Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Báo cáo thực tập NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG OCB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.97 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƯƠNG ĐÔNG (OCB) – PGD TRÀNG AN

Giáo viên hướng dẫn:
TS. MAI THANH HUYỀN

Sinh viên thực hiện:
HÀ THỊ THẢO CHI
Lớp: K54E2
Mã sinh viên : 18D130078

HÀ NỘI – 2021

MỤC LỤC


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP...........................................1
1. Giới thiệu tổng quan về cơng ty :....................................................................1
2. Q trình hình thành và phát triển :.................................................................1
3. Lĩnh vực kinh doanh :......................................................................................2
4. Cơ cấu tổ chức tại OCB, phòng giao dịch Tràng An........................................3
5. Nhân lực của PGD Tràng An (Trung tâm CIB 2)...............................................3
6. Cơ sở vật chất kỹ thuật.......................................................................................4
7. Tài chính của đơn vị - phòng giao dịch Tràng An (đơn vị tính : triệu đồng)......4
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ..............................................................4


1. Hoạt động giao dịch chủ chốt của đơn vị.........................................................4
1.1. Tài trợ thương mại (Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng)...............................4
1.2. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.............................................................6
2. Doanh thu của PGD 3 năm gần nhất (Đơn vị tính : triệu đồng).......................7
3. Đối tác chính của đơn vị trong 3 năm gần đây................................................8
4. Hoạt động thương mại quốc tế của đơn vị (Bộ phận thanh toán quốc tế)........8
4.1. Bộ phận thanh toán quốc tế.........................................................................8
4.2. Nghiệp vụ của bộ phận thanh tốn trong quy trình tài trợ hàng xuất khẩu
trước khi giao hàng.............................................................................................8
4.2.2. Kiểm tra L/C và NHPH/NHXN..............................................................11
4.2.3. Theo dõi thu nợ.......................................................................................11
4.2.4. Kiểm tra việc thanh toán của NHTT khi đến hạn....................................11
4.2.5. Cơ hội/thách thức....................................................................................12
4.3. Nghiệp vụ của bộ phận thanh tốn quốc tế trong quy trình dịch vụ nhận và
chi trả ngoại tệ qua trung tâm kiều hối.................................................................12
4.3.1. Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận thanh toán quốc tế....................12
4.3.2. Cơ hội/thách thức....................................................................................13
5. Tác động của hiệp định FTA.........................................................................13
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU........................................................................................................................ 14
1. Nhận xét thành công, tồn tại, nguyên nhân của hoạt động tại đơn vị.............14
1.1. Thành công................................................................................................14
1.2. Tồn tại & nguyên nhân...............................................................................14
2. Vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế...........................................15


3. Đề xuất vấn đề nghiên cứu...............................................................................15
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Chương 1 :
Bảng 3.1. Các dịch vụ tài chính dành cho cả khách hàng cá nhân & khách khàng

doanh nghiệp.........................................................................................................2
Bảng 5.1. Sơ đồ nhân lực của đơn vị (Trung tâm CIB Tràng An 2).....................3
Chương 2 :
Bảng 1.1.1. Tỷ lệ tài trợ tối đa theo phân khúc khách hàng doanh nghiệp...........5
Bảng 1.2.1. Bảng chi tiết bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu..............................6-7
Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của đơn vị
(năm 2018-2020)...................................................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
OCB
QHKH
KH
DVTD
ĐVKD
KHDN
P.TTTM
TTKH
TSBĐ
HĐXK
SGD/CN
NHPH
NHXN
NHTT
NHTT
TCTD
BCTXK
BPTT
TK
Từ viết tắt
RM


Nghĩa tiếng việt
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
Quan hệ khách hàng
Khách hàng
Dịch vị tín dụng
Đơn vị kinh doanh
Khách hàng doanh nghiệp
Phịng tài trợ thương mại
Trung tâm kiều hối
Tài sản bảo đảm
Hợp đồng xuất khẩu
Sở giao dịch/Chi nhánh
Ngân hàng phát hành
Ngân hàng xác nhận
Ngân hàng thanh tốn
Ngân hàng thu hộ
Tổ chức tín dụng
Bộ chứng từ xuất khẩu
Bộ phận thanh toán
Tài khoản
Nghĩa tiếng anh
Relationship Manager

Nghĩa tiếng việt
Chuyên viên quan hệ


L/C
D/P

D/A
CAD
B/L
T/T
TTR

Letter of Credit
Documents against
payment
Documents against
Acceptance
Cash against Documents
Bill Lading
Telegraphic Transfer
Telegraphic Transfer
Reimbursement

khách hàng
Thư tín dụng
Nhờ thu trả ngay
Nhờ thu trả chậm
Giao chứng từ trả tiền
Vận đơn
Chuyển tiền bằng điện
Chuyển tiền bằng điện có
bồi hồn

LỜI MỞ ĐẦU :
Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong
bộ phận thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)

và sự hướng dẫn tận tình của cơ Mai Thanh Huyền để em có thể hồn thành báo cáo
thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn !
Báo cáo thực tập gồm 3 phần :
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
Chương 2: Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
Chương 3: Một số vấn đề tồn tại và đề xuất vấn đề nghiên cứu



CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Giới thiệu tổng quan về công ty :
 Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Phương
Đông
 Tên giao dịch tiếng Anh: Orient Commercial Joint Stock Bank
 Tên viết tắt: Ngân hàng Phương Đông (OCB)
 Logo:

