Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỌC PHẦN NHẬP MÔN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 48 trang )

MỤC LỤC
1. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỌC PHẦN NHẬP

MÔN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.................................................................... 3
Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 3
Giảng dạy nhập môn ngành ở một số Trường đại học ........................................................... 4
Kết luận và Đề xuất................................................................................................................ 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 7
2. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHẦN MỀM HỖ TRỢ TUẦN HỌC SỐ VÀ

ĐỀ NGHỊ NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN. 8
I. Quản lý lớp học .................................................................................................................. 8
II. Quản lý buổi học trực tuyến .............................................................................................. 9
III. Tiện ích phương tiện hỗ trợ ........................................................................................... 11
IV. Một số vấn đề khi triển khai tuần học số ....................................................................... 13
V. Kết luận ........................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 14
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP/CHUYÊN ĐỀ TỐT

NGHIỆP CÁC ĐỀ TÀI THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG WEB CỦA KHOA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - ĐẠI HỌC NHA TRANG .............................................. 15
1.

Đặt vấn đề .................................................................................................................... 15

2.

Một số giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện ĐATN/CĐTN ............................ 17

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 19
4. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GHI CHÉP BÀI GIẢNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI KẾT



QUẢ CUỐI KỲ .................................................................................................................. 20
1. Giới thiệu ......................................................................................................................... 20
2. Khảo sát ........................................................................................................................... 20
3. Giải pháp đề xuất ............................................................................................................. 21
4. Kết luận ............................................................................................................................ 22
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 22
5. DẠY HỌC LỚP ĐÔNG, ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ .............................................................. 23

1. Giới thiệu ......................................................................................................................... 23
2. Những thách thức gặp phải trong khi giảng dạy lớp đông............................................... 24
3. Những giải pháp ............................................................................................................... 26
4. Kết luận ............................................................................................................................ 28
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 29

1


6. VẬN DỤNG RUBRIC VÀ CÔNG CỤ QUICK RUBRIC TRONG ĐÁNH GIÁ KIỂM

TRA QUÁ TRÌNH & ĐÁNH GIÁ THI HỌC PHẦN TH. TIN HỌC CƠ SỞ ............. 30
I.

Tóm tắt: ........................................................................................................................ 30

II.

Đặt vấn đề : .................................................................................................................. 30

III. Tổng quan vấn đề - Đánh giá Rubric: .......................................................................... 30

IV. Nội dung trao đổi : ....................................................................................................... 32
V.

Sử dụng Quick Rubric trong xây dựng Rubric ............................................................ 36

VI. Kết luận, đề xuất: ......................................................................................................... 37
Tài liệu tham khảo: .............................................................................................................. 38
7. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC THỰC HÀNH TIN HỌC CƠ

SỞ ........................................................................................................................................ 39
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 39
NỘI DUNG TRAO ĐỔI ...................................................................................................... 41
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 47

2


MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
HỌC PHẦN NHẬP MÔN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mai Cường Thọ - Bộ mơn Mạng máy tính và Truyền thơng
Tóm tắt: Bài tham luận trình bày kết quả tìm hiểu về đào tạo học phần nhập môn
ngành của một số trường đại học và của một số ngành ở đại học Nha Trang, đồng thời
nêu ra những điểm hạn chế của CTĐT học phần Nhập môn ngành Công nghệ thông tin,
từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo học phần này tại Khoa
CNTT
Đặt vấn đề
Nhập môn ngành (Giới thiệu ngành) là học phần (HP) giúp sinh viên có cái nhìn
tởng quan về ngành học giúp vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu trong một khơng gian và
phương pháp hồn tồn mới, qua đó bước đầu hình thành kế hoạch đào tạo cá nhân để

từ đó tự tin và làm chủ q trình đào tạo.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của HP Nhập môn ngành, Trường
ĐHNT đã cập nhật thêm vào trong các chương trình đào tạo học phần này từ năm 2018.
Tuy vậy lướt qua website các Khoa đào tạo, cũng như website cung cấp thơng tin các
CTĐT - ctdt.ntu.edu.vn thì đề cương HP Nhập môn ngành của các CTĐT đều để trống,
việc đào tạo HP này được giao hoàn toàn cho các Khoa.
Đối với HP nhập môn ngành CNTT của Khoa, đến thời điểm này cá nhân tơi cho
rằng có một số hạn chế sau:
- Đề cương, đề cương chi tiết học phần chưa “đáp ứng kỳ vọng”, lý do thực sự
ở đây là chưa có một đề cương học phần nhập mơn ngành chính thức được
xây dựng và thống nhất ban hành, và từ đó chưa có cơ sở để xây dựng bài
giảng học phần.
- Việc giảng dạy HP này ở mỗi một GV lại khác nhau ở nội dung, ở phương
pháp, và cả ở phương pháp đánh gia, dẫn đến chất lượng không đạt được như
kỳ vọng.
- Một số nội dung trong nhập môn ngành cần đến Doanh nghiệp, khi đó triển
khai nội dung này phải ở tầm của Khoa, hoặc chí ít tầm Bộ mơn quản lý ngành,
chuyên ngành.
- ĐCHP nhập môn ngành của các CTĐT chuyên ngành CNTT, Truyền thông
và Mạng máy tính, Định hướng ứng dụng đang sử dụng chung.

3


Giảng dạy nhập môn ngành ở một số Trường đại học
Ở [1], Bộ mơn Cơ khí Ơ tơ -Trường ĐHSPKT- ĐH Đà Nẵng ban hành bài giảng
Nhập mơn ngành Ơ tô vào tháng 8 năm 2019 dưới dạng tài liệu lưu hành nội bộ. Tài
liệu gồm 7 chương, 200 trang, với nội dung một số chương đáng chú ý gồm: Giới thiệu
về chương trình đào tạo ngành cơng nghệ kỹ thuật ơ tơ - Tình hình phát triển của cơng
nghiệp ô tô - Công việc sau khi tốt nghiệp. Một số chương khác của tài liệu tập trung

