Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô (NgànhCông nghệ ô tô)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 88 trang )

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHIỆP

GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT LÁI XE Ơ TƠ
NGHÀNH, NGHỀ: CƠNG NGHỆ Ơ TƠ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Năm 2019



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đich khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

3


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình mơ đun Kỹ thuật lái xe ô tô được xây dựng và biên soạn trên cơ
sở chương trình khung đào tạo nghề Cơng nghệ ơ tơ đã được Ban Giám Hiệu
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng thẩm đinh và phê duyệt dựa vào năng
lực thực hiện của người kỹ thuật viên ở các bậc trình độ: Cao đẳng, Trung cấp
và Sơ cấp.
Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích cơng việc của các cán bộ, kỹ thuật
viên có nhiều kinh nghiệm, đang trực tiếp sản xuất và căn cứ vào tiêu chuẩn kiến
thức, kỹ năng của ngành nghề để biên soạn giáo trình nhằm mục đích đạt được
các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động; Tính hệ thống và khoa học;


Tính ổn định và linh hoạt; Hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và
thế giới; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất.
Giáo trình mơ đun Kỹ thuật lái xe ơ tơ được dùng làm giáo trình cho học sinh
- sinh viên trong nhà trường hoặc công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người
sử dụng nhân lực tham khảo.
Mặc dù ban biên soạn đã rất cố gắng nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi
sai sót. Ban biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình
mơ đun Kỹ thuật lái xe ơ tơ được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu của thực
tế sản xuất ở các doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.
Hải Phịng, ngày tháng năm 2019
Tổ bộ mơn

4


MỤC LỤC
MĐ 25.01. Luật giao thông đường bộ .............................................................. 13
1. Quy định về phương tiện giao thông ............................................................... 13
1.1. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới .............................................. 13
1.2. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới................................................... 14
1.3. Bảo đảm quy định về chất lượng an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường của
xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ ............................................................ 14
1.4. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ .............................................. 15
1.5. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng ........................... 15
2. Quy định về người khi tham gia giao thông .................................................... 15
2.1. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông ......................................... 15
2.2. Giấy phép lái xe........................................................................................... 16
2.3. Tuổi, sức khỏe của người lái xe .................................................................. 17
2.4. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe .......................................... 17
2.5. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông18

3. Biển báo hiệu đường bộ .................................................................................. 18
MĐ 25.02. Công tác kiểm tra xe an toàn ......................................................... 21
1. Kiểm tra trước khi khởi động động cơ. ........................................................... 21
1.1. Lên và xuống xe. ......................................................................................... 21
1.2. Điều chỉnh ghế lái và gương chiếu hậu ........................................................ 22
2. Kiểm tra sau khi khởi động động cơ. .............................................................. 24
3. Kiểm tra trước khi xe hoạt động. .................................................................... 24
4. Kiểm tra và bảo dưỡng sau một ngày hoạt động............................................. 26
MĐ 25.03. Thao tác tay lái và tay số ................................................................ 37
1. Các bộ phận trong buồng lái và chức năng ..................................................... 37
1.1. Vô lăng lái: (giới thiệu tay lái thuận) ........................................................... 38
1.2. Cơng tắc cịi điện .......................................................................................... 38
1.3. Cơng tắc đèn ................................................................................................. 38
1.4. Khố điện ..................................................................................................... 39
1.5. Bàn đạp lý hợp (Côn) ................................................................................... 39
1.6. Bàn đạp phanh .............................................................................................. 40
1.7 Bàn đạp ga ..................................................................................................... 40
1.8. Cần điều khiển số ......................................................................................... 41
1.9. Cần điều khiển phanh tay ............................................................................. 41
1.10. Công tắc điều khiển gạt nước: .................................................................... 41
1.11. Các loại đồng hồ và đèn báo trên bảng đồng hồ ........................................ 42
1.12. Một số bộ phận khác .................................................................................. 43
2. Tư thế lái xe ..................................................................................................... 43
5


2.1. Chuẩn bị trang phục ..................................................................................... 43
2.2. Ngồi vào ghế................................................................................................. 44
2.3. Chỉnh khoảng cách ghế ................................................................................ 44
2.4. Chỉnh độ nghiêng của ghế ............................................................................ 45