 Địa chỉ trụ sở chính: 41-45 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí
Minh.
 Địa chỉ Phịng giao dịch (PGD) Tràng An: Một phần tịa nhà Sơng Hồng, số
165 Thái Hà, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
 Loại hình: Ngân hàng thương mại
 Số tổng đài, hotline: 1800 6678
 Website: /> Email:
 Tổng tài sản: 152.687 tỷ đồng (Tháng 12/2020)
2. Quá trình hình thành và phát triển :
- Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB)
được thành lập từ ngày 10/06/1996, trải qua 25 năm hoạt động và phát triển, OCB
hiện có hơn 200 đơn vị kinh doanh trải dài tại khắp các tỉnh thành, trung tâm kinh tế
trọng điểm trên cả nước. Và được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ

tăng trưởng tốt và ổn định trong nhiều năm liền
- OCB được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên
hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II vào cuối
1


năm 2018. Moody’s Investors Service, một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy
tín nhất thế giới, tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro
đối tác (CRR) lên mức 3 vào tháng 7/2019. Đây là mức xếp hạng thuộc Top cao
nhất tại Việt Nam hiện nay.
- Vốn chủ sở hữu của OCB hiện đã tăng gần 8 lần, lợi nhuận tăng hơn 16 lần và
tổng tài sản tăng 12 lần. Qua đó, OCB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần giữ
vị trí số 1 về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, số 3 về hiệu quả lợi nhuận trên vốn.Với
những thành quả trên, OCB liên tục nhận được nhiều giải thưởng, chứng nhận từ
các tổ chức trong nước và quốc tế
- Giai đoạn 5 năm 2021 – 2025, OCB kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận, tổng
tài sản và vốn điều lệ tăng từ 20 - 25%/năm, mục tiêu là đưa OCB trở thành ngân
hàng trong Top 5 các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tốt nhất Việt Nam về
doanh thu.
- Vào ngày 28/1/2021 vừa qua, OCB đã chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao
dịch Chứng khốn TP HCM, từng bước hiện thực hóa mục tiêu, mang đến các giá
trị thịnh vượng cho nhà đầu tư đại chúng lẫn thị trường.
3. Lĩnh vực kinh doanh :
Các dịch vụ dành cho khách hàng cá

Các dịch vụ dành cho khách hàng

nhân bao gồm:
 Tiền gửi - Tiền vay


doanh nghiệp bao gồm:
 Tiền gửi

 Ngân hàng số

 Tiền vay

 Dịch vụ thẻ

 Dịch vụ

 Bảo hiểm

 Tài trợ thương mại

 Nhận/chuyển tiền quốc tế

 Thanh toán quốc tế

 Mua bán ngoại tệ

 Bảo hiểm

 Dịch vụ kiều hối

 Mua bán ngoại tệ

Bảng 3.1. Các dịch vụ tài chính dành cho cả khách hàng cá nhân & khách khàng doanh nghiệp.

4. Cơ cấu tổ chức tại OCB, phòng giao dịch Tràng An

2


- PGD đặc thù gồm : Trung tâm CIB (Tràng An 1+2), Trung tâm bán lẻ (Dịch vụ
khách hàng & kho quỹ), Trung tâm RP & dịch vụ khách hàng.
5. Nhân lực của PGD Tràng An (Trung tâm CIB Tràng An 2)

Giám đốc trung tâm : Phạm Quang Hưng (1982)
Học vấn : Thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh

Trưởng phịng : Trần Tuấn Anh (1988)

Trưởng phịng : Ngơ Tiến Hưng (1981)

Học vấn : Cử nhân đại học

Học vấn : Cử nhân đại học

Chuyên viên QHKH:
Đinh Hoàng Long (1991)

Nhân viên QHKH:
Trịnh Lê Minh (1996)

Học vấn : Cử nhân đại học

Học vấn : Cử nhân đại
học

Chuyên viên QHKH :

Nguyễn Ngọc Diệp
(1987)
Học vấn : Cử nhân đại
học

Nhân viên QHKH : Tạ
Thị Xuân Hà (1984)
Học vấn : Cử nhân đại
học

Bảng 5.1. Sơ đồ nhân lực của đơn vị (Trung tâm CIB Tràng An 2)
- Đặc điểm nhân lực của PGD :

 Giám đốc sẽ khơng nhất định phải có mặt tại PGD. Nhân viên sẽ tự tổng hợp
cơng việc báo cáo trưởng phịng và trưởng phòng báo cáo lại với giám đốc.
Điều này sẽ giúp thông tin được sàng lọc kĩ càng, những nội dung đáng chú
ý, cần thiết được xem xét cẩn trọng, ưu tiên những việc quan trọng cần phải
hoàn thành.
 Sự chênh lệch tuổi tác giữa các cấp không nhiều, chú trọng vào kinh
nghiệm, nhân sự trẻ, liên tục đào tạo và làm mới nhân sự. Khoảng cách thế
hệ và sự chênh lệch về tuổi tác sẽ khiến mỗi nhóm tuổi có cách suy nghĩ,
tâm lý, cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề khác nhau. Vì thế để “vững vàng”
trong một mơi trường có nhiều khác biệt và thách thức như vậy buộc mỗi cá
nhân phải trở nên linh hoạt và thích nghi.
 Hỗ trợ lẫn nhau: Yếu tố này có thể nói là khá quan trọng bởi kinh nghiệm
lâu năm của sự “kỳ cựu” sẽ giúp ích rất nhiều cho nhân viên nhỏ tuổi học
hỏi trau dồi kiến thức chuyên ngành cũng khả năng tổ chức, thảo luận nhóm,
3