nhiều vào khía cạnh kỹ thuật.
Ở [2], Trường ĐH SPKT ban hành Khung đề cương chi tiết HP Nhập môn ngành,
3TC, “Khung” này qui định rõ các chuẩn đầu ra của học phần, danh mục các bài tập
phải thực hiện, và hình thức kiểm tra đánh giá đạt chuẩn đầu ra.
Trong [3], các giảng viên Khoa Điện, Trường Cao đẳng Công nghệ đã tham gia,
học phần nhập mơn ngành trong chương trình đào tạo theo chuẩn CDIO được thiết kế
theo một hướng tiếp cận hồn tồn mới nhằm giúp người học khơng những có những
hiểu biết về ngành học mà cịn được trang bị những kỹ năng cần thiết khác như làm việc
nhóm, trình bày báo cáo, giao tiếp…Theo chuẩn CDIO, các học phần nhập môn ngành
thường được tổ chức trong một không gian mở, hướng đến trang bị kiến thức và kỹ
năng thông qua việc thực hiện các sản phẩm thực tế. Tác giả lấy ví ví dụ như sinh viên
ngành Điện-Điện tử sẽ được giới thiệu ngành thông qua việc học tập lắp ráp xe có lập
trình điều khiển và tham dự cuộc đua giữa các đội được tổ chức vào cuối khóa học. Qua
hình thức học tập này, các kỹ năng được hình thành và phát triển như: làm việc nhóm,
trình bày, lắp ráp mạch điện tử và cơ cấu cơ khí, kỹ thuật lập trình, phân tích, thiết kế,
xây dựng, sửa chữa và vận hành. Bằng sự trải nghiệm thú vị trong quá trình học, người
học sẽ thực sự say mê ngành học và tự nhận thức về các kiến thức và kỹ năng cần thiết
mình phải trang bị trong quá trình đào tạo tại trường để sau khi kết thúc khóa học đạt
được một trình độ theo u cầu chuẩn đầu ra.
Trong [4], tại buổi seminar bộ môn, tác giả cũng nêu ra một số khó khăn trong
triển khai giảng dạy học phần nhập mơn ngành tư đó đề xuất một số giải pháp, như: 1)Nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ, giảng viên, sinh viên về lợi ích của CDIO
nói chung và học phần Nhập mơn ngành nói riêng; -Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng
yêu cầu giảng dạy; -Có sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận liên quan, -Tăng cường tập
huấn, tham quan thực tế cho cán bộ trước khi giảng dạy, ..
Ở [5], Khoa CNTT trường ĐHSPKT TP.HCM xây dựng đề cương chi tiết cho
học phần nhập môn ngành CNTT với 3 tín chỉ, với mơ tả học phần như sau: “Học phần
nhập môn ngành CNTT được thiết kế để giúp sinh viên năm thứ nhất làm quen với môi

4



trường mới và tiến bước thành công trên con đường trở thành kỹ sư CNTT tại Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Học phần này trang bị cho sinh viên về định hướng
nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể là: −
Giới thiệu những thách thức của thế kỷ 21 đối với người kỹ sư CNTT; − Giới thiệu về
ngành CNTT, hệ thống học vụ tại trường và khoa CNTT; − Cung cấp kiến thức tổng
quan về máy tính và thực hành phương pháp giải quyết vấn đề; − Thực hành kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm; − Thực hành kỹ năng học đại học và kỹ năng soạn
slide báo cáo.”. Hệ thống 7 bài tập và 2 tiểu luận được thiết kế cụ thể, chi tiết để đáp
ứng các chuẩn đầu ra học phần.
Trong [7], khoa Kinh tế Đại học Vinh triển khai học phần này dưới dạng “Ngày
hội Nhập môn ngành Kinh kế” với đầy đủ các hoạt động giúp đáp ứng chuẩn đầu ra
mong đợi.
Trong [8], một sinh viên đại học ngành Sư phạm ngữ văn đại học An giang trình
bày nhiều kiến thức hữu ích thu nhận được từ học phần nhập môn ngành.
Trong [6], việc triển khai học phần nhập môn ngành của Khoa du lịch, đại học
Nha Trang lại được triển khai qua một chuỗi các hoạt động tổ chức bởi Khoa và Doanh
nghiệp
Bảng 1. Kế hoạch đào tạo học phần Nhập môn ngành tại Khoa Du Lịch, trường
Đại học Nha Trang

5


Tại Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Nha Trang, học phần nhập môn
ngành được giảng dạy như một học phần lý thuyết thông thường, với đề cương học phần
được thiết kế như Bảng 2, giao cho giảng viên cố vấn học tập lên lớp hàng tuần như là
một buổi sinh hoạt lớp. Các chủ đề và chủ đề con số 2 và số 3 có tiêu đề hơi khó hiểu
và biên soạn nội dung.
Bảng 2. Nội dung đào tạo học phần Nhập môn ngành CNTT, Khoa CNTT,

ĐHNT

Kết luận và Đề xuất
Việc đưa vào chương trình đào tạo học phần nhập môn ngành là hết sức cần thiết
trong bối cảnh hiện tại, nhiều trường đã đưa vào giảng dạy học phần này nhưng với các
tiếp cận cũng tương đối khác nhau, mỡi giáo viên cũng có tiếp cận khác nhau. Vì vậy,
trên cơ sở tham khảo các tài liệu, cũng như thực tế trải nghiệm giảng dạy học phần Nhập
môn ngành, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau để hội nghị cùng thảo luận và đưa
ra thêm nhiều đề xuất hữu dụng và thực hiện được.
1. Tở chức biên soạn và cơng bố chính thức đề cương, đề cương chi tiết học phần
Nhập môn ngành CNTT.
2. Xem đây như một học phần đặc biệt, giao 1 GV phụ trách để dành thời gian đầu
tư biên soạn bài giảng, xây dựng các hoạt động học tập.
3. Đề cương học phần có một số nội dung sẽ được cấp Khoa triển khai chung cho
từng Khóa, hay từng ngành, hoặc từng lớp: ví dụ Tham quan doanh nghiệp, Giao
lưu khóa trên và Cựu sinh viên.

6


4. Nhập môn ngành nên lồng ghép vấn đề kỹ thuật, kiến thức, sao cho giúp ích cho
sinh viên vượt qua chặng leo núi đường trường một cách đơn giản hơn (Nhập
mơn lập trình → Kỹ thuật lập trình → Lập trình hướng đối tượng).
5. Việc tở chức giảng dạy học phần không nhất thiết phải theo đơn vị lớp, mà có
thể thực hiện trong một khơng gian mở, hướng đến trang bị kiến thức và kỹ năng
thông qua các trải nghiệm thực tế [5].
6. Về thời lượng và cách tở chức có thể thực hiện theo [6] hoặc [7].
Trên đây là một số đề xuất của cá nhân, mang tính gợi mở vấn đề để hội nghị
cùng thảo luận, từ đó có thêm những đề xuất, những kết luận đồng thuận trên tồn
Khoa để học phần Nhập mơn ngành thực sự mang lại những giá trị tích cực.


[1]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại học Sư phạm kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng, Nhập mơn ngành Ơ tơ. .

[2]

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT, “KHUNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC
PHẦN,” pp. 1–9, 2003.

[3]

Đại học Sư phạm kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng, “Hướng tiếp cận mới trong đào
tạo nhập môn ngành - Chia sẻ kinh nghiệm học tập từ CDIO,” 2016.
mơn ngành
(Giới thiệu,chủ q trình đào tạo).

[4]

Nguyễn Hồi Nam, “Một vài khó khan trong giảng dạy học phần ‘Nhập môn
ngành Kinh tế’ theo tiếp cận CDIO tại Khoa Kinh tế.,” 2017. [Online].
Available: EMINAR Một vài khó khan trong giảng dạy học phần “Nhập môn
ngành Kinh tế” theo tiếp cận CDIO tại Khoa Kinh tế.

