Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.03 KB, 80 trang )



1



Luận văn
Hoạt động xuất nhập khẩu rau quả của
Việt Nam


2
CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ (XKHH)

1. Khái niệm
Hoạt động XKHH là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một
quốc gia hay đối với hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là
khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Và
khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều tích cực
tham gia vào hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó
được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện
nay. Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra
nhiều hình thức khác nhau như buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác, xuất khẩu
theo nghị định thư.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và


thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài
hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc
gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng
tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao.
Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các
nước tham gia.

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
2.1 Đối với nền kinh tế thế giới
Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đàu
tiên của TMQT, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình


3
phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới. Do những điều
kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về
lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong
quá trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa
trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng: “Nếu một quốc
gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại
sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích của
chính mình”, và khi tham gia vào TMQT thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong
sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu
những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu
những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn hơn”. Nói cách
khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vãn có thể tìm ra điểm có lợi để khai
thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất và
xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá đó làm cho
mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm
được nguồn nhân lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản xuất hàng

hoá. Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ được gia tăng.
2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho
nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự
tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài
nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện
đó và để giải quyếttình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố
mà trong nước chưa có đủ khả năng đáp ứng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có
đủ ngaọi tệ cho việc nhập khẩu này.
Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệt
là các nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tư
nước ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu.
Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ thì
không ai có thể phủ nhận được. Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn này thì


4
những nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách
này hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Bởi vậy nguồn vốn
quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạt động
xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu,
quyết định đến quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu.
Ở các nước kém phát triển, vật cản trở sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm
lực và vốn. Ngoài vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính nhưng
mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên
khi chủ đầu tư và người cho vay thấy khả năng xuất khẩu của các nước đó, vì
đây là nguồn chính đảm bảo nước đó có thể trả nợ được. Xuất khẩu góp phần
vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển cuả nền

kinh tế thế giới.
2.3 Đối với một doanh nghiệp
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia
vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm –
những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp
với thị trường. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn
thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình
sản xuất không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu.
Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều
lao động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động tạo ra ngoại tệ để chấp nhận
máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đem lại lợi
nhuận cao.

3. Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu phải tạo ra được nguồn vốn nước ngoài cần thiết để
nhập khẩu vật tư kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, thực
hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá.


5
Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá, phải phát huy và sử dụng tốt
hơn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng
thu nhập quốc dân.
Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá, phải phát huy và sử dụng tốt
hơn lao dộng và tài nguyên của đát nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng
thu nhập quốc dân.
Xuất khẩu phải phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế nâng cao
vật chất và tinh thần cho người lao động.
Hoạt động xuất khẩu phải nhằm mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nâng
cao uy tín của nước ta trên thị trường quốc tế, góp phần thực hiện đường lối đối

ngoại của Nhà nước.
Tất cả các nhiệm vụ trên đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt
động thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay là góp phần tích cực nhất vào
việc thắng lợi đường lối đổi mới và xây dựng kinh tế của nước ta.

4. Các hình thức xuất khẩu
4.1 Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức xuất khẩu các hàng hoá - dịch vụ do chính doanh nghiệp
sản xuất ra hoặc đặt mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu các
sản phẩm này ra thị trường nước ngoài. Người bán và người mua trực tiếp quan
hệ với nhau bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín để bàn bạc, thoả thuận
một cách tự nguyện. Nội dung thoả thuận không có sự ràng buộc với lần giao
dịch trước việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán.
Hoạt động xuất khẩu theo phương thức này chỉ khác với hoạt động nôi
thương ở chỗ: bên mua và bên bán có quốc tịch khác nhau, đồng tiền thanh toán
là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, hàng hoá được di chuyển qua biên giới
Trong giao dịch, người ta làm một loạt các công việc như: nghiên cứu tiếp cận
thị trường, người mua hỏi giá và đặt hàng, người bán chào giá Sau đó 2 bên
hoàn giá và chấp nhận giá, cuối cùng là ký kết hợp đồng. Trong thương mại


6
quốc tế nagỳ nay thì hình thức này có xu hướng tăng lên vì nó đảm bảo được các
điều kiện an toàn chung hơn cho bên mua và bên bán.
4.2 Xuất khẩu gia công uỷ thác
Trong hình thức này, đơn vị ngoại thương đứng ra bán nguyên liệu hoặc
bán thành phẩm mẫu cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi lại sản phẩm để xuất
khẩu ra nước ngoài.
Hình thức này bao gồm các bước:
- Ký kết hợp đồng với bên nước ngoài và nhập nguyên liệu

- Ký kết hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị trong nước
- Giao nguyên vật liệu gia công theo định mức
- Thanh toán phí gia công cho đơn vị sản xuất và nhận phí uỷ thác gia
công được hưởng.
Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh
nhưng vẫn thu được nhiều lợi nhuận, rủi ro ít, việc thanh toán đảm bảo vì đầu ra
chắc chắn. Nhưng nó cũng đòi hỏi các cán bộ dày dặn kinh nghiệm và phải làm
nhiều thủ tục xuất khẩu.
4.3 Xuất khẩu uỷ thác
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò
trung gian xuất khẩu, làm thay cho đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết để
xuất hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận.
4.4 Buôn bán đối lưu
Đây là một phương thức giao dịch trong đó kết hợp chặt chẽ giữa xuất
khẩu và nhập khẩu. Người bán đồng thưòi là người mua, lượng hàng hoá dịch vụ
trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Mục đích của hình thức này không
phải là thu về khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá dịch vụ khác
có giá trị tương đương.
Hình thức buôn bán này phải đảm bảo các cân bằng:
- Cân bằng về mặt hàng
- Cân bằng về giá cả
- Cân bằng về điều kiện giao hàng


7
Trong buôn bán đối lưu, có 2 nghiệp vụ chủ yếu là hàng đổi hàng và
nghiệp vụ bù trừ.
- Nghiệp vụ hàng đổi hàng (Bartev): hai bên trực tiếp trao đổi với nhau
hững hàng hoá có giá trị tương đương và thời gian trao đổi hầu như diễn ra đồng
thời. Hình thức này cũng có thể có nhiều bên cùng tham gia.

