở người cao tuổi

Tác động đến hệ miễn dịch
Probiotic được xem như là phương tiện phân phát các phân tử kháng viêm cho
đường ruột. Cụ thể:

Đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm.
Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng góp phần chống lại một số dị ứng của
cơ thể.
Tác động trên mơ biểu bì ruột
Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa những tế bào biểu mô.
Giảm việc kích thích bài tiết và những hậu quả do bị viêm của sự lây nhiễm vi
khuẩn hỗ trợ chữa viêm ruột cấp và mãn tính.
Đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử phòng vệ như chất nhầy.
Tác động đến q trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng

2 chi Probiotic Bifidobacterium và Lactobacillus tăng sự dung nạp đường lactose:
giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa
nhiều lactose. Cung cấp nhiều chất quan trọng cho cơ thể như (folic acid, niacin,
riboflavin, vitamin B6 và B12). Bacillus subtilis sản sinh ra nhiều enzyme, trong
đó chủ yếu nhất là các men tiêu hóa alpha amylase và protease. Đây là các enzyme


xúc tác cho các phản ứng phân hủy tinh bột, chất béo, protein, biến đổi chất xơ
thành các loại đường dễ tiêu.
Ứng dụng

Trong nông nghiệp
Việc sử dụng probiotic ở động vật và nuôi trồng thủy sản được đánh giá cao.
Probiotic giúp cải thiện sức khỏe của động vật, giúp tăng trọng, giảm tỉ lệ chết non
và ngăn chặn tác nhân gây bệnh. Sự lạm dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi và
khả năng đề kháng kháng sinh đã làm tăng mối quan tâm đến probiotics.

Việc sử dụng probiotics trong thực phẩm được để xuất rằng có thể làm giảm nguy
cơ gây bệnh từ thực phẩm sang người. Ủy ban khoa học châu Âu (EC) về dinh
dưỡng động vật (2003) đã khuyến cáo rằng: những giống vi khuẩn trước đây có thể
chấp nhận như một probiotic động vật thì bản chất của gen đề kháng kháng sinh
phải được xác định và những chủng mang gen đề kháng kháng sinh được sử dụng
trong y dược thì khơng nên bổ sung vào thức ăn chăn ni trừ khi vi khuẩn đó có
đột biến trên gen đề kháng kháng sinh. Chính sách này sẽ ngăn chặn được việc sử
dụng các vi khuẩn có khả năng truyền gen kháng kháng sinh sang các vi khuẩn
khác làm probiotic bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Điều này cũng hạn chế ứng
dụng của probiotic cho người.

Thực tế thì probiotic cần thiết được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản và an tồn đối với con người. Sự bám dính lên niêm

mạc đường tiêu hóa của vi khuẩn probiotic được xem là cơ chế quan trọng để ngăn
các tác nhân gây bệnh.

Về Gia súc:

Fastrack, một sản phẩm của động vật nhai lại, chứa Lactobacillus acidophilus và
Stretococcus faecium, chúng tạo ra acid lactic; nấm men giúp bổ sung vitamin B và
những enzyme tiêu hóa...
Ở bê, Fastrack hỗ trợ tăng trọng, giảm bệnh tiêu chảy và những xáo trộn tiêu hóa
khác.


Ở bò, tăng sản lượng sữa và sự thèm ăn.
Ở cừu và dê, tăng lượng thức ăn.
Về gia cầm:

Những nghiên cứu trên gia cầm tại tại các trường đại học của Maryland và phía
Bắc bang Carolina, sử dụng một sản phẩm có tên là Primalac cho thấy là probiotic
định cư ở ruột với những vi khuẩn có lợi và loại trừ bệnh gây ra bởi các sinh vật
như E.coli, Salmonella và Clostridium ở những vị trí lơng nhung của ruột non, nơi
mà vi khuẩn có hại sẽ phá hủy lơng nhung.