[5]

Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐHSPKT TP.Hồ Chí Minh, “Đề cương chi
tiết học phần nhập môn ngành CNTT.”


[6]

Khoa du lịch - Đại học Nha Trang, “Chuỗi hoạt động trong học phần Nhập môn
Ngành của Tân sinh viên Khóa 62,” 2020. />
[7]

Đại học Vinh, “Ngày hội nhập môn ngành Kinh tế.”
/>
[8]

N. H. – sinh viên lớp DH18NV, “Học phần ‘Giới thiệu ngành Sư phạm Ngữ
văn’ – Một vài cảm nhận,” [Online]. Available:
/>13&Itemid=125.

7


KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHẦN MỀM HỖ TRỢ
TUẦN HỌC SỐ VÀ ĐỀ NGHỊ NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỌC
TẬP TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN
Nguyễn Đình Cường

Tóm tắt: Nội dung bài viết giới thiệu một số công cụ phần mềm hỗ trợ sinh viên, giảng
viên học tập trực tuyến qua sử dụng phần mềm quản lý email Outlock Express, Mozilla
Thunderbird, công cụ Google Drive, Youtube hỗ trợ upload file và bài giảng, kết hơp
với hệ thống giảng dạy trực tuyến Zoom, Google Meet miễn phí. Kinh nghiệm thơng
báo điểm kiểm tra, điểm thi qua hệ thống E-learning trước khi nhập điểm chính thức
vào hệ thống cho sinh viên và một số vấn đề khó khăn khi triển khai tuần học số đề
nghị cần được quan tâm.
I. Quản lý lớp học

Việc quản lý lớp học cần được giảng viên chú ý trước khi tuần lễ học số diễn ra. Do đặc
thù một số phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến ít bảo mật thông tin, nên với một địa chỉ
email hay một tài khoản Zoom có thể có nhiều người đăng nhập vào hệ thống nhưng
chỉ sử dụng một tài khoản đăng nhập. Để quản lý tốt lớp học giảng viên nên khuyến
khích sinh viên chọn tài khoản tên miền của Trường Đại học Nha Trang qua địa chỉ thư
điện tử. Giảng viên ngoài sử dụng hệ thống E-learning của đào tạo, có thể tự tạo cho
mình những nhóm lớp học có thể kết nối và liên hệ nhanh với lớp học thơng qua nhóm
phần mềm Google Groups, hình 1.a-1.b:

Hình 1.a Hệ thống đào tạo Elearning

Hình 1.b Sử dụng google group tạo nhóm
lớp học

8


Gửi thơng báo, tin nhắn và tạo nhóm trao đởi học tập, hình 2.a-2.b: Giảng viên có thể
liên hệ trực tiếp với nhóm sinh viên của mình qua thơng qua tin nhắn trong hệ thống
quản lý môn học E-learning hoặc Google Groups.

Hình 2.b Sử dụng thông báo diễn đàn
Google Group

Hình 2.a Sử dụng thông báo từ hệ
thống E-learning

Sử dụng hộp thư quản lý nhiều tài khoản email: để quản lý thơng tin lớp học giảng viên
có thể sử dụng hộp thư Outloock Express hoặc Mozilla Thunderbird quản lý và trao đởi,
kiểm tra email nhanh khi cần thiết, hình 3.


Hình 3. Kiểm tra email nhanh với Mozilla Thunderbird
II. Quản lý buổi học trực tuyến
Có hai phần mềm thường được sử dụng để giảng viên, và sinh viên có thể trao đởi giảng
dạy trực tuyến: hình 4, Zoom và Google Meet. Giảng viên và sinh viên có thể tham gia
giảng dạy, chấm bài trực tuyến bằng cách upload bài giảng, quay phim bài tập kiểm tra
upload lên hệ thống, đồng thời tận dụng links share của Google Drive gửi bài giảng đến
sinh viên.

9


Hình 4. Trình bày bài giảng và tham gia lớp học qua Zoom, Google
Meet kết hợp với máy tính cá nhân và smart phone

Nộp bài tập qua hệ thống Googe Drive, hình 5.a-5.b: Mỡi giảng viên, sinh viên nếu có
tài khoản email của nhà trường và được cấp một clould dababase, để upload chia sẻ dữ
liệu:

Hình 5.a Upload file bài giảng, tài
nguyên qua hệ thống E-learning

Hình 5.b Upload và chia sẻ file qua
Google Drive

Trong trường hợp này giảng viên có thể ra bài tập kiểm tra, phát phiếu thăm dò và đánh
giá trực tuyến: để đánh giá kết quả học tập, điểm kiểm tra, điểm thi mơn học. Giảng
viên có thể kết hợp lấy danh sách sinh viên, hoặc làm phiếu câu hỏi đánh giá trực tiếp
gửi đến sinh viên. Tất cả sinh viên của lớp học đều nhận được phiếu này qua Google
Word, Google Excel online và có thể chỉnh sửa, phản hồi thông tin trực tiếp về lại cho

giảng viên, hình 6.

10


Hình 6. Phiếu đánh giá nhận xét hoặc sinh viên có thể làm bài tự luận trực tiếp
vào phần của mình
Tất cả sinh viên đều có thể xem trước điểm kiểm tra quá trình, điểm thi khi giảng viên
gửi trước bảng điểm qua hệ thống Elearning chưa cần qua xác nhận của Hệ thống đào
tạo, hình 7.a-7.b.

Hình 7.a Website lấy bảng điểm để nhập điểm kiểm tra, điểm thi.
Sau đó gửi đến tất cả sinh viên qua upload hệ thống đào tạo E-learning

Hình 7.b Gửi file điểm kiểm tra, điểm thi đên sinh viên trước thời gian nhập vào
hệ thống chính thức

III. Tiện ích phương tiện hỗ trợ
Để tăng hiệu quả học tập trực tuyến, giảng viên và sinh viên có thể sử dụng tài khoản
thư viện Trường Đại học Nha Trang download và mượn sách, luận văn, tạp chí phục vụ
cho học tập E-learning, hình 8:

11


Hình 8. Website thư viện Trường Đai học Nha Trang
Sử dụng phòng máy tính giảng đường G8 và các khu tự học: ngoài máy tính cá nhân,
giảng viên và sinh viên có thể sử dụng máy tính ở phịng thực hành. Kết hợp với điện
thoại di động hoặc smart phone để có thể truyền âm thanh qua giảng dạy bằng cách
đăng nhập một tài khoản vào hai máy. Tài khoản lần 01 cho máy tính để bàn và một tài

khoản lần 02 cho smart phone để tiếng nói được truyền với chất lượng cao, sinh viên
và giảng viên có thể nghe báo cáo tốt.
Giảng viên có thể sử dụng hệ thống máy photo ở các văn phịng khoa để hỡ trợ in ấn tài
liệu phục vụ quá trình giảng dạy bằng cách kết nối từ xa, ví dụ hệ thống in wifi hình 9.

