Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.05 KB, 4 trang )

HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020
doi: 10.15625/vap.2020.0093

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHẰM ĐÁP
ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KỶ NGUYÊN 4.0
Trương Thị Lê Hồng
Khoa Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM

TĨM TẮT: Nguồn nhân lực có chất lượng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Những năm gần đây, nhu
cầu tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng; do đó các cơ sở đào tạo cũng ln không ngừng điều chỉnh phương
pháp giảng dạy và học tập nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Hiện nay, các cơ sở giáo dục tại Việt Nam phối
hợp với nhiều công ty, doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội cho sinh viên cọ xát thực tế và nâng cao năng lực của mình trong quá trình học
tập. Bài viết đưa ra thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội trong kỷ nguyên 4.0.
Từ khóa: Giải pháp, thực trạng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực kỷ nguyên 4.0.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu hướng hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế hiện nay, nguồn nhân lực Việt Nam đang có những bước chuyển
mình, ln có sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Ngày nay, cùng với sự phát triển cơng nghệ và sự ra đời của nền
kinh tế trí thức đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực. Đây là vấn đề được đặt ra cho các cơ
sở đào tạo tại Việt Nam, làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động trong
nước nói riêng và thị trường lao động quốc tế nói chung. Các cơ sở đào tạo đưa ra các chương trình cải cách, điều
chỉnh chương trình đào tạo, gắn lý thuyết với thực tiễn nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cũng
như năng lực tự chủ và trách nhiệm của bản thân với công việc trong tương lai.
Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là lợi thế để công ty, doanh nghiệp phát triển cũng như là vũ khí hiệu quả để quốc
gia phát triển bền vững. Vì vậy, nguồn lao động chất lượng cao đang trở thành yếu tố cơ bản và quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam trong giai đoạn phát triển cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Hiện nay, nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào về số lượng, tuy nhiên về chất lượng thì chưa đồng đều, có
phần hạn chế.
Theo một nghiên cứu năm 2016 của Trường Đại học Ngoại thương đã chỉ ra rằng Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt
Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng nhân kỹ thuật bậc cao. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam


chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong q trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong
những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Quy mơ lao động trình độ tay nghề cao vẫn
còn nhỏ bé so với yêu cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Lực lượng lao động có
trình độ chun mơn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chun mơn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá,
nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong mơi trường cạnh tranh cơng nghiệp; vẫn cần có thời
gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chun nghiệp, năng lực
sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực cịn hạn chế. Chính vì vậy, việc chú trọng đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đang là một yêu cầu cấp thiết đối với các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm tạo ra
được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội đang ngày càng phát triển.
Chất lượng nguồn nhân lực được hiểu là khả năng con người thực hiện, hồn thành cơng việc nhằm đạt được mục tiêu
đề ra. Năng lực của người lao động bao gồm sức lực, trí lực và tâm lực họ bỏ ra để thực hiện các công việc được giao
với hiệu suất cao nhất. Trong tình hình kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, với sự cạnh tranh cao và hội nhập sâu
rộng thì chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống của
con người. Bên cạnh đó, sự hình thành Cộng đồng ASEAN cũng như việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế,
các cam kết thương mại mới như Hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu, Hiệp định tồn diện xun Thái Bình
Dương đang đặt ra những thách thức to lớn, đòi hỏi Việt Nam phải có chuẩn bị về nguồn lực lượng lao động có chất
lượng cao. Hiện nay, nguồn nhân lực Việt Nam đang đối diện với các thách thức bao gồm: sự cạnh tranh về chất lượng
nguồn nhân lực, vấn đề già hóa dân số; chất lượng nguồn nhân lực hiện nay chưa đồng đều, tỷ lệ người lao động có
trình độ cao còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường…
Các cơng ty, doanh nghiệp trong nước và ngồi nước ngày càng có những yêu cầu tuyển dụng khắt khe hơn. Chính vì
vậy, người lao động Việt Nam cần có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, áp dụng công nghệ mới vào công việc
cũng như không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp… Để làm được điều này, các cơ sở đào tạo cần có những sự
thay đổi trong phương pháp giảng dạy và học tập, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc đẩy
mạnh đào tạo phát triển kỹ năng, năng lực thực hành cho người học.