Probiotic gia tăng sự kháng bệnh bằng cách tăng độ cao của lông nhung và tăng độ
sâu của các khe nằm giữa lơng nhung, theo cách đó sẽ gia tăng được diện tích bề
mặt hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vật sẽ gia tăng hiệu quả hấp thụ thức ăn. Nghiên
cứu cũng cho thấy Primalac giúp động vật chống lại sự lây nhiễm trùng cầu
(Eimeria acervulina), chúng phá hủy những đàn gà giống.

Những nhà khoa học từ viện nghiên cứu thực phẩm ở Norwich, nước Anh báo cáo
là những probiotic đặc biệt có thể tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn sống ở ruột gia

cầm, do đó giúp loại bỏ mối đe dọa sự ngộ độc thực phẩm vi khuẩn từ chuỗi thức
ăn.

Sử dụng chủng Lactic Pediococus pentosaceus HNO2 để sản xuất chế phẩm bảo
quản cá.

Trong thực phẩm và y học
Sử dụng vi khuẩn để muối chua rau quả, ủ chua thức ăn gia súc (làm chín sinh học
các loại quả): Tạo được sinh khối vi khuẩn có ích, át cả sinh vật gây thối. Gây
chua, tạo hương vị thơm ngon cho sản phẩm. Chuyển rau quả về dạng "chín sinh
học" do đó mà hiệu suất tiêu hóa tăng. Một số chủng dùng để sản xuất sữa chua
đặc: Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus reuteri, Strepticoccus faecalist… Một
số chủng được thêm vào sữa bột: Lactobacillus, Bifidobacterium… Tại những


nước phát triển, các nhà sản xuất, chế biến đã ứng dụng bổ sung Probiotics vào
nhiều loại thực phẩm như sữa chua ăn, phomát, kem.

Chữa bệnh đường ruột: Pháp đã sản xuất và đưa ra thị trường từ hàng chục năm
nay một sản phẩm mang tên Biolactyl chuyên trị tiêu chảy bằng nhiều khuẩn
Lactic. Vật liệu sinh học.

Một số vai trò khác đối với cơ thể
Chống ung thư: nhiều nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn probiotic có thể làm giảm
nguy cơ ung thư ruột kết và ung thư bàng quang. Ngồi ra cịn có tác dụng khử
chất độc gây ung thư có trong cơ thể và làm chậm sự phát triển của các khối u
bướu.
Probiotic có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, làm giảm
huyết áp cao. Ngồi ra cịn giúp nhanh chóng bình phục sau khi mắc bệnh tiêu
chảy hoặc ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón do sử dụng nhiều kháng sinh.[3]

Chống đơng máu
Lên men (levure).
Lợi ích
Star of life2.svg Wikipedia tiếng Việt khơng bảo đảm và khơng chịu trách nhiệm
về tính pháp lý và độ chính xác của các thơng tin có liên quan đến y học và sức
khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo
cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa
và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Lợi khuẩn này có nhiều giá trị thiết thực với con người như:[4][5]

Củng cố thành ruột bằng cách gắn vào thành ruột non, "ngăn chặn", cạnh tranh làm
giảm bớt sự phát triển của các vi khuẩn gây hại gây bệnh cho hệ tiêu hố.
Kích thích hoạt tính men Lactase của cơ thể nhằm cải thiện quá trình tiêu hóa và
hấp thu Lactose ở những người ít hay khơng dung nạp Lacto.


Tăng cường sức đề kháng của ruột do kích thích lên hệ miễn dịch. Tăng cường
miễn dịch bằng cách làm tăng sản sinh ra mucin, một protein được thấy trong nước
bọt và các màng nhầy của đường ruột, qua đó giúp bảo vệ chống lại ma sát và bào
mòn và tạo ra một mơi trường khơng thích hợp cho vi khuẩn có hại. Chúng cũng
tăng sản xuất ra các kháng thể immunoglobulin A (IgA), là các protein nhận dạng
ra và chống lại các tác nhân ngoại xâm trong cơ thể.
Sản xuất các axit mạnh, tăng tốc chuyển hoá và bài tiết chất độc.
Giảm cholesterol hay triglyceride trong máu.
Một số sản phẩm