nhìn người đốn được khả năng… Và ngược lại những kiến thức mới của
lớp trẻ được học gần đây sẽ “cập nhật” cho đồng nghiệp lớn tuổi bắt kịp xu
thế thời đại mới. Ngoài ra, nhân viên trẻ sẽ “phổ cập” cho đồng nghiệp “lão
làng” kiến thức về mặt công nghệ, những thiết bị phục vụ cho công việc với
nhiều chức năng mà trước đây họ chưa từng biết đến, giúp mọi việc trở nên
thuận lợi và dễ dàng hơn.
6. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Quầy giao dịch được bố trí đảm bảo an tồn tài sản và thuận tiện cho việc giám sát
hoạt động thu - chi tiền của giao dịch viên. Có nội quy và thơng báo công khai cho
khách hàng.
- Hệ thống trang thiết bị được kết nối hoàn chỉnh thành mạng để cập nhật, xử lý,
kiểm tra, kiểm soát, khai thác và lưu trữ các dữ liệu một cách an tồn, chính xác,
nhanh chóng và thuận tiện. Có hệ thống máy tính và trung tâm lưu giữ số liệu dự
phịng.
- Có chương trình giao dịch thích hợp xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ các quy
định hiện hành đối với từng loại hình nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, đồng thời
tương thích và phù hợp với các chương trình phần mềm khác.
- Có biện pháp bảo mật để đảm bảo an tồn và bí mật các dữ liệu trong chương
trình, mã khóa truy cập hệ thống và chữ ký điện tử. Hệ thống kiểm sốt chung và hệ
thống kiểm sốt thơng qua mạng máy tính phải có đủ khả năng để kiểm sốt các
thao tác nghiệp vụ trong giao dịch một cửa, bảo đảm thực hiện đúng quy định,
chống lợi dụng tham ô, chiếm đoạt tài sản.
- Các thiết bị văn phòng được đảm bảo đầy đủ đáp ứng nhu cầu của nhân viên cũng
như phục vụ khách hàng khi đến giao dịch.
7. Tài chính của đơn vị - phịng giao dịch Tràng An (đơn vị tính : triệu đồng)
- Tổng tài sản : 60.328.045 (Tính đến ngày 30/6/2021)
- Nguồn vốn : Mua vốn từ hội sở, lãi suất 3.7% - 4.2%
- Cơ cấu vốn : Muan bán vốn từ hội sở, 60-70% vốn cho vay dài hạn, 30-40% cho
vay ngắn hạn.
- Khả năng trả nợ : Tỉ lệ nợ xấu của đơn vị là 0.2%, khả năng trả nợ (ngắn hạn-dài

hạn) cao.
- Hệ số thanh toán : Ở mức ổn định cho các hoạt động kinh doanh của đơn vị

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ
1. Hoạt động giao dịch chủ chốt của đơn vị
4


1.1.

Tài trợ thương mại (Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng)

- Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng là hình thức mà ngân hàng sẽ tài trợ vốn lưu
động cho Khách hàng đã ký Hợp đồng xuất khẩu và có nhu cầu được ngân hàng tài
trợ vốn để thu mua hàng hóa, ngun vật liệu, các chi phí sản xuất chế biến, đóng
gói, vận chuyển, kho bãi, nhân cơng và các chi phí khác nhằm phục vụ cho việc
hồn thành hợp đồng xuất khẩu đã ký kết.
- Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau : khách hàng có
đủ tư cách pháp nhân, đáp ứng điều kiện sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu theo quy
định của Pháp luật, và có xếp hạng tín dụng nội bộ thuộc hạng xem xét cấp tín dụng
theo quy định hiện hành của OCB.
- Điều kiện tài trợ :
a. Hàng hóa xuất khẩu phù hợp với phạm vi kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh của KH. Đối với những loại hàng hóa theo quy định của Pháp luật
hoặc cơ quan Nhà nước có yêu cầu về hạn ngạch hoặc giấy phép xuất khẩu thì
doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định này.
b. Phương thức thanh toán được chấp nhận: L/C, D/P, D/A, CAD, T/T
c. Thị trường: Không nằm trong danh sách các quốc gia cấm giao dịch theo quy
định PCRT từng thời kỳ (hiện hành theo thông báo của Tổng Giám đốc số
401/2021TB-TGĐ ngày 06/07/2021), và không nằm trong danh sách các quốc gia

có cảnh báo rủi ro (rủi ro chính trị, ...) do Khối KHDN thơng báo trong từng thời
kỳ.
 Trường hợp thị trường xuất khẩu thuộc danh sách các quốc gia có rủi ro rửa
tiền cao, hạn chế giao dịch. ĐVKD phải thu thập thông tin bổ sung theo Thơng
báo của Phịng Kiểm sốt tn thủ trong từng thời kỳ
d. Loại tiền tài trợ: VNĐ hoặc ngoại tệ. Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ, ĐVKD
thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định hiện hành của OCB
về cho vay ngoại tệ trong từng thời kỳ.
e. Phương thức tài trợ : Theo hạn mức hoặc từng lần (món)
f. Thời hạn tài trợ : Căn cứ theo nhu cầu tài trợ của KH nhưng tối đa không quá 6
tháng
g. Tài sản bảo đảm : KH có TSBĐ hoặc khơng có TSBĐ theo quy định tại Chính
sách tín dụng cho KHDN theo xếp hạng tín dụng nội bộ trong từng thời kỳ. Trường
hợp cấp tín dụng khơng có TSBĐ, biện pháp đảm bảo bổ sung là quyền địi nợ hình
thành trong tương lai phát sinh từ HĐXK/L/C mà OCB tài trợ. Việc quản lý được
thực hiện bằng cách ký hợp đồng thế chấp song phương và đăng ký giao dịch bảo
đảm theo quy định trừ khi có phê duyệt khác của Cấp phê duyệt.

