Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I: Những quy định về hình thức huy động vốn và sử
dụng nguồn vốn taị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây
Đô…………………………………… 5
1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam Tây Đô (viết tắt là NHNo& PTNT Tây
Đô………………………………………………………………………… 5
1.2. Vốn và công tác huy động vốn trong ngân hàng 6
1.2.1 Vốn và nguồn vốn huy động 6
1.2.2. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM……………………………… 8
1.3. Những quy định về hình thức huy động vốn và sử dụng nguồn vốn
taị NHNo &PTNT Tây Đô……………………………………………… 9
1.3.1.Quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam……………………………………………
…………………………. 9
1.3.2. Quy định về sử dụng tiền gửi tiết kiệm trong hệ
thống NHNo&PTNT Việt
Nam……………………………………………………………… 14
Chương II: Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn huy
động tại NHNo&PTNT Tây Đô………………………………. 16
2.1. Kết quả kinh doanh năm 2008 của NHNo&PTNT Tây
Đô………………………………… …………………………………… 16
2.2. Thực trạng về công tác huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh
NHNo&PTNT Tây Đô………………………………………………… 20
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
2.2.1. Tình hình huy động của ngân hàng trong thời gian qua……………. 20
2.2.2. Sử dụng nguồn vốn huy động………………………………………. 33
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn taị NHNo&PTNT Tây
Đô…………………………………………………………………………. 34
2.3.1. Những kết quả đạt được…………………………………………… 34
2.3.2.Hạn chế còn tồn tại………………………………………………… 36
Chương III: Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động tại
NHNo&PTNT Tây Đô………………………………………….39
3.1. Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác huy động và
sử dụng nguồn vốn huy động…………………………………………….
39
3.2. Giải pháp về huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nguồn vốn huy động…… ……………………………………………… 40
3.2.1.Hoàn thiện cơ sở vật chất………………………………………… 41
3.2.2.Mở rộng mạng lưới giao dịch………………………………………. 41
3.2.3. Sử dụng lãi suất linh hoạt………………………………………… 41
3.2.4. Hoạt động maketing ngân hàng…………………………………… 41
3.2.5. Mở rộng các hình thức đầu tư khác…………………………………42
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy
động……………………………………………………………………… 43
KẾT LUẬN…………………………………………………… 45
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập khu vực và quốc
tế do đó nhu cầu vốn cho sự phát triển ngày càng tăng, đối với các ngân
hàng thương mại nguồn vốn huy động cũng có vai trò hết sức quan trọng.
Nó là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh. Do
vậy huy động vốn là điều kiện đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định đến sự
tồn tại của ngân hàng.Nhu cầu về nguồn vốn ngày càng tăng dẫn đến hệ
thống các ngân hàng trong nước phải có những chiến lược phát triển cụ thể
để ngày một nâng cao hiêụ quả công tác quản lý việc huy động và sử dụng
nguồn vốn đó sao cho mang lại giá trị lợi ích lớn nhất cho bản thân ngân
hàng cũng như cho sự phát triển ngày càng cao của đất nước nói riêng và
khu vực nói chung.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn đối với nền kinh tế nói chung và
đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng vận dụng kiến thức đã
được học vào thực tế và sau một thời gian thực tập tại chi nhánh
NHNo&PTNT Tây Đô em hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Chính vì vậy mà em lựa chọn đề tài “Quản lý có hiệu quả công tác
huy động và sử dụng nguồn vốn huy động taị Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô. ” để làm chuyên đề
tốt nghiệp của mình.
Nghiên cứu đề tài này em muốn làm rõ vấn đề công tác huy động vốn, trên
cơ sở đánh giá thực trạng công tác huy động vốn để thấy kết quả đạt được và
những hạn chế trong công tác huy động vốn để có giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Tây Đô.
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Vì thời gian thực tập tại chi nhánh có hạn, kinh nghiệm thực tế còn nhiều
hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp của em còn nhiều hạn chế không tránh
khỏi sai sót.
Vì vậy trong khi trình bày em rất mong sự góp ý và chỉ đạo của cơ
quan thực tập, thầy cô giáo và nhà trường để chuyên đề của em được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy cô giáo và cán bộ
NHNo&PTNT Tây Đô đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Chương I: Những quy định về hình thức huy động vốn và sử
dụng nguồn vốn taị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô.
1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam Tây Đô (viết tắt là NHNo& PTNT Tây Đô).