Hình 9. Hệ thớng in tự động qua máy photocopy
Cách thức in tự động:
Bước 1: Cài driver máy photo của văn phòng khoa vào máy tính cá nhân.
Bước 2: Nhập địa chỉ IP của máy photo vào máy tính cá nhân.
Có thể kiểm tra trước trạng thái máy photo có đang hoạt động hay khơng bằng lệnh:
ping 10.160.10.199

(địa chỉ IP máy photo Khoa Công Nghệ Thông Tin)

Tiện ích tạo bài giảng, báo cáo: một cách đơn giảng, giảng viên có thể tạo cho mình bài
giảng báo cáo, bằng cách sử dụng công cụ Power Point, bài giảng có thể ghi hình lại và
nhúng file video trực tiếp vào slide để dễ dàng minh họa nội dung thông tin cần trình
bày, hình 10.

12


Hình 10. Nhúng video vào slide bài giảng sử dụng power point.

IV. Một số vấn đề khi triển khai tuần học số
Mỡi học kì, Trường Đại học Nha Trang có dành một tuần cho giảng viên và sinh viên
áp dụng tuần học số. Tuy nhiên quá trình thực hiện cho thấy cịn một số vấn đề cần
quan tâm.
• Cịn thiếu phịng học có đầy đủ máy tính và trang thiết bị cho sinh viên, giảng
viên học tập, giảng dạy. Đề nghị có phịng máy tính phục vụ cho sinh viên và

giảng viên trong tuần học số.
• Khả năng sử dụng phần mềm và máy tính hỗ trợ tuần học số cho sinh viên năm
thứ nhất rất yếu. Vấn đề này cần được quan tâm, và khắc phục bằng cách
hướng dẫn sinh viên sử dụng công cụ hỗ trợ tuần học số ngay trong t̀n học
giáo dục cơng dân.
• Cần có nhóm hỡ trợ kỹ thuật riêng cho giảng viên khi cần thiết trong q trình
triển khai t̀n học số.
• Hệ thống mạng máy tính wifi thường không ổn định và chậm khi triển khai
tuần học số. Đề nghị tăng cường băng thơng và mở rộng phủ sóng wifi trong
khn viên nhà trường.
Một vấn đề quan tâm khác trong hệ thống học trực tuyến là việc đăng kí mơn học và
đóng học phí. Chúng tơi đề nghị sinh viên có thể tự đăng kí môn học qua hệ thống Elearning trong khn khở giới hạn số lượng mơn học, tránh tình trạng sinh viên có thể
đăng kí q nhiều mơn học trong một học kì làm cho chất lượng học tập kém. Sau khi
đăng kí môn học xong, mỗi sinh viên có thể được cấp một mã số đóng tiền tự động và
sinh viên có thể chuyển khoản tiền học phí tới ngân hàng trực tiếp qua mã số đã được
thông báo.

13


V. Kết luận
Bài báo trình bày kinh nghiệm sử dụng các công cụ hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hỗ trợ
cho tuần học số ở Trường Đại học Nha Trang. Hầu hết các công cụ đều miễn phí, chúng
tôi cố gắng hướng dẫn cách sử dụng để đạt hiệu quả học tập và miễn phí cho người dùng
là sinh viên và giảng viên. Một số vấn đề khó khăn cho sinh viên khóa mới khi triển
khai tuần học số đã được đề cập, giảng viên vẫn cịn gặp khó khăn khi sử dụng phần
mềm giảng dạy trực tuyến. Vấn đề hạ tầng mạng và trang thiết bị phòng học trực tuyến
cần được quan tâm. Một số vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo như: giám sát việc
đăng kí mơn học, đảm bảo đóng học phí cho học kì và những phương pháp đánh giá
chất lượng đào tạo môn học là điều chúng tôi quan tâm trong thời gian tiếp theo của

việc thực hiện tuần học số.

1.
2.
3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Website www.ntu.edu.vn, trang web Trường Đại học Nha Trang
Website trang thư viện Trường Đại học Nha Trang
Bô giáo dục và đào tạo, kỷ yếu Hội thảo đề xuất cơ chế chính sách nghiên cứu khoa
học dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học, 9/2019.
Nguyễn Đình Cường, tài liệu đề xuất giảng dạy và triển khai học tập E-learning ở
Trường Đại học Nha Trang. Bài báo cáo kết thúc lớp học chứng chỉ giảng viên
chính do viện kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục tổ chưc tại Đại học Nha
Trang, 2017.

14


MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP/
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CÁC ĐỀ TÀI THIẾT KẾ VÀ LẬP
TRÌNH ỨNG DỤNG WEB CỦA KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
- ĐẠI HỌC NHA TRANG
Nguyễn Đình Hồng Sơn
Bộ mơn Hệ thống thông tin – Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Nha Trang
Email:
Điện thoại: 08 3870 5124
Tóm tắt – Theo xu hướng phát triển ngành nghề trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay,
các học phần liên quan thiết kế và lập trình web chiếm một tỷ trọng đáng kể trong

chương trình đào tạo của Khoa Cơng nghệ thơng tin - Đại học Nha Trang [1]. Do đó,
các đề tài đồ án nghiệp (ĐATN)/chuyên đề tốt nghiệp (CĐTN) thiết kế và lập trình web
được sinh viên lựa chọn rộng rãi. Tuy nhiên, do sự lạm dụng việc lựa chọn các đề tài
loại này cũng như sự kiểm duyệt chưa đầy đủ của các cấp liên quan mà chất lượng thực
hiện ĐATN/CĐTN thiết kế và ứng dụng web chưa tốt trong những năm qua. Bài viết
này thảo luận một số vấn đề trong việc triển khai thực hiện ĐATN/CĐTN các đề tài
thiết kế và lập trình web nhằm nâng cao chất lượng đánh giá cũng như tạo thuận lợi cho
sinh viên.
Từ khóa – tốt nghiệp, đồ án, chuyên đề, rubrics, thiết kế, lập trình, web.
1. Đặt vấn đề
Đồ án tốt nghiệp/Chun đề tốt nghiệp là chun khảo mang tính tởng hợp sau
khi kết thúc chương trình đại học kỹ thuật chuyên môn, bao gồm: những nghiên cứu về
một vấn đề kỹ thuật hoặc tồn bộ cơng nghệ, cơng trình kỹ thuật thiết kế mang tính tởng
hợp về tồn bộ dây chuyền cơng nghệ hoặc một cơng trình kỹ thuật. ĐATN/CĐTN là
một loại luận văn khoa học và được xem như một cơng trình nghiên cứu khoa học và
được tính với số lượng tín chỉ lớn (ĐATN có khối lượng 10 tín chỉ và CĐTN với 5 tín
chỉ) [1]. Vì vậy sinh viên viết ĐATN/CĐTN phải cần thời gian để chuẩn bị khơng chỉ
nội dung khoa học mà cịn cả phương pháp luận nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của
giảng viên. Cũng vì tầm quan trọng của ĐATN/CĐTN mà Trường Đại học Nha Trang