2.5. Chỉnh chiều cao vô lăng ............................................................................... 45
2.6. Chỉnh khoảng cách vô lăng .......................................................................... 46
2.7. Điều chỉnh chiều cao ghế ............................................................................. 46
2.8. Điều chỉnh tựa đầu ghế ................................................................................. 47
2.9. Những điều chỉnh khác ................................................................................. 47
2.10. Đặt tay trên vơ lăng .................................................................................... 48
2.11. Thắt dây an tồn đúng cách ........................................................................ 48
2.12. Kiểm tra tầm nhìn ....................................................................................... 49
2.13. Để đồ đạc, hành lý trên xe .......................................................................... 49
2.14. Chỉnh gương hậu trong xe .......................................................................... 50
2.15. Sử dụng điều hòa ........................................................................................ 50
3. Thao tác điều khiển vô lăng............................................................................. 51
4. Thao tác điều khiển tay số ............................................................................... 52
MĐ 25.04. Thao tác điều khiển chân ly hợp, chân ga, chân phanh và phanh
tay ........................................................................................................................ 57
1. Thao tác điều khiển chân ly hợp...................................................................... 57
1.1. Phương pháp đạp ly hợp ............................................................................... 57
1.2. Phương pháp nhả bàn đạp ly hợp ................................................................. 57
2. Thao tác điều khiển chân ga ............................................................................ 58
2.1. Điều khiển ga khi khởi động động cơ .......................................................... 58
2.2. Điều khiển ga để xe ô tô khởi hành .............................................................. 58
2.3. Điều khiển ga để thay đổi tốc độ chuyển động của xe ô tô .......................... 58
3. Thao tác điều khiển chân phanh ...................................................................... 60
3.1. Đạp bàn đạp phanh ....................................................................................... 60
3.2. Nhả bàn đạp phanh ....................................................................................... 60
3.3. Điều khiển phanh tay .................................................................................... 60
4. Thao tác khởi hành .......................................................................................... 61
5. Thao tác tăng, giảm số ..................................................................................... 62
5.1. Phương pháp tăng số được thực hiện như sau:............................................. 63
5.2. Giảm số ......................................................................................................... 64

6. Thao tác dừng xe ............................................................................................. 65
MĐ 25.05. Thực hành lái lái xe đi thẳng ......................................................... 69
1. Phương pháp căn đường khi lái xe đi thẳng .................................................... 69
1.1. Cơ sở để căn đường. ..................................................................................... 69
1.2. Phương pháp chung ...................................................................................... 69
6


1.3. Cách xác định vị trí của xe đi trên đường..................................................... 70
1.4. Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường. ............................... 70
2. Thực hành lái xe đi thẳng khi không nổ máy .................................................. 70
2.1. Giới thiệu kết cấu chung của xe ................................................................... 70
2.2. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị bên ngoài và bên trong buồng lái .............. 70
2.3. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị bên trong buồng lái: .................................. 71
2.4. Thao tác lên xuống xe và tư thế ngồi lái: ..................................................... 72
2.5. Quy trình khởi hành và dừng xe................................................................... 74
2.6. Phương pháp dừng xe:.................................................................................. 75
2.7. Quy trình đổi số ............................................................................................ 76
3. Thực hành lái xe đi thẳng khi có nổ máy ........................................................ 78
3.1. Thực hành quy trình khởi động động cơ ...................................................... 78
3.2. Kết hợp nghe tiếng máy khi đổi số .............................................................. 79
MĐ 25.06. Thực hành lái lái xe rẽ và quay đầu .............................................. 81
1. Phương pháp căn đường khi rẽ và quay đầu ................................................... 81
1.1. Cơ sở để căn đường ...................................................................................... 81
1.2. Phương pháp chung ...................................................................................... 81
1.3. Cách xác định vị trí của xe đi trên đường .................................................... 82
1.4. Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường. ............................... 82
2. Thực hành lái xe rẽ và quay đầu khi không nổ máy ....................................... 82
3. Thực hành lái xe rẽ và quay đầu khi có nổ máy.............................................. 82
MĐ 25.07. Thực hành lái xe đi lùi .................................................................... 85

1. Phương pháp căn đường lái xe đi lùi............................................................... 85
1.1 Cơ sở để căn đường ....................................................................................... 85
1.2. Phương pháp chung ...................................................................................... 85
1.3. Cách xác định vị trí của xe đi trên đường. ................................................... 86
1.4. Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường. ............................... 86
2. Thực hành lái xe đi lùi khi không nổ máy ...................................................... 86
3. Thực hành lái xe đi lùi khi có nổ máy ............................................................. 87