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam
phát triển cùng với sự nghiêp CNH-HĐH. Trước nhu cầu ngày càng tăng của
nền kinh tế nhu cầu sử dụng vốn và các dịch vụ của ngân hàng càng tăng
đồng thời nhằm mục tiêu mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các
dịch vụ ngân hàng nâng cao hơn nữa uy tín và hiệu quả kinh doanh của mình
NHNo&PTNT đã không ngừng mở rộng các chi nhánh mới.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội ra đời cùng
với quyết định số 69- QĐNHNN tháng 8 - 1988 chuyển hệ thống Ngân hàng
Việt nam từ 1 cấp thành 2 cấp và thành lập 4 NHTM quốc doanh trên cơ sở
các phòng tín dụng trước đây ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp Hà nội là một Ngân hàng vừa làm nhiệm vụ
quản lý vừa làm nhiệm vụ kinh doanh. Từ tháng 8 - 1988 Ngân hàng Nông
nghiệp Hà Nội làm nhiệm vụ quản lý về nghiệp vụ Ngân hàng, với 12 Ngân
hàng cấp huyện của thành phố Hà Nội lúc đó là Ngân hàng Nông nghiệp Ba
Vì, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh. Sóc
Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm và Thanh Trì. Đồng thời tổ chức hoạt
động kinh doanh tại trụ sở số 2 - Lạc Trung - Hà nội. Sau kỳ hợp Quốc hội
khoá IX năm 1991 đã tách 7 huyện ngoại thành Hà Nội về Tỉnh Hà Tây đó
là các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Đức và huyện Mê Linh chuyển về Tỉnh Vĩnh Phúc. Như vậy lúc này hoạt
động quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội đã bị thu hẹp lại, tập trung
nhiều vào các địa bàn nội thành. Trên cơ sở nhiệm vụ quản lý NHNo&PTNT
Hà Nội nhanh chóng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên các quận
nội thành bằng việc mở ra 6 chi nhánh cấp 4 là: Chợ Hôm, Hoàn Kiếm,
Thanh Xuân, Giảng Võ, Tây Hồ, Cầu Giấy. Các chi nhánh Ngân Hàng cấp 4
hoạt động như một phòng giao dịch của NHNo&PTNT Hà Nội .
NHNo&PTNT Tây Đô mới tách ra từ Chi nhánh Nam Hà Nội từ 31/3/2008
về trực thuộc Ngân hàng và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
1.2. Vốn và công tác huy động vốn trong ngân hàng.
1.2.1 Vốn và nguồn vốn huy động.
Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương
mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các
dịch vụ kinh doanh khác.
Thực chất, vốn của ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời
nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, mà người chủ sở
hữu của chúng gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau. Hay
nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn tiền tệ cho ngân hàng,
để rồi ngân hàng phải trả lại cho họ một khoản thu nhập. Và như vậy, ngân
hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền
tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi
hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết
định đến sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
chung, vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực
hiện các chức năng của ngân hàng thương mại.
Nguồn vốn của các NHTM thường có các loại sau: Vốn tự có,vốn huy
động,vốn đi vay và vốn khác…Ở đây,chúng ta đặc biệt nghiên cứu nguồn
vốn huy động.
Vốn huy động,đây là nguồn vốn chủ yếu, quan trọng nhất của các ngân
hàng. Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn huy
động. Vốn huy động này được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: tiền gửi của
cá nhân, hộ gia đình và của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi của các hộ gia đình
tồn tại chủ yếu dưới dạng tiền tiết kiệm, dự phòng. Họ không thể sử dụng
cho mục đích đầu tư vì nguồn vốn quá nhỏ, họ cũng không thể đầu tư trực
tiếp vào các doanh nghiệp qua mua bán cổ phiếu, trái phiếu vì họ không có
đủ kiến thức, mặt khác, đầu tư theo hình thức này chứa đựng yếu tố rủi ro
cao do đó họ tìm đến ngân hàng như một cách đầu tư tốt nhất.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế bản chất là những khoản tiền nhàn rỗi
tạm thời chưa được sử dụng đến, hoặc tiền nằm trên tài khoản chờ thanh
toán.
Để đảm bảo hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả cao, ngân hàng phải huy
động đủ vốn đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn. Các nhà quản trị ngân
hàng luôn phải theo dõi tình hình biến động của thị trường và đưa ra những
dự đoán về thay đổi của thị trường qua đó có những quyết định phù hợp
không những tạo lập, huy động đủ số vốn cần thiết cho hoạt động của ngân
hàng mà còn phải tìm ra được nguồn vốn rẻ hơn, ổn định hơn, cơ cấu nguồn
vốn huy động phải phù hợp, tỷ trọng của các nguồn vốn phải hợp lý qua đó
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của
ngân hàng.
