Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt thosea obliquistriga hering (lepidoptera eucleidae) hại dong riềng ở hưng yên và hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



TRỊNH VĂN MỴ


ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG BỌ NẸT Thosea obliquistriga Hering (Lepidoptera:
Eucleidae) HẠI DONG RIỀNG Ở HƯNG YÊN VÀ HÀ NỘI





LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số : 62.62.10.01

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Đĩnh



HÀ NỘI, 2012



i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự
giúp đỡ đã được cám ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận án



Trịnh Văn Mỵ


















ii
LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thày, cô giáo Bộ môn Côn trùng, Khoa
Nông học và Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Hà Quang Hùng, TS. Nguyễn Như
Cường, TS. Stephen A.Marshal đã giúp đỡ tôi trong việc định tên các loài côn
trùng mới của luận án.
Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo Viện Cây lương thực và Cây thực
phẩm và CBCC Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây có củ (Viện
CLT&CTP) đã tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và bà con nông dân vùng sản xuất
dong riềng thuộc tỉnh Hưng Yên và Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và triển khai thí nghiệm tại địa phương.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp người thân
trong gia đình đã tận tình động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện
luận án.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2012
Tác giả luận án



Trịnh Văn Mỵ




iii
MỤC LỤC

Nội dung Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3 Mục đích và yêu cầu đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 5
1.2 Khái quát tình hình sản xuất dong riềng và phòng chống bọ nẹt
tại Hưng Yên và Hà Nội 7
1.2.1 Tình hình sản xuất dong riềng tại Hưng Yên 7
1.2.2 Tình hình sản xuất dong riềng tại Hà Nội 8
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sâu, nhện hại và
thiên địch của chúng trên dong riềng 9
1.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.3.2 Những nghiên cứu trong nước 23
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 30




iv
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 30
2.2 Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 30
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 30
2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 30
2.2.3 Dụng cụ nghiên cứu 31
2.3 Nội dung nghiên cứu 33
2.4 Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu, nhện hại và thiên địch
trên dong riềng 33
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của
bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering 34
2.4.3 Nghiên cứu sinh thái học cơ bản của bọ nẹt T. obliquistriga 39
2.4.4 Phương pháp xác định thiên địch trên dong riềng tại Hưng Yên,
Hà Nội 41
2.4.5 Phương pháp xác định sự ký sinh của loài ruồi giả ong
S. macer (RGO) trên các pha phát dục của bọ nẹt T. obliquistriga 42
2.4.6 Phương pháp đánh giá năng suất củ của dong riềng ở các mức
hại tại các giai đoạn sinh trưởng của dong riềng 43
2.4.7 Phương pháp điều tra tỷ lệ nhộng trên tàn dư dong riềng 44
2.4.8 Đánh giá tính nhiễm bọ nẹt T. obliquistriga của một số giống
dong riềng 45
2.4.9 Phương pháp thử hiệu lực một số loại thuốc hóa học trừ bọ nẹt 45
2.4.10 Mô hình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga hại dong riềng 47
2.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 49
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
3.1 Thành phần sâu, nhện hại trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội 50




v
3.1.1 Thành phần sâu, nhện hại trên dong riềng tại Hưng Yên và
Hà Nội 50
3.1.2 Mức độ phổ biến sâu và nhện hại dong riềng tại Hưng Yên,
Hà Nội 51
3.1.3 Đặc điểm gây hại và tác hại của sâu, nhện hại trên dong riềng
tại Hưng Yên và Hà Nội 54
3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học cơ bản của bọ nẹt
T. obliquistriga 62
3.2.1 Đặc điểm hình thái các pha của loài bọ nẹt T. obliquistriga 63
3.2.2 Đặc điểm sinh học loài bọ nẹt T. obliquistriga 73
3.3 Đặc điểm sinh thái cơ bản của bọ nẹt T. obliquistriga 82
3.3.1 Thời gian qua đông của nhộng bọ nẹt T. obliquistriga 82
3.3.2 Đặc điểm phân bố của sâu non bọ nẹt T. obliquistriga trên các
lá của dong riềng, tại Hưng Yên 2008 84
3.3.3 Diễn biến mật độ và chỉ số hại của bọ nẹt T. obliquistriga trên
giống dong riềng đỏ tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2008 85
3.3.4 Diễn biến mật độ và chỉ số hại của Bọ nẹt T. obliquistriga
trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2009 86
3.3.5 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga và chỉ số hại trên
dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2010 88
3.3.6 Thiên địch sâu hại dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội 93
3.4 Biện pháp phòng chống bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng 101
3.4.1 Biện pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ bọ nẹt 102
3.4.2 Biện pháp vệ sinh đồng ruộng phòng trừ bọ nẹt. 113
3.4.3 Tính nhiễm bọ nẹt của một số giống dong riềng 125
3.4.4 Biện pháp hóa học phòng trừ bọ nẹt trên dong riềng 126




vi
3.4.5 Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga
trên dong riềng 128
3.5 Đề xuất quy trình quản lý tổng hợp bọ nẹt trên dong riềng 136
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 139
1 Kết luận 139
2 Đề nghị 141
Các công trình công bố liên quan đến luận án 142
Tài liệu tham khảo 142
Phụ lục 148




vii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, chữ viết tắt
Diễn giải
BN
Bọ nẹt
CSH
Chỉ số hại
cs
Cộng sự
DR
Dong riềng
Đ/C

