Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.39 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2015/NĐ-CP VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP I. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG 1. Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của nhà trường về việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ viên chức giáo viên, nhân viên thuộc quyền quản lý. 2. Quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên của cơ quan về các mặt tư tưởng, phẩm chất đạo đức, sử dụng đào tạo thực hiện chính sách để xây dựng đội ngũ của nhà trường. 3. Đánh giá công tác của nhà trường đề ra, các giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, khắc phục khuyết điểm yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành. 4. Hàng năm đánh giá đội ngũ viên chức giáo viên thuộc quyền quản lý, thông báo kết quả tới cán bộ viên chức. 5. Sử dụng có hiệu quả tài sản của nhà trường, tiết kiệm kinh phí được cấp, thực hiện quy chế công khai tài chính. 6. Phòng ngừa, ngăn chặn xử lý và tạo điều kiện để xử lý hành vi tham nhũng tiêu cực. 7. Thông báo công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết những việc được quy định về những việc phải công khai trong cơ quan, đơn vị. 8. Tổ chức hội nghị cán bộ viên chức hàng năm nhằm kiểm điểm và bàn biện pháp thực hiện công tác, tiếp thu ý kiến xây dựng và giải đáp thắc mắc của cán bộ công chức, bàn biện pháp để cải tiến điều kiện làm việc nâng cao đời sống của cán bộ công chức. 9. Kịp thời xử lý những người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và người có hành vi khiếu nại, kiến nghị.... theo quy định của pháp luật. II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN 1. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật. 2. Chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái vi phạm quy chế dân chủ..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Trong khi thi hành nhiệm vụ công chức viên chức được trình bày ý kiến đề xuất những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp và hướng dẫn của cấp trên khi thi hành nhiệm vụ. 4. Tự phê bình tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp để nâng cao tinh thần trách nhiệm xây dựng nhà trường trong sạch vững mạnh. Đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, đề án của đơn vị khi được yêu cầu. III. NHỮNG VIỆC PHẢI CÔNG KHAI CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN ĐƯỢC BIẾT 1. Chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, phương hướng chỉ đạo thực hiện kế hoạch của ngành. 2. Các tài liệu liên quan đến trường như: kế hoạch công tác hàng tháng... 3. Kinh phí hoạt động hàng năm, quyết toán kinh phí của trường. 4. Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức; đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức; các đề án, dự án và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị. 5. Các vụ tiêu cực tham nhũng của cơ quan đã được kết luận. 6. Kết quả giải quyết các vấn đề khiếu lại trong nội bộ cơ quan. 7. Nội quy - quy chế cơ quan. 8. Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị. IV. NHỮNG VIỆC CÁN BỘ VIÊN CHỨC THAM GIA Ý KIẾN 1. Chủ trương thực hiện nghị quyết của Đảng pháp luật của nhà nước, chỉ thị của các cấp lãnh đạo có liên quan đến công việc của nhà trường. 2. Kế hoạch công tác của cơ quan. 3. Tổ chức phong trào thi đua. 4. Biện pháp cải tiến tổ chức, lề lối làm việc thực hành tiết kiệm chống tham nhũng quan liêu, phiền hà sách nhiễu. 5. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng chính trị cán bộ công chức trong cơ quan..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 6. Thực hiện chế độ chính sách liên quan đến cán bộ viên chức. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ của nhà trường. 7. Dân chủ trong quan hệ, giải quyết công việc với phụ huynh học sinh, với cơ quan cấp trên. V. QUAN HỆ VỚI CHA MẸ HỌC SINH, VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC 1. Những việc phải niêm yết tại trường và thống nhất với cha mẹ học sinh. - Nội quy nhà trường; - Mẫu đơn xin vào học, thời gian đưa đón trẻ; - Các khoản thu theo quy định, thu hộ, cần được thông báo tới PHHS để phụ huynh hiểu rõ mục đích thu; - Các khoản thu khác cần phải công khai thống nhất với phụ huynh và được sự nhất trí của PHHS. 2. Cán bộ viên chức không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền gây khó khăn, phiền hà trong việc giải quyết công việc với cha mẹ học sinh. 3. Tổ chức, bố trí nơi tiếp dân và hòm thư góp ý, nghiên cứu và có biện pháp, giải quyết, những ý kiến, góp ý của cha mẹ học sinh phải được giải quyết, khắc phục kịp thời. VI. QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN 1. Phục tùng sự chỉ đạo hướng dẫn và chấp hành các quy định của cơ quan cấp trên. 2. Có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác lên cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Nội dung đúng, báo cáo khách quan, trung thực. HIỆU TRƯỞNG. Nguyễn Thị Thu. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON TÂN ƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Số: 109/QC-MNTƯ. Tân Ước, ngày 15 tháng 10 năm 2015. QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON TÂN ƯỚC Căn cứ Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Công văn số 1291-CV/HU ngày 17/03/2015 của Huyện ủy Thanh Oai về việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Kế hoạch số 159/KH-GD&ĐT ngày 13/4/2015 của Phòng GD&ĐT Thanh Oai về việc thực hiện Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non; Căn cứ vào tình hình thực tế trường Mầm non Tân Ước ; Trường Mầm non Tân Ước xây dựng quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích việc thực hiện dân chủ trong nhà trường 1. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều luật giáo dục trong các hoạt động của nhà trường, thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đảm bảo cho công dân cơ quan tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho mọi đối tượng hiểu được thực sự là của dân, do dân, vì dân. 2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của đội ngũ cán bộ viên chức giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo luật định góp phần xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường nhằm ngăn chặn các hoạt động tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước. Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. Mở rộng dân chủ phải đảm bảo tính tổ chức, không lạm dụng dựa vào dân chủ nhằm mục đích cá nhân. - Mở rộng dân chủ trên nguyên tắc tập trung dân chủ với tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể, xây dựng cơ quan vững mạnh nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 2. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi lạm dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường. Điều 3. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Chương II THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ CỦA NHÀ TRƯỜNG Mục 1 TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG. 1. Quản lý nhà trường, điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường. 2. Tổ chức chỉ đạo cán bộ công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý trực tiếp. 3. Lắng nghe tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nước, theo dõi việc thực hiện quy chế của nhà trường theo Điều lệ trường mầm non. - Thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của người Hiệu trưởng. - Trong trường hợp vượt quá quyền hạn của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức đoàn thể trong nhà trường biết báo cáo lên cấp trên. 4. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động, tổ chức các buổi họp trong trường. 5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước, công khai các quyền lợi chế độ chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với giáo viên, cán bộ công chức và học sinh. 6. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, biểu hiện tiêu cực không lành mạnh như cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 7. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường. 8. Hướng dẫn đôn đốc kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao. 9. Phối hợp với các tổ chức, công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ viên chức mỗi năm một lần theo quy định của nhà nước. Điều 4. Những việc cần phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức đoàn thể trong nhà trường khi quyết định. Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị. Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị. Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức. Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Khoản thu thỏa thuận - Phục vụ chăm sóc bán trú; - Đồ dùng trang thiết bị đối với trẻ ăn bán trú. Đồ dùng học phẩm. Nước uống tinh khiết. Những khoản đóng góp của cha mẹ học sinh cho ban đại diện PHHS - Các khoản đóng góp hỗ trợ. Công khai thông báo các khoản thu tới PHHS. Mục 2 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1. Thực hiện quy chế dân chủ của Hiệu phó - Thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao; - Chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao; - Đôn đốc giáo viên nhân viên thực hiện quy chế trường mầm non; - Tôn trọng quyền làm chủ của giáo viên, nhân viên; - Khi thu tài liệu, sổ sách của giáo viên, nhân viên cần thông báo để giáo viên, nhân viên được biết, không tự ý mang đi. Nếu tài liệu cần thiết phải thu để cập nhật số liệu hoặc điều chỉnh, cần phải thông báo thời gian trả lại trả lại, không để ảnh hưởng đến công việc của giáo viên nhân viên; - Không hách dịch, quan liêu cửa quyền; - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của luật giáo dục. 2. Quyền tham gia đóng góp ý kiến theo quy định tại Điều 4 Mục 1 Chương II. 3. Không lạm dụng quyền dân chủ. 4. Phản ánh trung thực, truyền đạt các nội dung chỉ đạo của nhà trường tới đội ngũ giáo viên nhân viên chính xác, phát huy tinh thần làm chủ kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện bè phái mất đoàn kết và những hành động khác vi phạm dân chủ kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. 