Sản phẩm dùng trong chăn ni:

Probio-S: Từ bã khoai mì mà ngay cả động vật cũng chê, các chuyên gia thuộc
Viện Sinh Học Nhiệt Đới đã tạo ra thức ăn kích thích tăng trưởng cho mọi vật ni

kể cả thủy sản. ProBio-S lại là chế phẩm dạng lỏng, được sản xuất bằng cách cho
bã tươi vào những bao tải lớn rồi cấy chế phẩm EM-S chứa nhiều chủng vi sinh vật
hữu ích như Bacillus sp., Lactobacillus sp., Saccharomyces sp.

Với tỷ lệ 1lít EM-S/25 kg bã (1ml chứa 1010 tế bào vi sinh vật hữu ích). Ba ngày ủ
làm cho lượng vi sinh vật tăng mạnh. Với những chủng vi sinh vật hữu dụng nói
trên, chế phẩm ProBio-S giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột của vật
nuôi cũng như giảm lượng vi sinh vật có hại. Nhờ thế mà vật ni tiêu hố tốt hơn,
giảm tỷ lệ bệnh đường ruột, tăng trọng nhanh hơn.

Sản phẩm dùng cho người:

WHO và FAO khuyến cáo khi sử dụng cho người thì các Probiotic cần được phân
lập tới chủng, sản phẩm phải có nghiên cứu lâm sàng trên người: chứng minh được
hiệu quả và an tồn. Thực tế rất ít sản phẩm Probiotics đáp ứng các tiêu chuẩn này.
Lacclean Gold LAB: là sự kết hợp synbiotic, giữa 5 lồi probiotic có lượng tế bào
sống cao với prebiotic, bổ sung các vitamin. Là thiết kế đặc biệt tốt cho tiêu hóa,
phục hồi nhanh chóng khi bị tiêu chảy và các triệu chứng rối loạn đường ruột khác.


Chế phẩm Viabiovit dành cho người: Sản phẩm được phối hợp 3 chủng vi khuẩn
trong họ Lactobacillus rất có lợi cho đường ruột. Với hàm lượng vi khuẩn lớn và
dạng đông khô nên khả năng sống bảo tồn lâu khi được bảo quản ở nhiệt độ
thường. các chủng vi sinh vật này sẽ giúp cân bằng hệ thống vi khuẩn có ích trong
đường ruột, giúp thúc đẩy q trình tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng.
Mỹ phẩm dùng probiotic: Xu hướng probiotics đang ngày càng thịnh hành. Dòng
thực phẩm probiotics sẽ ngày càng phong phú. Những công dụng của probiotics
không chỉ xảy ra ở tế bào ruột. Trong các cuộc nghiên cứu gần đây, các nhà vi sinh
vật học của mỹ phẩm Biotherm còn phát hiện tinh chất PTP (Pure Thermal
Plankton) là một thành phần tự nhiên có tác động mạnh lên các tế bào da, chúng