Đối chứng
Đ.V.T
Đơn vị tính
KPTL
Không phủ thân lá
KS
Ký sinh
MH
Mô hình
NS
Năng suất
PTL
Phủ thân lá
RGO
Ruồi giả ong
TB
Trung bình
TT
Thứ tự
VSĐR
Vệ sinh đồng ruộng



viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Trang
1.1 Phân bố của họ Limacodidae ở một số vùng tại châu Á 22
1.2 Thành phần sâu hại dong riềng, năm 1993 24

3.1 Thành phần sâu, nhện hại dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội
(2008 -2010) 50
3.2 Mức độ phổ biến của sâu và nhện hại trên dong riềng, tại Hưng
Yên và Hà Nội 53
3.3 Kích thước các pha phát dục của bọ nẹt T. obliquistriga ở nhiệt
độ 25
o
C và 30
o
C, ẩm độ 75%, tại Thanh Trì - Hà Nội, 2009 64
3.4 Kích thước sải cánh, khối lượng của trưởng thành và nhộng ở
nhiệt độ 25 và 30
o
C, tại Thanh Trì, Hà Nội (2009) 68
3.5a Sức ăn của bọ nẹt T. obliquistriga trên chuối tây, sắn tại nhiệt độ
25
0
C, ẩm độ 75% 74
3.5b Mức độ ăn lá của bọ nẹt T. obliquistriga trên một số cây trồng
trong vùng sản xuất và trồng xen với dong riềng 75
3.6 Sức ăn lá dong riềng của sâu non bọ nẹt T. obliquistriga ở nhiệt
độ 25
o
C và 30
o
C, ẩm độ 75% 76
3.7 Thời gian phát dục các pha của bọ nẹt T. obliquistriga qua 2 đợt
nuôi sâu ở điều kiện phòng bán tự nhiên 78
3.8 Thời gian phát dục (ngày) các pha của bọ nẹt T. obliquistriga ở
nhiệt độ 25

o
C và 30
o
C, ẩm độ 75% 79
3.9 Số lượng trứng đẻ của bọ nẹt T. obliquistriga tại nhiệt độ 25
o
C và
30
o
C, ẩm độ 75% 82
3.10 Thời gian qua đông của nhộng bọ nẹt T. obliquistriga 83



ix
3.11 Đặc điểm phân bố sâu non bọ nẹt T. obliquistriga trên các lá của
dong riềng. 84
3.12 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga và chỉ số hại trên dong
riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2008 85
3.13 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên Dong riềng tại các
địa điểm của Hưng Yên và Hà Nội năm 2009 87
3.14 Mật độ bọ nẹt T.obliquistriga trên Dong riềng tại các địa điểm
của Hưng Yên và Hà Nội, năm 2010 88
3.15 Thành phần thiên địch sâu hại trên đồng ruộng dong riềng 93
3.16 Tỷ lệ nhộng bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký
sinh tại Quốc Oai - Hà Nội, năm 2009 96
3.17 Tỷ lệ nhộng bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký
sinh, tại Hà Nội và Hưng Yên, năm 2010 97
3.18 Tỷ lệ sâu non bọ nẹt T. obliquistriga bị ruồi giả ong S. macer ký
sinh, năm 2010 99

3.19 Năng suất dong riềng ở một số mức hại của bọ nẹt
T.obliquistriga, tại Thanh Trì, Hà Nội năm 2009 103
3.20 Năng suất dong riềng trong sản xuất ở một số mức hại của bọ nẹt
T.obliquistriga tại Hưng Yên và Hà Nội năm 2009 - 2010 104
3.21 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng xen
với một số cây ngắn ngày tại Khoái Châu- Hưng Yên, năm 2009 107
3.22 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng
xen với một số cây ngắn ngày tại Quốc Oai-Hà Nội, năm 2009 108
3.23 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng
xen với một số cây màu ngắn ngày tại Khoái Châu- Hưng Yên,
năm 2010 109



x
3.24 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng
xen với một số cây ngắn ngày tại Hà Nội, năm 2010 111
3.25 Mật độ nhộng bọ nẹt T. obliquistriga qua đông tồn tại trên thân lá và
gốc dong riềng sau thu hoạch tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2009 114
3.26 Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên ruộng dong riềng được phủ
bằng tàn dư DR, tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2009 116
3.27 Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên ruộng dong riềng được phủ bằng
tàn dư từ vụ trồng trước, tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2010 118
3.28 Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng được vệ sinh đồng
ruộng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2009 121
3.29 Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng được vệ sinh đồng
ruộng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2010 122
3.30 Mức độ nhiễm bọ nẹt T. obliquistriga trên một số giống dong riềng
tại Thanh Trì - Hà Nội, năm 2009 125
3.31 Hiệu lực một số thuốc trừ sâu với bọ nẹt T. obliquistriga trong

nhà lưới tại Thanh Trì - Hà Nội năm 2009 127
3.32 Hiệu lực trừ bọ nẹt của một số thuốc trừ sâu ngoài đồng ruộng 127
3.33 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga của 4 mô hình tại Khoái
Châu - Hưng Yên 129
3.34 Năng suất dong riềng & ngô tại 4 mô hình thử nghiệm quản lý
tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga 132
3.35 Hiệu quả kinh tế sản xuất Dong riềng tại các mô hình phòng trừ
bọ nẹt T. obliquistriga 134