- Nghiệp vụ bù trừ (Compensation): là nghiệp vụ ma hai bên trao đổi hàng
hoá với nhau trên cơ sở quan hệ giá trị hàng giao. Đến cuối kỳ hạn, hai bên mới
so sánh đối chiếu giá trị hàng giao với giá trị hàng nhận, nếu sau khi bù trừ tiền
hàng mà còn có số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên
chủ nợ của nước bị nợ. Nghiệp vụ này là hình thức phát triển nhanh nhất của
buôn bán đối lưu.
Ngoài ra, trong buôn bán đối lưu còn một số nghiệp vụ khác như nghiệp
vụ mua đối lưu, nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ hoặc giao dịch bồi hoàn.
Những nghiệp vụ này được áp dụng theo tùng trường hợp cụ thể và nó đảm bảo
được tính linh hoạt của hàng hoá trong thương mại quốc tế.
4.5 Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá được ký theo nghị định thư giữa 2
chính phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu đãi hơn như khả năng
thanh toán chắc chắn do Nhà nước trả, giá cả hàng hoá tương đối cao việc sản
xuất thu mua có nhiều sự ủng hộ ưu tiên. Song trên thực tế, hình thức này được
sử dụng chủ yếu ở các nước XHCN trước đây còn hiện nay ít được áp dụng.
4.6 Xuất khẩu tại chỗ
Hình thức này mới nhưng đang được phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của
hình thức này là hàng hoá không bắt buộc phải vượt ra biên giới quốc gia do vậy
giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng
hoá; thủ tục xuất khẩu trong hình thức này cũng đơn giản, không nhất thiết phải
có các hợp đồng phụ trợ như hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá và
thủ tục hải quan.
4.7 Tạm nhập – tái xuất


8
Đây là hình thức xuất khẩu đi những hàng hoá đã nhập khẩu trước đây
nhưng chưa qua chế biến. Để tiến hành được hoạt động này cần phải có ít nhất 3
chủ thể thuộc 3 quốc gia khác nhau đó là: nước xuất khẩu – nước tái xuất khẩu

và nước nhập khẩu. Hàng hoá đi từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất khẩu rồi
sang nước nhập khẩu hoặc có thể đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập
khẩu. Còn tiền sẽ được nước tái xuất thu từ nước nhập khẩu và trả cho nước xuất
khẩu. Trong trường hợp này nước tái xuất sẽ thu được một khoản chênh lệch
giữa khoản tiền bỏ ra để nhập khẩu với số tiền thu được sau khi xuất khẩu.
Ngoài ra họ có thể hưởng thu nhập do sử dụng đồng tiền chiếm dụng vì đã thu
của nước nhập khẩu nhưng chưa trả cho nước xuất khẩu.

II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ
Tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu trên thị trường quốc tế các
thương nhân phải tiến hành một loạt các hoạt động, thủ tục để có thể đảm bảo
được với yêu cầu, với quy luật của thị trường. Hoạt động xuất khẩu rau quả nói
riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung thường bao gồm các nội dung chủ yếu
sau đây:
- Nghiên cứu thị trường quốc tế
- Lập phương án kinh doanh
- Nguồn hàng cho xuất khẩu
- Đàm phán ký kết hợp đồng

1. Nghiên cứu thị trường quốc tế
Việc nghiên cứu thị trường quốc tế có thể được coi là hoạt động đầu tiên
cần tiến hành hết sức cẩn thận và chu đáo. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ tạo điều
kiện cho các nhà kinh doanh giải quyết tôt những vấn đề kinh doanh liên quan
theo yêu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh hàng hoá.
Công việc nghiên cứu thị trường bao gồm các nghiên cứu sau:
1.1 Nghiên cứu thị trường mặt hàng rau quả thế giới


9
Thị trường là phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất lưu thông hàng

hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Nghiên cứu
thị trường rau quả thế giới bao gồm cả trong lĩnh vực sản xuất - trồng trọt, lưu
thông và trong tiêu dùng. Tiến hành nghiên cứu nhằm đem lại sự hiểu biết về
quy luật vận động của chúng, những quy luật này thể hiện thông qua những biến
đổi về nhu cầu cung cấp và giá cả rau quả trên thị trường. Nắm chắc được các
quy luật này ta có thể vận dụng để giải quyết hàng loạt các vấn đề của thực tiễn
kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và có những biện pháp thâm
nhập, chiếm lĩnh thị trường.
1.2 Dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng
Dung lượng thị trường RQ là khối lượng mặt hàng rau quả được giao dịch
trên một phạm vi thị trường nhất định, nhưng nó không xác định mà còn thay
đổi do tổng hợp các nhân tố trong những giai đoạn nhất định. Có thể có những
nhân tố ảnh hưởng tới dung lượng thị trường như sau:
- Các nhân tố làm cho dung lượng của thị trường RQ biến đổi có tính chất
chu kỳ như sự vận động của tình hình kinh tế các nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước phương Tây. Các quốc gia này có một tiềm lực kinh tế to lớn và như
vậy một sự xáo trộn nhỏ về kinh tế cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế các
nước khác.
- Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến đổi dung lượng thị trường
như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho nhân giống, trồng trọt,
sản xuất, chế biến rau quả nhưng sự biến đổi này sẽ ngày càng được rút ngắn.
- Các nhân tố ảnh hưởng mà ta không thể kiểm soát được do thiên nhiên:
bão lụt, hạn hán
Nghiên cứu dung lượng thị trường cần đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố bởi vì nó ít nhiều ảnh hưởng tới sự vận động của thị trường rau
qủa trong giai đoạn hiẹn tại và tương lai. Trong kinh doanh xuất khẩu rau quả,
nắm vững dung lượng thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh cân nhắc để đề
ra những quyết định kịp thời, chính xác và nhanh chóng chớp được thời cơ giao
dịch nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.