5


h. Trường hợp khoản tài trợ được đảm bảo 100% bằng TSBĐ khác (ngồi quyền địi
nợ hình thành trong tương lai), tỷ lệ tài trợ tối đa lên đến 100% giá trị thanh tốn
cịn lại của HĐXK/L/C
- Các trường hợp còn lại :

Phương thức
L/C
HĐXK (LC, D/P, D/A,
CAD, T/T)


Phân khúc KHDN vừa
và nhỏ, KHDN
80%
70%

Phân khúc KHDN lớn
90%
80%

Bảng 1.1.1. Tỷ lệ tài trợ tối đa theo phân khúc khách hàng doanh nghiệp

- Tỷ lệ tài trợ tối đa được tính trên giá trị thanh tốn cịn lại của HĐXK/L/C sau khi
trừ phần ứng trước, chiết khấu, giữ lại (nếu có) và khơng q 100% tổng chi phí
thực hiện HĐXK/L/C.
1.2.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Đối tượng bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm

Phí bảo hiểm

Là hàng hóa được bảo hiểm trong q trình vận chuyển
bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng
không trên phạm vi toàn thế giới.
a) Tổn thất được quy hợp lý cho:
• Cháy, nổ
• Tàu, thuyền bị mắc cạn, chìm đắm, lật úp

• Phương tiện vận chuyển trên đất liền bị lật đổ hay trật
bánh
• Đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận chuyển với
bất kỳ vật thể khác khơng phải nước
• Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn
b) Tổn thất gây ra bởi:
• Hy sinh tổn thất chung
• Ném hàng khỏi tàu
• Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương
tiện vận chuyển bị mất tích
• Nước cuốn hàng khỏi tàu
• Động đất, núi lửa phun, sét đánh
• Nước biển, sơng, hồ tràn vào tàu thuyền, phương tiện
vận chuyển, container, nơi chứa hàng
• Tổn thất toàn bộ kiện hàng do bị rơi trong khi xếp lên
hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan
• Cướp biển
• Các rủi ro đặc biệt
Cơng thức tính phí bảo hiểm như sau: (Trong đó, I: Phí
bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R:
Tỷ lệ phí bảo hiểm)
6


Giá trị bảo hiểm
Hồ sơ yêu cầu

CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa,

phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến
đường điều kiện bảo hiểm.
100% hoặc 110% CFR, CIF,… theo yêu cầu của người
mua bảo hiểm.
Giấy yêu cầu bảo hiểm

Bảng 1.2.1. Bảng chi tiết bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

- Lợi ích cho khách hàng : Mua bảo hiểm được cam kết chi trả, bồi thường bởi cơng
ty bảo hiểm khi có những tổn thất về vật chất hay con người. Để hạn chế tối đa
những thiệt hại khơng mong muốn.
2. Phân tích doanh thu của PGD
(Đơn vị tính : triệu đồng)
Chỉ tiêu
1. Thu nhập lãi thuần
2. Lãi thuần từ hoạt động
dịch vụ
3. Lãi thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối
4. Lãi ( lỗ ) thuần từ mua
bán chứng khoán đầu

5. Lãi thuần từ hoạt động
khác
6. Thu thập từ góp vốn,
mua cổ phần
7. Chi phí hoạt động
8. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phịng

từ rủi ro tín dụng
9. Chi phí dự phong rủi
ro tín dụng
10. Tổng lợi nhuận trước
thuế
11. Chi phi thuế thu nhập
doanh nghiệp
12. Lợi nhuận sau thuế
13. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu

Năm 2018
974.871
55.959

Năm 2019
1.007.870
76.456

Năm 2020
952.429
86.979

11.626

28.631

25.237

116.790


61.938

77.167

96.192

27.079

98.575

724

835

891

928.436
327.726

1.041.601
161.208

1.085.478
155.800

37.644

75.287


2.410

290.082

85.921

158.210

58.193

18.247

31.892

231.899
644

67.674
212

126.318
395

Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (năm 2018-2020)

7


- Thu nhập lãi thuần năm 2019 tăng trưởng hơn so với năm 2018 (3.38%) nhưng
năm 2020 lại giảm (5.5%) so với năm 2019 do năm 2018-2019 thị trường đang ở đà

tăng trưởng điều này kích thích thị trường cho vay cung cấp vốn tuy nhiên năm
2020 kinh tế thị trường ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngân hàng hạn chế hồ sơ
cho vay tránh nợ xấu cũng như thực hiện cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp theo chỉ
định ngân hàng nhà nước tránh chịu lãi cao cho doanh nghiệp nên lãi thuần giảm.
- Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng trưởng qua các năm (Năm 2019 tăng
36.62% so với năm 2018 & năm 2020 tăng 13.76% so với năm 2019) do nền kinh tế
đi vào thời kỳ 4.0, ngân hàng tăng cường giao dịch online, kích thích mở tài khoản
thanh tốn tiêu dùng, mua sắm, dịch vụ, chuyển tiền.
- Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2018-2019 tăng trưởng mạnh
mẽ (146.2%) do thị trường xuất nhập khẩu trong và ngoài nước phát triển nhưng
đến năm 2020 ảnh hưởng dịch COVID-19, tình trạng nhập hàng, vận chuyển khó
khăn, chi phí cao dẫn đến ngoại hối sụt giảm (11.85%).
- Lãi thuần từ chứng khoán giảm sâu từ năm 2018-2019 (46.96%) thị trường
chứng khốn khơng được hoạt động mạnh do ngân hàng dành nguồn tiền cho các
giao dịch cho vay. Nhưng đến năm 2020 thị trường chứng khốn quay trở lại, dịch
COVID-19 kìm hãm các hoạt động kinh doanh, dịng tiền đẩy sang thị trường tài
chính, khiến lãi thuần từ chứng khoán tăng 24.58%
- Lãi thuần từ hoạt động khác (tài trợ cho vay giữa các ngân hàng liên hết trong và
ngoài nước) năm 2018 ghi nhận lãi cao, năm 2019 lãi đa số là hợp đồng dài hạn nên
chưa hoạch toán và chuyển sang năm 2020.
3. Đối tác chính của đơn vị trong 3 năm gần đây
- Cơng ty TNHH hóa màu Việt Anh : Trụ sở tại Hà Nội có nhiều năm kinh nghiệm
hoạt động trong lĩnh vực Bột màu, hạt màu, hóa chất công nghiệp. Cung cấp các
loại bột màu công nghiệp, hạt màu, tinh màu, chất bôi trơn, bột tẩy trắng, chất ổn
định nhiệt, chất phụ gia,.. trên khắp cả nước.
- Đơn vị thực hiện thanh tốn cho cơng ty với các hợp đồng “Nhập khẩu hạt màu từ
Singapore”, “Nhập khẩu bột màu từ Ấn Độ”
 Doanh số thanh toán qua ngân hàng trung bình 1 tháng : 82.000 USD
 Tháng cao điểm nhất thanh toán : 120.000 USD
 Tháng thấp nhất : 20.000 - 25.000 USD