kích thích và điều chỉnh tế bào da tương tự như các probiotic đã thực hiện trên tế
bào ruột. Ở nhiều nước trên thế giới loại Probiotics được sử dụng phổ biến là:
Lactobacillus reuteri.
BioGaia Protectis - chủng Lactobacillus reuteri DSM 17938 của BioGaia Protectis
đang được Hội Nhi Khoa Châu Âu (ESPGHAN) và Tổ chức Tiêu Hóa Thế giới
WGO khuyến cáo nên sử dụng trên những trẻ sơ sinh khỏe mạnh để giảm sự xuất
hiện của các vấn đề rối loạn tiêu hóa chức năng, tiết kiệm chi phí chăm sóc sức
khỏe cho gia đình và xã hội.
Simbiosistem là một chế phầm men vi sinh kết hợp giữa 2 chủng lợi khuẩn
Lactobacillus Reutei LRE 02 và Lactobacillus Rhamnosus LR 06. Giúp tái tạo hệ
vi sinh đường ruột, Cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón, đau bụng co thắt, trào
ngược dạ dày, thực quản (nôn trớ) ở trẻ em. Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bài tham khảo 1
TỔNG QUAN
Thuật ngữ probiotics dùng để chỉ nhóm vi sinh vật sống được đưa vào cơ thể với mục
đích mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người. Cơng thức thành lập của các nhóm vi
sinh vật này đang được nghiên cứu nhằm tìm ra tính hữu ích của chúng trong điều trị và
dự phòng bệnh ở trẻ sơ sinh.
Viêm ruột hoại tử (NEC) là một bệnh lý nặng gặp ở 7% trẻ sinh non rất nhẹ cân, và là
một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sinh non. Tử vong do
viêm ruột hoại tử dao động trong khoảng 20 đến 30%, và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các
bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật ở trẻ sơ sinh. Biến chứng đáng lo ngại nhất của viêm
ruột hoại tử là cắt bỏ ruột, có thể dẫn đến hội chứng ruột ngắn, và các biến chứng khác
liên quan đến dinh dưỡng tĩnh mạch như bệnh gan, nhiễm trùng và các biến chứng
trong phát triển thần kinh.
Ngồi ra, gánh nặng tài chính đối với điều trị viêm ruột hoại tử rất lớn, ước tính tại Mỹ,
chính phủ phải chi từ 500 triệu đến một tỷ đô la mỗi năm. Viêm ruột hoại tử là một tiến
trình viêm và tổn thương ruột liên quan đến quá trình cư trú bất thường và tăng trưởng
quá mức vi khuẩn tại ruột. Sự thay đổi của hệ khuẩn thường trú đóng vai trị quan trọng
trong viêm ruột, do đó có nhiều nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học nhằm thiết lập



lại hệ khuẩn này trong việc ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, tại các đơn vị chăm sóc tích cực
sơ sinh (NICU) ở Hoa Kỳ, việc sử dụng thường quy và rộng rãi các chế phẩm sinh học
này ở trẻ sơ sinh vẫn còn bị hạn chế do những mối quan tâm lo lắng về mức độ an tồn
và cơng thức tối ưu, .
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
Elie Metchnikoff là tác giả đầu tiên mơ tả về lợi ích của probiotics vào năm 1908, khi ông
viết về cuộc sống khỏe mạnh với tuổi thọ kéo dài của một nhóm người Bulgaria, nhờ sử
dụng các sản phẩm sữa lên men. Lactobacillus được dùng cho trẻ sơ sinh từ năm 1952
để kiểm tra hiệu quả đến tăng cân. Năm 1986, thử nghiệm lâm sàng đối chứng đầu tiên
về hiệu quả của probiotics trong việc giảm xâm nhập và đề kháng kháng sinh của vi
khuẩn gây bệnh. Nghiên cứu lớn đầu tiên về vai trò của probiotics trong ngăn ngừa NEC
được công bố vào năm 1999 và cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong cả tỷ lệ NEC và tử
vong liên quan đến NEC so với với nhóm chứng. Sau đó là một loạt các thử nghiệm với
các kết quả đầy hứa hẹn và phân tích tổng hợp đầu tiên về việc sử dụng probiotics để
phòng ngừa NEC được báo cáo vào năm 2007.
PROBIOTICS
Cơ chế bảo vệ

o

Tăng cường chức năng rào cản của biểu mô ruột, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi
khuẩn: probiotics làm tăng sản xuất chất nhầy, globulin A miễn dịch và các yếu
tố sinh học khác có tác dụng giảm tính thấm của ruột đối với vi sinh vật gây
bệnh.

o

Giảm sự cư trú của vi khuẩn gây bệnh và tăng tính đa dạng lồi: probiotics cạnh

tranh mơi trường sống, vị trí gắn kết và các chất dinh dưỡng với vi khuẩn gây
bệnh. Probiotics tăng tính đa dạng lồi và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh
vật không gây bệnh cư trú bằng cách tiết ra các đoạn peptide có tính kháng
khuẩn và các chất diệt khuẩn, từ đó ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây
bệnh.