7


8


CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Kỹ thuật lái xe ô tô
Mã số mô đun: MĐ 30
Thời gian mô đun: 45 giờ
(Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành: 41 giờ; KT: 4h)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN
- Vị trí: Mơ đun được bố trí dạy sau các mơn học/ mô đun sau: MH 01, MH
02, MH 03, MH 04, MH 05, MH 06, MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11,
MH 12, MH 13, MH 14, MH 15, MĐ 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ
21, MĐ 22
- Tính chất: Mơ đun chun mơn tự chọn.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
1. Kiến thức
- Luật giao thơng đường bộ
- Kiểm tra tình trạng của xe trước vận hành
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về lái xe

2. Kỹ năng
- Thao tác lái xe cơ bản trong xưởng sửa chữa, giúp kiểm tra và chẩn đoán
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong cơng nghệ ơ tơ
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
III. NỘI DUNG MƠ ĐUN:
MĐ 25.01. Luật giao thơng đường bộ
MĐ 25.02. Cơng tác kiểm tra an tồn
MĐ 25.03. Thao tác tay lái và tay số
MĐ 25.04. Thao tác điều khiển chân ly hợp, chân ga, chân phanh và phanh tay
MĐ 25.05. Thực hành lái xe đi thẳng
MĐ 25.06. Thực hành lái xe rẽ và quay đầu
MĐ 25.07. Thực hành lái xe đi lùi

9


10


MĐ 25.01. LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

* Giới thiêu:
- Luật giao thông là luật dùng để quản lý và điều khiển các phương tiện
giao thông.
- Tùy theo phương tiện vận chuyển, có thể là giao thơng đường bộ, giao
thơng đường sắt, đường thủy hoặc hàng không. Cũng thường xảy ra những tai nạn
giao thông. Quy tắc giao thông bên phải và giao thông bên trái là các quy tắc lưu
thông cơ bản, trong đó xe cộ lưu thơng nửa trái hoặc nửa phải của đường. Ở nội
dung bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu một số luật giao thơng đường bộ khi tham

gia giao thông.
* Mục tiêu bài học
- Nêu được các nội dung và yêu cầu cơ bản trong luật giao thông đường bộ.
- Nêu được các quy định về phương tiện giao thông đường bộ
- Nhận biết được các biển báo hiệu đường bộ
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
* Nội dung:
1. QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
1.1. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
a) Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các
quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường sau đây:
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
- Tay lái của xe ơ tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tơ của người nước
ngồi đăng ký tại nước ngồi có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt
Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín
hiệu;
- Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
- Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn
cho người điều khiển;
- Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an tồn;
- Có cịi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
- Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo
đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
- Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
b) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được
phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ
11



thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1
Điều này.
c) Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp.
g) Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.
h) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe
cơ giới của quân đội, cơng an sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh.
1.2. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới
a) Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số.
b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số
các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và tổ chức cấp, thu hồi
đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc
phịng.
1.3. Bảo đảm quy định về chất lượng an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường
của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
a) Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ
giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an tồn
kỹ thuật và bảo vệ mơi trường. Khơng được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô
chở khách.
b) Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của
xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
c) Xe ơ tơ và rơ mc, sơ mi rơ mc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao
thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường (sau đây gọi là kiểm định).
d) Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm

định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
e) Chủ phương tiện, người lái xe ơ tơ chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an
tồn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông
đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
g) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp
giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm
định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phịng, Bộ trưởng Bộ Cơng an quy định và
tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, cơng an sử dụng vào mục đích quốc
phịng, an ninh.
12


1.4. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ
a) Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an tồn giao
thơng đường bộ.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động
của xe thô sơ tại địa phương mình.
1.5. Điều kiện tham gia giao thơng của xe máy chuyên dùng
a) Bảo đảm các quy định về chất lượng an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường
sau đây:
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
- Có đèn chiếu sáng;
- Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
- Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an
toàn khi di chuyển;
- Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn mơi trường.
b) Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
c) Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương
tiện và cơng trình đường bộ khi di chuyển.

d) Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng
phải tuân theo quy định về chất lượng an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường.
g) Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách
nhiệm duy trì tình trạng an tồn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe
máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
h) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về chất lượng an tồn
kỹ thuật và bảo vệ mơi trường, cấp, thu hồi đăng ký, biển số; quy định danh mục
xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp, thu hồi đăng
ký, biển số và kiểm định xe máy chuyên dùng của qn đội, cơng an sử dụng vào
mục đích quốc
2. QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI KHI THAM GIA GIAO THÔNG
2.1. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
a) Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại
Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều
khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái
và có giáo viên bảo trợ tay lái.
b) Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
13


- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59
của Luật này;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với
xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2.2. Giấy phép lái xe
a) Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ

giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe khơng thời hạn và giấy
phép lái xe có thời hạn.
b) Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
- Hạng A1 cấp cho người lái xe mơ tơ hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50
3
cm đến dưới 175 cm3;
- Hạng A2 cấp cho người lái xe mơ tơ hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175
3
cm trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
- Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy
phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
c) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật
được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
d) Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
- Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
- Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở
người đến 9 chỗ ngồi; xe ơ tơ tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
- Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến
9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
- Hạng C cấp cho người lái xe ơ tơ tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở
lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
- Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các
loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
- Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại
xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
- Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép
lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này
khi kéo rơ mc hoặc xe ơ tơ chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã
có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc,
đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

g) Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và
lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy
phép lái xe của nhau.
14


2.3. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
a) Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mơ tơ ba bánh có
dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ơ tơ tải,
máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500
kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi;
lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái
xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối
với nữ và 55 tuổi đối với nam.
b) Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ
trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải quy định về
tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái
xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
2.4. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
a) Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về
lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được
giấy cấp phép theo quy định.
b) Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy
định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe.

c) Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải
được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các
giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.
d) Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường
hợp sau đây:
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép
lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
g) Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định
tại khoản 4 Điều này cịn phải có đủ thời gian và số ki-lơ-mét lái xe an tồn quy
định cho từng hạng giấy phép lái xe; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng
giấy phép lái xe lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở.
15


h) Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ
mc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy
định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
i) Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm
sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải được xây dựng theo quy hoạch,
có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định.
k) Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu
trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.
l) Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe
đúng hạng đã trúng tuyển.
Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng
người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi

giấy phép lái xe.
m) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp
giấy phép cho cơ sở đào tạo; quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo;
sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; Bộ trưởng Bộ Quốc phịng, Bộ
trưởng Bộ Cơng an quy định về cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp,
đổi, thu hồi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh.
2.5. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
a) Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi,
sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức
pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên
dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
b) Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang
theo các giấy tờ sau đây:
- Đăng ký xe;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng
hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với
xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
a) Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

16


- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy

hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
b) Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi,
vị trí dừng lại.
c) Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm
để hướng dẫn cho người tham gia giao thơng biết phạm vi an tồn của nền đường
và hướng đi của đường.
g) Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn
đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều
khiển, kiểm sốt sự đi lại.
h) Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.
i) Chấp hành báo hiệu đường bộ
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ
thống báo hiệu đường bộ.
- Khi có người điều khiển giao thơng thì người tham gia giao thơng phải
chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham
gia giao thơng phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương
tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của
người khuyết tật qua đường.
Những nơi khơng có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển
phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang
qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

17


CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu 1. Phân tích điều kiện tham gia giao thơng của xe cơ giới.

Câu 2. Trình bày quy định cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới.
Câu 3. Trình bày điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ, xe máy chuyên dùng.
Câu 4. Trình bày về quy định cấp giấy phép lái xe.
Câu 5. Trình bày quy định độ tuổi, sức khỏe của người lái xe.
Câu 6. Trình bày điều kiện để đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe.
Câu 7. Trình bày điều kiện của người điều khiển xe máy chun dùng tham gia giao
thơng.
Câu 8. Trình bày quy định về biển báo hiệu đường bộ.

18


MĐ 25.02. CƠNG TÁC KIỂM TRA XE AN TỒN

* Giới thiệu:
Những bước kiểm tra đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian dưới đây
sẽ giúp bạn có hành trình thuận lợi và tránh được các rủi ro không đáng có.
* Mục tiêu:
- Nêu được yêu cầu khi kiểm tra xe an toàn
- Thực hiện được các thao tác kiểm tra xe an tồn
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
* Nội dung:
1. KIỂM TRA TRƯỚC KHI KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ.

Hình 25. 1. Kiểm tra xe trước khi khởi động động cơ

Trước khi đưa xe ra khỏi chỗ đỗ, cần kiểm tra đầy đủ các nội dung sau:
- Các nội dung kiểm tra trước khi khởi động xe.
- Áp suất hơi lốp, độ mòn hoa lốp và độ bền của lốp.
- Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu, mỡ, nước làm mát.