15


đã ban hành Quyết định 506/QĐ-ĐHNT, ngày 15/06/2019 về Hướng dẫn công tác tốt
nghiệp kèm theo là Phụ lục Hướng dẫn đánh giá ĐATN.CĐTN nhằm nâng cao chất
lượng của ĐATN/CĐTN [2].
Theo xu thế nghề nghiệp xã hội hiện nay, sinh viên Khoa Công nghệ thông tin
Đại học Nha Trang khi thực hiện đề tài ĐATN/CĐTN đã lựa chọn các đề tài lĩnh vực
thiết kế và lập trình website chiếm phần lớn. Ví dụ như với khóa 57 có 11/26 đồ án,
khóa 58 có 5/24 đồ án (chỉ tính riêng ngành Cơng nghệ thơng tin). Tuy nhiên CĐTN thì

số lượng đề tài về website chiếm số lượng rất lớn với khóa 58 có 18/48 đề tài). Bên
cạnh một số đề tài website có chất lượng, áp dụng những cơng nghệ mới, có tính ứng
dụng cao, thể hiện sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc của sinh viên thì vẫn có các đề tài
gặp một số vấn đề sau:
Thứ nhất, sinh viên cịn mơ hồ về đề tài mình sẽ thực hiện, mặc dù các đề tài
được mô tả rõ ràng trong đề cương. Điều này xảy ra do sinh viên chủ quan hoặc không
đọc kỹ đề cương, cứ nghĩ là làm website giống như những gì mình đã đọc được trên
Internet hoặc tham khảo những người khác. Do đó sản phẩm làm ra khơng hồn chỉnh,
khơng đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu đặt ra và việc sửa chữa cũng gặp rất nhiều
khó khăn.
Thứ hai, phần lớn sinh viên thực hiện đề tài ĐATN, CĐTN thường không theo
đúng với quy trình nghiên cứu, phát triển phần mềm (ở đây là website). Sinh viên
thường tập trung vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu sau đó đi thẳng vào viết code mà bỏ
qua hoặc thực hiện sơ sài việc phân tích, đánh giá thực trạng cũng như sự thay đổi của
hệ thống sau khi cài đặt website. Việc này cũng có một phần trách nhiệm của giảng viên
hướng dẫn (GVHD) khi chưa kiểm tra chặt chẽ kế hoạch các bước thực hiện đề tài của
sinh viên.
Thứ ba, một trong những sai lầm lớn nhất của các sinh viên là không tham khảo
ý kiến của GVHD thường xuyên. Sinh viên vì nhiều lý do khác nhau (đi thực tập xa, đi
làm thêm…) mà tự mình làm đến sát ngày hết hạn nộp đồ án mới trình bày GVHD xem,
góp ý về đồ án thậm chí cịn tự ý in báo cáo đem đi nộp. Mặc dù việc liên lạc với GVHD
không phải là gặp mặt trực tiếp, có thể thơng qua email hoặc các phương tiện liên lạc

16


khác để có thể báo cáo cho GVHD biết được tiến độ và kết quả thực hiện để có biện
pháp đánh giá và điều chỉnh.
Thứ tư, đối với ĐATN, CĐTN, việc viết báo cáo là là một cơ sở quan trọng để
đánh giá quá trình thực hiện đồ án. Đại học Nha Trang đã ban hành mẫu báo cáo để sinh

viên có thể dựa vào đó để hồn thành báo cáo. Tuy nhiên, đối với phần cơ sở lý thuyết,
sinh viên thường không kết hợp với sản phẩm website của mình mà viết rất tùy tiện,
phần lớn là copy/paste từ những nguồn trên Internet khơng đáng tin cậy. Vì vậy có
những báo cáo trình bày những kiến thức chủ quan, sai lầm hoặc trình bày văn phong
khơng phù hợp với một cơng trình khoa học. Đối với kết quả làm ra sinh viên cịn viết
sơ sài về tính ứng dụng thực tiễn cũng như hướng phát triển cải tiến của đề tài.
Thứ năm, khi áp dụng rubric trong đánh giá ĐATN/CĐTN đã liệt kê chi tiết
những tiêu chí đánh giá chung cũng như các tiêu chí thành phần khi thực hiện giúp
giảng viên hướng dẫn, giảng viên phản biện (GVPB) cũng như Hội đồng bảo vệ
(HĐBV) có cơ sở cho điểm [2]. Tuy nhiên, rubric chỉ tính tởng cộng điểm các tiêu chí
mà khơng đưa ra hướng dẫn khi sinh viên không đạt mức chất lượng của một trong
những tiêu chí đó.
2. Một sớ giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện ĐATN/CĐTN
Hiện nay, xu hướng chọn các đề tài thiết kế và lập trình website trong sinh viên
vẫn rất phở biến, để có thể nâng cao chất lượng các đề tài loại này thì tác giả nêu một
số giải pháp như sau:
Một là, không nên xem các đề tài thiết kế và lập trình website là những đề tài
đơn giản bởi vì website cũng chỉ là sản phẩm phần mềm có mục đích sử dụng cụ thể.
Vấn đề ở đây là GVHD đưa vào đề tài những kiến thức cần sinh viên phải bỏ công ra
nghiên cứu tương xứng với trình độ và thời gian quy định. Đối với các đề tài thiết kế
website, cần bắt buộc sinh viên nghiên cứu các công nghệ web hiện đại trong thực tế và
đưa vào đề tài, ví dụ như thiết kế đáp ứng cho nhiều thiết bị khác nhau (bootstrap,
Progressive Web Apps, Accelerated Mobile Pages…), áp dụng các thư viện, framework
frontend hỗ trợ hiển thị (ReactJS, AngularJS và Vue.JS…), lập trình dựa trên mơ hình
lập trình (3-Layers hoặc MVC), ứng dụng điện toán đám mây, thiết kế và ứng dụng các
dịch vụ web…GVHD có thể đưa các thuật tốn đề nghị để sinh viên nghiên cứu thêm.
17