1.2.2. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM
A. Các hình thức huy động vốn:
- Huy động vốn tiền gửi: Tiền gửi ngân hàng là các khoản tiền gửi của các tổ
chức kinh tế, cá nhân, tổ chức tín dụng …Ngân hàng huy động vốn tiền gửi
bằng nhiều hình thức khác nhau: Huy động tiền gửi không kỳ hạn,huy động
tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…
- Huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá
lớn: Xuất phát từ thực tế khách quan những người mua chứng chỉ tiền gửi
này rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất. Để huy động được vốn nhằm
đáp ứng các nhu cầu thanh toán các NHTM có thể đưa ra mức lãi suất cao
hơn so với các chứng chỉ tiền gửi khác. Mức lãi suất được trả cho các chứng
chỉ tiền gửi này được quy định bằng cách thỏa thuận trực tiếp giữa ngân
hàng với người gửi tiền hoặc được quy định ở mức mà người gửi tiền có thể
chấp nhận.
- Huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu: Trái phiếu ngân hàng là
một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ
do các tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó cam kết trả lãi
và gốc cho người mua sau một thời gian nhất định. Về phía người mua , trái
phiếu ngân hàng là giấy chứng nhận việc đầu tư vốn và quyền được hưởng
thu nhập của người mua trên số tiền mua trái phiếu ngân hàng
B.Các chỉ tiêu đánh giá công tác huy động vốn của NHTM
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Để đánh giá công
tác huy động vốn các NHTM thường sử dụng một số các chỉ tiêu sau :
Chỉ tiêu về quy mô nguồn vốn : Vốn huy động tăng trưởng trong các
năm giúp ngân hàng có khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh của
mình và nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Công tác huy động vốn ngày càng
tăng sẽ chứng tỏ sức mạnh của ngân hàng và chứng tỏ ngân hàng làm tốt
công tác huy động vốn.
Chỉ tiêu về thời hạn nguồn huy động : Thông qua chỉ tiêu về thời hạn
nguồn vốn cho ta biết mức độ ổn đinh của nguồn vốn từ đó giúp ngân hàng
đưa ra các quyết đinh về thời hạn cho vay, nguồn huy động càng nhiều và
dài thì mức độ ổn định của nó càng cao.
Chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn : cho ta biết nguồn được huy động từ
đâu và cho ta biết trong kết cấu nguồn vốn huy động thì nguồn huy động từ
tổ chức tín dụng, từ tổ chức kinh tế, cá nhân hay từ tiền gửi tiết kiệm là
chiếm tỷ trọng cao nhất.
Chỉ tiêu về chi phí vốn : chỉ tiêu này khá quan trọng đối với hoạt động
của ngân hàng. Nếu chi phí vốn huy động thấp sẽ không thu hút được khách
hàng gửi tiền vào ngân hàng còn nếu chi phí cao sẽ ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của ngân hàng.
1.3. Những quy định về hình thức huy động vốn và sử dụng nguồn vốn taị
NHNo &PTNT Tây Đô
1.3.1.Quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt
A. Quy định chung:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Quy định này điều chỉnh cac hoạt động nhận và chi trả tiền tiết kiệm gửi tiết
kiệm bằng đồng việt nam, ngoại tệ và vàng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
giữa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (gọi tắt là
NHNo) và người gửi tiền.
Điều 2.Đối tượng gửi tiền tiết kiệm
1.Đối tượng gửi tiền tiết kiệm bằng đồng việt nam và vàng là các cá nhân
người việt nam và các nhân người nước ngoài đang sinh sống và hoạt động
hợp pháp tại việt nam.
2.Đối tượng gửi tiền tích kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân cư trú.
Điều 3.Giải thích từ ngữ
Trong quy định này, một số từ ngữ được hiểu như sau :
1) Tiền gửi tích kiệm : là khoản tiền của cá nhân được gửi vào các tài
khoản tiền gửi tiết kiệm,được xác nhận trên số tiền gửi tiết kiệm, được
hưởng lãi theo quy định của NHNo và được bảo hiểm theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
2) Đơn vị nhận tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống NHNo : là các chi
nhánh; Sở giao dịch; Phòng giao dịch; Công ty trực thuộc theo điều lệ
quy định.
3) Người gửi tiền : là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết
kiệm. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng
chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện
theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm của đồng chủ sở hữu tiền
gửi tiết kiệm.
4) Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm : là người đứng tên trên sổ tiền gửi tiền
tiết kiệm.
5) Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm : là trường hợp có 2 các nhân trở lên
cùng đứng tên trên sổ tiền tiết kiệm.
6) Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm : là giao dịch gửi, rút tiền
gửi tiết kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.
7) Tài khoản tiền gửi tiết kiệm : là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc
một số cá nhân và được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng
quy định này.
8) Số tiền gửi tiết kiệm : là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở
hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sử hữu tiền gửi tiết kiệm vè khoản tiền
đã gửi tại NHNo.
9) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền
có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày nào làm
việc của NHNo.
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
10) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có
thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với NHNo
nhận tiền gửi tiết kiệm.
11) Kỳ hạn gửi tiền : là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu
gửi tiền vào NHNo đến ngày NHNo cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi
tiết kiệm.
12) Số ngày gửi tối thiểu :là số ngày gửi thực tế tối thiểu người gửi tiền
phải gửi tính từ ngày mở sổ hoặc nộp tiền gửi tiết kiệm.
13) Phí đóng sớm : là mức phí mà NHNo áp dụng trong trường hợp người
gửi tiền rút tiền trước hạn với số ngày thực gửi nhỏ hơn số ngày gửi tối thiểu
theo quy định.
14) Người cư trú là cá nhân thuộc đối tượng sau :
a, Công dân việt nam cư trú tại việt nam ; công dân việt nam cư trú nước
ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân việt nam làm việc tại các cơ quan
đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của việt nam tại nước ngoài ; Văn
phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế được
thành lập hoạt động kinh doanh tại việt nam; công dân việt nam làm việc ở
văn phòng đại diện tại nước ngoài của các cơ quan nhà nước đơn vị lực
lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội – nghề nghiệp , tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quy xã hội , quỹ từ
thiện của việt nam hoạt động tại việt nam và các nhân đi theo họ.
b, Công dân Việt nam đi du lịch , học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước
ngoài;
c, Người nước ngoài cư trú tại việt nam có thời gian từ 12 tháng trở lên, trừa
các trường hợp người nước ngoài học tập , chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc
cho các cơ quan đại diện ngoại giao,lãnh sự , văn phòng đại diện của các tổ
chức nước ngoài tại việt nam.
15)Người giám hộ , người đại diện theo pháp luật:
a) Người giám hộ : là các nhân , tổ chức (gọi chung là người giám hộ)
được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và
bảo vệ quyền, lợi ích , hợp pháp của người chưa thành niên , người
mất năng lực hành vi dân sự (gọi chung là người được giám hộ).
b) Người đại diện theo pháp luật bao gồm :
i) Cha, mẹ đối với con cái chưa thành niên.
ii) Người giám hộ đối với người được giám hộ;
iii)Người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự;
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
iv) Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân
hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
v) Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
vi) Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
vii)Những người khác theo quy định của pháp luật.
16) Chứng minh thư : giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh quân
đội, giấy chứng minh công an nhân dân.
Điều 4. Sổ tiền gửi tích kiệm
Sổ tiền gửi tích kiệm do NHNo phát hành theo mẫu in sẵn trong đó có các
yếu tố chủ yếu sau:
1. Tên đơn gị nhận tiền gửi tiết kiệm : loại tiền , số tiền ; kỳ hạn gửi
tiền ; ngày gửi tiền ; gày đến hạn thanh toán(đối với tiền gửi có kỳ
hạn); lãi suất; phương thức trả lãi ; thời điểm trả lãi; địa điểm thanh
toán tiền gốc và lãi.
2. Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, đồng chủ sở hữu
tiền gửi tiết kiệm; số chứng minh thư hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu
tiền gửi tiết kiệm, của đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm(trừ trường hợp
chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm chưa đến tuổi được cấp
chứng minh thư hoặc hộ chiếu)
3. Họ tên , địa chỉ và số chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người giám
hộ hoặc người đại diện theo pháp luật ( chỉ áp dụng đối với trường
hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp
luật).
4. Số sổ gửi tiết kiệm, con dấu, chữ ký của Giám Đốc NHNo nơi nhận
tiền gửi tiết kiệm hoặc người được giám đốc ủy quyền, chữ ký giao
dịch viên.
5. Quy định về chuyển quyền sở hữu, cầm cố sổ tiền gửi tiết kiệm tại
NHNo;xử lý đối các trường hợp rủi ro.
6. Các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác đối với từng loại hình tiền gửi tiết
kiệm.
Điều 5.Điều kiện thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm
1. Cá nhân người việt nam từ đủ tuổi 18 trở lên có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ theo quy định của bộ luật dân sựm, cá nhân nước ngoài
đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại việt nam từ đủ tuổi 18 có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật việt nam
được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.
2. Cá nhân người việt nam và nước ngoài đang sinh sống và hoạt động
hợp pháp tại việt nam từ đủ tuổi 15 đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định
của bộ luật dân sự thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền
gửi tiết kiệm.
3. Đối với người chưa thành niên (trừ 2 trường hợp quy định tại khoản 2
điều này ), người mất năng lực hành vi dân sự , người hạn chế năng
lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì chỉ được thực hiện
giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ
hoặc người đại diện theo pháp luật.