xi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Trang
1.1 Mạch cánh loài bọ nẹt Setora cupreiplaga (1) và loài Setothosea
asigna (2) 15
1.2 Bộ phận sinh dục trưởng thành cái bọ nẹt loài Cheromettia
sumatrensis (1) và loài Thosea borneensis (2) 16
1.3 Sơ đồ hình thành các quần thể bọ nẹt theo vùng địa lý 23
2.1 Nhà lưới nuôi sâu 31
2.2 Nuôi sâu non bọ nẹt ở điều kiện phòng bán tự nhiên. 32
3.1 Châu chấu mía 54
3.2 Rệp muội gây hại chồi dong riềng 55
3.3 Sâu non sùng đất 55
3.4 Câu cấu xanh 56
3.5 Sâu kèn 58
3.6 Sâu non bọ nẹt T.obliquistriga 59
3.7 Sâu đo 61

3.8 Trứng bọ nẹt T. obliquistriga 63
3.9 Đặc điểm gây hại sâu non bọ nẹt 63
3.10 Sâu non các tuổi bọ nẹt T.obliquistriga 66
3.11 Nhộng bọ nẹt dưới gốc dong riềng 67
3.12 Sâu non tuổi 6 chuẩn bị hóa nhộng (1) và nhộng T. obliquistriga (2) 68
3.13 Mạch cánh trước bọ nẹt T. obliquistriga 70
3.14 Cơ quan sinh dục cái bọ nẹt T.obliquistriga 71
3.15 Cơ quan sinh dục đực bọ nẹt T. obliquistriga 72
3.16 Trưởng thành đực (1) và trưởng thành cái (2) bọ nẹt T. obliquistriga 72



xii
3.17 Râu đầu trưởng thành đực (1), trưởng thành cái (2) bọ nẹt
T. obliquistriga 72
3.18 Kiểu đậu trưởng thành bọ nẹt bọ nẹt T. obliquistriga 73
3.19 Tư thế giao phối của bọ nẹt T. obliquistriga 73
3.20 Kiểm tra nuôi BN trong phòng tại nhiệt độ 25
o
C & 30
o
C 80
3.21 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga hại dong riềng tại Hưng
Yên năm 2008, 2009 và 2010 90
3.22 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga hại dong riềng tại Hà
Nội năm 2008, 2009 và 2010 91
3.23 Ruồi giả ong Systropus macer Loew 94
3.24 Thí nghiệm các mức hại lá 101
3.25 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng
xen với một số cây màu ngắn ngày tại Khoái Châu- Hưng Yên năm

2009 - 2010 110
3.26 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng trồng xen
với một số cây ngắn ngày tại Quốc Oai-Hà Nội, năm 2009 - 2010 112
3.27 Ảnh hưởng của phủ thân lá dong riềng đến mật độ bọ nẹt
T. obliquistriga trên dong riềng tại Hưng Yên, năm 2009 - 2010 117
3.28 Ảnh hưởng của phủ thân lá dong riềng đến mật độ bọ nẹt
T. obliquistriga trên dong riềng tại Hà Nội năm 2009 - 2010 120
3.29 Ảnh hưởng của việc vệ sinh đồng ruộng đến mật độ bọ nẹt
T. obliquistriga dong riềng tại Hưng Yên, năm 2009 - 2010 123
3.30 Ảnh hưởng của việc vệ sinh đồng ruộng đến mật độ bọ nẹt
T. obliquistriga dong riềng tại Hà Nội, năm 2009 - 2010 123
3.31 Mật độ bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng tại các mô hình
phòng chống bọ nẹt tại Hưng Yên, 2010 131




1
MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài
Dong riềng (Canna edulis Ker) cây thân thảo, họ dong riềng
(Cannaceae) có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Trương Văn Hộ và cs. 1993) [8].
Trên thế giới dong riềng có khá nhiều giá trị sử dụng như tinh bột cung
cấp dinh dưỡng cho con người, thân lá làm thức ăn gia súc, phần non có thể
làm rau ăn, hạt non được dùng làm nhân bánh, hạt già có thể làm đồ trang sức,
(Pulmass, 1985) [57].
Ở nước ta, sản xuất dong riềng chủ yếu để chế biến tinh bột làm nguyên
liệu sản xuất miến dong (Trương Văn Hộ, 1993b) [7].
Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy, trước đây dong riềng được trồng

chủ yếu trên đất cằn cỗi, đất tận dụng, nhưng ngày nay ở một số địa phương
tại Hưng Yên, Hà Nội dong riềng đã được trồng thành vùng sản xuất dong
riềng trên diện tích lớn tập trung (150 - 300 ha/địa điểm) như Khoái Châu,
Văn Giang (Hưng Yên), Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Trì, Thường Tín, Ba Vì
(Hà Nội) hình thành vùng cung cấp nguyên liệu chế biến tinh bột, thay vì
trồng lúa hoặc các cây trồng khác hiệu quả thấp.
Trên thực tế dong riềng phát triển mạnh trong sản xuất, dong riềng
được trồng phổ biến và ở hầu hết các tỉnh từ phía bắc vào phía nam, nhưng
kinh phí đầu tư nghiên cứu và phát triển dong riềng rất ít, đến nay mới chỉ có
duy nhất một giống dong riềng DR1 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn công nhận và chuyển giao vào sản xuất (theo Quyết định số
608/QĐ-TT-CLT ngày 14/12/2010). Vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo giống,
biện pháp kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại trên dong riềng ở nước
ta còn rất nhiều hạn chế.