10

1.3 Lựa chọn đối tác kinh doanh
Trong kinh doanh, lựa chọn đối tác kinh doanh nhằm mục đích lựa chọn
bạn hàng sao cho công tác kinh doanh an toàn và có lợi. Nội dung cần thiết để
nghiên cứu lựa chọn đối tác bao gồm:
- Quan điểm kinh doanh của thương nhân đó
- Lĩnh vực kinh doanh của họ
- Khả năng vốn và cơ sở vật chất của họ
- Những người được uỷ quyền và phạm vi chịu trách nhiệm của họ đối
với nghĩa vụ của công ty
Lựa chọn đối tác giao dịch để kinh doanh để kinh doanh và nói chung và
rau quả nói riêng tốt nhất là nên chọn người nhập khẩu trực tiếp, hạn chế các
hoạt động trung gian vì nó chỉ thích hợp khi ta thâm nhập thị trường mới, sản
phẩm mới mà cần phải nắm bắt các thông tin về thị trường. Có thể nói, việc lựa
chọn đối tác kinh doanh cần có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng để thực
hiện thắng lợi các hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế, song việc lựa
chọn các đối tác kinh doanh cũng tuỳ thuộc một lần vào kinh nghiệm của người
nghiên cứu và truyền thống mua bán.
1.4 Nghiên cứu giá cả mặt hàng rau quả trên thế giới
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, đồng thời là biểu hiện một cách
tổng quát các hoạt động kinh tế, các mói quan hệ kinh tế như quan hệ cung cầu
hàng hoá, tích luỹ tiêu dùng Giá cả luôn gắn với thị trường và chịu tác động
cảu nhiều nhân tố khác.
Trong buôn bán quốc tế, giá cả thị trường rất phức tạp do việc buôn bán
diễn ra ở các khu vực khác nhau và trong một thời gian dài. Mặt khác, mặt hàng
này được vận chuyển qua nhiều nước có các chính sách thuế khác nhau nên giá
cả cũng khác nhau. Do vậy để thích ứng với sự biến động của thị trường các nhà
kinh doanh phải thực hiện việc định giá linh hoạt và phù hợp với mục đích cơ

bản của doanh nghiệp. Việc định giá thường dựa trên các cơ sở chủ yếu như giá
thành, chi phí sản xuất, sức mua và nhu cầu của người tiêu dùng và các cơ sở
khác Nghiên cứu giá cả được coi là vấn đề chiến lược tối ưu vì nó ảnh hưởng


11

trực tiếp tới sức tiêu thụ và lợi nhuận cảu doanh nghiệp. Định giá đúng sẽ đem
lại thắng lợi cho nhà xuất khẩu, tránh cho họ những rủi ro và thua lỗ.
1.5 Thanh toán trong thương mại quốc tế
Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu
rau quả. Hiệu quả kinh doanh phần lớn phụ thuộc vào sự lựa chọn phương thức
thanh toán. Thanh toán đảm bảo cho người xuất khẩu thu được tiền và người
nhập khẩu nhận được hàng.
Thanh toán quốc tế có thể hiểu đó là việc chi trả những khoản tiền tệ, tín
dụng có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá đã được thoả thuận trong
hợp đồng kinh tế. Để giảm bới rủi ro trong kinh doanh, khi thanhtoán ta phải
xem xét kỹ vấn đề tiền tệ trong thanh toán quốc tế, thời hạn thanh toán, phương
thức thanh toán và các điều kiện đảm bảo thanh toán.

2. Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả thu lượm được trong qúa trình nghiên cứu thị
trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án kinh
doanh là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu xác
định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm:
- Đánh giá chung tình hình thị trường, phác hoạ bức tranh tổng quát về
hoạt động kinh doanh và đưa ra những khó khăn - thuận lợi.
- Lựa chọn cụ thể những mặt hàng rau quả mà thị trường đang có nhu
cầu, điều kiện và phương thức kinh doanh. Sự lựa chọn này phải có
tính thuyết phục dựa trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan.

- Đề ra các mục tiêu cụ thể: khối lượng, giá cả, cơ cấu loại rau quả và thị
trường xuất khẩu.
- Đưa ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu đó.
- Sơ bộ đánh giá hiệu qủa kinh tế cảu việc kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu chủ yếu như: tỷ xuất ngoại tệ, thời gian hoàn vốn, điểm hoà vốn

3. Nguồn hàng cho xuất khẩu


12

Chúng ta đều biết rằng, việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng tốt sẽ góp
phần đáp ứng kịp thời, chính xác, đầy đủ những nhu cầu của thị trường và thực
hiện đúng thời hạn hợp đồng với chất lượng tốt.
Nguồn hàng rau quả cho xuất khẩu là toàn bộ các loại rau quả cảu một
công ty, một địa phương, một vùng hay toàn bộ đất nước có khả năng xuất khẩu
được. Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể đầu tư trực
tiếp vào nuôi trồng, chăm sóc hoặc có thể ký các hợp đồng thu gom với các đơn
vị sản xuất này để có được nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu.
Nguồn hàng cho xuất khẩu ổn định là tiền đề cho việc phát triển kinh
doanh của các doanh nghiệp. Thông thường người ta tìm nguồn hàng cho xuất
khẩu thông qua việc nắm bắt các khả năng cung ứng hàng xuất khẩu cảu các đơn
vị trong và ngoài ngành.

4. Đàm phán ký kết hợp đồng.
4.1 Các hình thức đàm phán
Đàm phán là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng. Thông thường
trong kinh doanh quốc tế có thể các hình thức: đàm phán trực tiếp, đàm phán
qua thư tín, đàm phán qua điện thoại Hoạt động xuất khẩu rau quả thường

thực hiện các cuộc giao dịch đàm phán trực tiếp. Khi đàm phán ta cần tiến hành
theo các bước sau:
- Chào hàng: đây là việc nhà kinh doanh thể hiện rõ ý định bán hàng của
mình, là lời đề nghị ký kết hợp đồng.
- Hoàn giá: khi người mua nhận được đơn chào hàng nhưng không chấp
nhận hoàn toàn đơn chào hàng đó mà đưa ra một lời đề nghị mới thì lời
đề nghị này được gọi là hoàn giá.
- Chấp nhận: là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện chào hàng mà
phía bên kia đưa ra. Sau đó tiến hành ký kết hợp đồng.