- Số lượng giao dịch ngày càng tăng qua các năm do đơn vị có lợi thế về tỷ giá, tốc
độ thanh toán nhanh, thủ tục xử lý hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí cho công
4. Hoạt động thương mại quốc tế của đơn vị (Bộ phận thanh toán quốc tế)

8


4.1. Bộ phận thanh toán quốc tế
- Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TTR, D/P,
D/A, L/C từ SGD/CN gửi lên.
- Xử lý các công việc hàng ngày của các nghiệp vụ thanh tốn quốc tế: Thư tín
dụng, Nhờ thu, chuyển tiền nước ngoài, bảo lãnh nước ngoài.
4.2. Nghiệp vụ của bộ phận thanh tốn trong quy trình tài trợ hàng xuất khẩu
trước khi giao hàng
4.2.1. Kiểm tra hồ sơ
a) Điều kiện nhà nhập khẩu : Nhà nhập khẩu khơng có quan hệ sở hữu với KH và
có ít nhất 01 năm quan hệ với KH với tối thiểu 3 giao dịch đã nhận thanh tốn thành
cơng trong năm gần nhất (chứng từ chứng minh có thể bao gồm: HĐXK/đơn
hàng/L/C đã thực hiện, sao kê ngân hàng, hóa đơn, B/L, tờ khai hải quan,...).
- Uy tín thanh tốn của nhà nhập khẩu: khơng có lịch sử từ chối thanh tốn cho KH
trong vịng 12 tháng gần nhất (thông tin phỏng vấn KH/xác nhận của P.TTTM nếu
có). Danh sách nhà nhập khẩu chấp nhận tài trợ cần được cấp thẩm quyền phê duyệt
khi cấp tín dụng hoặc phê duyệt bổ sung khi phát sinh.
b) Điều kiện hợp đồng xuất khẩu : HĐXK phải được lập bằng văn bản dưới hình
thức một thỏa thuận mua bán có đầy đủ chữ ký/dấu của nhà nhập khẩu và nhà xuất
khẩu, đồng thời có tối thiểu các nội dung sau:
+ Tiêu đề: Hợp đồng (contract) hợp đồng mua bán (sales Contract) Thỏa thuận mua
bán (Agreement) Đơn đặt hàng (Order) Hóa đơn chiếu lệ (profoma invoice) Báo
giá (Quotation) hoặc cụm từ có giá trị tương đương.
+ Số/ngày của văn bản

+ Tên hàng
+ Chất lượng: quy cách, xuất xứ (nếu có)
+ Số lượng/khối lượng/trọng lượng, đơn giá, thành tiền, điều khoản giao hàng theo
Incoterm.
+ Thời gian và địa điểm giao, nhận hàng. Trường hợp HĐXK không thể hiện thông
tin cảng/nơi đi từ Việt Nam, KH phải có cam kết với OCB về việc hàng hóa sẽ được
giao từ Việt Nam chứ không phải từ một nước thứ ba.
+ Điều khoản thanh toán
+ Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán (nếu có)
- Ngồi ra, để kiểm sốt nguồn tiền thanh toán, HĐXK được tài trợ phải thể hiện
các nội dung sau:
+ Hợp đồng thanh toán theo phương thức D/P, D/A, CAD, T/T : thể hiện tài khoản
thanh toán của KH tại OCB. Trong trường hợp trên HĐXK đã ký kết không ghi rõ
9


tài khoản thanh tốn của KH tại OCB thì phải có Phụ lục hợp đồng/văn bản thỏa
thuận/cam kết hoặc các hình thức thỏa thuận phù hợp khác chỉ định tài khoản thanh
toán là tài khoản của khách hàng tại OCB.
+ Hợp đồng thanh toán theo phương thức L/C, thể hiện việc L/C sẽ được mở và
thông báo qua OCB. Trong trường hợp trên HĐXK đã ký kết không thể hiện việc
này, KH phải có cam kết về việc L/C sẽ được mở và thông báo qua OCB hoặc KH
sẽ xuất trình trực tiếp bản gốc L/C đến OCB trong trường hợp L/C không thể thông
báo về OCB.
- Việc tài trợ hợp đồng ngun tắc khơng có đầy đủ các nội dung trên thực hiện theo
phê duyệt của Cấp thẩm quyền. ĐVKD chịu trách nhiệm thu thập và kiểm tra
HĐXK chi tiết KH xuất trình sau thời gian nợ chứng từ đảm bảo có đầy đủ các nội
dung tối thiểu theo quy định trên. Trường hợp HĐXK không thỏa điều kiện, ĐVKD
báo cáo lại Cấp thẩm quyền.
c) Điều kiện L/C: Phải là L/C không hủy ngang, trường hợp là L/C chuyển