- Kiểm tra sự hoạt động của kính, cửa xe, gương và các loại đèn.
- Độ an tồn của khu vực phía trước, sau, hai bên và dưới gầm xe
- Sự dò rỉ của nhiên liệu, dầu, mỡ, nước làm mát.
- Kiểm tra phanh, ly hợp, hộp số v.v.
1.1. Lên và xuống xe.
Người lái xe phải tập các động tác lên và xuống xe ôtô đúng kỹ thuật để
đảm bảo an tồn.
a) Lên xe ơtơ:

Hình 25. 2. Động tác lên xe

19


Trước khi lên xe, người lái xe cần phải quan sát tình trạng giao thơng xung
quanh, đặc biệt là phía sau rồi mới mở cửa xe và mở ở mức vừa đủ để người vào.
Lên xe nắm tay trái vào thành cửa, đưa chân phải vào trước, xoay người
ngồi vào ghế lái rồi đưa chân trái vào. Đặt bàn chân phải vào bàn ga, chân trái vào
bàn đạp côn. Riêng đối với loại xe có bậc lên xuống, dùng lực của hai cánh tay
kéo chân phải đẩy người đứng lên bậc lên xuống, đưa chân phải vào. Sau đó đóng
cửa, cài chốt để đề phịng tai nạn.
b) Xuống xe:

Hình 25. 3. Các bước xuống xe

Kiểm tra an toàn trước khi xuống xe ô tô cần thực hiện các động tác đỗ xe
an toàn như: tắt động cơ, kéo phanh tay và quan sát tình hình giao thơng xung
quanh xe ơ tơ.
Mở chốt khố cửa, mở hé cánh cửa, dừng lại để báo tín hiệu xuống xe, quan
sát tình hình giao thơng phía sau, sau đó mở vừa đủ để xuống xe.

Xuống xe tay trái giữ vị trí cửa mở, đưa chân trái xuống trước, xoay người
ra khỏi xe.
Đóng cánh cửa từ từ, khi cịn khoảng 10cm thì đóng mạnh. Cần rèn thói
quen khố cửa trước khi rời khỏi xe.
Riêng đối với xe ơtơ có bậc lên xuống, sau khi mở cửa đưa chân trái xuống
bậc lên xuống, tay trái nắm vào thành cửa xe, xoay người đưa chân phải ra khỏi
buồng lái, đồng thời rời tay phải khỏi vành tay lái nắm vào thành buồng lái, đưa
chân trái xuống đất, sau đó đóng cửa xe.
1.2. Điều chỉnh ghế lái và gương chiếu hậu
a) Điều chỉnh ghế ngồi lái xe.

Hình 25. 4. Điều chỉnh ghế lái và đệm tựa

20


Tư thế ngồi lái xe phải thoải mái để các thao tác của người lái xe được thuận
tiện, do đó ta phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm thước của mỗi người.
Có 2 bước điều chỉnh:
- Điều chỉnh tiến, hoặc lùi so với vị trí vơ lăng (kéo cần điều khiển ở dưới
gầm ghế).
- Điều chỉnh góc nghiêng của đệm tựa ghế lái. (kéo cần điều khiển ở bên
trái ghế).
Sau khi điều chỉnh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chân đạp hết hành trình các bàn đạp hợp lý , phanh, ga mà đầu gối vẫn
còn hơi trùng.
+ 2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái.
+ Tư thế ngồi thoải mái, ổn định
b) Điều chỉnh gương chiếu hậu và dây an tồn:


Hình 25. 5. Điều chỉnh gương chiếu hậu

Trước khi khởi hành phải điều chỉnh các loại gương chiếu hậu ở trong
buồng lái và ở ngoài buồng lái; sau đó cài dây an tồn.
* Lưu ý: khơng điều chỉnh gương lúc xe ơtơ đang chuyển động.

Hình 25. 6. Thắt dây đai an toàn

21


2. KIỂM TRA SAU KHI KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ.
- Kiểm tra các loại đồng hồ và đèn báo.
Sau khi khởi động động cơ, người điều khiển phương tiện cần kiểm tra tình
trạng hoạt động của các thiết bị trên xe thơng qua các loại đồng hồ.