o

Điều chỉnh phản ứng miễn dịch của chủ thể: ngoài việc tăng số lượng globulin A
miễn dịch, probiotics cịn đóng vai trò như các thụ thể toll-like receptor (TLRs)
nhằm điều hòa việc sản xuất cytokine và ức chế tình trạng chết theo chương
trình cũng như kích thích khả năng tái tạo tế bào.

o

Gia tăng sự trưởng thành hệ thần kinh ruột: probiotics làm tăng nhu động ruột,
đây là một yếu tố tiềm năng trong phòng ngừa viêm ruột hoại tử.

Các chủng probiotics
Trong khảo sát năm 2015 tại hơn 70 đơn vị NICU tại Hoa Kỳ, có 16 sản phẩm probiotics
được sử dụng. Trong đó chỉ có 4 sản phẩm được trải qua thử nghiệm lâm sàng đặc biệt
hỗ trợ cho việc sử dụng ở trẻ sơ sinh. Do đó, tính đến thời điểm khảo sát, 90% các chế
phẩm sinh học tại Hoa Kỳ có thể chưa được đánh giá về độ an toàn hoặc hiệu quả khi
dùng cho trẻ non tháng. Các loài được sử dụng phổ biến nhất
là Lactobacillus và Bifidobacterium.
Probiotics trong phòng ngừa viêm ruột hoại tử
Cho đến nay, tác dụng dược coi là lợi điểm nhất của probiotics trên trẻ sinh non là


phòng ngừa viêm ruột hoại tử (NEC). Nhiều tổng quan hệ thống và nghiên cứu tổng hợp

về việc sử dụng probiotics trên 10.000 trẻ sơ sinh cho thấy giảm tỷ lệ NEC nặng (độ 2
trở lên) và tử vong.
Trong một bài tổng quan đăng trên Cochrane năm 2014, AlFaleh và Anabrees cho thấy
tỷ lệ NEC nặng giảm đáng kể ở trẻ rất nhẹ cân (VLBW) trong nhóm sử dụng probiotics
khi so sánh với nhóm chứng (RR 0,41; khoảng tin cậy 95% [CI] 0,31-0,56). Phân tích
riêng 11 nghiên cứu có chất lượng cao (nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng) cũng
chứng minh probiotics giảm đáng kể NEC nặng ở nhóm có sử dụng (RR 0,43; KTC 95%
0,31-0,59). Năm 2016, một bài tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp được công bố
bởi Sawh và cộng sự cũng cho thấy vai trò của probiotics trong NEC nặng ở trẻ sinh non
(38 nghiên cứu với 10.520 bệnh nhân), trong đó nhóm VLBW gồm 9.507 bệnh nhi tham
gia trong 29 nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu của Sawh và cộng sự cho thấy probiotics
tỏ ra không hiệu quả trong việc ngăn NEC ở nhóm trẻ sinh non cực nhẹ cân (cân nặng <
1.000 gram).
Trong phân tích tổng hợp của Ohsen gồm 12 nghiên cứu quan sát và 10.800 bệnh nhân
sinh non (<37 tuần) hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân (LBW <2.500 g), kết quả ghi nhận cho
thấy giảm đáng kể tỷ lệ NEC trong nhóm sử dụng probiotics (RR 0,55; KTC 95% 0,390,78). Mặc dù độ mạnh của bằng chứng từ phân tích này yếu hơn so với với các phân
tích tổng hợp từ các thử nghiệm lâm sàng, các kết quả cũng góp phần làm tăng mạnh
các chứng cứ hỗ trợ sử dụng probiotics để phòng ngừa NEC.
Tuy nhiên, trong số các thử nghiệm lâm sàng của probiotics, có sự khơng đồng nhất
đáng kể trong các tiêu chí nghiên cứu liên quan đến các loài probiotic, đơn lẻ so với
nhiều loài, liều lượng, thời gian bắt đầu, thời gian sử dụng và loại sữa, sữa mẹ so với
công thức hoặc kết hợp giữa sữa mẹ và công thức. Mặc dù vậy, lợi ích trong việc giảm
NEC đã được chứng minh một cách nhất quán trong hầu hết các nghiên cứu riêng lẻ
cũng như các phân tích tổng hợp.
Probiotics thúc đẩy q trình dung nạp sữa và rút ngắn thời gian đạt đến ni
ăn đường miệng hồn tồn
Trong một nghiên cứu đồn hệ về vai trò của probiotics trong tăng dung nạp thức ăn ở
trẻ non tháng, 104 trẻ sơ sinh có cân nặng từ 750 đến 1.499 g được phân ngẫu nhiên
vào nhóm có probiotics và nhóm đối chứng. Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về thời gian đạt được ni ăn qua đường miệng hồn tồn (11,2 ngày so với 12,7 ngày).

