Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De va dap an thi HSG mon Dia li lop 8 nam hoc 2015 2016 huyen Hau Loc Thanh Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.58 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: ĐỊA LÍ 8 Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này có một trang, gồm 04 câu. Câu 1 (5điểm): Châu Á là một châu lục rộng lớn nhất thế giới có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng. Em hãy: a. Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á? Giải thích vì sao sông ngòi châu Á có chế độ nước khá phức tạp? b.Nêu một số thành tựu trong phát triển kinh tế nông nghiệp của các nước châu Á? Câu 2 (4điểm): Các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? Cho biết những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước ASEAN? Câu 3 (6điểm): Việt Nam là nước có đặc điểm tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Em hãy: a.Cho biết đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên? Vị trí đó có thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay? b.Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam? Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đem lại đối với đời sống, sản xuất của nhân dân ta? Liên hệ với thực tế địa phương và nêu cách ứng phó? Câu 4 (5 điểm): Cho bảng số liệu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ. Các ngành kinh tế Tỉ trọng cơ cấu GDP (%) 1995 1999 2001 Nông-Lâm-Thủy sản 28,4 27,7 25,0 Côngnghiệp-Xây dựng 27,1 26,0 27,2 Dịch vụ 44,5 46,3 47,8 a.Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Ấn Độ trong 3 năm: 1995; 1999; 2001 b.Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của Ấn Độ như thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT Hậu Lộc. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Địa lý 8 Năm học 2015- 2016 Nội dung. Câu Ý 1 a * Đặc điểm sông ngòi Châu Á - Sông ngòi Châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn (Lê-nít xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng…) - Các sông ở Châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. + Bắc Á: Mạng lưới sông dày, các sông đều chảy theo hướng từ nam lên bắc. Mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ lớn. + Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn, có chế độ nước theo mùa, nước lớn vào cuối hạ đầu thu, cạn vào cuối đông đầu xuân. + Tây và Trung Á: sông ngòi kém phát triển, nước lớn vào mùa hạ, lưu lượng nước sông càng về hạ lưu càng giảm, một số sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc cát. - Sông ngòi châu Á có giá trị về nhiều mặt. Các sông ở Bắc Á có giá trị giao thông, thủy điện. Còn các khu vực khác sông có giá trị cung cấp nước cho sản xuất, đời sống , khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. * Sông ngòi Châu Á chề độ nước khá phức tạp nguyên nhân là do nguồn cung cấp nước không giống nhau. - Bắc Á: do nguồn cung cấp nước là do băng tuyết tan nên có lũ vào mùa xuân. - Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: nguồn cung cấp nước là do mưa nên có lũ vào mùa hạ (mùa mưa) - Tây và Trung Á: nguồn cung cấp nước là do băng và tuyết từ trên núi cao cung cấp nên càng về hạ lưu lượng nước càng giảm. Ở các hoang mạc cát một số sông bị mất dòng. b. 2 a. b. *Thành tựu trong phát triển ngành nông nghiệp ở châu Á: - Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của thế giới.( Năm 2003) - TQ và Ấn Độ là 2 nước đông dân trước đây thường xuyên thiếu hụt về lương thực nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu - Một số nước như VN và Thái lan trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.. Điểm 5,0 4,0 đ 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 điểm 0,5 0,25. 0,25 4,0 Điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế các nước Đông Nam 1,5 Á điểm -Vị trí gần gũi, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi. 0,5 -Truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng. 0,5 -Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con 0,5 người dễ hợp tác với nhau. Những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với 2,5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> các nước ASEAN. *Về quan hệ mậu dịch: - Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước A SEAN đạt khá cao: từ 1990 đến năm 2000 tăng 26,8% - Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam - Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước A SEAN là: gạo với bạn hàng chính là In-đo-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-laixi-a. - Mặt hàng nhập chính là: nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử. *Về hợp tác về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo 3. điểm 0,5 0,5 0,25 0,25 1.0 6,0. a. b. * Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên - Vị trí nội chí tuyến. - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. * Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí nước ta: - Thuận lợi: + Tạo đk cho Việt Nam phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội + Giúp Việt Nam giao lưu và hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và thế giới - Khó khăn: + Nằm trong vùng có nhiều thiên tai, thử thách (bão, lũ lụt, hạn hán…) + Vị trí đặc biệt quan trọng nên luôn phải chú ý đến việc bảo vệ đất nước chống giặc ngoại xâm. * Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu VN: - Tính chất nhiệt đới: + Bầu trời nhiệt đới quanh năm chan hòa ánh nắng đã cung cấp cho nước ta một nguồn nhiệt năng to lớn. Bình quân 1m 2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilôcalo, Số giờ nắng đạt từ 1400 -> 3000 giờ trong một năm. + Nhiệt độ TB năm của không khí đều > 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam. - Tính chất gió mùa: Khí hậu nước ta chia thành 2 mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió (Mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây Nam) - Tính chất ẩm: Lượng mưa lớn TB từ 1500 – 2000mm/năm. Độ ẩm không khí rất cao >80% * Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đem lại đối với đời sống,. 1 điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 1đ 0,25 0,25 0,25 0,25 1,75 đ. 0,5. 0,25 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> sản xuất của nhân dân ta - Thuận lợi: + Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm + Có điều kiện thực hiện thâm canh tăng vụ, xen canh gối vụ, đa canh trong sản xuất nông nghiệp. + Sản phẩm nông nghiệp đa dạng ngoài cây trồng nhiệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới. - Khó khăn: + Sâu bệnh và nấm mốc phát triển. + Thiên tai thời tiết có hại nhiều (bão lũ, hạn hán, sương muối, sương giá, xói mòn, xâm thực đất....) * Liên hệ thực tế ở địa phương: - Khí hậu thuận lợi cho nhiều cây trồng vật nuôi phát triển tốt nhưng có nhiều thiên tai như bão, lũ, lụt, rét hại, mưa đá, gió Lào, cát lấn, sạt lở đất và sâu bệnh như đạo ôn, rệp...dịch bệnh như lở mồm long móng, cúm gia cầm... - Cách ứng phó với nấm mốc sâu bệnh là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lí, với thiên tai thì cập nhật thông tin, đắp đê, xây dựng hồ chứa nước, trồng rừng, diễn tập, sơ tán, chằng chống nhà cửa, vận chuyển nguyên vật liệu để ứng cứu, các phương án dự phòng tại chỗ... 4 a. b. Vẽ biểu đồ: - Vẽ 3 hình tròn với tâm cùng nằm trên một đường thẳng,đúng tỉ lệ, có thẩm mĩ. - Có tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu trong biểu đồ.( Nếu thiếu mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm) *Nhận xét: - Tỉ trọng nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm (dẫn chứng) - Tỉ trọng công nghiệp- xây dựng có sự biến động (dẫn chứng) - Dịch vụ tăng (dẫn chứng) - Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ có xu hướng phát triển tiến bộ.Chứng tỏ Ấn Độ đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. *Lưu ý: Học sinh có cách trình bày khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.. 2,25 điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5. 0,5 5,0 3,0. 0,5 0,5 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×