2
Dong riềng trở thành cây trồng độc canh, phát triển nhanh trên diện tích
lớn. Sự mất cân đối trong quá trình tổ chức sản xuất dong riềng trên, điều đó
đã dẫn đến sự bùng phát số lượng cao của loài bọ nẹt Thosea obliquistriga
Hering thành loài dịch hại nguy hiểm trên dong riềng và đồng thời xuất hiện
một số sâu và nhện hại mới tấn công gây hại dong riềng. Sự gây hại của bọ
nẹt đã làm giảm năng suất, giảm hiệu quả đầu tư sản xuất dong riềng và bọ
nẹt không những gây hại làm giảm năng suất của dong riềng, mà đối với
người sản xuất bọ nẹt gây khó khăn trong quá trình chăm sóc, thu hoạch và
gây hại đến sức khỏe người sản xuất bởi lông độc của chúng làm cho người bị
ngứa ngáy rất khó chịu.
Hiện tại việc phòng trừ bọ nẹt tại các vùng sản xuất dong riềng tại

Hưng Yên và Hà Nội, khi bọ nẹt xuất hiện và gây hại với mật độ cao được
phát hiện, người nông dân sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ là chủ yếu mà
chưa có sự phối hợp với các biện pháp khác (biện pháp canh tác, giống chống
chịu, vệ sinh đồng ruộng…), nên bọ nẹt ngày càng trở thành loài sâu hại khó
kiểm soát.
Thực tế cho đến nay ở Việt Nam chưa có tài liệu nào công bố về thành
phần sâu, nhện hại và thiên địch trên dong riềng. Chính vì vậy việc xác định
thành phần sâu hại và nghiên cứu về các đặc điểm sinh học, sinh thái và quản
lý tổng hợp bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering sâu hại chính trên dong riềng
là yêu cầu cấp thiết của sản xuất hiện nay.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển bọ nẹt T.
obliquistriga hại dong riềng làm cơ sở khoa học xác định các giải pháp hữu
hiệu hạn chế tác hại của bọ nẹt, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc hóa học,
đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm độc hại cho người sản xuất và thuận lợi cho
quá trình canh tác, đảm bảo năng suất, chất lượng cao, an toàn cho môi sinh là
đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt với vùng Đồng bằng Sông hồng nơi tập trung dân



3
cư có mật độ cao, rất dễ gây nên những tổn thất cho cộng đồng khi lạm dụng
thuốc hóa học, làm mất cân bằng sinh thái. Với định hướng trên, chúng tôi đã
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện
pháp phòng chống bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering (Lepidoptera:
Eucleidae) hại dong riềng ở Hưng Yên và Hà Nội”
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa về khoa học: Kết quả điều tra thành phần sâu, nhện hại và
thiên địch trên dong riềng đã xác định được 12 loài sâu, nhện hại, 5 loài thiên
địch của sâu hại và trong đó 1 loài ký sinh trên bọ nẹt. Kết quả nghiên cứu
của đề tài đã bổ sung những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái

học của bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering và loài ruồi giả ong Systropus
macer Loew ký sinh giai đoạn sâu non - nhộng bọ nẹt Thosea obliquistriga
Hering. Loài S. macer lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái học và các biện pháp phòng chống bọ nẹt T.obliquistriga hại dong
riềng đã xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp bọ nẹt, áp dụng tại vùng
nghiên cứu đạt hiệu quả cao.
3 Mục đích và yêu cầu đề tài
3.1 Mục đích
Điều tra xác định được thành phần sâu, nhện hại và thiên địch có trên
dong riềng (Canna edulis Ker). Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái học
cơ bản của loài bọ nẹt T. obliquistriga để trên cơ sở đó xây dựng được quy
trình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng tại Hưng Yên và
Hà Nội.
3.2 Yêu cầu của đề tài
- Xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu và nhện hại trên dong
riềng tại Hưng Yên và Hà Nội.



4
- Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của bọ nẹt T.
obliquistriga hại dong riềng.
- Xác định được diễn biến mật độ của bọ nẹt T. obliquistriga trên dong
riềng qua các năm và mối quan hệ của chúng tại Hưng Yên và Hà Nội.
- Thử nghiệm các biện pháp phòng chống loài bọ nẹt T. obliquistriga
hại dong riềng để xây dựng quy trình quản lý tổng hợp chúng tại Hưng Yên
và Hà Nội.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Loài bọ nẹt Thosea obliquistriga (Lepidoptera: Limacodidae) trên dong
riềng tại vùng nghiên cứu.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Xác định thành phần sâu, nhện hại và thiên địch của sâu hại trên dong
riềng
+ Đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của bọ nẹt T. obliquistriga.
+ Các yếu tố chính để xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp bọ nẹt hại
dong riềng ở vùng nghiên cứu.
4.3 Đóng góp mới của đề tài
- Luận án là công trình đầu tiên ghi nhận về loài bọ nẹt T. obliquistriga
hại trên cây dong riềng và ruồi giả dạng ong Systropus macer Loew ký sinh
sâu non nhộng bọ nẹt
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm hình thái, sinh học
của bọ nẹt T. obliquistriga
- Đã xác định được một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát sinh,
phát triển của bọ nẹt T. obliquistriga hại dong riềng ở Hưng Yên và Hà Nội
- Đã xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp có hiệu quả loài bọ nẹt
T. obliquistriga gây hại trên cây dong riềng, bước đầu thử nghiệm có hiệu quả