Tuy nhiên, kết quả từ bài tổng quan trên Cochrane và bài phân tích tổng hợp của AlFaleh
và Anabrees đã cho thấy thời gian để đạt đến ni ăn đường miệng tồn phần thấp hơn
1,32 ngày (KTC 95% 1,48-1,17) trong nhóm probiotics so với nhóm chứng.
Trong một phân tích tổng hợp khác gồm 5 nghiên cứu, những trẻ non tháng được nuôi
bằng sữa mẹ kèm bổ sung thêm probiotics có thể đạt đến mốc ni ăn hồn tồn qua
đường miệng sớm hơn 3 ngày so với nhóm dùng sữa mẹ nhưng không được bổ sung
probiotics. Nghiên cứu này có vai trị quan trọng trong việc đánh giá lại lợi ích của
probiotics vì các trẻ tham gia nghiên cứu được nuôi ăn đường miệng chỉ bằng sữa mẹ cả
trong nhóm chứng lẫn nhóm bổ sung probiotics, trong khi các nghiên cứu trước khơng
có sự thống nhất khi cho trẻ sử dụng cả sữa mẹ và sữa công thức.
Kết luận, probiotics giúp giảm ngắn thời gian đạt đến nuôi ăn đường miệng toàn phần ở
những trẻ được dùng sữa mẹ hoàn toàn.
Probiotics ngăn ngừa nhiễm trùng huyết muộn và nhiễm nấm
Trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng do sự kém trưởng thành của hệ thống miễn dịch và hàng
rào da - niêm mạc. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm catheter xâm lấn, chậm
nuôi ăn đường tiêu hóa, thiếu sữa mẹ, dinh dưỡng tĩnh mạch kéo dài, bệnh tật đi kèm và
thời gian nằm viện kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. Hơn nữa, việc thành
lập hệ khuẩn thường trú ở ruột có thể bị gián đoạn do việc sử dụng kháng sinh, trì hỗn
ni ăn đường tiêu hóa và tiếp nhận sữa mẹ.


Probiotics giúp điều chỉnh và cải thiện chức năng rào cản của đường ruột và chức năng
miễn dịch giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng huyết muộn. Bằng chứng cho thấy probiotics
có thể làm giảm nhiễm trùng huyết muộn cịn gây tranh cãi. Trong một số phân tích
tổng hợp, các ước tính gộp chung khơng cho thấy giảm nhiễm trùng huyết muộn trong
nhóm probiotics so với nhóm đối chứng ở trẻ VLBW. Tuy nhiên, các báo cáo từ các những
phân tích khác lại chứng tỏ tỷ lệ nhiễm trùng huyết muộn giảm đáng kể trong nhóm
probiotic trong nhóm LBW và VLBW, nhưng khơng ở nhóm cực nhẹ cân (ELBW).
Trong một bài tổng quan và phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của probiotics trong nhiễm
trùng huyết do nấm, Hu và cộng sự báo cáo rằng dự phịng bổ sung probiotics khơng có

