Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học và hiện trạng khai thác sử dụng các loài cây dược liệu tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.49 KB, 88 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Rừng giữ vai trò rất quan trọng trong việc tham gia vào q trình điều

hồ khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành
tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn
chặn xói mịn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo
tồn nguồn nước và làm giảm mức ơ nhiễm khơng khí, giảm thiểu hiệu ứng
nhà kính và góp phần làm giảm đáng kể sự biến đổi khí hậu tồn cầu…
Nước ta thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa nên rất
thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật rừng, đặc biệt là các loài cây dược
liệu. Với diện tích trải dài trên nhiều vĩ tuyến, phần lớn là diện tích đồi núi
cùng với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng đã tạo cho khu hệ thực
vật rừng Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng.
Vai trò mà hệ thực vật mang lại được thể hiện ở nhiều khía cạnh như cũng
cấp thức ăn, ngun liệu cho các ngành cơng nghiệp...góp phần phát triển kinh tế
xã hội, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý giá cho con người. Theo thống
kê của Viện dược liệu (năm 2002), các nhà khoa học đã phát hiện được 1.863
loài cây thuốc thuộc 238 họ với nhiều cơng dụng khác nhau. Trong đó, nhiều lồi
trong số này đã và đang được người dân các vùng miền núi khai thác và sử dụng,
đặc biệt là người dân đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương
trên cả nước, việc đánh giá một cách chi tiết tính đa dạng và giá trị của các lồi
cây dược liệu còn nhiều hạn chế do thiếu các nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Điều này khơng chỉ gây khó khăn trong cơng tác đánh giá và cịn tạo khó khăn
trong cơng tác quản lý, bảo tồn các lồi cây dược liệu.

Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến đây là
nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương



2

trong việc phịng chữa bệnh, ngồi ra nó cịn có giá trị trong việc bảo tồn
nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học.
Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên
sinh vật đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu
vực Trường Sơn. Theo các nhà phân loại thực vật ở Việt Nam giàu tài nguyên
thực vật nhất Đơng Nam Á, nơi có khoảng 12.000 lồi thực vật bậc cao. Trong
đó có 3.948 lồi được dùng làm thuốc (Viện dược liệu, 2007) chiếm khoảng 37%
số loài đã biết. Đó chưa kể đến những cây thuốc gia truyền của
53

dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cho đến nay chúng ta chỉ mới biết được có

một phần. Ngồi ra các nhà khoa học Nông nghiệp đã thống kê được 1.066
lồi cây trồng trong đó cũng có 179 lồi cây sử dụng làm thuốc. Theo kết quả
điều tra của Viện dược liệu trong thời gian 2002 – 2005 số loài cây thuốc ở
một số vùng trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy Trường Sơn như sau: Đắk
Lắk (751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (814 loài), Lâm Đồng (756 loài).
Với hệ thực vật như vậy, thành phần các loài cây thuốc hết sức phong phú và
đa dạng.
Những kết quả điều tra, nghiên cứu ban đầu cho thấy, khu vực này
ngồi tính đa dạng sinh học về thảm thực vật, khu hệ thực vật và động vật,
cịn có những mẫu rừng tương đối nguyên sinh là kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm á nhiệt đới tiêu biểu cho vùng Trung tâm ẩm miền Bắc Việt Nam.
Trong khu vực có những hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng trung tâm ẩm
Bắc bộ còn tương đối nguyên vẹn. Những kiểu địa hình thuộc hệ thống núi
cao tiếp nối của dãy Hoàng Liên Sơn cùng với rừng nguyên sinh đã tạo nên
một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, sinh động và hấp dẫn.

Định Hóa là huyện miền núi nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên
50

km về hướng Tây bắc, địa hình đồi núi tương đối hiểm trở (trang thơng tin

điện tử huyện Định Hóa Huyện có 24
xã, thị trấn, có hệ tọa độ là 21,905 vĩ độ bắc và 105,644 kinh độ đông. Với tổng