274

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHẰM
ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KỶ NGUYÊN 4.0


Tóm lại, thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa
được quy hoạch, chưa được khai thác, chưa được nâng cấp, cịn đào tạo thì chưa đến nơi đến chốn. Chất lượng nguồn
nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất.
II. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM
Trong kỷ nguyên 4.0, cơ hội nghề nghiệp dành cho mọi người đều như nhau. Cá nhân có năng lực thực sự, có trình độ
chun mơn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, người đó sẽ thành công. Đối với các trường đại
học, cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi phải đào tạo ra nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và trình độ giáo dục cao hơn
so với trước đây, bởi thị trường đòi hỏi lao động có trình độ giáo dục và đào tạo cao hơn như đã nêu ở phần trên. Thực
tế hiện nay, giáo dục đại học ở Việt Nam về tổng thể vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên 4.0 là sự kết hợp giữa việc đào tạo trực tiếp và đào tạo trực tuyến thông qua các phần
mềm công nghệ thông tin, kỹ thuật số và kết nối mạng. Hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã bắt đầu kết hợp
cả 2 hình thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến như Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại
thương, Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) và một số trường khác…
Mỗi trường sẽ có mỗi hình thức học trực tuyến khác nhau, ví dụ như trường Đại học Bách Khoa sẽ học qua trang
HUFLIT học qua ứng dụng MS Teams, Zoom, Trường Đại học Văn Lang học trực
tuyến qua trang … Với các hình thức này, yêu cầu người học sẽ phải cập nhật
các kiển thức về mặt công nghệ thơng tin, từ đó tạo ra sự tự tin sử dụng các ứng dụng công nghệ vào công việc trong
tương lai. Trong bối cảnh dịch Covid 2019 hiện nay, các trường đại học cũng đã dần dần quan tâm và xây dựng hệ
thống học tập trực tuyến nhằm giúp sinh viên có q trình học tập, tiếp thu kiến thức được liên tục, không bị ngắt
quãng thời gian nghỉ quá dài. Điều này cho thấy, đôi khi điều kiện môi trường khách quan lại là động lực thúc đẩy để
các cơ sở đào tạo giáo dục nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, có cơ hội để nhìn nhận, xây dựng và phát triển
việc học tập và làm việc trực tuyến. Đây là tiền đề cho việc phát triển lâu dài hình thức đào tạo trực tuyến, trong tương
lai có thể mở rộng đào tạo trực tuyến từ xa. Chẳng hạn như một sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có thể dễ
dàng tham gia các khóa học của các trường đại học ở miền Bắc hoặc miền Trung…
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo chưa linh hoạt, nội dung chưa gắn với thực tế cũng như nhu cầu và xu thế thị trường
lao động trong kỷ nguyên 4.0. Danh mục nghề đào tạo và chương trình đào tạo dường chưa có sự điều chỉnh, cập nhật,
vì ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh. Hầu hết, các trường đại học thực hiện hoạt động đào tạo theo 2 hướng:
một mặt đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tính định hướng xã hội, mặt khác đào tạo cung cấp nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, rất khó để các trường có thể thực hiện chương trình đào tạo đáp ứng

được đòi hỏi của thị trường lao động hiện nay, vừa có tính chun mơn cao trong lĩnh vực nhất định, vừa đáp ứng được
tính liên ngành (công nghệ thông tin, kiến thức chuyên ngành…) cũng như các kỹ năng mềm quan trọng không thể
thiếu như: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng năng tổng hợp, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian… Hiện nay, có một số trường đại học đào tạo theo hướng nghiên cứu, có mộ số
trường đại học đào tạo theo hướng ứng dụng hoặc có những trường kết hợp cả hai hướng trên nhằm cung cấp cho thị
trường lao động nguồn nhân lực tốt nhất có thể.
Trong thời đại hiện nay, một sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh nhưng ra trường có thể làm việc ở các ngân hàng
hoặc các vị trí như chuyên viên truyền thông, chuyên viên đối ngoại là một việc hết sức bình thường. Trong quá trình
học tập, với bản lĩnh của mình, các sinh viên cũng dần có được định hướng mình muốn gì hoặc mình thích gì. Từ đó,
bên cạnh chương trình học chính thức, các sinh viên này tự trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề
nghiệp tương lai của mình bằng những khóa học ngắn hạn, những khóa học online hoặc đi thực tập thực tế để trải
nghiệm. Các sinh viên năng động đều có xu thế muốn “dấn thân” để hiểu về nghề nghiệp tương lai mình chọn, qua đó
sinh viên có cơ hội trải nghiệm cũng như tích lũy được những kỹ năng mềm cho bản thân.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường yêu cầu tuyển dụng những ứng viên có kinh nghiệm, chính vì vậy nhiều sinh viên
mới ra trường thường khơng đáp ứng được yêu cầu này. Hiện nay, các trường đại học cũng đang dần đưa các chương
trình thực tập thực tế vào chương trình đào tạo, xem như là một học phần bắt buộc để sinh viên có quá trình được trải
nghiệm thực tế. Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công
ty, là cơ hội giúp sinh viên được trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng mình đã được học cũng như có sự quan sát q
trình vận hành của một cơng ty, tổ chức. Nhờ vậy, sinh viên hiểu được yêu cầu của thị trường lao động, từ đó có những
sự trau dồi để nâng cao năng lực bản thân, đáp ứng nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong tương lai.
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 84/137 quốc
gia về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học và xếp thứ 79/134 về năng lực đổi mới sáng tạo; kết quả đầu ra của
nghiên cứu còn đứng sau khá xa so với Thái Lan và Malaysia. Tình trạng người lao động làm việc khơng phù hợp với
ngành nghề được đào tạo, cũng như với trình độ chuyên môn và tay nghề được đào tạo. Đến năm 2019, WEF đã có
đánh giá Việt Nam có sự cải thiện tích cực (tăng 10 bậc) so với năm 2018. Điều này cho thấy được sự nỗ lực của Chính
phủ Việt Nam nói chung và sự điều chỉnh thay đổi của ngành giáo dục nói riêng. Những thực trạng này cho thấy kỹ