5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
Phạm Văn Lầm (2010) [13] đã chỉ ra bất kỳ một biện pháp tác động
nào lên hệ sinh thái nông nghiệp cũng đều có thể hoặc là ức chế được dịch hại
(có hiệu quả trừ dịch hại) hoặc là làm tăng thêm tính trầm trọng của dịch hại.
Ngay cả khi sử dụng một biện pháp khôn khéo cũng đều có thể gây tác động

đến dịch hại. Sự thay đổi giống mới, luân canh, xen canh các cây trồng, thay
đổi chế độ phân bón, mật độ gieo trồng, cơ chế tưới tiêu….tất cả đều gây ra
những biến đổi lớn về tình hình dịch hại trong hệ sinh thái nông nghiệp. Nếu
các biện pháp tác động lên hệ sinh thái nông nghiệp không được nghiên cứu
cẩn thận mà đưa vào áp dụng trên diện rộng có thể dẫn tới bùng phát số lượng
dịch hại một cách khốc liệt và dẫn đến các dịch hại thứ yếu xuất hiện triền
miên và có tính chất hủy diệt.
Hà Quang Hùng (1998) [12] đã chỉ ra rằng trong mối quan hệ giữa dịch
hại cây trồng và hoạt động mất cân đối trong sản xuất nông nghiệp của con
người, đó là sự mất cân đối khi sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông
nghiệp, sự mất cân đối khi áp dụng các biện pháp canh tác kỹ thuật và sự mất
cân đối trong quá trình tổ chức sản xuất sẽ tạo điều kiện cho dịch hại phát triển.
Trong những năm gần đây, tinh bột dong riềng trở thành hàng hóa quan
trọng cho thị trường sản xuất miến dong, việc đầu tư sản xuất dong riềng đạt
hiệu quả cao, dong riềng trở thành cây xóa đói giảm nghèo và cây làm giàu ở
nhiều địa phương (Trương Văn Hộ và cs, 1996) [10]. Nguyên nhân trên đã dẫn
đến việc mở rộng diện tích và dong riềng được trồng thành vùng nguyên liệu
cung cấp cho các cơ sở chế biến tinh bột. Diện tích dong riềng ngày càng phát
triển, diện tích trên 30.000 ha/năm, các tỉnh trồng nhiều như Hưng Yên, Hà



6
Nội, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai (Nguyễn Thị
Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc, 2005) [11]
Tại Hà Nội (huyện Quốc Oai, Hoài Đức) và Hưng Yên (huyện Khoái
Châu), từ những năm 2000 trở lại đây, dong riềng là cây trồng độc canh, sản
xuất tập trung thành những vùng có diện tích lớn đến hàng chục ha trên một
địa điểm, sự mất cân đối trong quá trình trong quá trình tổ chức sản xuất trên
chính nguyên nhân đã tạo điều kiện cho loài bọ nẹt T. obliquistriga bùng phát

thành dịch hại nguy hiểm trên dong riềng. Kết quả điều tra thực tế cho thấy tại
Hà Nội và Hưng Yên vùng trồng dong riềng chuyên canh hàng năm bị bọ nẹt
gây hại và nhiều năm bị chúng gây hại nặng đến rất nặng, như trên cánh đồng
dong riềng tại Quốc Oai-Hà Nội năm 2005, toàn bộ phiến lá dong riềng bị bọ
nẹt hại chỉ còn lại cuống lá, (Ảnh dịch hại bọ nẹt trên dong riềng tại Quốc
Oai, Hà Nội, Nguồn Trịnh Văn Mỵ, 2005: phụ lục của luận án, tr. 142). Mặc
dù dong riềng trở thành cây trồng hàng hóa, sản xuất tập trung thành vùng
nguyên liệu cho chế biến tinh bột và bọ nẹt là sâu hại nguy hiểm trên dong
dong riềng, nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu trong nước
công bố về sự gây hại của bọ nẹt hại dong riềng. Một số công trình nghiên
cứu công bố liên quan đến bọ nẹt tại Việt Nam, mới chỉ dừng lại về điều tra
thành phần và phân loại bọ nẹt ở một số vùng sinh thái trung du, miền núi
phía bắc và miền trung nước ta (Viện BVTV, 1976) [17], (Hollyway, 1987)
[40], (Viện BVTV, 1999) [18], (Solovyev và cs, 2009) [59], [61] và
(Solovyev và cs, 2011) [16].
Để góp phần hạn chế thiệt hại do loài bọ nẹt T. obliquistriga gây hại
trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, sự cần thiết phải nghiên cứu các đặc
điểm sinh học, sinh thái học, quy luật phát sinh phát triển và đặc điểm gây hại
của chúng trên dong riềng, làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình quản lý
tổng hợp (IPM) bọ nẹt trên dong riềng.