13

- Xác nhận: sau khi hai bên thoả thuận với nhau về điều kiện giao dịch,
có thể ghi lại tất cả các thoả thuận gửi cho bên kia. Đó là văn kiện có
chữ ký của cả hai bên.
4.2 Hợp đồng kinh tế
Đối với quan hệ mua bán rau quả, sau khi các bên mua và bên bán tiến
hành giao dịch, đàm phán có kết quả thì phải lập và ký kết hợp đồng trong đó
quyền hạn và nghĩa vụ các bên phải được quy định rõ ràng và đầy đủ. Hình thức
hợp đồng được thể hiện bằng văn bản và khi ký kết cần phải chú ý:
- Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, sáng sủa, phản ánh đúng nội dung đã
thoả thuận, không để tình trạng mập mờ và tránh suy luận.
- Hợp đồng cần đề cập đầy đủ mọi vấn đề, tránh việc phải áp dựng tập
quán để giải quyết những vấn đề bên kia đề cập đến. Trong hợp đồng
không được có những điều khoản trái pháp luật, luạt lệ hiện hành ở cả
hai nước xuất khẩu và nhập khẩu.
- Người tham gia ký kết phải là người thực sự có thẩm quyền.
- Ngôn ngữ trong hợp đồng là ngôn ngữ phổ biến mà hai bên đều thông
thạo.


4.3 Thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng được ký kết thì các đơn vị kinh doanh xuất khẩu pahỉ thực
hiện theo các quy định ghi trong hợp đồng, tiến hành sắp xếp lại những phần
việc phải làm, ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng
Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo những bước sau:







Ký kết hợp đồng xây dựng
Kiểm tra L/C
Xin giấy phép xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hoá
Làm thủ tục hải quan


14













III. THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT
KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

1. Những nét cơ bản về thị trường Mỹ.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một liên bang gồm 50 bang trong đó có 2
bang tách rời là ALASKA (ở cực Tây Bắc lục địa Mỹ) và đảo Hawai (ở giữa
thái Bình Dương). Phía bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mêhicô, phía đông giáp
Đại Tây Dương và phía Tây giáp Thái Bình Dương. Vị trí địa lý tạo cho Hoa Kỳ
những điều kiện thuận lợi trong thông thương với các nước cùng châu lục nhưng
ngược lại, có nhiều khó khăn và rủi ro với các nước thuộc châu á, Âu, Phi. Tuy
nhiên, đối với mặt hàng rau quả thì trên thị trường Hoa Kỳ đã xuất hiện từ rất
lâu năm với rất nhiều chủng loại sản phẩm phong phú.
Nằm trong xu hướng chung của các nước công nghiệp phát triển dân số
nước Mỹ hiện nay đang trở lên lão hoá do tỷ lệ sinh giám và tuổi thọ tăng lên,
điều này phản ánh sự quan tâm cảu toàn xã hội đối với sức khoẻ. Nhu cầu về
thuốc men, lương thực thực phẩm cũng như nhiều mặt hàng khác nhấn mạnh
đến dinh dưỡng, tăng lực, chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ nhận được sự quan
tâm thực sự của người tiêu dùng. Các sản phẩm về mặt hàng rau quả chứa nhiều


15

các loại vitamin A, B, C và các khoáng chất khác nên người Mỹ rất quantam
đến mặt hàng rau quả này và rau quả ở đây rất được người mỹ ưa chuộng.
Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ vào loại cao nhất thế giới với bình
quân là 30.000 USD/người. Tổng chi tiêu cá nhân là trên 3000 tỷ USD, hàng
năm thị trường tiêu thụ được bổ sung khoảng vài ba triệu người làm cho quy mô

thị trường không ngừng được mở rộng.
Nước Mỹ có sức mạnh kinh tế to lớn và có ảnh hưởng sâu rộng về chính
trị trên phạm vi toàn bộ. Tuy nhiên Mỹ và Việt Nam đã cắt đứt quan hệ từ hơn
20 năm nay. Buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ chỉ bắt đầu từ năm 1992 một phần
qua con đường viện trợ nhân đạo phi chính phủ, một phần buôn bán trực tiếp du
vậy hạm ngạch còn rất nhỏ và chủ yếu Việt Nam nhập hàng từ Mỹ.
7/1993 Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố không ngăn cản việc các tổ
chức tài chính nối lại viện trợ cho Việt Nam cho phép các công ty Mỹ tham gia
đấu thầu các dự án được các cơ quan tài chính quốc tế tài trợ cho Việt Nam.
2/1994, tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán kéo dài ở
Việt Nam và tuyên bố cho phép có những giao dịch tài chính, thương mại và các
giao dịch khác với Việt Nam và các công dân Việt Nam. Việc bãi bỏ cấm vận có
nghĩa là các giới kinh doanh Mỹ có thể sang thăm Việt Nam không hạn chế và
đầu tư vào Việt Nam hoặc các xí nghiệp Việt Nam càng có thể mua các sản
phẩm Mỹ.
28/1/1995 Mỹ và Việt Nam tuyên bố chính thức mở cơ quan ngoại giao ở
thủ đô hai nước.
11/7/1995 tổng thống mỹ tuyên bố bình thừơng quan hệ giữa hai quốc gia
và hợp tác thương mại sẽ là trọng tâm của mối quan hệ này.
14/7/2000 Bộ trưởng thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Charleen
Barshefski đại diện thương mại thuộc chính phủ Hoa Kỳ đã thay mặt chính phủ
2 nước đã ký HĐTM giữa nước CHXHCN Việt Nam và hợp chủng quốc Hoa
Kỳ khép lại một quá trình đàm phán phức tạp kéo dài 4 năm, đánh dấu một bước
tiến mới trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hiệp định
thươngmại Việt – Mỹ đã được ký kết có những nội dung chủ yếu sau:


16














Theo nhận xét cuả thứ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam Mai văn Dâu:
“Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được ký kết đáp ứng lòng mong mỏi không
chỉ của riêng các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam mà cả các doanh nghiệp nước
ngoài khác. Chẳng những có lợi cho cả 2 nước mà còn có lợi cho sự hợp tác ở
Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương cững như trên thế giới. Ký kết hiệp
định thương mại Việt – Mỹ là thành tựu mới của việc triển khai đường lối đối
ngoại, độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước
là một bước mới trong quá trình Việt Nam chủ động hội nhập với các nền kinh
tế thế giới ”.

