Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De va dap an thi HSG mon Dia li lop 9 nam hoc 2015 2016 huyen Hau Loc Thanh Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.45 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: ĐỊA LÍ 9 Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này có một trang, gồm 04 câu. Câu I: (5,5 điểm) 1. Trình bày đặc điểm số dân, mật độ dân số và phân bố dân cư nước ta? Sự phân bố dân cư đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội? 2. Sự gia tăng nguồn lao động ở Thanh Hóa có tác động như thế nào đến nền kinh tế ở địa phương. Câu II:(4 điểm) 1. Chứng minh rằng : ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? 2. Vai trò của ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống. Câu III(5.5 điểm) 1. Hãy trình bày thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Diện tích đất nông nghiệp, dân số của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, năm 2002:. Đất nông nghiệp Dân số ( Nghìn ha) ( Triệu người) Cả nước 9406,8 79,7 Đồng bằng sông Hồng 855,2 17,5 a. Hãy tính bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước ( ha/người )? b. Giải thích vì sao Đồng bằng sông Hồng lại có dân cư đông đúc nhất cả nước? Câu IV( 5 điểm ) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản ( nghìn tấn ) Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465,6 1120,9 344,1 1998 1782,0 1357,0 425,0 2002 2647,4 1802,6 844,8 2005 3465,9 1987,9 1478,0 1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 1990 – 2005. 2. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 1990 - 2005.. PHÒNG GD&ĐT. HƯỚNG DẪN CHẤM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hậu Lộc. Môn: Địa lý 9 Năm học 2015- 2016. Câu. Ý. Nội dung. I. Điểm 5,5. 1. 2. * Số dân: Việt Nam là một nước có số dân đông …(dẫn chứng), Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới. *Đặc điểm mật độ dân số: - Mật độ độ dân số nước ta thuộc loại cao trên thế giới (dẫn chứng). - Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng ( dẫn chứng ). * Phân bố dân cư: - Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ: + Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị ( dẫn chứng ). + Miền núi, trung du dân cư thưa thớt( dẫn chứng). + Dân cư nước ta còn phân bố không đều giữa đồng bằng với đồng bằng; miền núi với miền núi và trong nội bộ từng vùng(dẫn chứng). -Dân cư nước ta có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn(dẫn chứng). * Ảnh hưởng của sự phân bố dân cư tới sự phát triển KT-XH: - Thuận lợi: Ở đồng bằng, các thành phố tập trung đông dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, nhất là một số ngành công nghiệp cần nhiều lao động như: dệt may, chế biến LTTP…Mật độ dân số cao còn giúp phát triển nhiều ngành dịch vụ. - Khó khăn: + Ở các đồng bằng, các đô thị lớn dân cư tập trung đông nên thừa lao động, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp( dẫn chứng) + Ở miền núi, trung du có nguồn tài nguyên như: rừng, khoáng sản, đất…có điều kiện phát triển mạnh về cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc nhưng ít dân cư, thiếu lao động nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật để khai thác các loại tài nguyên. ( Lưu ý: HS có dẫn chứng thì cho điểm tối đa, nếu không có dẫn chứng thì cho nửa số điểm của mỗi ý cần có dẫn chứng).. 0,25. 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,25. 0,5. 0,25. Sự gia tăng nhanh nguồn lao động ở Thanh Hóa có tác động đến nền kinh tế địa phương: - Thuận lợi: Nguồn lao động đông đảo để xây dựng, bảo vệ quê hương; 0,5 trình độ lao động nâng cao là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. - Khó khăn: Gây sức ép đến vấn đề việc làm, phúc lợi xã hội, văn hóa, y 0,5 tế…Nền kinh tế chậm chuyển dịch do thiếu vốn tích lũy, vốn đầu tư tái.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> sản xuất…Đời sống người lao động gặp khó khăn. II. 4,0 1. 2. Công nghiệp chế biến LTTP là ngành công nghiệp trọng điểm vì: -Nó chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta: 24,4% năm 2002. - Phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú lấy từ nông nghiệp( trồng trọt, chăn nuôi) và thuỷ sản(đánh bắt, nuôi trồng). - Có nguồn lao dộng dồi dào, giá nhân công rẻ, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo ra một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho đất nước( gạo, thủy sản..). - Thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển cơ cấu kinh tế ở nông thôn.. 0,5. 0,5 0,5 0,25 0,25. Vai trò của ngành dịch vụ: - Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất đồng thời tiêu thụ sản phẩm cho các 0,5 ngành kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp. - Tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng sản xuất trong 0,5 nước và giữa nước ta với nước ngoài. - Tạo ra nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn 1,0 thu nhập lớn cho nền kinh tế.. III. 5,5 1. 2. Thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: -Khai thác khoáng sản nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú ( than, sắt, đồng, chì…). - Phát triển thủy điện nhờ nguồn thủy năng dồi dào trên hệ thống sông lớn( sông Đà, sông Chảy…). - Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt - Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ tươi tốt( cao nguyên Mộc Châu) - phát triển du lịch nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, các di tích lịch sử văn hóa có giá trị: Ba Bê, Sa Pa… - Phát triển các ngành kinh tế biển: nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch Vịnh Hạ Long( ở vùng biển Quảng Ninh). ( Lưu ý: HS có thể trình bày thế mạnh kinh tế của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc thì vẫn cho điểm tối đa).. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5. a. Tính bình quân đất nông nghiệp: - Cá nước: 0.12ha/người 0,5 - Đồng Bằng sông Hồng : 0,05 ha/người. 0,5 b.Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất cả nước vì: - Có nhiều điều kiện thuận lợi cho cư trú và sản xuất của người dân: đất 0,5 phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm…..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Có lịch sử khai thác lâu đời. 0,5 - Nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề nông trồng lúa nước đòi hỏi 0,5 có nhiều lao động. - Có trình độ phát triển kinh tế cao với nhiều trung tâm công nghiệp và 0,5 mạng lưới đô thị lâu đời. 4. 1. Cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta(%): Năm. 1,0. Tổng số. Chia ra Khai thác. Nuôi trồng. 1990. 100,0. 81,8. 18,2. 1994. 100,0. 76,5. 23,5. 1998. 100,0. 76,2. 23,8. 2002. 100,0. 68,1. 31,9. 2005. 100,0. 57,4. 42,6. 2. Vẽ biểu đồ: Miền chính xác, đẹp, đầy đủ thông tin cho điểm tối đa. Thiếu một 3,0 yếu tố trừ 0,25 điểm.. 3. Nhận xét: Sự thay đổi cơ cấu sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 0,75 1990 – 2005: - Sản lượng khai thác chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành thủy sản nhưng 0,75 đang có xu hướng giảm( dẫn chứng). - Sản lượng nuôi trồng chiếm tỉ trọng thấp nhưng có xu hướng tăng ( dẫn chứng)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×