B. Gửi tiền tiết kiệm:
Điều 6. Thủ tục tiền gửi tiết kiệm lần đầu
1) Người gưi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại NHNo, lập
giấy gửi tiền theo mẫu của Nhno và xuất trình những giấy tờ sau:
a) Đối với người gửi tiền là cá nhân người việt nam phải xuất trình
chứng minh thư hoặc hộ chiều còn thời gian hiệu lực. Đối với người
gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu được cấp thị
thực còn thời hạn hiệu lực, nếu người gửi tiền đó nhập cảnh được
miễn thị thực theo quy định của pháp luật về nhập cảnh thì xuất trình
hộ chiều còn thời hạn hiệu lực.
b) Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo theo
pháp luật,ngoài việc xuất trình chứng minh thư hoặc hộ chiều còn thời
hạn hiệu lực, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của
người giám họ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng
lực hành vi dân sự.
c) Đối với các nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản
riêng, ngoài việc xuât trình chứng mình thư hoặc hộ chiếu còn thời
hạn hiệu lực phải xuất trình giấy tờ đế chứng minh số tiền gửi ngân
hàng là tài sản riêng của mình như giấy tờ về thừa kế, cho tặng, hoặc
giấy tờ khác chứng minh số tiền gửi vào ngân hàng là tại sản của
mình.
2) Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại NHNo. Trong trường hợp
người gửi tiền ko thể viết được dưới dạng bất kỳ hình thức nào thì NHNo
hướng dẫn cho người gửi tiền điểm chỉ hoặc đăng ký mã số, ký hiệu đặc
biệt thay cho chữ ký.
3) Người gửi tiền được đăng ký mã số người gửi tiền và được cấp thẻ người
gửi tiền trong trường hợp người gửi tiền có nhu cầu thực hiện giao dịch
rút và gửi tiền nhiều nơi trước khi thực hiện giao dịch gửi tiền.
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
4) NHNo thực hiện các thử tục nhận tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền
gửi tiết kiệm và nâng cấp số tiền tiết kiệm cho người gửi tiền sau khi
người gửi tiền đã thực hiện các thử tục nên tại khoản 1,2,3 điều này.
Điều 7.Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo
1) Trường hợp mở sổ tiềngửi tiết kiệm mới: Người gửi tiền xuất trình thẻ
người gửi tiền hoặc chứng minh thư, viết giấy , gửi tiền.NHNo Kiểm tra
xác thực thông tin cho người gửi tiền đã đăng ký, nếu đúng NHNo nhận
tiền gửi mà ko cần thực hiện các thủ tục nêu tại khoản 1 Điều 6.
2) Trường hợp gửi tiền vào sổ tiền gửi tiết kiệm đã nâng cấp: Người gửi tiền
có thể thực hiện gửi tiền trực tiếp tại ngân hàng hoặc thông qua người
khác.
1.3.2. Quy định về sử dụng tiền gửi tiết kiệm trong hệ
thống NHNo&PTNT Việt Nam
Điều 8. Sử dụng tài khoản gửi tiền tiết kiệm
1) Tài khoản gửi tiền tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và
thực hiện các giao dịch thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
và 3 điều này.
2) Tài khoản tiền gửi tiết kiệm được sử dụng để chuyển khoản thanh toán
tiền vay của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu
tiền gửi tiết kiệm tại NHNo hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do
chính chủ sở tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là
chủ tài khoản tại NHNo.
3) Đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng việt nam, chủ sở hữu tiền
gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm có quyền yêu cầu
NHNo chuyển khoản thanh toán tới ngân hàng khác.NHNo thực hiện thu
phí dịch vụ chuyển tiền, mức phí do Tổng Giám Đốc quy định.
Điều 9. Sử dụng sổ tiền gửi tiền tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay.
1) Sổ tiền gửi tiết kiệm được phép sử dụng làm tài sản cầm cố để vay vốn
tại các tổ chức tín dụng.
2) Khi sử dụng sổ tiền gửi tiết kiệm làm tài sản cầm cố để vay vấn tại
NHNo, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết
kiệm phải cam kết trường hợp đến trả nợ mà không trả được nợ thì
NHNo được quyền trích tài khoản tiền gửi tiết kiệm của mình để thanh
toán tiền gốc và lãi của khoản vay.
Điều 10.Đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm
Trong giấy đề nghị gửi tiền tiết kiệm, ngoài các yếu tố quy định tại điều 5,
các đồng sở hữu đăng ký mẫu chữ ký của mình và NHNo chỉ thực hiện chi
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
tả khi có đầy đủ các chữ ký của các hợp đồng sở hữu trên giấy để thanh toán
tiền hoặc giầy ủy quyền hợp pháp của các đồng sở hữu còn lại.