Trương Thị Lê Hồng


275

năng mềm và năng lực tư duy đổi mới sáng tạo của sinh viên Việt Nam còn khá thấp, cần phải có những sự điều chỉnh
trong đào tạo nhằm cải thiện chất lượng của sinh viên. Hiện nay, một số trường đã đưa những môn học như Tư duy
sáng tạo, Phương pháp luận sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề vào chương trình đào tạo cho sinh viên.
Khả năng ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là
trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay. Các chương trình học có cơ cấu các mơn tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh chuyên ngành, từ
26-40 tín chỉ trong tổng số 140-148 tín chỉ của tồn bộ chương trình đào tạo, ví dụ ngành Quan hệ quốc tế của Học
viện Ngoại giao có 28 tín chỉ cho kiến thức ngoại ngữ, ngành Quản trị kinh doanh của HUFLIT có 36 tín chỉ cho ngoại
ngữ, ngành kỹ sư máy tính 12-16 tín chỉ tùy khóa học, ngành kỹ sư môi trường của Đại học Bách Khoa yêu cầu TOEIC
450; hoặc các ngoại ngữ tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung cũng cần rất nhiều thời gian để luyện tập và sử dụng thành
thạo. . . Qua đó có thể nhận thấy rằng, mỗi trường và mỗi ngành học khác nhau sẽ có thời lượng cho ngoại ngữ cũng
khác nhau. Có thể thấy rằng thời gian học không thể đáp ứng đủ được nhu cầu rèn luyện của sinh viên. Thực tế cho
thấy, ngoại ngữ là một kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên để sử dụng được một cách thành thạo và chuyên
nghiệp. Một số trường đại học đã có sự kết hợp giảng dạy các mơn chun ngành bằng tiếng Anh nhằm giúp sinh viên
có cơ hội tiếp xúc và sử dụng ngôn nhiều hơn; một số trường đại học cũng đã xây dựng các chương trình đào tạo chất
lượng cao, sử dụng từ 60-100 % thời lượng học bằng ngoại ngữ. Đây là một xu thế tất yếu trong q trình tồn cầu hóa
đang diễn ra hiện nay.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHẰM ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO TRONG KỶ NGUYÊN 4.0
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và hội nhập kinh tế
quốc tế, trong thời gian sắp tới, Việt Nam cần có sự thay đổi lớn trong việc giảng dạy và đào tạo ra nguồn nhân lực có
chất lượng cao, cụ thể một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, cần có sự đổi mới yêu cầu về giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc đẩy mạnh đào
tạo các kỹ năng mềm, năng lực tự chủ và trách nhiệm của cá nhân trong công việc; đa dạng nguồn lực cho phát triển
giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục đào tạo cần có sự đổi mới trong chương trình đào tạo, kết hợp giữa lý thuyết
và thực tế để sinh viên có được cơ hội trải nghiệm nhiều hơn, Từ đó, nâng cao trình độ, kỹ năng của nguồn lao động
trong tương lai đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Đồng thời, đa dạng hóa phương thức học tập cho sinh viên, tạo cơ hội
cho sinh viên học liên ngành, đa ngành nhằm phát triển toàn diện năng lực của người học.
Thứ hai, các cơ sở giáo dục cần đẩy nhanh việc xây dựng các chuẩn đầu ra dựa trên tiêu chuẩn nghề nghiệp phù hợp