Tóm lại, thiết kế và lập trình web chỉ là một trong những phương pháp phát triển phần

mềm minh họa cho kết quả nghiên cứu, khơng thể nói nó đơn giản và dễ dàng hơn các
phương pháp khác.
Hai là, GVHD cần xác định rõ ràng mục tiêu nghiên cứu, giới hạn nội dung hợp
lý cho sinh viên dựa theo chuẩn đầu ra của chương trình học, tránh việc sinh viên quá
"tham lam" dẫn đến trường hợp nội dung thực hiện quá nhiều làm giảm chất lượng
chung của đề tài. GVCN cần kiểm soát kế hoạch thực hiện của sinh viên mơt cách chặt
chẽ, đúng quy trình, bắt buộc sinh viên phân tích rõ ràng hệ thống được xác định trước
khi thiết kế. Nói chung GVHD phải xác định cho sinh viên là đề tài ĐATN/CĐTN của
họ là duy nhất có tính ứng dụng cao, gắn liền với một đơn vị, sản phẩm hay dịch vụ cụ
thể, không thể áp dụng vào hệ thống khác, dịch vụ khác.
Ba là, mặc dù Trường Đại học Nha Trang đã áp dụng ứng dụng Turnitin trong
chống đạo văn đối với sản phẩm học thuật [3], tuy nhiên những kiến thức cơ bản sinh
viên đều không thể tự viết được mà chỉ chép lại trong sách hoặc giáo trình. Do đó GVCN
kiểm sốt và hướng dẫn sinh viên trình bày cơ sở lý thuyết từ những nguồn xác định tin
cậy và minh họa ví dụ bằng chính kết quả nghiên cứu của sinh viên chứ khơng lấy ví
dụ mẫu có sẵn. Sinh viên cũng phải nêu được hạn chế của đề tài và nêu được cơ sở phát
triển thêm của đề tài trong tương lại một cách hợp lý. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn sinh
viên viết và trình bày báo cáo trình diễn trước HĐBV cũng cần được coi trọng vì lúc
này HĐBV chủ yếu kiểm tra khả năng ứng biến cũng như năng lực hiểu rõ chi tiết trong
đề tài. Ngoài ra, trong một số trường hợp sẽ có khách mời tham gia dự thính và đây là
dịp để quảng bá năng lực của sinh viên.
Bốn là, cần bổ sung nội dung vào quy chế đánh giá ĐATN/CĐTN bằng rubric
theo hướng phải tối thiểu đạt yêu cầu tất cả tiêu chí đánh giá, đảm bảo đề tài phải do
sinh viên tự nghiên cứu và thực hiện. Không thể để xảy ra trường hợp sinh viên hoàn
thành tốt hầu hết các tiêu chí nhưng khơng đạt một tiêu chí nào đó và tởng điểm là đạt
yêu cầu trở lên. Hoặc là sinh viên nhờ hoặc thuê làm sản phẩm sau đó viết lại báo cáo
rất tốt nhưng khi trình bày nội dung cho GVPB lại không đạt. Đối với các đề tài
ĐATN/CĐTN thiết kế và lập trình web cần chi tiết hóa tiêu chí nội dung đạt được. Có

18



thể tham khảo các cơng ty hợp tác để hồn thiện các tiêu chí này theo hướng thực tế
trong xã hội.
Rút kinh nghiệm từ việc giao, hướng dẫn và tổ chức bảo vệ ĐATN/CĐTN cho
sinh viên các khóa trước, nhằm tạo sự thống nhất và giúp cho sinh viên có được kết quả
tốt khi thực hiện nhiệm vụ làm ĐATN/CĐTN, tác giả đã nêu ra những tồn tại và phương
hướng giải quyết trong việc chủ động, tích cực thiết kế và lựa chọn đề tài, nhiệm vụ của
GVHD hướng dẫn sinh viên... để bảo đảm đạt mục tiêu về chất lượng làm và bảo vệ
ĐATN/CĐTN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và chuẩn bị tốt các điều kiện cho
các khố tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
[1] Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin, Đại học Nha Trang,
/>[2] Công tác tốt nghiệp, Đại học Nha trang, />[3] Sử dụng Turnitin trong chống đạo văn đối với sản phẩm học thuật, Đại học Nha
Trang, />
19


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GHI CHÉP BÀI GIẢNG CỦA SINH
VIÊN ĐỐI VỚI KẾT QUẢ CUỐI KỲ
Huỳnh Tuấn Anh – Khoa CNTT, Đại học Nha Trang
Tóm tắt: Với sự phát triển của cơng nghệ, sinh viên có thể có nhiều cách để ghi chép,
tiếp thu bài giảng của giáo viên trên lớp. Có thể kể ra các cách như: Sử dụng điện thoại
chụp bài giảng, bật điện thoại để ghi âm, quay phim giáo viên giảng bài, cách truyền
thống đó là ghi chép bài giảng vào vở hoặc “highlight” cẩn thận vào giáo trình. Trong
báo cáo này, tơi so sánh các kết đạt được của các lớp do tôi phụ trách giảng dạy môn
học tin học cơ sở với cách ghi bài truyền thống và các cách ghi chép khác, từ đó tơi đề
xuất giải pháp nâng cao chất lượng sinh viên thông qua cách tiếp thu kiến thức trên lớp
của sinh viên.
1. Giới thiệu

Hiện nay, với sự phát triển của Cơng nghệ Thơng tin, việc tìm kiếm các bài giảng
của môn môn học trên internet khá dễ dàng. Điều này dẫn đến việc sinh viên ít chú ý
tập trung ghi chép trên lớp. Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại trong lớp cũng dẫn
đến việc lười biếng ghi chép bài giảng trong giờ học. Thay vì ghi chép, sinh viên lại
dùng điện thoại chụp lại bài giảng trên bảng, trên màn hình trình chiếu của giáo viên.
Nhiều sinh viên đại học Nha Trang có đi làm thêm ngồi giờ đề trang trải cho chi phí
học tập, nên thời gian để xem lại bài ở nhà cũng hạn chế. Vì vậy, một trong những giải
pháp đề nâng cao chất lượng đào tạo là làm cho sinh viên có thể hiểu bài, ghi nhớ những
kiến thức cơ bản tại lớp. Báo cáo trình bày tác dụng của việc ghi chép bài giảng theo
phương pháp truyền thống (ghi chép vào vở, “highlight” vào bài giảng giáo trình) so
với việc ghi chép bằng cách khác như: Sử dụng điện thoại di động để chụp ảnh, ghi nhớ
kiến thức bằng cách quan sát. Kết quả khảo sát được thể hiện qua điểm tổng kết mơn
học trên số sinh viên các lớp có tham gia vào kỳ thi cuối kỳ.
2. Khảo sát
Báo cáo dựa trên việc khảo sát môn học tin học cơ sở của 8 lớp thuộc khóa 62.
Đề cương học phần của mơn tin học cơ sở bao gồm 6 phần: Hiểu biết về Cơng nghệ
Thơng tin, Sử dụng máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, sử dụng trình chiếu, sử
dụng internet. Điểm đánh giá của môn học bao gồm điểm kiểm tra (chiếm 50%, gồm 6
bài kiểm tra ứng với 6 chủ đề), điểm thi. Các bài kiểm tra được thực hiện bằng hình
thức trắc nghiệm, điền từ, điền đáp án trên ứng dụng E-Learning của trường Đại học
Nha Trang.
Trong q trình lên lớp, theo quan sát, phần đơng sinh viên các lớp ít có sự ghi
chép bài vào vở hay “highlight” các kiến thức trọng tâm cần chú ý vào giáo trình. Điều
này cũng xuất phát từ sự thay đổi cách giảng dạy chủ yếu bằng phấn bảng ở bậc phổ
thông sang cách giảng dạy chủ yếu bằng phương tiện máy chiếu ở bậc đại học. Tuy
nhiên, nếu chú ý theo dõi bài giảng sinh viên vẫn biết cách chắt lọc kiến thức để ghi
chép hoặc đánh dấu trực tiếp vào bài giảng. Trong 8 lớp khảo sát, có hai lớp, 62.QTDL1 và 62.QTDL-2, có ghi chép bài vào vở và “highlight” đầy đủ vào giáo trình. Các lớp
20