3

diện tích tự nhiên là 51.351,870 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm
nghiệp là 34.759,64 ha, được quy hoạch thành 3 loại rừng gồm rừng đặc dụng
8.064,31 ha, rừng phòng hộ 9.181,22 ha và rừng sản xuất 17.514,11 ha.
Định Hố là đầu nguồn của sơng Cơng, sơng Chu là các chi lưu của hệ
thống sông Cầu, lũ thường xuất hiện đột ngột vào tháng 7 và tháng 8, do hiện
nay diện tích rừng bị xuống cấp khá nghiêm trọng bởi con người tàn phá vô ý
thức, mặt khác hậu quả của nạn du canh du cư của đồng bào thiểu số từ giai
đoạn trước để lại cũng tác động rõ rệt đến thời tiết đặc trưng khí hậu Định
Hố cho thấy mùa mưa thì thừa nước nên hiện tượng sạt lở và xói mịn đất
rừng xảy ra khắp nơi, mùa khơ thì hạn hán thiếu nước nên cơng tác phịng
cháy chữa cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn.
Nguồn tài nguyên cây dược liệu ở rừng khu vực huyện Định Hóa đã và
đang đóng góp vào cơng tác chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh của các cộng
đồng trong khu vực. Có rất nhiều ơng lang, bà mế đang hành nghề bốc thuốc
chữa trị cho nhân dân địa phương. Với kinh nghiệm từ các đời xưa truyền lại,
họ đã sử dụng các cây thuốc để chữa trị rất hiệu quả rất nhiều bệnh khác nhau.
Nguồn tài nguyên cây thuốc chiếm một số lượng không nhỏ, từ xa xưa đã
nổi tiếng với nhiều nguồn dược liệu quý có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khai thác và buôn bán tự phát tại địa phương đã

làm suy giảm nguồn tài nguyên cây dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng, suy
giảm tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đa
dạng sinh học một số loài cây dược liệu tại khu vực rừng huyện Định Hóa thực
sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển cây dược liệu trong thời gian tới.
Từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu Đề tài:“Nghiên cứu đa dạng sinh

học và hiện trạng khai thác sử dụng các loài cây dược liệu tại huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”là rất cần thiết. Các kết quả đạt được của đề tài
sẽ là cơ sở khoa học quan trọng góp phần bổ sung tính đa dạng các loài thực vật,


4

đồng thời phục vụ công tác quản lý, bảo vệ cũng như đề xuất các giải pháp
quản lý, sử dụng và định hướng phát triển một cách hiệu quả nguồn tài
nguyên quan trọng này.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

2.1.

Mục tiêu chung
Đánh giá được mức độ đa dạng của nguồn tài nguyên loài cây dược liệu,

nghiên cứu tri thức bản địa về việc sử dụng tài nguyên cây thuốc của nhân dân
địa phương và khẳng định lại công dụng làm thuốc của cây dược liệu.

Nhằm xác định số lượng loài, sự phân bố cây dược liệu tại trên địa bàn
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và

phát triển các loài cây này.
2.2.

Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá được tính đa dạng về thành phần lồi cây dược liệu tại khu

vực nghiên cứu.
-

Thống kê được những giá trị tài nguyên cây dược liệu tại khu vực

nghiên cứu.
- Tìm hiểu, khám phá được tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại địa phương.
-

Đề xuất được các giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên và phát triển

cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu.
3.

Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp cơ sở dữ liệu về tính đa dạng sinh học các lồi cây dược liệu,
phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý, sử dụng và định hướng phát triển cây
dược liệu tại địa phương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá một cách tương đối đầy đủ các đặc điểm của tài nguyên cây

dược liệu tại khu vực nghiên cứu như thành phần loài, phân bố, giá trị làm cơ


5

sở phục vụ công tác quản lý, bảo tồn, khai thác, sử dụng và định hướng phát
triển cây dược liệu tại địa phương và nhân rộng sang các huyện lân cận.