2. Thị trường nhập khẩu rau quả cảu Mỹ và các quy định về nhập khẩu rau
quả.
2.1 Thị trường rau quả của Mỹ
Hoa Kỳ là một nước có nền nông nghiệp phát triển với sản lượng sản
phẩm nông nghiệp luôn dứng đầu thế giới. Với các điều kiện thuận lợi về thời
tiết, đất đai cùng với các tiến bộ khoa học tiên tiến thì sản phẩm nông nghiệp
của Mỹ vô cùng phong phú và đa dạng cả về sản phẩm tươi lẫn sản phẩm chế
biến. Tuy nhiên do dân số đông và nhu cầu của người dân đối với sản phẩm
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ

TM
hàng
hoá
I
Quyền
sở
hữu
trí
tuệ
II
TM
dịch
vụ

III
Phát
triển
quan
hệ
đầu

IV
Tạo
điều
kiện
thuận
lợi
cho
kinh
doanh

V

Các quy
định liên
quan tới
tình
hình
minh
bạch
công
khai và
quyền
khiéu
nại

VI

Nhữn
g điều
khoản
chung

VII


17

nông nghiệp (bao gồm cả rau và quả) luôn ở mức cao do vậy nhu cầu nhập khẩu
rau quả cuả Mỹ cũng khá lớn.
Kim ngạch nhập khẩu rau tươi các loại cảu thị trường Mỹ đạt 2,6 tỷ USD

năm 1998 (tăng 12% so với năm 1992); năm 1999 và năm 2000 mỗi năm tăng
24% đạt 4 tỷ USD năm 2000.
Đối với nhập khẩu quả và hạt các loại: kim ngạch nhập khẩu năm 1998
đạt 3,4 tỷ USD; năm 1999 đạt 3,6 tỷ USD và năm 2000 là 3,72 tỷ USD. Như
vậy nhập khẩu quả và hạt của Mỹ qua các năm đều tăng, bình quân khoảng
4,7%.
Về thị trường nhập khẩu rau quả của Mỹ: Mexicovà Canada là 2 nước
xuất khẩu rau quả tươi lớn nhất sang thị trường Mỹ nhờ 2 nước này có vị trí địa
lý thuận lợi; năm 1998 rieng Mexico xuất khẩu vào Mỹ đạt 1,6 tỷ USD chiếm
62%, sau đó là Australia, New Zealand và các nước châu á trong đó có Việt
Nam nhưng tỷ trọng nhỏ. Về rau quả chế biến các loại: hàng năm Hoa Kỳ nhập
khẩu khoảng 2 tỷ USD rau quả chếbiến (khô và đóng hộp) các loại trong đó
khoảng 500 – 600 triệu USD là quả chế biến (khô và đóng hộp). Các sản phẩm
chế biến này Hoa Kỳ nhập khẩu từ Canada là 12,3%, Mexico 11%, Tây Ban
Nha 10,6% và các khu vực thị trường khác. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh
xuất khẩu rau quả chê sbiến sang thị trường Mỹ với 1,14 triệu USD năm 1998;
2,1 triệu USD năm 1999l 2,9 triệu USD năm 2000 và năm 2001 là 2,75 triệu
USD.
Như vậy ta thấy thị trường nhập khẩu rau quả của Mỹ là rất đa dạng
nhưng tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất là Canada và Mexico. Rau quả của
Việt Nam ngày càng trên thị trường thế giới đang được mở rộng và phát triển
trong đó có cả thị trường Mỹ với nhiều chủng loại sản phẩm nhưng kim ngạnh
còn rất nhỏ bé bởi nhiều nguyên nhân khác.
2.2 Các quy định về nhập khẩu rau quả của Mỹ
Toàn bộ hoạt động thương mại cảu Mỹ là một hệ thống tổng hợp các đạo
luật cơ bản, các quy chế, thể lệ điều tiết. Vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp
phải nắm được các đạo luật chính yếu này trong đó đi sâu tìm hiểu nhiều luật lệ


18


điều tiết nhập khẩu, luật thuế và hải quan, đó là những luật trực tiếp liên quan
đến hoạt động xuất khẩu của mình.
2.2.1 Những chính sách chung về quản lý nhập khẩu của Mỹ
2.2.1.1 Chính sách thuế quan
Hoa Kỳ áp dụng thuế quan tính theo phần trăm (còn gọi là thuế tính theo
giá hàng – ad valorem duty) trên cơ sở giá FOB trong khi phần lớn các nước
khác tính thuế theo giá CIF. Vì giá FOB thấp hơn giá CIF nên mức độ bảo hộ
bằng thuế quan của Hoa Kỳ do vậy cũng thấp hơn các nước khác.
Biểu thuế quan năm 1999 của Hoa Kỳ bao gồm 10.173 dòng thuế, cấp độ
HS 8 số.
Miễn thuế:
Năm 1999, 29,7% số dòng thuế của Hoa Kỳ (không kể các mức thuế
trong hạn ngạch thuế quan “in-quota tariffs”) có mức thuế bằng 0%. Khi Hoa Kỳ
thực hiện miễn thuế các sản phẩm công nghệ thông tin, theo Hiệp định Công
nghệ Thông tin (ITA) của WTO, thf sẽ có thêm 1,4% số dòng thuế nữa có thuế
suất bằng 0%.
Thuế cụ thể (specific duty)
Thuế cụ thể (specific duty) và thuế kết hợp (compuond tariff) là một nét
đặc thù của biểu thuế quan Hoa Kỳ. Năm 1999, các loại thuế này được áp dụng
cho 12,9% số dòng thuế và chủ yếu đánh vào hàng nông sản, thực phẩm chế
biến, giày dép, thiết bị chính xác, hoá chất, hàng dệt. So với thuê stính theo phần
trăm (ad valorem duty) thuế cụ thể (specific duty) và thuế kết hợp (compuond
tariff) có tính bảo hộ cao hơnvà gây nhiều khó khăn hơn cho các nàh xuất khẩu.
Nếu quy đổi tương đương với mức thuế tính theo phần trăm thì mức độ bảo hộ
cảu các thuế suất cụ thể này từ 40,6% đến 232,2%. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đều tính
toán và công khai giá trị tương đương thuế phần trăm đối với phần lớn các mức
thuế cụ thể. Các mức giá trị tương đương này do cơ quan USITC tính và cung
cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Hạn ngạch thuế quan (tariff quota)