cịn lại 62.CNOT-1,2,3, 62.CBTS, 62.KHHH, 62.CDT chỉ có các sinh viên ở 3 dãy bàn
đầu lớp ghi chép, các sinh viên còn lại chỉ ngồi quan sát, sử dụng điện thoại để quay
phim chụp ảnh bài giảng mặc dù giáo viên có kiểm tra nhắc nhở phải ghi chép. Cá biệt
có sinh viên trong một học kỳ chỉ sử dụng ½ trang giấy để ghi chép cho tất cả các mơn,
một số sinh viên khơng có cả giáo trình của môn học trong suốt học kỳ. Trong số 6 lớp
được liệt kê sau, lớp 62.CNOT-3 có tỉ lệ vắng học thấp hơn cả, tỉ lệ sinh viên tham gia
các buổi học đều trên 90%, kể cả trong những buổi không có bài kiểm tra, tỉ lệ sinh viên
ghi chép bài theo quan sát cũng cao hơn các lớp còn lại. Kết quả báo cáo số lượng sinh
viên ghi chép không có được con số chính xác tỉ mỉ như mong muốn do khơng có chủ
đích thống kê ở đầu học kỳ, nhưng đây cũng là kết quả bước đầu để thực hiện các thống
kê một cách chính xác sau này.
Kết quả cuối kỳ đối với môn Tin học cơ sở của các lớp được thống kê trong bảng
dưới đây, số liệu là tỉ lệ sinh viên có điểm trung bình cuối kỳ lớn hơn hay bằng 5 so
với tổng số sinh viên tham gia kỳ thi cuối kỳ của mỗi lớp (không phải số sinh viên theo
danh sách lớp).
62.QTD 62.QLD 62.CDT 62.CNO 62.CNO 62.CNO 62.CBT
L-1
L-2
T-1
T-2
T-3
S
98.4%
95.2%
70.6%
79.7%
77.1%
90.5%
69.6%


62.KHH
H
77.6%

Qua bảng thống kê trên có thể thấy rằng, ghi chép theo cách truyền thống và
“highlight” vào bài giảng vẫn là một cách hiệu quả để tiếp thu kiến thức trên lớp. Tỉ lệ
sinh viên của hai lớp 62.QTDL-1 và 62.QTDL-2, 2 lớp thực hiện ghi chép bài vào vở
và bài giảng, có điểm tởng kết môn học từ 5 trở lên, 98.4% và 95.2%, cao hơn nhiều so
với các lớp còn lại. Thực tế, phần lớn sinh viên Đại học Nha Trang có đi làm thêm để
có chi phí trang trải việc học nên khơng có nhiều thời gian cho việc xem lại bài bài
giảng. Cách tốt nhất để học tập đối với sinh viên vẫn là tận dụng thời gian trên lớp để
tiếp thu bài giảng. Việc ghi chép còn đòi hỏi sự tập trung chú ý vào bài giảng, qua đó
sinh viên mới có thể chọn ra những kiến thức cơ bản cần ghi nhớ của môn học.
3. Giải pháp đề xuất
Thực trạng hiện nay, đa số sinh viên đến lớp rất lười ghi chép bài. Điều này dẫn
đến hiệu quả tiếp thu kiến thức khơng cao. Do đó, một trong những phương pháp nâng
cao chất lượng đào tạo là đưa ra những khuyến khích để sinh viên tích cực ghi chép bài
trên lớp, ghi chép những kiến thức tự tìm hiểu vào vở. Tơi đưa ra một số khuyến khích
sau:
- Nên cho phép sinh viên sử dụng tài liệu là vở ghi chép của môn học trong các
kỳ thi, kiểm tra của các mơn học nếu có thể. Giáo viên cần đưa ra những biện pháp để
xác nhận vở của sinh viên sử dụng có phải là vở “chính chủ” của sinh viên hay khơng.
- Thay vì tính điểm chun cần thơng qua hình thức điểm danh thì có thể tính
điểm chun cần cho sinh viên dựa trên việc ghi chép bài trên lớp của sinh viên.

21


- Thay đổi thiết kế bài giảng để cho sinh viên có thể theo dõi bài và “highlight”,
ghi chú vào bài giảng nếu giáo viên sử dụng máy chiếu để giảng dạy. Ví dụ, có thể chừa

các khoảng trống trong bài giảng in ra cho sinh viên để vào giờ học trên lớp sinh viên
có thể ghi chú thêm vào bài giảng.
- Khuyến khích sinh viên sử dụng bài giảng in thay cho bài giảng trên điện thoại.
Việc sử dụng bài giảng in giúp cho sinh viên dễ tập trung theo dõi bài và ghi chép bài
hơn so với việc sử dụng bài giảng trên điện thoại.
4. Kết luận
Trong kỷ ngun số, mọi kiến thức có thể tìm được trên internet, tuy nhiên để hiểu được
những kiến thức tìm được là một thách thức đối với sinh viên về mặt kiến thức và thời
gian. Ghi chép, đánh dấu vào bài giảng là một cách để ghi lại các kiến thức trọng tâm
của mơn học từ đó sinh viên mới có thể tìm hiểu, mở rộng kiến thức của mình. Đây
cũng là một cách để sinh viên quen dần với việc học thông qua các phương tiện máy
chiếu ở bậc đại học.
Tài liệu tham khảo
- Số liệu thống kê từ các lớp giảng dạy trên trang web quản lý đào tạo của Trường Đại
học Nha Trang.

22


DẠY HỌC LỚP ĐÔNG, ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ
Cấn Thị Phượng, Bộ môn Mạng và Truyền thông, Khoa Công nghệ thông tin
Tóm tắt: Khi đang quen với giảng đường chỉ với số lượng sinh viên thường là
40-50 sinh viên, thậm chí là chỉ có dưới 15 sinh viên với các lớp chuyên ngành. Tôi một
giảng viên không phải trẻ nhưng chưa đủ trải nghiệm với các lớp sĩ số đông, cũng gặp
nhiều thử thách trong công việc giảng dạy, đánh giá thường xuyên: Thời gian và công
sức. Và tự đặt câu hỏi là Có giảng viên nào cũng cảm thấy thử thách khi dạy lớp đơng
như mình khơng? Làm cách nào có thể vẫn tạo nhiều hoạt động đánh giá cho sinh viên,
vẫn kịp thời phản hồi, và tiết kiệm thời gian cơng sức nhưng chất lượng đánh giá sinh
viên thì vẫn đảm bảo tốt? Với câu hỏi này chính là nội dung mà tôi muốn chia sẻ trong
phạm vị bài báo này.