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên Thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc trên Thế giới
Trong các xã hội cổ xưa và thậm chí đến tận ngày nay. Người ta nghĩ
rằng bệnh tật là do sự trừng phạt của các thế lực siêu tự nhiên. Do đó các thầy
lang đã chữa bệnh bằng các lời cầu nguyện, nghi lễ cúng thần linh và ma lực
của cây cỏ. Cây cỏ làm thuốc được lựa chọn bởi màu sắc, mùi, hình dáng hay
sự hiếm có của chúng. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc là quá trình mò mẫm rút
kinh nghiệm trải qua nhiều thế hệ. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người
Neanderthal cổ ở Iraq từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà
ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học cổ truyền như cỏ thi, cúc bạc,... Người
dân bản xứ Mehico từ nhiều nghìn năm trước đã biết sử dụng Xương rồng
Mehico mà ngày nay được biết là chứa chất gây ảo giác, kháng khuẩn
(Farnsworth và Soejarto, 1991).
Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ
đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây với 800 bài thuốc và
trên 700 cây thuốc trong đó có Lan kim tuyến (cỏ nhung) lan thạc hộc tía, hồng
thảo tam bảo sắc, hồng tảo henri, lan phi điệp, cây thất diệp nhất chi hoa , hoàng
liên chân chim , quả toả dương , tam thất hoang, bạch hạc thunia, củ bạch đẳng

sâm, sâm đương quy, sâm cheo, sâm cau, quả toả dương ,cây râu hùm, bát giác
niên, nấm hác linh chi, linh chi cổ cị, chè dây , cây hoằng đằng
,

hà thủ ơ, cốt tối, máu chó, cây chìa vơi, Người Trung Quốc cổ đại ghi chép

trong bộ Thần nông Bản thảo (khoảng 5.000 năm trước đây) 365 vị thuốc và
loài cây thuốc. Người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép nền y học của người Hinđu
khoảng 2.000 năm trước, trong đó có các loài cây gây ngủ, ảo giác, chữa rắn
cắn, v.v (Theo Farnsworth và Soejarto, 1991).


7

Nguồn tài nguyên cây thuốc và kho tàng tri thức sử dụng cây cỏ làm
thuốc của nền văn hóa khác nhau đang được khai thác triệt để và nghiên cứu
nhằm phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Ở mức độ
toàn cầu cây thuốc phục vụ cho 4 nhu cầu chính là (i) cơng nghiệp dược, (ii)
các hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống, (iii) cá nhân những người hành
nghề y truyền thống và (iv) phụ nữ để chăm sóc sức khỏe trong gia đình.
Trên tồn thế giới, giá trị của cơng nghiệp dược sử dụng cây cỏ là 800 tỉ
USD/năm. Hồng Kông được xác nhận là nơi có thị trường cây cỏ lớn nhất thế
giới, hàng năm nhập lượng dược liệu trị giá 190 triệu USD, trong đó có 70%
được sử dụng tại địa phương và chỉ có 30% được tái xuất. Trong khi đó thuốc tân
dược được nhập cùng thời gian chỉ đạt giá trị 80 triệu USD. Tiền sử dụng thuốc
cây cỏ của người dân Hồng Kông là 25 USD/năm. Tại Trung Quốc có khoảng
1.000 lồi cây thuốc được sử dụng, thường xuyên chiếm 80% thuốc bán trên thị
trường trong nước, với tổng giá trị (1992) là 11 tỉ nhân dân tệ. Có khoảng
250.000 người hành nghề y học cổ truyền. Nhu cầu sử dụng thuốc cây cỏ tăng
khoảng 9%/năm và nhu cầu 4thuốc cây cỏ là 1.600.000 tấn/năm. Tại Nhật Bản,

có đến 42,7% dân sử dụng thuốc cổ truyền trong các hoạt động chữa bệnh với
tổng chi tiêu cho y học cổ truyền là 150 triệu USD (1983). Tại Ấn Độ có 400 lồi
trong số 7.500 lồi cây thuốc thường xuyên được sử dụng với lượng lớn ở các
xưởng sản xuất nhỏ, có khoảng 540 lồi cây thuốc thường được sử dụng trong
các bài thuốc khác nhau của hệ thống y học Ayurveda, Unani và Siddha, có
khoảng 460.000 người hành nghề y học cổ truyền (trong đó có 271.000 người
đăng ký chính thức) và có sự bùng nổ về xuất khẩu cây thuốc với lượng xuất
khẩu tăng 3 lần riêng trong thập niên 90 của thế kỷ XX, doanh thu từ hoạt động
buôn bán dược thảo trong nước và xuất khẩu là 1 tỉ USD/năm.