nhượng phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ KH của OCB là người thụ hưởng thứ nhất.
+ Ngân hàng chuyển nhượng phải là OCB, nếu ngân hàng chuyển nhượng không
phải là OCB thì KH phải có văn bản đồng ý để:
 OCB yêu cầu ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng thông báo đến
NHPH/NHXN việc không thực hiện yêu cầu chuyển nhượng, hoặc
 OCB thông báo đến ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng rằng theo yêu
cầu của KH thì LC này không được chuyển nhượng và mọi yêu cầu về chuyển
nhượng của KH đến ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng phải thông báo
và được sự đồng ý của OCB, hoặc
 OCB yêu cầu NHPH/NHXN xác nhận về việc LC này chưa có ngân hàng nào
khác nhận chuyển nhượng L/C.
- Trường hợp là L/C điều khoản đó thì tỷ lệ tài trợ chỉ tính trên giá trị thanh tốn cịn
lại của L/C.
- L/C quy định cảng đi và/hoặc nơi đi tại Việt Nam.
- L/C quy định các loại chứng từ u cầu theo thơng lệ quốc tế, khơng có chứng
từ/điều khoản hàm chứa các yếu tố không rõ ràng, gây rủi ro và bất lợi cho OCB.
- L/C có quy định: Toàn bộ bản gốc hoặc 01 phần vận đơn lập theo lệnh
NHPH/ngân hàng được chỉ định bởi NHPH xuất trình qua NHTT để được trả tiền,
hoặc Tồn bộ bản gốc vận đơn giao hàng (theo lệnh hoặc đích danh) cho nhà nhập
khẩu (Applicant) xuất trình qua NHTT, hoặc Tồn bộ bản gốc vận đơn giao hàng
lập theo lệnh hoặc lập theo lệnh của nhà cung cấp và ký hậu xuất trình qua NHTT
-Trường hợp L/C có điều khoản trả hàng nếu chất lượng hàng hóa khơng phù hợp
với tiêu chuẩn cho người tiêu dùng theo chuẩn Châu Âu/quy định của quốc gia nhập
10


khẩu, Cấp thẩm quyền xem xét căn cứ vào lịch sử giao dịch của KH với nhà nhập
khẩu/thị trường nhập khẩu.
d) Điều kiện NHPH/NHXN: Là TCTD nằm trong danh sách các ngân hàng thỏa

điều kiện NHPH/NHNN ban hành trong từng thời kỳ theo Sản phẩm Chiết khấu
hối phiếu/tài trợ BCTXK theo phương thức Thư tín dụng, hoặc được 1 trong 3 tổ
chức xếp hạng tín nhiệm độc lập (Fitch, Standard &Poor's, Moody's) đánh giá xếp
hạng tín nhiệm.
e) Điều kiện phương thức vận chuyển: Trường hợp hàng hóa khơng được đóng
container/xếp hàng trên boong tàu, OCB chỉ tài trợ khi KH cam kết xuất trình chứng
nhận bảo hiểm các rủi ro phát sinh do hàng để trên boong tàu mà không có
container bảo vệ. Hàng hóa xuất khẩu bằng các hình thức vận chuyển không phải
bằng đường biển, đường hàng không, hoặc khơng có B/L phải được phê duyệt từng
trường hợp bởi Cấp thẩm quyền.
4.2.2. Kiểm tra L/C và NHPH/NHXN
- Kiểm tra điều khoản L/C và xác nhận cho ĐVKD các điều khoản bất lợi, tư vấn
rủi ro, cách khắc phục và số dư chưa thanh tốn cịn lại của L/C tính đến thời điểm
kiểm tra qua hệ thống quản lý cơng việc. Các trường hợp L/C có điều khoản bất lợi
không thỏa điều kiện Sản phẩm, làm việc với KH đề nghị khắc phục/thay thế, hoặc
trình ngoại lệ cho Cấp thẩm quyền (nếu cần).
- Kiểm tra và xác nhận qua email cho ĐVKD về việc NHPH/NHXN thỏa/không
thỏa điều kiện Sản phẩm. Trường hợp NHPH/NHXN không thỏa điều kiện Sản
phẩm, hoặc khơng có thơng tin xếp hạng, ĐVKD căn cứ vào tình hình thực tế KH,
lịch sử quan hệ, uy tín thanh tốn của nhà nhập khẩu trình cấp thẩm quyền phê
duyệt ngoại lệ theo quy định (nếu cần).
4.2.3. Theo dõi thu nợ
- Theo dõi tiền về từ NHTT/NHTH/ngân hàng chuyển tiền đối với BCTXK đã được
tài trợ và có trách nhiệm tất toán khoản tài trợ sau khi tiền về hoặc theo phê duyệt
khác của Cấp thẩm quyền.
4.2.4. Kiểm tra việc thanh toán của NHTT khi đến hạn
- Theo dõi nguồn tiền thanh tốn của BCTXK từ nước ngồi về. Cụ thể :
a) Đối với phương thức L/C, D/P, D/A, CAD: Tối đa 03 ngày làm việc sau ngày
đến hạn thanh toán BCTXK mà OCB chưa nhận được tiền, gửi điện đến
NHTT/NHTH để tra sốt. Cách tính ngày đến hạn thanh tốn như sau:

- Đối với BCTXK L/C hồn tồn hợp lệ :
 Trả ngay: 05 ngày làm việc sau ngày người nhận nhận được BCTXK.
 Trả chậm: ngày đến hạn thanh toán ghi trên điện chấp nhận thanh toán
của NHPH/NHXN