Từ khóa: lớp đơng, áp lực giảng dạy và đánh giá với lớp đông, quản lý lớp học.
1. Giới thiệu
Thế nào là lớp đơng? Có người cho rằng sĩ số 50 là đông, nhưng theo quan điểm
của người khác thì một lớp có trên 100 sinh viên mới là đông. Theo tác giả Asma Tayeg
[1], đã thống kê quan điểm về kích cỡ lớp đơng trước đây như bảng sau:

Như vậy mặc dù dữ liệu khá cũ nhưng so sánh với các lớp hiện nay của khoa thì
có thể thấy các giáo viên hiện tại đã và đang làm việc với các lớp rất đông.

23


Theo nhiều nghiên cứu, lớp đông đem lại nhiều cơ hội cho công việc triển khai
dạy học. Theo các tác giả của cuốn sách [2], lớp đông giúp giảng viên có thể thể hiện,
cải thiện được kĩ năng tở chức, quản lý, tạo môi trường học tập thân thiện, tăng sự hứng
thú của người học với nội dung giảng dạy. Với lớp đông, cơ hội khác đem tới cho giảng
viên là giao tiếp với nhiều sinh viên biết thêm về q qn, bạn bè, gia đình, văn hóa
của q hương họ, thực sự là cơ hội tốt để cải thiện kĩ năng giao tiếp của giảng viên.
Bên cạnh đó các kĩ năng dạy và thuyết trình của người dạy cũng được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội như đã nói ở trên, lớp đơng mang lại nhiều thách
thức, trở ngại cho hoạt động trong lớp học. Trong lớp học, mục tiêu chính của người
giảng viên là đối xử với từng sinh viên theo cách phù hợp để điều chỉnh hành vi và nhân
cách của sinh viên và hơn nữa còn tạo ra cơ hội để người học phát triển kỹ năng, khả
năng và tiềm năng theo cách tối ưu nhất. Trong lớp học q đơng, giảng viên sẽ có thể
mất nhiều thời gian để yêu cầu sự chú ý của sinh viên hoặc tập trung vào các hoạt động
quản lý lớp học.
Giảng dạy cho lớp đông, giảng viên cũng khó để tạo ra sự tương tác đầy đủ với
từng người học, việc phản hồi kết quả có thể khơng kịp thời vì khối lượng bài cần đánh
giá là quá lớn…Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới kết quả của việc dạy và học. Làm
cách nào để người dạy có thể thực hiện tốt cơng việc cho lớp đơng trong khoảng thời

gian tối ưu mà không bị quá tải? Trong bài viết này tơi mong muốn tìm ra được giải
pháp để trả lời cho câu hỏi này.
2. Những thách thức gặp phải trong khi giảng dạy lớp đông
Vấn đề trong việc dạy lớp đơng là khó quản lý lớp, không thể thỏa mãn mọi yêu
cầu của sinh viên khi họ có những mối quan tâm riêng, cá tính riêng, khả năng riêng,
khó để tở chức hoạt động hiệu quả trong thời gian và khơng gian cho phép, khó cung
cấp cơ hội như nhau cho sinh viên thực hành, khó cung cấp phản hồi và đánh giá đúng
thời gian và hiệu quả.
Cũng theo nghiên cứu [1], quản lý lớp học là việc tổ chức và triển khai việc quản
lý thời gian, sự tham gia của sinh viên vào bài học, sự tích cực của sinh viên khi thảo
luận, và kết nối trong lớp. Nó liên quan tới phương thức, chiến lược và kĩ năng của giáo
viên để xây dựng môi trường học tập để sinh viên có thể học tập đạt kết quả tốt. Để

24


quản lý lớp học, nhiều giáo viên đưa ra những quy định ngay từ đầu nhằm kiểm soát
được sinh viên của họ, tuy nhiên sinh viên nói chuyện riêng, làm việc riêng, thậm chí
nó khơng dừng lại ở cá nhân sinh viên làm ồn mà còn ảnh hưởng tới những sinh viên
đang tập trung và như vậy khó có thể dừng ngay vấn đề này được [3]. Điều này có thể
dẫn tới việc không cảm thấy thoải mái đối với cả người dạy và người học. Người giáo
viên có thể cảm thấy mệt mỏi và thất vọng vì đã khơng quản lý lớp thành cơng, và lúc
này có thể hoạt động dạy học sẽ khó có thể diễn ra tự nhiên được.
Thời gian thì có hạn, lớp thì đơng, nên người dạy khó tương tác với từng sinh
viên, tập trung vào tất cả sinh viên và vì vậy khó khuyến khích được toàn bộ người học
tham gia vào các hoạt động của lớp học [4]. Bởi vì khơng phải tất cả mọi sinh viên có
xuất phát điểm giống nhau, khả năng giống nhau, quan tâm giống nhau, đam mê giống
nhau. Thậm chí có sinh viên khá nhút nhát, họ có thể bị bỏ lại đằng sau trong tiến trình
học, và ánh mắt của những sinh viên khơng hiểu bài có thể sẽ gây cho giảng viên cảm
giác không thoải mái và thất vọng vì chính bản thân đã khơng thể lan truyền cảm hứng

đủ cho các sinh viên.
Việc đánh giá quá trình cho sinh viên cũng là thách thức lớn nếu cho lớp đơng.
Khó có thể kiểm tra tồn bộ bài tập được làm bởi mỡi sinh viên. Khó có thể chữa được
tồn bộ lỡi mà sinh viên gặp phải khi làm bài. Nếu giao nhóm làm bài khó mà kiểm tra
được tiến độ làm nhóm kịp thời nhận xét để sinh viên có thể chỉnh sửa để có được kết
quả nhóm đạt được yêu cầu đề ra. Hơn nữa các dạng bài cũng đa dạng. Nếu chỉ cho trắc
nghiệm dạng nhiều lựa chọn, giáo viên sợ rằng sinh viên làm theo kiểu “sổ xố”, “thử
sai quay lui”, chứ họ không tham chiếu để đọc lại kiến thức liên quan hoặc nghiên cứu
sâu hơn, hoặc giáo viên cũng phân vân trắc nghiệm làm giấy hay trên máy, phương thức
nào tốt hơn? Trong trường hợp làm trên máy, và có thể cho làm ở nhà thì giáo viên lại
lo là sao chép hoặc làm hộ nhau, nhưng nếu làm trên giấy thì gánh nặng chấm bài là
điều hiển nhiên. Nếu làm tự luận nếu dạng câu hỏi giống nhau thì sinh viên lại sao chép
để nộp, hoặc nếu khác nhau thì áp lực chấm bài cho giáo viên là rất lớn.
Cũng trong việc đánh giá quá trình, hoạt động tương tác trong lớp học đông cũng
đặt ra nhiều thách thức. Các kiểu tương tác trong lớp học có thể gồm 4 kiểu: tương tác
giữa người học với nội dung học, tương tác giữa người học với nhau, tương tác giữa

25


×