với khung trình độ quốc gia theo lộ trình, bước đầu tập trung vào các nhóm ngành nghề trọng điểm như cơng nghệ
thơng tin, dịch vụ thương mại, du lịch - khách sạn…. Đồng thời, rà soát và điều chỉnh việc xây dựng các chương trình
đào tạo theo hướng linh hoạt, tăng tính thực hành theo hướng tiếp cận với các tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế. Bên
cạnh đó, các cơ sở giáo dục tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo chuẩn khu vực,
quốc tế.
Thứ ba, phối hợp với các doanh nghiệp nhằm xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và
đánh giá kết quả học tập của sinh viên; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng và đào tạo nghề cho sinh viên tại
doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của
doanh nghiệp theo ngành, nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
nghề nghiệp. Từ đó, sẽ có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội.
Thứ tư, các cơ sở giáo dục cần có một lộ trình phát triển khả năng ngoại ngữ cho sinh viên trong chương trình đào tạo
của mình hoặc khơng đưa kỹ năng ngoại ngữ vào nội dung giảng dạy, tuy nhiên sẽ yêu cầu sinh viên nộp các chứng chỉ
ngoại ngữ quốc tế như TOEIC, IELTS, TOEFL đối với tiếng Anh, TOPIK với tiếng Hàn, HSK với tiếng Trung, chứng
chỉ năng lực tiếng Nhật… để quốc tế hóa chuẩn ngoại ngữ. Từ đó, tạo ra được một nguồn nhân lực chất lượng chuẩn
quốc tế, có khả năng làm việc ở các cơng ty, tập đoàn đa quốc gia cũng như ở thị trường lao động các nước khác trong
khu vực và trên thế giới. Ngoại ngữ là một trong những điều kiện cần cơ bản để có thể đánh giá nguồn nhân lực có chất
lượng hay khơng. Vì vậy, cần có sự thay đổi và chuẩn hóa các yêu cầu về ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục để sinh viên
có lộ trình phát triển khả năng ngôn ngữ phù hợp cho công việc tương lai, đáp ứng được nhu cần của thị trường lao
động trong nước và quốc tế.
IV. KẾT LUẬN
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới đều phải đối mặt với những thách
thức về việc thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao vã kỹ năng chun nghiệp để đáp ưng nhu cầu được đặt ra trong
kỷ nguyên 4.0. Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp có năng lực chuyên môn chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ; các kỹ năng mềm… Đây là hạn chế và thách thức của nguồn sinh viên khi nhiều lĩnh vực
mới được mở ra trong kỷ nguyên 4.0. Vì vậy, các sơ sở đào tạo cũng như người học cần có sự điều chỉnh, thay đổi kịp
thời để có được những kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ trong cơng việc để đón đầu xu thế và cơ hội việc làm tốt


276


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHẰM
ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KỶ NGUYÊN 4.0

nhất trong tương lai. Các cơ sở giáo dục cần cải thiện chương trình đào tạo, tăng cường kết nối doanh nghiệp, tăng
cường mối quan hệ hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Chính vì vậy, Việt Nam càng cần có những chính sách nhằm cải cách chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thúy Hải (2019). Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ hội nhập
truy cập ngày 21 tháng 7, 2020.
[2] Hà Thị Thu Thủy (2018). Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, truy cập ngày 21 tháng 7, 2020.
[3] Hoa Lê, 4 yêu cầu 'cứng' đối với sinh viên “đời” 4.0 ngày truy cập 22 tháng 7, 2020.
[4] Anonymous (2018), Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay – 2018:
ngày truy cập 22 tháng 7, 2020
[5] Ngô Thị Tân Hương, Nguyễn Thị Thu Phương (2019), Tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, truy cập tại:
ngày truy cập 22 tháng
7, 2020.
[6] Dương Tâm (2019), Chất lượng nhân lực – thách thức lớn cuả Việt Nam, ngày truy cập 22 tháng 7, 2020.
[7] Chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, , ngày truy cập 25 tháng 8,2020.
[8] Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, HUFLIT, ngày truy cập 25 tháng 8, 2020.
[9] Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật mơi trường, ĐH Bách khoa Tp. HCM, truy cập tại:
ngày truy cập 25 tháng 8,
2020.

SOME SOLUTIONS TO IMPROVE TRAINING QUALITY TO MEET

HUMAN RESOURCE DEMAND IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Truong Thi Le Hong
ABSTRAC: Quality human resource is the decisive factor for the existence and development of an organization. In recent years, the
demand for recruiting quality labor force is increasingly high; Therefore, training institutions are constantly adjusting teaching and
learning methods to provide high quality human resources for the society. Currently, educational institutions in Vietnam coordinate
with many companies and businesses to create opportunities for students to implement and improve their capacity in the learning
process. The article shows implementing human resource training in Vietnam today. Since then, the author proposes a number of
solutions to improve the quality of training to meet the high quality human resources for the society in the 4.0 era.



×