7
1.2 Khái quát tình hình sản xuất dong riềng và phòng chống bọ nẹt tại
Hưng Yên và Hà Nội
1.2.1 Tình hình sản xuất dong riềng tại Hưng Yên
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, phía đông giáp Hà
Nội, phía tây nam và phía đông giáp tỉnh Hải dương, phía bắc giáp tỉnh Bắc
Ninh. Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 4 mùa rõ rệt,

mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 (lượng mưa trung bình hàng năm 1.450 -
1.650 mm), nhiệt độ trung bình 23,2
o
C, số giờ nắng 1.519 giờ, độ ẩm tương
đối trung bình: 85 - 87%.
Diện tích trồng dong riềng tại Hưng Yên trên 1.000 ha được tập trung
tại huyện Khoái Châu, Kim Động, các bãi nổi trên sông Hồng, dong riềng
được trồng thành vùng sản xuất tập trung, giống dong riềng được sản xuất
gồm 2 giống là dong riềng thân đỏ lá bầu (gọi tắt là dong riềng đỏ) và dong
riềng xanh (thân và lá màu xanh), diện tích giống dong riềng đỏ chiếm trên
95%, số thân/khóm từ 6 - 7 thân, mỗi thân trung bình có 11-13 lá/thân, năng
suất củ trung bình đạt từ 45 - 55 tấn/ha, tỷ lệ tinh bột 20%, tổng giá trị thu
được 120,0 triệu đồng/ha (trong đó giá trị đầu tư sản xuất, chỉ tính giá trị
giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là 37,0 triệu đồng/ha), tổng giá
trị thu được từ sản xuất lúa (2 vụ) là 80,0 triệu đồng/ha (trong đó chi phí sản
xuất là 35,0 - 40,0 triệu đồng/ha). Như vậy, hiệu quả kinh tế sản xuất dong
riềng tăng trên 50% so với sản xuất lúa.
Dong riềng sau thu hoạch chủ yếu được chế biến tinh bột tại Hưng Yên,
sản phẩm tinh bột là tinh bột ẩm, khoảng 10% lượng tinh bột được sản xuất
làm miến, lượng còn lại 90% được bán cho thị trường bên ngoài (Hà Nội, thị
trường phía nam).
Về biện pháp kỹ thuật canh tác dong riềng tại Hưng Yên:
+ Đất trồng dong riềng chủ yếu là đất bồi phù sa sông Hồng
+ Thời gian trồng và thu hoạch: thời vụ trồng cuối tháng 1 đến cuối



8
tháng 2 hàng năm, thời gian thu hoạch vào tháng 11 tháng 12
+ Mật độ 35 - 40 nghìn khóm/ha.

+ Mức phân bón: Phân chuồng 10 - 15 tấn/ha; Phân hóa học (quy
nguyên chất) 40kg N + 50 kg P
2
O
5
+ 150 kg K
2
O (có thể bón tro rơm rạ thay
thế Kaly mức 300 - 400 kg)/ha
Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân
Bón thúc 2 lần: lần 1 sau khi cây mọc một tháng, lượng bón 1/2 lượng
đạm, lần 2 sau trồng 4 tháng bón 1/2 lượng đạm và 100% lượng kaly, mỗi lần
bón kết hợp vun cao luống.
Phun thuốc trừ sâu trên diện tích trồng xen thường 3 - 4 lần (trong đó 2
lần trừ sâu trên cây trồng xen và 2 lần trên dong riềng)
Khó khăn trong sản xuất dong riềng: giống dong riềng đỏ tỷ lệ tinh bột
thấp (khoảng 20%), tỷ lệ củ giống sau bảo quản 3 - 4 tháng hao hụt nhiều (30
- 35%), chi phí thuốc bảo thực vật chủ yếu cho phòng trừ bọ nẹt, ngoài ra trên
dong riềng bị bệnh khô lá giai đoạn sau trồng 7 - 8 tháng (tỷ lệ cao 50 - 60%)
(Trương Văn Hộ, 1993 a) [6].
1.2.2 Tình hình sản xuất dong riềng tại Hà Nội
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, phía bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc, phía nam giáp Hà Nam, Hòa Bình, phía đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh
và Hưng Yên, phía tây giáp Hòa Bình và Phú Thọ.
Hà Nội nằm ở hữu ngạn sông Đà và hai bên bờ sông Hồng, trên địa
phận Hà Nội còn các sông: Đuống, Cầu, Đáy, Nhuệ.
Hà Nội có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình 1.800
mm/năm (tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9), nhiệt độ không khí
trung bình 23,6
o

C, ẩm độ trung bình 79%
Hà Nội có diện tích dong riềng gần 1.000 ha được trồng tại 5 vùng có
diện tích dong riềng lớn là huyện Quốc Oai (dong riềng được trồng dọc theo
đất bãi sông Đáy) diện tích 210 ha, huyện Thanh Trì diện tích dong riềng 70 ha