19

Thực hiện cam kết thuế hoá các biện pháp phi thuế cảu Vòng Uruguay,
hiện nay Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với thịt bò, sản phẩm sữa,
đường và một số các sản phẩm đường, lạc, thuốc lá và bông. Khoảng198 dòng
thuế chịu áp dụng biện pháp này. Mức thuế trong hạn ngạch trung bình là 9,5%
trong khi mức thuế ngoài hạn ngạch trung bình là 55,8%.
Thuế suất MFN
Mức thúê trung bình hiện nay cảu Hoa Kỳ thuộc vào loại thấp nhất thế
giới và đang có xu hướng nagỳ càng giảm. Thuế suất áp dung (applied tariff)
trung bình của Hoa Kỳ đã giảm từ 6.4% năm 1996 xuống 5,7% năm 1999. tuy
nhiên, mưc thuế áp dụng đối với một số nhóm sản phẩm như động vật sống, thịt,
thực phẩm chế iến, nước giải khát, thuốc lá lại có xu hướng tăng trong giai đoạn
1996 –1999. Nhìn chung, mức thuế suất trung bình áp dụng với hàng nông
nghiệp là 10,7%, cao gấp 2 lần mức thuế áp dụng đối với hàng công nghiệp
(4,7%).
Thuế leo thang (tariff escalation)
Mức thuế pá dụng đối với các sản phẩm hoàn chỉnh cao hơn chút ít so với
mức thuế áp dụng cho hàng sơ chế. Tuy nhiên, giữa hàng sơ chế và nguên liệu
thì sự chênh lệch về thuế suất là khá lớn, kể cả đối với các sản phẩm nông
nghiệp. Trong thời gian tới khi Hoa Kỳ tiếp tục cắt giảm thuê stheo các cam kết
trong WTO thì sự chênh lệch này càng lớn. Đây là một trong những cách thức
mà các nước phát triển thường áp dụng để khuyến khích nhập nguyên liệu, hạn
chế việc phát triển các ngành chế tạo có giá trị gia tăng cao ở các nước khác.
mặc dù đãđược nhiều lần nêu ra tại diễn đàn WTO, nhưng hiện vẫn chưa có cam
kết cụ thể nào về vấn đề này.
Thuế ưu đãi
Hoa Kỳ áp dụng thuế ưu đãi theo 2 phương thức cơ bản: đơn phương và

ưu đãi có đi có lại.
Ưu đãi đơ phương: Hoa Kỳ dành ưu đãi thuế chó các nước được hưởng
quy chế GSP và các nước thuộc các chương trình CEBRA và ATPA.


20

Ưu đãi có đi có lại: Hoa Kỳ áp dụng mức thuế ưu đãi cho Canada và
Mehico theo Hiệp định NAFTA và Israel theo Hiệp định Thương mại tự do Hoa
Kỳ – Israel.
Bảng 1: So sánh các mức thuế ưu đãi
Nhóm các nước đối tác
Tỷ trọng
nhập
khẩu (%)

Thuế suất
trung bình
đơn giản (%)

Thuế suất (%)
Công
nghiệp
Nông sản
Các nư
ớc đ
ư
ợc h
ư
ởng

MFN
57,5 5,7 4,7 10,7
Canada 19,2 0,8 0,0 5,0
Mehico 7,3 1,1 0,5 4,5
Israel 0,8 0,8 0,0 5,2
Các nước được hưởng GSP 12,5 4,1 3,1 9,2

Quy định về xuất xứ:
Tất cả các hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi nhãn về nước
xuất xứ bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ nhận biết. Tuy nhiên, nếu sản phẩm
được nhập khẩu để tiếp tục chế biến một cách cơ bản tại Hoa Kỳ thì không yêu
cầu phải ghi nhãn xuất xứ. Một số sản phẩm như đồng hồ, sắt và ống thép, rượu
vang và nước giải khát có mạch nha phải tuân thủ quy định đặc biệt về ghi nhãn
xuất xứ. Các sản phẩm có nhãn xuất xứ làm người tiêu dùng hiểu sai về xuất xứ
của sản phẩm hay các nhãn bị cấm theo quy định của Luật về Nhãn hiệu Thương
mại sẽ bị tịch thu hoặc cấm nhập khẩu.
Đối với sản phẩm dệt, may Hoa Kỳ có quy định về xuất xứ riêng, được
nêu trong phần phân tích riêng về ngành dệt, may dưới đây.
2.2.1.2 Các biện pháp phi thuế quan.
Hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng các biện pháp phi thuế quan chính là cấm
nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu và hạn chế số lượng.
Cấm nhập khẩu:
Các sản phẩm sau đây bị cấm nhập khẩu:


21

- Sản phẩm có xuất xứ Cuba, Iran, Irac, CHDCND Triều Tiên, Libya,
Sudan, trù khi có yêu cầu của Bộ Tài chính.
- Kim cương Angola