Điều 11.Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm
1) NHNo nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp sổ
tiền gửi tiết kiệm hoặc thực hiện theo khoản 2 điều này.
2) Trường hợp thực hiện việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại nhiều địa
điểm giao dịch thực hiện theo quy định gửi tiền nhiều nơi, rút tiền nhiều
nơi của NHNo.
Điều 12.Lãi suất và phương thức trả lãi.
1) Lãi suất do NHNo công bố từng thời kỳ phù hợp vời lại suất thị trường,
đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao.
2) Lãi suất gửi tiền tiết kiệm được quy định sử trên cơ sở ngày, tháng ,hoặc
năm. Trường hợp lãi suất tính theo tháng thì những ngày lẻ(không đủ
tháng) sẽ được tính quy đổi về lãi suất dựa trên tháng 30 ngày. Trường
hợp lãi suất tính theo năm thì những ngày lẻ(không đủ năm) sẽ được tình
quy đổi về lại suất dựa trên năm có 360 ngày.
3) Phương thức trả lãi bao gồm : trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ,trả
lại bậc thang theo thời gian thực gửi, trả lãi theo bậc thang theo số dư.
Điều 13.Kéo dài kỳ hạn gửi tiền.
Đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có gia hạn, khi đến
hạn,nếu người gửi tiền không đến lĩnh và không có yêu cầu gì khác thì
NHNo thực hiện nhập lãi vào gốc, chuyển kỳ hạn mới tương ứng và áp dụng
mức lại suất hiện hành cho kỳ hạn mới.
Điều 14.Mức thu phí đối với việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm và các
dịch vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.
1) Việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại NHNo được thực hiện miễn
phí(trừ trường hợp quy định tại khoản 2, 3 điều 11 quy định)
2) Đối với các dịch vụ khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm, NHNo thực
hiện thu phí phù hợp với những thời kỳ, từng loại và từng loại hình tiết
kiệm.
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Chương II: Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn huy
động tại NHNo&PTNT Tây Đô.
2.1. Kết quả kinh doanh năm 2008 của NHNo&PTNT Tây Đô.
Công tác huy động vốn rất được coi trọng trong hoạt động cuả các
NHTM,chính vì vậy,đối với NHNo &PTNT Tây Đô thì hoạt động này cũng
nằm trong mục tiêu chiến lược của ngân hàng sao cho nguồn vốn huy động
được là tối đa và công tác sử dụng nó sao cho có hiệu quả nhất.Ngân hàng
luôn coi trọng chiến lược khách hàng trong huy động vốn và đưa ra mọi biện
pháp nhằm khai thác nguồn vốn trên địa bàn như: vận động khách hàng mở
tài khoản tại ngân hàng, luôn lắng nghe ý kiến đóng góp từ phía khách
hàng…
Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên trong những năm qua ngân hàng
luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Nguồn vốn huy động
của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các thời kỳ trong năm vừa qua,năm
2008.điều đó được thể hiện trong bảng 1:
Bảng 1: Kết quả huy động vốn.
Đơn vị: triệu đồng
Nội Dung 31/12/2
007
KH
năm
31/12
/2008
So
31/12/2007
So với KH
Năm 2008
(+,
-)
% (+,-) %
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Nội tệ
Tổng
nguồn vốn
493 1,1
21
3
32
142% 628 227
Trong đó:
Tiền gửi
dân cư
64 222 103 3
9
161% -119 46%
Ngoại tệ
Tổng
nguồn vốn
2,876 3,4
00
10
98
148% 524 118%
Trong đó:
Tiền gửi
dân cư
2,242 2,013 2,7
00
45
8
120% 687 134
%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 NHNo
&PTNT Tây Đô)
Nguồn vốn huy động nội tệ đến 31/12/2008 đạt 1.121 tỷ đồng : So với năm
trước tăng 332 tỷ đồng (142%); So với kế hoạch được giao tăng 628 tỷ đồng
(227%). Nguồn vốn ngoại tệ đến 31/12/2008 đạt 3.400 ngàn USD: So với
năm trước tăng 1.098 ngàn USD (148%); So với kế hoạch được giao tăng
524 ngàn USD (118%).
Ta nhận thấy tốc độ tăng của nguồn vốn huy động có giảm đi . Sự
giảm này là do năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh
công chúng thay vì gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất họ đã tham gia
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
chơi chứng khoán. Mặt khác do năm 2008 giá vàng tăng cao, tỷ lệ
lạm phát tăng cao điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn huy động của ngân
hàng.