9
và huyện Thường Tín (dong riềng được trồng dọc theo đất bãi sông Hồng)
diện tích dong riềng 230 ha (vùng giáp với Khoái Châu, Hưng Yên), huyện Ba
Vì diện tích dong riềng 300 ha, Huyện Hoài Đức 120 ha và dong riềng được
trồng thành vùng sản xuất tập trung, thời vụ trồng và thu hoạch cũng khá tập
trung trong thời gian ngắn. Giống dong riềng chủ yếu là giống dong riềng thân
đỏ lá bầu (gọi tắt là dong riềng đỏ), năng suất trung bình đạt 45 - 50 tấn/ha, tỷ
lệ tinh bột 20%, cây trồng xen với dong riềng là ngô, đậu tương, đậu xanh, lạc.
Về kỹ thuật canh tác, thời vụ trồng, thu hoạch dong riềng tại Hà Nội
tương tự tại Hưng Yên
Về bảo vệ thực vật trên dong riềng: Đối tượng phòng trừ chính là bọ
nẹt và bệnh khô lá dong riềng. nông dân sử dụng thuốc trừ sâu các loại rất
khác nhau, giai đoạn phun thuốc trên dong riềng tập trung tại giai đoạn dong
riềng 7 - 8 lá và 9 - 10 lá khi phát hiện thấy nhiều bọ nẹt trên đồng ruộng, có
địa điểm phun thuốc trừ bọ nẹt kép nếu trên đồng ruộng mật độ bọ nẹt cao
xuất hiện trở lại.
Chế biến tinh bột và sản xuất miến dong riềng tại Hà Nội tập trung chủ
yếu tại Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai huyện Hoài Đức, nơi cung cấp
nhiều sản phẩm miến, bún, phở khô dong riềng trong toàn quốc và xuất khẩu
(Nga, Trung Quốc, Lào)
Những khó khăn trong sản xuất dong riềng ở Hà Nội và Hưng Yên như
hao hụt nhiều trong bảo quản giống, năng suất dong riềng thấp (tiềm năng năng
suất dong riềng có thể đạt 60 - 100 tấn củ/ha), đối tượng sâu bệnh hại trên dong

riềng là bọ nẹt và bệnh khô lá giai đoạn dong riềng 8 - 9 tháng sau trồng.
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sâu, nhện hại và thiên
địch của chúng trên dong riềng
1.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Theo Quaitance (1989) [58], Klein (1998) [48], Cooke (2001) [26],



10
Marsall (2006) [50] đã ghi nhận ở Florida, Mississipi và Wagner (2005) [63]
ghi nhận ở Carolin thuộc vùng khí hậu nhiệt đới của Mỹ có 6 loài sâu và nhện
hại trên dong riềng: Sâu cuốn lá., bọ cánh cứng châu Á (Asiatic garden beetle),
Bọ cánh cứng Nhật bản (Japanese beetle), Rệp muội (Aphididae), Nhện đỏ 2
chấm (Tetranychus urticae) và bọ nẹt.
1.3.1.1 Sâu cuốn lá
Theo Cooke (2001) [26], sâu cuốn lá dong riềng gồm hai loài Calpodes
ethlius (sâu cuốn lá lớn) và Geshna cannalis (sâu non cuốn lá nhỏ), sâu non
sử dụng lá cuốn lại làm tổ và ăn luôn lá bên trong tổ, chúng rất phàm ăn.
Sâu cuốn lá nhỏ Geshna cannalis là sâu hại nguy hiểm trên dong riềng
ở Đông nam nước Mỹ như Florida (Kimball, 1965) [47] và được Baker
(2000) [21] nghiên cứu gây hại trên dong riềng ở Mississippi và bắc Carolin,
là loài sâu hại ở vùng có khí hậu nhiệt đới .
Đặc điểm sâu cuốn lá nhỏ hại dong riềng Geshna cannalis được mô tả
như sau: Ngài đực có hình dạng hình chóp, màu nâu sáng, mình nhỏ, có thể
tìm thấy ở mặt lá dưới của dong riềng vào ban ngày, trưởng thành có sải cánh
dài trung bình 25 mm, cánh trước và sau có 2 đường màu đen nâu giao nhau
và tạo thành góc nhỏ. Trưởng thành cái đẻ trứng thành ổ từ 6 - 15 quả, trứng
ở mặt trên lá dong riềng, hình dạng trứng dẹt, màu vàng xám, kích thước
trứng 0,9mm (Quitance, 1989) [58].
Sâu non cuốn lá nhỏ khi mới nở ăn biểu bì, đục thành đường giữa 2 lớp

biểu mô của lá và thải phân theo vết đường đục, kích thước sâu non 1,4 mm
dài, màu vàng nhạt, thân có phần trong, đầu màu vàng, sâu non tuổi lớn có tập
tính ăn tập thể ở mặt trên của lá dong riềng, khi sâu non 1 tuần tuổi chúng bắt
đầu cuộn lá và có thể tìm thấy 5 - 6 con /tổ, nhưng chỉ thấy 1 - 2 con chung
sống, sâu non đẫy sức đạt 23 mm dài và có màu trắng vàng, mình trong và có
màu xanh lá cây, đầu màu vàng, mảnh đầu giữa màu nâu vàng và đầu hàm