5. Thực hiện đúng những quy định trong pháp lệnh cán bộ công chức, viên chức, tôn trọng đồng nghiệp và học sinh, bảo vệ uy tín của trường. Điều 5. Điều 4 Mục 1 Chương II Những việc CB – GV – NV được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đoàn thể trong nhà trường 1. Những chủ trương chính sách, chế độ của Đảng và nhà nước đối với nhà giáo cán bộ công chức. 2. Những quy định về tài sản xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. 3. Những việc giải quyết đơn thư khiếu lại tố cáo quy định của luật khiếu lại tố cáo. 4. Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu chi, quyết toán theo quy định hiện hành. 5. Thực hiện các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. 6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Mục 3.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG. Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. Điều 6. Hiệu trưởng thực hiện và phân công cấp dưới những việc sau đây 1. Phổ biến kế hoạch năm học và những nội dung liên quan đến công việc chăm sóc giáo dục trẻ, liên quan đến cán bộ viên chức trong nhà trường. 2. Công khai những quy định về tuyển sinh, quy chế hội thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật 3. Định kỳ 1 năm học có 3 lần tổ chức hội nghị của các bậc cha mẹ học sinh để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ - Thông báo tình hình sức khỏe và kết quả học tập của trẻ tới PHHS. 4.Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của các bậc cha mẹ học sinh để phản ảnh cho hiệu trưởng. 5. Kịp thời thông báo những chủ trương chính sách mới của Đảng và nhà nước đối với cha mẹ học sinh, cán bộ viên chức trong nhà trường. 6. Giải đáp các ý kiến và các đơn thư khiếu lại trong nhà trường theo luật quy định. Điều 7. Trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường Các đoàn thể tổ chức trong nhà trường như tổ chức về chuyên môn nuôi dạy, tổ chức hành chính, tổ chức công đoàn, phụ nữ là người đại diện cho đơn vị có trách nhiệm: 1. Tham mưu, đề xuất những biện pháp công tác với hiệu trưởng Kiểm tra giám sát, đôn đốc cán bộ viên chức thực hiện quy chế. 2. Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt những quy định của quy chế này. 3. Thực hiện nguyên tắc, lề lối làm việc trong đơn vị, thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ và những quy định của luật giáo dục, điều lệ trường mầm non. Điều 8. Trách nhiệm của người đứng đầu và ban chấp hành các tổ chức đoàn thể trong nhà trường Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức có trách nhiệm: 1. Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. 3. Ban thanh tra có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường đề nghị lên ban lãnh đạo trường, hiệu trưởng giải quyết nếu vượt quá thẩm quyển hiệu truởng có trách nhiệm báo lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. Điều 9. Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường 1.Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm thu nhập ý kiến đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết những việc sau đây: - Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường gia đình để giảis quyết những vấn đề có liên quan tới học sinh; - Vận động cha mẹ học sinh thực hiện chủ trương chính sách mà học sinh được hưởng và nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định. Chương III QUAN HỆ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Điều 10. Nhà trường với cơ quan quản lý cấp trên 1. Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng quy định, kịp thời và nghiêm túc. 2. Kịp thời phản ánh những vướng mắc khó khăn của nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ, kiến nghị và đề xuất những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét giải quyết. 3. Phản ánh những việc chưa rõ trong việc quản lý chỉ đạo của cấp trên, góp ý kiến với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản. Trong khi ý kiến phản ánh lên cấp trên chưa được giải quyết nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên. Điều 11. Quan hệ của nhà trường với chính quyền địa phương Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương để phối hợp giải quyết những công việc có liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của học sinh. Tham mưu đề xuất với các ban ngành, đoàn thể tại cụm dân cư, chính quyền xã chỉ đạo trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ CSGD trẻ..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Điều 12. Tổ chức thực hiện Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy chế này. nếu thực hiện tốt sẽ được xét khen thưởng tùy theo mức độ, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quy chế được cán bộ, viên chức, giáo viên, nhân viên thảo luận nhất trí thông qua cán bộ, giáo viên, nhân viên có trách nhiệm thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu cần sửa đổi, bổ sung thì hiệu trưởng dự thảo đưa ra hội nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên thảo luận, sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. HIỆU TRƯỞNG. Nguyễn Thị Thu.
<span class='text_page_counter'>(11)</span>