Hình 25. 7. Kiểm tra hoạt động của các thiết bị trên xe thông qua đồng hồ taplo

3. KIỂM TRA TRƯỚC KHI XE HOẠT ĐỘNG.
Trước khi cho xe hoạt động người điều khiển phương tiện cần phải kiểm tra
tiếng ồn lạ của phương tiện xuất hiện, cần xác định nguồn phát ra âm thanh ở khoang
động cơ, lốp, gầm xe....
Động cơ đặt trước có quạt ở lưới tản nhiệt. Thông thường, khi động cơ khởi
động lần đầu tiên trong ngày, bộ phận khởi động lạnh (ga buổi sáng) trong hệ
thống kiểm soát xe sẽ hoạt động (giúp máy chạy cầm chừng với vận tốc cao hơn
bình thường), chúng ta sẽ nghe thấy tiếng “ù ù” một cách liên tục (không giống
với tiếng quạt điện công suất cao).
Thuật ngữ “ralenti” (ga-lăng-ty) dùng để chỉ vòng tua thấp nhất mà máy
vẫn hoạt động bình thường (khơng tải). Vào buổi sáng, khi khởi động, vòng tua
động cơ cao (khoảng 1.000 đến 2.000 vịng/phút) để máy ấm, sau đó vịng tua sẽ

về mức bình thường (800 vịng/phút). Âm thanh này sẽ giảm bớt khi ralenti xuống
mức chuẩn. Âm thanh kiểu này có thể xuất hiện lại lúc tăng tốc hay sau một thời
gian dài khơng hoạt động. Đó là dấu hiệu cho thấy khớp quạt tản nhiệt hoạt động
tốt.Hệ thống phun nhiên liệu cũng có những tiếng kêu riêng mặc dù nó hoạt động
bình thường. Đặc biệt, khi ralenti ở chế độ cao và xe sử dụng phun xăng điện tử
đa điểm, tiếng kêu rõ hơn. Đầu phun có những tiếng “lách cách” đặc trưng và
thỉnh thoảng ngồi trong ca-bin vẫn nghe thấy. Lý do là đầu phun dựa trên hệ thống
cảm ứng điện tử thu nhỏ cực kỳ chính xác. Mỗi đầu cung cấp nhiên liệu cho một
xi-lanh (bằng áp suất cao), vì vậy, chúng sinh ra nhiều tiếng kêu hơn.
22


Có những âm thanh bình thường khác xuất phát từ hệ thống điều hòa. Ngay
sau khi tắt máy, nếu điều hòa vẫn đang hoạt động sẽ xuất hiện tiếng huýt gió liên
tục phát ra từ đường dẫn A/C đi qua ca-bin. Thỉnh thoảng, tiếng kêu sẽ bắt nguồn
từ cụm hóa hơi nằm dưới hộp đựng đồ. Đó là những dấu hiệu cho thấy hệ thống
hoạt động ổn định.
a) Chẩn đoán như sau:
- Động cơ
Bỏ qua những âm thanh bình thường xung quanh, bạn nên tập trung vào
những tiếng kêu lạ và bắt đầu từ nắp ca-pô. Những dây đai truyền động “nhão”
thường sinh ra tiếng rít liên tục. Những tiếng kêu khó chịu này chỉ xuất hiện khi
xe bắt đầu chịu tải (bật điều hòa, quay tay lái, bật đèn pha). Khi để lâu và trong
những ngày lạnh, dây đai cũ thường bị co lại nên trượt khi chuyển động và gây ra
tiếng kêu kiểu trên. Vì vậy, hãy kiểm tra các thiết bị đó và kiểm tra dây đai đã
“rã” hay chưa.

Hình 25. 8. Kiểm tra tiếng ồn động cơ

Những thiết bị có sử dụng dây đai truyền lực như bơm nước, máy phát điện,

máy nén điều hòa thường sinh ra tiếng “gầm”, tiếng “vo vo” hay tiếng “rên” khi
chúng hoạt động không đúng (thường gây nên bởi lỗi bạc trong). Tiếng kêu kiểu
này thường thay đổi khi có tải trọng(động cơ đang làm việc).
Trong ống góp khí nạp chân không, nếu các ống bị vỡ hoặc hở, tiếng “huýt
gió” xuất hiện và càng tăng khi động cơ hoạt động. Nếu tiếng kêu dữ dội hoặc
ralenti cao, đèn cảnh báo tình trạng khơng bình thường của động cơ sẽ sáng. Tiếng
“lóc cóc” xuất phát từ vị trí trên của lốc máy (đặc biệt rõ khi khởi động nguội hay
sau một thời gian dài khơng hoạt động) có thể do động cơ bị mòn nghiêm trọng
hoặc mức dầu quá thấp. Hãy kiểm tra mức dầu và thay dầu mới nếu cần. Nếu tiếng
kêu vẫn còn khi bổ sung thêm, chứng tỏ dầu có thể bị sủi bọt do quá lâu không
được thay.
23