11


- Đối với BCTXK L/C có bất hợp lệ: 10 ngày làm việc sau ngày người nhận nhận
được BCTXK.
- Đối với D/P, CAD: 30 ngày làm việc sau ngày người nhận nhận được BCTXK.
- Đối với D/A: ngày đến hạn thanh toán ghi trên điện chấp nhận thanh toán của
NHTH.
- Kiểm tra ngày nhận BCTXK của phía nước ngồi trên website của công ty chuyển
phát nhanh bằng mã số kiện chứng từ đã gửi.
b) Đối với phương thức T/T: ngay khi tiền được chuyển vào tài khoản KH, bộ phận
thanh tốn báo có cho RM/DVTD tiến hành thu nợ theo quy định, hoặc thực hiện
theo phê duyệt khác của Cấp thẩm quyền (nếu có).
c) Trường hợp OCB khơng nhận được/khơng nhận đủ số tiền thanh toán từ
NHTT/NHTH/ngân hàng chuyển tiền của nhà nhập khẩu khi đến hạn, hoặc số tiền
nhận được khơng đủ để thu nợ (gốc, lãi, phí), lập thơng báo gửi KH u cầu hồn
trả số tiền đã được tài trợ xuất khẩu trước giao hàng, số tiền lãi và các chi phí phát
sinh liên quan cho OCB.
4.2.5. Cơ hội/thách thức
- Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng đem lại nguồn thu với lãi suất cao, các biểu
phí dịch vụ trong quy trình vay vốn lưu động của ngân hàng tuy nhiên cũng còn rất
nhiều thách thức, rủi ro như :
 KH chậm bổ sung chứng từ chứng minh hàng hóa/nguyên vật liệu nhập kho.
 KH và nhà nhập khẩu thỏa thuận giảm giá trị (hủy) HĐXK hoặc tu chỉnh giảm
giá trị L/C.

 KH giao hàng trễ so với thỏa thuận trong HĐXK/LC.
 Sau khi giải ngân, KH bổ sung HĐXK/LC không thỏa điều kiện sản phẩm
 L/C không được thông báo qua OCB hoặc OCB chưa nhận được bản gốc L/C từ
KH trong thời gian cam kết.
4.3. Nghiệp vụ của bộ phận thanh toán quốc tế trong quy trình dịch vụ nhận và
chi trả ngoại tệ qua trung tâm kiều hối
- Dịch vụ chi trả kiều hối: Là dịch vụ nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam
cho các mục đích chuyển tiền một chiều, cho các giao dịch vãng lai theo quy định
quản lý ngoại hối của Việt Nam.
- Đối tác: Là Công ty hay Ngân hàng trong và ngồi nước có ký kết triển khai dịch
vụ kiều hối với OCB.
- Điện MT103: Loại điện này được gửi bởi hoặc thay mặt cho các tổ chức tài chính
của khách hàng chuyển tiền, trực tiếp hoặc thông qua Ngân hàng đại lý đến các tổ
chức tài chính của khách hàng thụ hưởng. Nó được sử dụng để truyền đạt một lệnh
chuyển tiền trong đó Khách hàng chuyển tiền hay Khách hàng thụ hưởng hoặc cả
hai là tổ chức phi tài chính.
12


- Điện MT910: Loại điện này được gửi bởi một Ngân hàng đại lý giữ tài khoản gửi
đến chủ tài khoản. Được sử dụng để thông báo cho chủ tài khoản về giao dịch đã
được ghi Có vào tài khoản của mình. Các mục ghi Có sẽ được khẳng định hơn nữa
bằng sao kê.
4.3.1. Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận thanh toán quốc tế:
- Đầu mối nhận điện chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam của đối tác. Thực hiện
thơng báo, báo Có vào tài khoản của các đối tác theo từng đối tác của TTKH
khi nhận được điện chuyển tiền từ nước ngoài về.
- Bộ phận thanh tốn nhận điện chuyển tiền từ nước ngồi và thực hiện báo có tài
khoản của đối tác. BPTT nhận được điện chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam
của đối tác trên hệ thống của OCB. Sau khi nhận điện chuyển tiền của đối tác của

OCB từ hệ thống, BPTT kiểm tra thơng tin món tiền:
 Trường hợp 1 : Điện đã đủ yếu tố ghi có (điện MT103, MT910 nhận từ Ngân
hàng đại lý có ngày giá trị cùng ngày hiện tại và đã được ghi vào sổ phụ online
của NH đại lý, thông tin đơn vị thụ hưởng khớp đúng), BPTT sẽ thực hiện báo
có:
 Trường hợp điện về chỉ định thông tin thụ hưởng là OCB, BPTT thực hiện :
Hạch tốn ghi có vào tài khoản nội bộ theo loại ngoại tệ theo từng đối tác.
Gửi mail thơng báo món tiền về kèm điện chuyển tiền MT103/MT910 cho
TTKH, phịng kế tốn hoặc chuyển điện cho TTKH trên hệ thống T24.
 Trường hợp điện tiền về chỉ định thông tin thu hưởng là thông tin của đối tác.
BPTT thực hiện: Hạch tốn ghi có tiền về vào tài khoản của đối tác trong
nước/nước ngoài mở tại OCB. Thông báo đến TTKH để cập nhật thông tin
tiền về của đối tác. Đối với các đối tác trong nước/nước ngoài mở tài khoản
tại OCB, TTKH sẽ phối hợp với BPTT để cập nhật thông tin đối tác, thông
tin chuyển tiền để đảm bảo thủ tục để thực hiện ghi có.
 Trường hợp 2 : Điện chưa đủ yếu tố ghi có (điện sai thơng tin đơn vị thụ hưởng:
sai tên, sai TK...): BPTT gửi mail thông báo thông tin giao dịch cho TTKH.
TTKH tiếp nhận, thực hiện kiểm tra và cung cấp thông tin xác nhận giao dịch
cho BPTT để thực hiện tiếp bước báo có tương tự Trường hợp 1 hoặc thơng báo
đối tác tra sốt thơng tin giao dịch và thực hiện tra soát theo quy định hiện hành.
4.3.2. Cơ hội/thách thức :
- Cung cấp ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán các giao dịch thương mại quốc tế.
Luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế giữa các quốc gia, nơi kinh doanh
cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro hối đối. Tuy nhiên thị trường hối đoái
nhạy cảm với điều kiện kinh tế chính trị, độ thanh khoản rất cao, tỷ giá thay đổi dựa
theo sức mua của đồng tiền, tác động của cung cầu ngoại hối (thực trạng cán cân
thanh toán quốc tế, mức chênh lệch lãi suất giữa các nước, những dự đoán thị
trường)
5. Tác động của hiệp định FTA
13