Hoạt động sử dụng vốn:
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ở NHNo&PTNT Tây Đô,
công tác sử dụng vốn cũng rất được coi trọng vì đây là hoạt động chủ yếu
mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu làm tốt công tác sử dụng
vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy công tác huy động vốn. Do bám sát định
hướng phát triển kinh tế của đia bàn, định hướng kinh doanh của ngành
NHNo&PTNT Tây Đô đã đưa ra được các chính sách hợp lý nhằm tăng
trưởng dư nợ, đáp ứng được nhu cầu vốn trên địa bàn.Từ năm 2008 trở lại
đây, dư nợ của ngân hàng tăng trưởng, thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Dư nợ cho vay nền kinh tế
Đơn vị : Triệu đồng
Nội Dung 31/12/2007 KH
năm
31/12/200
8
So
31/12/2007
So với KH
Năm 2008
(+,-) % (+,-) %
Nội tệ
Tổng dư nợ cho vay
nền kinh tế
298 277 70 134
%
-119 46%
Trong đó:
Dư nợ 41 28 6 127% -13 68%
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
trung hạn
Dư nợ dài
hạn
171 167 164 -7 96% -3 98%
Ngoại tệ
Tổng dư nợ cho vay
nền kinh tế
1,235 9 -2,091 0% (1,226) 1%
Trong đó:
Dư nợ
trung hạn
_
0
_
Dư nợ dài
hạn
2,100 1,
050
_ -2100 0% -1050 0%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 NHNo
&PTNT Tây Đô)
Dư nợ nội tệ đến 31/12/2008 đạt 277 tỷ đồng: So với năm trước tăng 70 tỷ
đồng (134%); So với kế hoạch được giao giảm 21 tỷ (93%). Tỷ lệ dư nợ vay
trung,dài hạn 69%. Dư nợ ngoại tệ đến 31/12/2008 đạt 9 ngàn USD: So với
năm trước giảm 2.091 ngàn USD (38%); So với kế hoạch được giao giảm
1.226 ngàn USD là do trong năm có khoản nợ đến hạn của công ty tài chính
dầu khí đã trả hết nợ.Sở dĩ chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô đã có những
bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua là do Chính Phủ đã có
chính sách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy mà nhu cầu vay vốn
của các doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Ngân hàng nhà nước cũng
tạo điều kiện tối đa cho các ngân hàng thành viên có thế mở rộng tín dụng.
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Chính vì các nguyên nhân trên mà trong ba năm qua hệ thống ngân hàng nói
chung cũng như chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô có những bước tăng
trưởng mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng.
2.2. Thực trạng về công tác huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh
NHNo&PTNT Tây Đô.
2.2.1. Tình hình huy động của ngân hàng trong thời gian qua
Đối với ngân hàng thương mại nguồn vốn huy động là nguồn vốn
quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Việc các ngân
hàng thương mại đảm bảo huy động đủ vốn cho công tác sử dụng vốn vừa
đảm bảo thu hút được mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước vừa đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng
thương mại được ổn định và đạt hiệu quả cao.
Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, hoạt
động của các ngân hàng thương mại dựa chủ yếu vào nguồn vốn huy động,
nguồn vốn tự có chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu được đầu tư vào cơ
sở vật chất, tạo uy tín đối với khách hàng. Ngoài ra các ngân hàng thương
mại còn sử dụng một số nguồn vốn khác như đi vay, vốn tài trợ, uỷ thác đầu
tư. Nhưng những nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.
Nhận thức được điều đó NHNo&PTNT Tây Đô đã tập trung mọi nỗ
lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên vốn huy động
đã tăng cả về số lượng và chất lượng.
Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại NHNo&PTNT Tây
Đô trong thời gian qua bao gồm: nhận tiền gửi tiết kiệm, nhận tiền gửi của
các tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá.
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động nội tệ.
Đơn vị : Triệu đồng
31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009
Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %
1.Tiền gửi TV
của các TCTD
90,000 8.03 100,000 9.4
2.Tiền gửi của
các tổ chức kinh
tế,cá nhân
367,848 83.8 928,065 82.8 845,204 79.8
3.Tiền gửi tiết
kiệm
68,57
0
15.6 102,738 9.2 113,200 10.7
4. Phát hành
giấy tờ có giá
30 0.007 284 0.03 1,170 0.1
5. Tiết kiệm
đảm bảo bằng
vàng
2,486 0.57 8,204 0.7 7,795 0.7
6. Nguồn vốn
ưu tiên đầu tư
Tổng 438,934 100 1,121,087 100 1,059,574 100
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng
đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô)
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Bảng 4:Cơ cấu nguồn vốn huy động ngoại tệ.