tác dụng trên nhiễm trùng huyết (RR = 0,88; KTC 95% 0,44-1,78) nhưng giảm nguy cơ
nhiễm nấm Candida. Cũng trong một phân tích tổng hợp khác về phịng ngừa NEC do
nấm, kết quả khơng cho thấy hiệu quả có lợi từ việc bổ sung probiotics.
Tóm lại, các bằng chứng từ các nghiên cứu gần đây cho thấy, probiotics có thể có tác
dụng có lợi trong giảm nhiễm trùng huyết muộn ở trẻ rất nhẹ cân nhưng khơng có vai
trị trong nhiễm trùng ở trẻ cực nhẹ cân. Probiotics có vẻ như khơng có tác dụng trong
nhiễm nấm.
Probiotics và phát triển thần kinh trẻ sinh non
Giả thuyết đưa ra là probiotics có thể cải thiện phát triển thần kinh thơng qua các
cytokine chống viêm và biến đổi các yếu tố tăng trưởng β, qua đó chống lại tác dụng
của các chất trung gian gây viêm vốn là yếu tố sinh bệnh học của NEC, nhiễm trùng
huyết, bệnh phổi mạn tính, xuất huyết não thất, và nhuyễn chất trắng quanh não thất.
Các cơ chế khác bao gồm cải thiện dung nạp thức ăn, giúp tăng trưởng và giảm thời
gian nằm viện.
Chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của probiotics trên phát triển thần kinh. Phân
tích kết quả phụ từ 3 thử nghiệm lâm sàng về vai trò của probiotics trong phịng ngừa
NEC cho thấy rằng probiotic khơng có tác dụng đối với phát triển thần kinh ở trẻ sinh
non từ 18 đến 24 tháng, tuy nhiên những nghiên cứu trên không đủ mạnh để đánh giá
hiệu quả của probiotics trên phát triển hệ thần kinh ở trẻ sinh non. Cỡ mẫu nhỏ, sử dụng
một chủng probiotic đơn lẻ, cùng với nhiều yếu tố phức tạp có khả năng ảnh hưởng đến
phát triển thần kinh chính là những yếu tố gây nhiễu khiến khó rút ra kết luận về hiệu
quả của probiotics trong vấn đề nêu trên.
Tính an tồn của probiotics
Một mối quan tâm lớn hiện nay đưa đến hạn chế sử dụng thường quy probiotics chính là
nỗi lo các vi sinh vật trong các chế phẩm sinh học này có thể gây nhiễm trùng. Trẻ sinh
non có hệ miễn dịch non yếu và hàng rào niêm mạc ruột non chưa trưởng thành nên vi
khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng huyết. Mặc dù khơng có thử nghiệm lâm sàng hay
phân tích tổng hợp nào ghi nhận nhiễm trùng hay nhiễm trùng huyết do probiotics
nhưng vẫn cần thận trọng vì các sinh vật này tuy không phát triển trong môi trường hiếu
khí nhưng lại phát triển trong mơi trường kị khí.

Thơng thường, phương pháp ni cấy hiếu khí, được sử dụng ở trẻ sơ sinh có thể khơng
đánh giá được tình trạng nhiễm trùng. Do khơng có các hệ thống báo cáo quy chuẩn
làm cho việc đánh giá các tác dụng phụ của probiotics trở nên khó khăn hơn.
Đã có những báo cáo ca cho thấy probiotics có liên quan đến nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh,
trẻ nhỏ và người lớn. Roy và cộng sự báo cáo 7 trường hợp (2 trẻ sơ sinh và 5 người lớn)
nhiễm nấm Saccharomyces cerevisiae liên quan đến việc bổ sung probiotics có
chứa Saccharomyces boulardii. Khuếch đại huỳnh quang được sử dụng để xác nhận sự
tương đồng giữa vi sinh vật trong máu và trong chế phẩm sinh học được dùng.
Esaiassen và cộng sự đã báo cáo trường hợp nhiễm khuẩn huyết Bifidobacterium
longum ở 3 trong số 290 trẻ sơ sinh ELBW được nhận probiotics uống để ngừa NEC. Giải
trình tự tồn bộ hệ gen và phân tích so sánh nucleotide được sử dụng để xác nhận rằng


×