- Khung gầm
Để kiểm tra tiếng kêu từ khung gầm, bạn hãy lái xe nhưng nên nhớ rằng
những tiếng “rít nhẹ” vẫn xuất hiện nhỏ và đều đặn từ hệ thống phanh do độ ẩm
và nhiệt độ trên đĩa phanh. Những chiếc phanh bị mịn nhiều thường có tiếng “loẹt
xoẹt” do ma sát giữa má và đĩa phanh, đặc biệt khi vận tốc trong khoảng 60km/h.
Nếu không sửa chữa kịp thời sẽ rất nguy hiểm do hiệu quả phanh giảm. Tuy nhiên,
bên cạnh đó, tiếng kêu do lốp mịn cũng tương tự.
- Hệ thống xả
Hệ thống xả có tiếng “tích tắc” hoặc “lách cách” (đặc biệt rõ sau một cú
nhấn ga mạnh) là hồn tồn bình thường do hệ thống làm mát hoạt động. Nếu bạn
nghe thấy tiếng “phù phù” khi đang lái chứng tỏ có lỗ thủng trong hệ thống và cần
sửa chữa ngay.
- Hệ thống lái.
Rất nhiều xe có hệ thống “stop” gắn với trục nhằm giới hạn khoảng chạy
tay lái trong phạm vi nhất định và tiếng kêu có thể xuất phát từ đây. Nếu tiếng kêu
chỉ xuất hiện khi hết lái thì có thể có hai khả năng. Thứ nhất, do cardan đồng tốc

yếu và kêu khi có tải. Thứ hai, do bạc đạn của bộ treo giảm chấn của đầu phuộc
trước bị hỏng.
4. KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG.
a) Những hạng mục cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ theo số Km cho xe ô tô
Bảo dưỡng, thay thế phụ tùng và các vật tư theo định kỳ là một việc làm
cần thiết để đảm bảo xe có độ bền cao, luôn hoạt động ổn định, và giúp chúng ta
luôn an tâm mỗi khi sử dụng. Bài viết sau sẽ liệt kê danh mục một số những hạng
mục cần bảo dưỡng định kỳ theo số km đi được của ô tô. Tuy nhiên cũng cần lưu
ý rằng mỗi nhà sản xuất lại có những u cầu cụ thể riêng. Vì vậy đừng quên tham
khảo thêm thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe.

Hình 25. 9. Kiểm tra xe sau một ngày hoạt động

24


- Sau 5000 km:
Thường chúng ta sẽ bảo dưỡng ô tô định kỳ sau mỗi 5000 km. Công việc
bạn cần làm cho mỗi lần bảo dưỡng định kỳ này là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió
động cơ và lọc gió điều hịa. Thơng thường bạn khơng nhất thiết phải thay dầu
máy sau mỗi 5000 km, trừ khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc
nghiệt. Nhưng sau 5000 km đầu tiên thì bạn nên thay dầu vì nó có thể lẫn những
vụn kim loại. Sau đó bạn có thể thay sau mỗi 10.000 km. Ngoài ra nếu cẩn thận
hơn, bạn nên nhờ các kỹ thuật viên kiểm tra mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm
mát, nước rửa kính, ... và châm thêm nếu thiếu hụt.

Hình 25. 10. Bổ xung dầu nhớt cho động cơ

Hình 25. 11. Vệ sinh lọc gió


Thay dầu động cơ và vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hịa định kỳ sau
5000 km
- Sau 15.000 km:
Trong lần thay dầu thứ 2 này bạn cũng nên thay ln lọc dầu. Lọc dầu có
nhiệm vụ giữ lại các cặn bẩn, giúp động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn
hoạt động tốt. Các chuyên gia khuyên tốt nhất là nên thay lọc dầu cùng lúc với
khi thay dầu, tức sau mỗi 10.000 km. Ngoài ra, ở mốc thời gian này bạn cũng
nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp sau mỗi 10.000 km.
25


×