Đơn vị: Triệu đồng
31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009
Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %
1.Tiền gửi TV
của các TCTD
2.Tiền gửi của
các tổ chức kinh
tế,cá nhân
13,295 29.7 11,224 19.0 60,247 56.1
3.Tiền gửi tiết
kiệm
31,136 69.6 47,748 81 47,157 43.9
4. Phát hành
giấy tờ có giá
337 0.7
5. Nguồn vốn ưu
tiên đầu tư
Tổng 44,763 100 58,973 100 107,404 100
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng
đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô)
Qua biểu đồ trên cho thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT
Tây Đô bao gồm: Tiền gửi TV của các tổ chức tín dụng; tiền gửi tiết kiệm;
tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân; phát hành giấy tờ có giá;tiết kiệm
đảm bảo bằng vàng.Trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân chiếm
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động( 83.8%, 82.8% và 79.8%
tương ứng với các thời kỳ - Đối với nguồn vốn huy động nội tệ). Đây là
nguồn vốn có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong
quá trình sử dụng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế cá nhân luôn chiếm một vị trí
quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Vì đây là nguồn vốn huy động
có chi phí rất thấp nhất, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng sức cạnh tranh trên
thị trường, tăng được tỷ trọng nguồn này nghĩa là ngân hàng đã thắng trong
kinh doanh không chỉ trong hoạt động tín dụng mà còn trong công tác dịch
vụ ngân hàng.Nguồn vốn từ tiết kiệm đảm bảo bằng vàng chỉ xuất hiện ở
hình thức huy động nôị tệ,bởi đây là hình thức đánh vào tâm lý những người
tiêu dùng có thói quen tích trữ vàng,bằng hình thức này,ngân hàng cũng huy
động được them một số vốn không phải là quá nhỏ.
Bên cạnh đó, với nguồn vốn huy động ngoại tệ thì tiền gửi tiết kiệm laị
chiếm ưu thế hơn cả( 69.6%, 81% và 43.9%).
Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của NHNo&PTNT Tây Đô
chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các nguồn vốn trên. Mặc dù đây là nguồn vốn
có chi phí huy động cao hơn các nguồn vốn khác nhưng nó cũng chính là
nguồn vốn mà ngân hàng có thể chủ động huy động cả về số lượng, lãi suất
và thời điểm huy động. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư
trung dài hạn một lĩnh vực đang mở ra rất nhiều tiềm năng cho ngân hàng.
Để làm rõ nguyên nhân và các nhân tố tác động đến công tác huy động
vốn tại NHNo&PTNT Tây Đô ta đi vào phân tích từng khoản mục của
nguồn vốn huy động.
+ Tiền gửi TV của các TCTD:
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
Đây là khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng,góp phần gia tăng nguồn vốn
huy động ở hệ thống các ngân hàng trong và ngoài nước. Có thể ở một số
thời kỳ nguồn vốn này là không xuất hiện nhưng hơn ai hết các nhà quản lý
nguồn vốn huy động hiểu được tầm quan trọng của nó đối với hoạt động và
sự phát triển của ngân hàng thương mại,góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả nguồn vốn huy động.
Bảng 5: Tiền gửi TV của các TCTD:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
- Tiền gửi không kỳ hạn _ _ _ _ _ _
- Tiền gửi TV có kỳ hạn _ _ 90000 100 100000 100
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng
đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô)
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân:
Đây là các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế , cá nhân, các doanh
nghiệp dùng để thực hiện các khoản đảm bảo thanh toán để chi trả tiền
nguyên vật liệu, hàng hoá, trả dịch vụ Nhưng tạm thời nhàn rỗi chưa sử
dụng trong một thời gian nhất định. Đối với các ngân hàng thương mại do
thời gian và số lượng các khoản thanh toán là không giống nhau do luôn có
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp S/v: Lê Thùy Linh_ QLKT 47B
khoản thanh toán đi ra và đi vào ngân hàng nên tại ngân hàng luôn tồn tại
một khoản tiền ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp,
cá nhân thiếu vốn vay trong ngắn hạn. Như vậy, các ngân hàng thương mại
có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện quản lý tài khoản của
khách hàng.
Trong những năm gần đây, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá
nhân không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ số lượng các tổ chức kinh tế,
cá nhân trên địa bàn có xu hướng ngày càng mở ra cho ngân hàng một
nguồn huy động vốn dồi dào trong tương lai.
Bảng 6: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế , cá nhân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
- TG không kỳ hạn+ ký
quỹ
156,198 42.46 398,265 42.91 246,127 29.12
- Tiền gửi có kỳ hạn <
12 tháng
118,150 32.12 4,000 0.43 2,899 0.34
+ Tiền gửi có KH từ
12T- 24T
10,500 2.85 200,000 21.55 200,000 23.66
+ Tiền gửi có 83,000 22.56 325,800 35.1 396,178 46.87
25