- Vũ khí, đạn dược
- Động vật hoang dã bị cấm săn bắt tại các nước khác, động vật có xuất
xứ tại những nước được Bộ Nông nghịêp Hoa Kỳ xác nhận là có bệnh
dịch; loài rùa Đại Tây Dương.
Giấy phép nhập khẩu:
Các sản phẩm sau đây phải có giấy phép nhập khẩu:
- Cây trồng và sản phẩm giống cây trồng.
- Động vật và sản phẩm động vật
- Các sản phẩm chịu hạn ngạch thuế quan (ví dụ: đường, sản phẩm sữa,
)
- Chất ức chế dùng trong dược phẩm
- Khí tự nhiên
- Cá và động vật sống (kể cả các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng)
- Nước giải khát trưng cất
- Rượu vang và nước giải khát có mạch nha
- Nước trưng cất vì mục đích công nghiệp (bao gồm cả cồn nhiên liệu)
- Vũ khí, đạn dược, chất nổ, thiết bị nguyên tử và nguyên liệu
Hạn chế số lượng:
Theo phần 22 Luật Điều chỉnh Nông nghiệp năm 1933, Tổng thống có
quyền áp dụng phí nhập khẩu tới 50% hay áp dụng hạn chế số lượng nhằm giảm
nhập khẩu tới mức 50% so với mức nhập khẩu trong một thời hạn nhất định.
Các biện pháp này hiện nay chỉ áp dụng đối với các nướckhông phải là thành
viên của WTO.
Các hạn chế số lượng áp dụng đối với hàng dệt, may được nêu tại phần
phân tích riêng về hàng dệt, may.
2.2.1.3 Các quy định về vệ sinh dịch tễ


22


Các tiêu chuẩn được xây dựng một cách tự nguyện. Thường các tiêu
chuẩn do khu vực tư nhân xây dựng không được chuyển thành tiêu chuẩn quốc
gia mà chỉ được áp dụng giữa người mua, người bán. Viện Tiêu chuẩn Quốc gia
Hoa Kỳ (ANSI) là cơ quan nghiên cứu, tổng hợp và phối hợp các tiêu chuẩn
được các đối tượng khác nhau xây dựng nên. Các tiêu chuẩn có thể được dùng
để xây dựng các quy định kỹ thuật khi các cơ quan quản lý thấy cần thiết. Cơ
quan Hải quan và các cơ quan liên quan đến từng nhóm sản phẩm sẽ chịu trách
nhiệm thi hành các tiêu chuẩn này tại cửa khẩu.
Việc chứng nhận hợp chuẩn có thể được tiến hành bởi chính quyền liên
bang, chính quyền bang, chính quyền địa phương, cơ quan giám định độc lập
hay người sản xuất, người nhập khẩu.
Đối với nông sản, các thông tin về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ sẽ do Phòng
An toàn thực phẩm và dịch vụ kỹ thuật thuộc Cơ quan dịch vụ Nông nghiệp
nước ngoài cảu Bộ Nông nghiệp Mỹ cung cấp. Các chi tiết có thể tham khảo
thep địa chỉ: http://www/fas/usda.gov/itp.
Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) của Bộ Dịch vụ Y tế và Nhân
đạo là cơ quan chịu trách nhiệm về tính an toàn cuả thực phẩm, ban hành các
quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn thuốc
trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm đối với thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp
khác.
Ngoài ra, các quy định cảu Bộ Nông nghiệp sẽ do các cơ quan sau thi
hành:
- Cơ quan Kiểm định sức khoẻ động, thực vật (APHIS): đối với động,
thực vật
- Cơ quan kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS): đối với thịt lợn, trứng
(trừ thịt ngựa, cừu, gia súc)
- Cơ quan quản lý kiểm định đóng gói và lưu kho hạt ngũ cốc (GIPSA)
- Cơ quan kiểm định hạt liên bang (FGIS)
- Cơ quan Marketing nông nghiệp (AMS)



23

- Cơ quan Hải quan.
Quy định về cây và các sản phẩm từ cây
Việc nhập khẩu cây và các sản phẩm từ cây phải tuân theo quy định của
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, có thể bị hạn chế hoặc cấm. Các sản phẩm này bao
gồm trái cây, rau, cây trồng, rễ cây, sợi từ cây kể cả bông và các loại làm chổi,
hoa đã cắt, cây mía, một số loại ngũ cốc, gỗ cây, gỗ xẻ, đều cần có giấy phép
nhập khẩu. Một số loại cây có khả năng gây nguy hại có thể bị cấm hoặc yêu
cầu phải có giấy phép hoặc chứng chỉ giám định riêng. Ngoài ra cũng có những
quy định về giám sát nhập khẩu và sản phẩm từ cây, nhất là rau và quả:
Rau phải sạch và không có sâu. Sâu bọ được định nghĩa là những vật thể
sống mà có thể gây nguy hại cho các loại cây thu hoạch (gồm cả rau trong vườn,
sản phẩm thu hoạch trên cánh đồng, bụi cây ăn quả, vườn cây ăn quả, cây lấy
bóng mát) kể cả trứng nhộng và cả ấu trùng của chúng cũng bị cấm nhập khẩu,
trừ khi với mục đích khoa học, nhưng phải tuân theo những quy định riêng cảu
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Quy định về nhập khẩu quả và hạt
Nhập khẩu hạt giống và các hạt ăn phải được tuân theo quy định cảu
Federal Seed Act năm 1939 và các quy định cuả cơ quan dịch vụ thị trường
nông sản (Agrialtral Market Service) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các
chuyến hàng sẽ tạm giữ lại chờ lấy mẫu làm giám định từng chuyến trước khi
cho dỡ hàng xuống cảng.
Giám định rau, quả và các laọi hạt: các hàng nông sản (kể cả đồ tươi; cà
chua, quả lê tàu, xoài, chanh vàng, cam, nho, hạt điều, khoai tây Aí Nhĩ Lan,
dưa chuột, quả trứng gà, hành khô, các quả hộp như: nho khô, mận, oliu ) phỉa
đảm bảo các yêu cầu về nhập khẩu cảu Hoa Kỳ về chủng loại, kích cỡ chất
lượng và độ chín. Các hàng này phải được qua giám định và chứng chỉ giám