Nam Phi có khoảng 500 lồi cây thuốc được bn bán (Theo Đỗ Huy Bích

và cộng sự, 1993). Mức độ sử dụng cây thuốc ở các nước công nghiệp ngày


8

càng tăng. Ngày nay, có khoảng 40% dân số ở các nước công nghiệp phát
triển sử dụng các dạng thuốc bổ sung. Tổng giá trị thuốc có nguồn gốc cây cỏ
trên thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vào năm 1985 là 43 tỉ USD. Doanh
số bán thuốc cây cỏ ở các nước Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỉ USD so với tổng
doanh số buôn bán dược phẩm là 65 tỉ USD. Riêng Đức nhập thuốc cây cỏ với
giá trị khoảng 100 triệu USD và ít nhất 1.560 lồi cây cho mục đích làm
thuốc. Ở Mỹ, thuốc cây cỏ có giá trị khoảng 1,6 tỉ USD và đang tiếp tục tăng
(Theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 1993). Nguồn tài nguyên cây cỏ còn là đối
tượng sàng lọc để tìm các thuốc mới. Có 119 chất tinh khiết được chiết tách từ
khoảng 90 loài thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc trên tồn thế giới,
trong đó có tới 74% số chất có mối quan hệ hay cùng được sử dụng như các
cộng đồng đã sử dụng, ví dụ như Theophillin từ cây chè, Reserpin từ cây ba

gạc, Rotundin từ cây bình vơi, v.v (Theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 1993).
Riêng Trung Quốc trong giai đoạn từ 1979-1990 đã có 42 chế phẩm thuốc
mới từ cây thuốc đưa ra thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa bệnh tim
mạch, 5 chế phẩm chữa ung thư và 6 chế phẩm chữa các bệnh đường tiêu hóa.
Theo WB (World bank - Ngân hàng thế giới), nguồn tài nguyên cây thuốc là
nguồn tài nguyên có giá trị nhất ở vùng nhiệt đới. Dự đoán, nếu phát triển tối đa
các thuốc thảo mộc từ các nước nhiệt đới có thể làm ra khoảng 900 tỉ USD mỗi
năm cho nền kinh tế các nước thế giới thứ 3. Viện ung thư quốc gia Mỹ đã đầu tư
nhiều công sức và tiền bạc để sàng lọc đến 35.000 (trong số trên 250.000) lồi
cây cỏ để tìm thuốc chữa ung thư trên khắp thế giới. Theo bộ dữ liệu
NAPRALERT, đến năm 1985 đã có khoảng 3.500 cấu trúc hóa học mới có nguồn
gốc từ thiên nhiên được phát hiện, 2.618 trong số đó từ thực vật bậc cao,
512

từ thực vật bậc thấp và 372 từ nguồn khác. Rõ ràng là nguồn tài nguyên

cây cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc là một kho tàng khổng lồ, trong
đó phần khám phá cịn q ít ỏi (Theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 1993). Theo


9

Jukovski (1971), trên thế giới có 12 trung tâm đa dạng sinh học cây trồng là
Trung Quốc - Nhật Bản, Đông Dương - Indonesia, Châu Úc, Ấn Độ, Trung Á,
Cận Đông, Địa Trung Hải, Châu Phi, Châu Âu - Siberi, Nam Mexico, Nam Mỹ
và Bắc Mỹ. Nhiều loài cây thuốc đã được thuần dưỡng và trồng trọt từ lâu đời


các trung tâm đó như gai dầu, thuốc phiện, nhân sâm, đinh hương, nhục đậu


khấu, quế xây lan, bạc hà, đan sâm, vv (Dẫn theo Trần Văn Ơn, 2003).
1.1.2. Nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc trên Thế giới
Lịch sử nghiên cứu về cây thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm.
Nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, Ấn Độ...) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc
biệt phát triển rộng rãi ở các nước phương Đông.
Tài liệu cổ về cây thuốc hiện cịn lại khơng nhiều, tuy nhiên có thể coi
năm 2838 trước Cơng ngun (TCN) là năm hình thành bộ mơn nghiên cứu
cây thuốc và dược liệu. Cuốn “Kinh Thần Nông” (vào thế kỷ I sau Công
nguyên (SCN)) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho
sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay
(theo Andrew, 2006). Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất
cả các kinh nghiệm về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển: “Bản thảo
cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này.
Tác giả đã mô tả và giới thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ (Theo Lý
Thời Trân, 1963).
Năm 384 – 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu trữ sớm
nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 (TCN) Theophraste với
tác phẩm “Lịch sử thực vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và cơng dụng của
chúng. Tuy cơng trình của ơng mới chỉ dừng lại ở mức mơ tả, thống kê, song nó
mở đầu cho một giai đoạn tìm tịi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này (Theo Vũ Văn
Chuyên, 1976). Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60