- Theo Báo cáo “Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA tới Việt Nam” của Vụ
Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), đối với ngành Dịch vụ tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho việc thúc đẩy tự
do hóa ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm của Việt Nam. Tác động của
mở cửa dịch vụ với nhóm ngành này là tích cực trên các góc độ cầu về dịch vụ, cơ
hội hợp tác với các doanh nghiệp từ EU. Đến năm 2025, xuất khẩu dịch vụ tài
chính, bảo hiểm của Việt Nam sẽ tăng khoảng 21%, nhập khẩu sẽ tăng 9,65%. Tuy
nhiên, áp lực cạnh tranh là rất lớn, đồng thời, áp lực ổn định vĩ mô cũng lớn hơn do
mở cửa dịch vụ này làm cho Việt Nam dễ nhạy cảm hơn với các cú sốc từ bên
ngoài.
- Về cam kết mở cửa thị trường với các dịch vụ tài chính mới: Dự báo cam kết này
sẽ có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến lĩnh vực cơng nghệ tài chính (Fintech) và
tiền di động – dịch vụ tài chính mới đang được quản lý bằng các văn bản pháp luật
hiện có của Việt Nam. Đây cũng là thách thức khơng nhỏ đến thị trường tài chính
trong nước, đặc biệt là tương lai của các sản phẩm tài chính số, nhất là các mảng
thanh tốn, ngân hàng bán lẻ. Ngược lại, các Fintech và ngân hàng Việt Nam có thể
tận dụng cơ hội này để đổi mới, phát triển; đẩy nhanh tiến trình tài chính số và
thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong bối cảnh hậu dịch Covid-19.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1. Nhận xét thành công, tồn tại, nguyên nhân của hoạt động tại đơn vị
1.1. Thành công
- Chiến lược kinh doanh đúng đắn thể hiện trước hết ở sứ mệnh, tầm nhìn và mục
tiêu chiến lược của đơn vị. Đơn vị đã xác định được năng lực cốt lõi của mình, lợi
thế cạnh tranh để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ khác biệt thỏa mãn kỳ vọng, trải
nghiệm của khách hàng.
- Có tư duy đổi mới – sáng tạo. Đây là yếu tố sống còn trong bối cảnh cách mạng

cơng nghiệp 4.0 và tồn cầu hóa. Đơn vị có khả năng phát triển nhanh, bền vững;
tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, khác biệt; tạo ra mơ hình, phương thức kinh
doanh mới, độc đáo để tạo ra và chiếm lĩnh thị trường, thu lợi nhuận siêu ngạch.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn hóa sâu, có năng lực phối, kết hợp
hiệu quả bảo đảm cho việc đưa các ý tưởng đổi mới – sáng tạo, chiến lược, kế
hoạch kinh doanh triển khai thành công trên thực tế, bảo đảm sản xuất ra các sản
phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, ngồi ra cịn có
thể định hướng cho sự phát triển của thị trường trong tương lai.

14


- Có năng lực liên kết, hợp tác. Với sự chun mơn hóa cao và phân cơng lao động
ngày càng sâu sắc dưới tác động của cách mạng khoa học cơng nghệ, mỗi doanh
nghiệp trở thành một khâu, mắt xích của chuỗi giá trị tồn cầu. Vì vậy đơn vị đã
liên kết, hợp tác, tương tác với đối tác, khách hàng và cả với đối thủ cạnh tranh để
cùng thành công.
1.2. Tồn tại & nguyên nhân
- Vấn đề cạnh tranh : Trong phạm vi quốc gia, đối thủ cạnh tranh của các ngân
hàng chính là các ngân hàng khác, ngồi ra cịn có các định chế tài chính phi ngân
hàng như công ty bảo hiểm,công ty tiết kiệm bưu điện, quỹ tín dụng nhân dân,
cơng ty tài chính. Trong điều kiện hội nhập, có nhiều ngân hàng quốc tế vào đầu tư
và ngược lại các ngân hàng thương mại mở rộng phạm vi kinh doanh ra thị trường
quốc tế. Số lượng các đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng
cao. Do đó, để đứng vững và giành phần thắng trong cạnh tranh, địi hỏi ngân
hàng khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nâng cao chất lượng
sản phẩm dịch vụ, nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh của đối thủ
để có chiến lược kinh doanh hợp lý.
2. Vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế
- Rủi ro trong hệ thống pháp lý : Hệ thống luật pháp tác động trực tiếp đến hoạt

động kinh doanh và cạnh tranh của ngân hàng mại. Luật quy định những điều kiện
cần thiết về mặt pháp lý để một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh,
những lĩnh vực kinh doanh hợp pháp, giới hạn về quy mô huy động vốn, khả năng
cấp tín dụng, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, các quy định đảm bảo an toàn. Ngoài ra,
những quy định của luật cũng tác động đến khả năng tham gia cạnh tranh của các
chủ thể trên thị trường tài chính, gia tăng hay kìm hãm khả năng cạnh tranh của
các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế.
3. Đề xuất vấn đề nghiên cứu
- Vấn đề 1 : Nâng cao chất lượng kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh tốn
tín dụng chứng từ của bộ phận thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Phương Đông – PGD Tràng An
- Vấn đề 2 : Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
nhờ thu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông – PGD Tràng An

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>729-TTSPGP-11.10.21-ban-hanh-SP-tai-tro-xuat-khau-truoc-giao-hang.pdf
629-CTQT-11.08.21-QD-ban-hanh-Quy-trinh-dich-vu-nhan-va-chi-tra-ngoai-tequa-Trung-tam-kieu-hoi.pdf
/>
16



×