định phải do cơ quan An toàn và Giám định thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ cấp có ghi phù hợp với cácđiều kiện nhập khẩu.
Rau quả chế biến:


24

Các sản phẩm này chỉ phỉa qau các thủ tục giám định chất lượng của cơ
quan quản lý thực phẩm và thuốc bệnh (FDA) thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ.
Về thuế nhập khẩu
- Rau tươi bảo quản lạnh
+ Các mức thuế tối huệ quốc từ 0,4 –10 cent/kg hoặc 3 - 21% tuỳ loại
+ Các mức thuế không có tối huệ quốc từ 1 –22 cent/kg hoặc 10 - 50%
tuỳ loại
- Quả và hạt:
+ Tối huệ quốc: 0,2 – 15 cent/kg hoặc 2,2 – 30% (một số loại không
thuế trong đó cso hạt điều)
+ Không có tối huệ quốc: 1,1 –15 cent/kg hoặc 35% (riêng hạt điều
(THSO80132) không thuế)
Bảng 1: TỶ LỆ THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM KHI
CÓ THQ VÀ KHÔNG CÓ THQ

TT

Loại hàng hoá
Bình quân
đơn giản (%)
Bình quân theo trọng lượng
hàng (Weighted) (%)


THQ
Không
THQ
Trọng
lượng NK
1994
Trọng
lượng NK
1995
Trọng
lượng NK
1996
1 Gạo 1.7 6.5
Na Na Na Na Na Na
2 Lúa mỳ 3.5 10.0
Na
Na Na Na Na Na
3 Ngũ cốc 0.6 4.0
Na
Na Na Na
1.4 3.6
4 Rau, quả, hạt 5.4 20.8
0.2 1.8 0.3 2.9 0.1 1.2
5 Hạt có dầu 8.2 35.4
0.0 1.6 Na Na 0.0 0.0
6 Mía đường, củ cải đường 2.1 Na
Na Na Na Na 2.5 Na
7 Sợi thực vật (Plant-based fibers) 0.3 1.6
Na Na Na Na 0.0 0.0
8 Sản phẩm cây trồng (Crops n.e.c) 2.8 18.2

0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
9 Bò, cừu, dê, ngựa 0.7 7.8
Na Na Na Na Na Na
10 Sản phẩm động vật 1.2 5.6
3.1 12.4

2.5 14.2

1.5 11.1

12 Len, tơ tằm 0.6 0.0
Na Na Na Na Na Na
13 Lâm sản 0.0 1.7
Na Na Na Na 0.0 0.0
14 Hải sản 0.4 3.9
0.0 0.0 0.2 4.2 0.0 0.0


25

15 Than 0.0 0.0
0.0 0.0 Na Na Na Na
16 Dỗu lửa 0.2 0.6
Na Na Na Na 0.4 1.3
17 Ga 0.0 0.0
Na Na Na 10.0

Na Na
18 Khoáng sản 0.7 10.0
3.4 7.5 1.1 Na 1.3 10.3


19 Thịt bò, cừu, dê, ngựa 3.4 23.9
Na Na Na Na Na Na
20 Sản phẩm thịt 4.7 23.1
Na Na Na Na Na Na
21 Mỡ và dầu thực vật 3.7 12.8
0.0 Na Na Na Na Na
22 Sản phẩm sữa 27.8 29.9
Na Na Na Na Na Na
23 Gạo đã chế biến 5.8 23.6
8.8 35.0

8.8 35.0

8.8 35.0

24 Đường 10.3 20.0
Na Na Na Na Na Na
25 Thực phẩm 5.5 19.2
0.3 1.1 0.3 1.3 0.5 1.9
26 Sản phẩm đồ uống và thuốc lá 16.8 92.0
2.8 18.1

4.5 22.1

2.2 17.4

27 Hàng dệt 10.3 55.1
6.7 63.8


9.6 58.2

4.4 38.5

28 Hàng may mặc 13.4 68.9
13.5

56.4

13.1

52.5

14.3

58.0

29 Sản phẩm da 5.6 33.0
11.9

46.3

9.2 28.4

8.4 22.8

30 Sản phẩm gỗ 2.1 29.4
3.3 38.7

3.5 38.9


3.5 37.3

31 Sản phẩm giấy in ấn 1.3 22.7
0.9 21.9

0.3 4.1 1.6 25.4

32 Sản phẩm dầu lửa, than 1.3 8.6
Na Na 0.0 4.3 Na Na
33 Sản phẩm hoá chất, cao su, nhựa 4.3 30.3
5.3 24.5

6.4 25.1

30.8

49.6

34 Sản phẩm khoáng chất 4.3 41.6
4.1 42.4

3.6 40.2

3.8 40.4

35 Kim loại màu 3.7 21.5
Na Na Na Na Na Na
36 Kim loại 3.0 28.0
0.0 0.0 0.0 0.1 0.0 1.1

37 Sản phẩm kim loại 3.6 38.9
Na Na 3.3 43.4

4.5 45.0

38 Xe môtô và phụ tùng 5.2 18.9
Na Na Na Na Na Na
39 Thiết bị vận tải 3.0 28.4
Na Na Na Na 2.8 28.3

40 Thiết bị điện tử 2.8 34.0
2.1 35.0

Na Na 4.1 36.8

41 Máy móc và thiết bị 2.9 37.6
3.0 35.7

1.8 46.1

2.4 31.1

42 Hàng chế tạo 3.8 46.7
5.0 47.7

5.6 39.7

13.1

40.9



TỔNG SỐ
4.9 35.0 1.9 8.7 1.5 6.2 4.7 11.8

Nguồn: Fukase and Meran, Bảng 2, tr 5
Chú thích: Trong hầu hết các trường hợp Na trong mục bình quân theo trọng lượng hàng có
nghĩa là không buôn bán gì. Một số loại Na phản ánh các loại thuế quan cụ thể, nhưng có có các tỷ lệ thuế
quan giá trị tương đương theo biểu số dữ kiện Arce và Tavlo.
Số 11 thiếu từ văn bản gốc
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ

×