10

– 20 (TCN) giới thiệu 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông
cũng là người đặt nền mống cho nền y dược học (Theo Vũ Văn Chuyên,
1976). Năm 79 – 24 (TCN) nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo
sách “Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1000 lồi cây có ích (Theo Vũ Văn

Chuyên, 1976). Năm 1952 đến 1954, tác giả người Pháp Petelot P. A. đã xuất
bản cơng trình “Les phantes de médicinales du Cambodye, du Lao et du Việt
Nam” gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thục vật ở
Đông Dương. Như vậy, những cơng trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu
đời, hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại. Tuy
nhiên, do sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời nên những cơng trình
này chỉ dừng lại ở mức độ mơ tả, thống kê và chỉ ra cơng dụng của chúng,
chưa có cơ sở để chứng minh thành pahanf hóa học của chúng có tồn tại trong
đó và tham gia vào việc chữa bệnh như thế nào. Chỉ đến khi khoa học kỹ thuật
phát triển thì vấn đề này mới được làm sáng tỏ, tạo độ tin cậy đối với người
bệnh khi sử dụng.
Manju Panghal và cs. (2010) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng các
loài cây thuốc của các cộng đồng tại huyện Jhajjar, bang Haryana, Ấn độ. Kết
quả cho thấy có 57 lồi cây thuốc được sử dụng, thuộc 51 chi và 35 họ thực
vật. Trong đó có 19 lồi thuộc 13 họ có tác dụng chữa trị rắn cắn. Có 48 lồi
thuộc 34 họ được sử dụng để chữa trị các bệnh khác. Phân theo dạng sống có
20 lồi cây thân thảo (36%), 16 loài cây gỗ (28%), 10 loài dây leo (18%), 9
loài cây bụi (16%) và 1 lồi thân bị (2%). Những họ có số lồi nhiều nhất là
họ Đậu (Fabaceae) 8 loài, họ Loa kèn (Liliaceae) 5 lồi, họ Hoa mơi
(Laminaceae) và họ Cúc (Asteraceae) mỗi họ có 3 lồi.
Harsha và cs. (2002) nghiên cứu tri thức thực vật dân tộc tại huyện Uttara
Kannada, bang Karnataka Ấn Độ. Kết quả cho thấy có 45 lồi cây thuộc 26 họ
được cộng đồng người Kunabis sử dụng làm thuốc. Các loài được sử dụng để


11

chữa trị một số bệnh như sốt, ho, bệnh ngoài da, thấp khớp, rắn cắn, bệnh
vàng da, kiết lỵ,…
Parinitha và cs. (2005) nghiên cứu kiến thức sử dụng các loài cây thuốc

của các cộng đồng tại huyện Shimoga, bang Karnataka, Ấn độ. Kết quả cho
thấy có 47 lồi thực vật thuộc 46 chi trong 28 họ được sử dụng để điều trị 9
bệnh nhiễm trùng và 16 bệnh không truyền nhiễm . Mười hai tuyên bố mới về
kiến thức ethnomedical đã được báo cáo và có cơng thức mà là tương tự như
mơ tả đã có trong văn học.
Muthu và cs. (2006) nghiên cứu cây thuốc được sử dụng bởi các thầy
lang ở Kancheepuram, bang Tamil, Ấn độ. Kết quả cho thấy, những thầy lang
sử dụng 85 loài thực vật thuộc 76 chi và 41 họ để điều trị các bệnh khác nhau.
Các cây thuốc đã được ghi nhận chủ yếu được sử dụng để chữa trị các bệnh về
da, độc cắn, đau bụng và rối loạn thần kinh.
Uniyal và cs. (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc của các bộ lạc
ở khu vực phía Tây dãy Himalaya. Kết quả cho thấy, có 35 lồi thực vật thường
được sử dụng bởi người dân địa phương trong việc chữa các bệnh khác nhau. Có
đến 45% lồi cây, người dân đã sử dụng phần dưới đất để làm thuốc.