11
dưới màu nâu đen, khi ấu trùng kéo kén, kén màu óng ánh và hóa nhộng ngay
trong tổ và ở đó trong suốt thời gian nhộng, nhộng có kích thước dài 11,5
mm, màu vàng sậm như Chocolate và phía đuôi nhộng có 8 sợi lông có tác
dụng giúp nhộng bám vào lá cây. Thế hệ cuối cùng của sâu cuốn lá nhỏ qua
đông trong năm ở bên trong lá dong riềng đã chết. Ngài trưởng thành thường
bắt gặp vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 ở Florida. Thế hệ đầu tiên của sâu cuốn
lá nhỏ khoảng 35 ngày, trong thời gian mùa hè các thế hệ kế tiếp nhau phát
triển trên dong riềng (Baker, 2000) [21].
Sâu cuốn lá nhỏ và cuốn lá lớn gây hại trên tất cả các loại dong riềng sản
xuất và dong riềng cảnh. Phòng trừ bằng cách cắt tất cả các lá dong riềng đã
chết vùi xuống đất vào mùa Đông trong năm đó là cách tốt nhất để giảm quần
thể của sâu cuốn lá nhỏ, cắt lá chết của dong riềng vào mùa đông sẽ làm giảm
mật độ sâu hại vào mùa xuân (chính là diệt nhộng qua đông), vào mùa hè với
sự phát triển của sâu non thì kiểm soát bằng thuốc hóa học bằng cách phun
thuốc trên bề mặt lá, tuy nhiên cần thêm vào thuốc chất bám dính, vì mặt lá
dong riềng có chất sáp không thấm nước, có thể dùng thuốc sinh học Bacillus
thuringiensis (Bt), ít độc để phòng trừ đối tượng này (Khoshoo, 2005) [46].
1.3.1.2 Bọ cánh cứng châu Á (Asiatic garden beetle)
Bọ cánh cứng châu Á (Maladera castanea) là loài sâu hại khá quan
trọng, sâu non gây hại làm tổn hại ở bộ phận rễ, trưởng thành có tập tính bay

nhiều và hấp dẫn bởi ánh sáng đèn và trưởng thành có đặc tính ăn đêm. Bọ
cánh cứng châu Á là loài đa thực, ăn trên nhiều loại cây như dong riềng, Đào,
Đậu đỗ, Cúc tây, Dâu tây Ban ngày bọ cánh cứng thường ẩn mình trong đất
xung quanh gốc cây và rất hiếm khi nhìn thấy chúng, trưởng thành dài 3/4
inch và có lớp lông mịn màu nâu vàng óng ánh.
Phòng trừ loài này bằng thuốc hóa học, chú trọng phòng trừ loài này ở
những đám cỏ có tác dụng lớn vì chúng thích nghi cư trú ở dưới lớp cỏ
(Nguồn Wikipedia, the free encyclopedia 7/2008) [56].



12
1.3.1.3 Bọ cánh cứng Nhật bản (Japanese beetle)
Bọ cánh cứng Nhật Bản (Popillia japonica), Theo Klein (1998) [48]
trưởng thành có kích thước chiều dài 1,5 cm, rộng 1,0 cm, đôi cánh màu đồng
sáng chói, đầu, ngực có màu xanh sáng chói, chính loài này không gây hại ở
Nhật Bản nơi chúng có nhiều kẻ thù tự nhiên. Nhưng bọ cánh cứng Nhật Bản
lại gây hại nặng ở Mỹ trên búp non cây hoa hồng, nho, dong riềng và nhiều
cây trồng khác. Trưởng thành khi bay rất hay bị va đập vào tường, lợi dụng
đặc điểm này người ta đã làm bẫy chắn như bức tường và dưới chân tường là
túi hứng bọ cánh cứng có chứa thuốc độc gây chết bọ cánh cứng khi va đập và
rơi xuống. Tại trường Đại học Kentucky đã nghiên cứu về Bọ cánh cứng
Nhật Bản bị hấp dẫn bởi mùi thơm Florant, chất dẫn dụ Pheromone ((Nguồn
Wikipedia, the free encyclopedia 7/2008) [55].
Bọ cánh cứng Nhật Bản có thể nhận biết và gặp kẻ thù, khi đó chúng
nâng hai chân sau trong không trung, tiếp cận kẻ thù với hai chân đầy gai và
tấn công kẻ thù.
Bọ cánh cứng Nhật Bản (Popillia japonica) nguồn gốc từ Nhật Bản và
lần đầu tiên tìm thấy ở nước Mỹ vào năm 1916 ở vườn ươm gần Riverton,
Newjersey, loài này xuất hiện ở Mỹ do nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 1912

(Mass, 1988) [51].
Phòng trừ bọ cánh cứng Nhật Bản (Popillia japonica): Giai đoạn ấu
trùng sống ở dưới lớp cỏ và ăn rễ cỏ, ấu trùng dễ bị một loài vi khuẩn
Paenibacillus popilliae ký sinh. Cơ quan phát triển Mỹ (USDA) đã phát hiện
và phát triển phòng trừ sinh học loài sâu hại này bằng loài vi khuẩn nói trên, có
hiệu quả rất cao từ 1 - 5 năm (hiệu lực này phụ thuộc vào thời tiết) và nếu sử
dụng đúng cách hiệu lực kéo dài 15 - 20 năm, ngoài ra dùng thuốc bảo vệ thực
vật KAOLIN dùng để phun phòng trừ hoặc dùng bẫy Pheromone để hấp dẫn
trưởng thành sau đó bắt chúng, một số cây mang tính chất xua đuổi bọ cánh
cánh cứng Nhật bản như bạc hà, hành, tỏi và cây họ cúc (Klein, 1998) [48].

×