Sajem và Gosai (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng các loài cây thuốc
của tộc người Jaintia ở Ấn độ. Kết quả cho thấy cộng đồng sử dụng 39 loài
thuộc 27 họ và 35 chi. Để trị nhiều loại bệnh, việc sử dụng các bộ phận của
cây trên mặt đất chiếm tỷ lệ cao hơn (76,59%) so với các bộ phận dưới mặt
đất (23,41%). Lá đã được sử dụng trong đa số các trường hợp (23 loài), tiếp
theo là quả (4 loài). Tổng cộng có 30 loại bệnh đã được báo cáo được chữa
khỏi bằng cách sử dụng 39 loài cây thuốc.
Koushalya Nandan Singh (2013) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây
thuốc ở phía Tây dãy Himalaya, Ấn độ. Kết quả ghi nhận có 86 lồi thực vật
thuộc 69 chi và 34 họ được sử dụng để chữa trị khoảng 70 bệnh khác nhau. Các


12

loài thực vật được sử dụng trong các bài thuốc thảo dược chủ yếu thuộc về các

họ Asteraceae, Lammiaceae, Gentianaceae, và Polygonaceae. Hầu hết các loại
thuốc được sử dụng dưới dạng bột, một số là nước ép trái cây và dịch triết.
Trong số các bộ phận của cây, lá đã được ghi nhận được sử dụng phổ biến,
tiếp theo là hoa.
Gangwar và cs. (2010) nghiên cứu đa dạng thực vật dân tộc tại huyện
Kumaun Himalaya, bang Uttarakhand, Ấn độ. Kết quả cho thấy các loài cây
thuốc dân tộc truyền thống rất đa dạng. Đã thống kê được 102 loài cây thuộc
48

họ được sử dụng như là cây thuốc truyền thống của người dân bản địa, số loài

thuộc các họ được thống kê từ cao tới thấp là: các họ Asteraceae, Limiaceae và
Rosaceae (mỗi họ có 9 lồi) tiếp theo là các họ Solanaceae và Poaceae (4

loài);

Araceae,

Euphorbiaceae,

Polygonaceae,

Ranunculaceae,

Scrophularaceae và Valerianaceae (3 loài mỗi họ); Apiaceae, Apocynaceae,
Liliaceae,

Meliaceae,

Moraceae,


Pinaceae,

Plantaginaceae,

Rutaceae,

Saxiferagaceae, Verbenaceae và Zingiberaceae (2 loài mỗi họ); và 25 họ khác
(mỗi họ 1 loài). Về dạng sống, có 50 lồi cây thân thảo, 24 lồi cây bụi, 22
lồi cây gỗ, thân bị và dây leo mỗi dạng có 3 lồi. Bộ phận sử dụng, có 21
lồi sử dụng cả cây; 43 loài sử dụng một vài bộ phận (nhiều hơn 1 bộ phận
như lá, cành và rễ, thân, rễ và vỏ…); 14 loài sử dụng rễ; 8 loài sử dụng lá; 4
loài sử dụng quả; vỏ, thân ngầm và hạt mỗi loại có 3 lồi; 2 loài sử dụng thân
và 1 loài sử dụng hoa.
Rey G. Tantiado (2012) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc bản địa tại
Iloilo, Philippines. Kết quả thống kê cho thấy có 101 loài cây thuộc 92 chi và
44

họ. Bộ phận sử dụng, có 59% số lồi dùng lá, 13% số lồi dùng quả, 10%

số loài dùng thân, 7% số loài dùng rễ, 5% số loài dùng hoa, 4% số loài dùng
cả cây và 2% số loài dùng hạt.


13

Gidey Yirga (2010) điều tra tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại phía
Bắc Ethiopia. Kết quả thống kê có 16 lồi cây được sử dụng để trị các bệnh
cho người. Phần lớn các loài cây (68,75 %) cây hoang dại và gây trồng được
sử dụng lá.

Mahwasane và cs. (2013) điều tra thi thức bản địa sử dụng cây thuốc
của các thầy lang tại khu vực Lwamondo, tỉnh Limpopo, Nam Phi. Kết quả
điều tra cho thấy có 16 lồi cây thuốc, thuộc 7 họ và 14 chi. Họ Đậu
(Fabaceae) có số lượng lồi nhiều nhất (43,8%), tiếp theo là họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae) với 18.8%. Rễ được sử dụng nhiều nhất (44,5%), tiếp theo là lá
(25,9%), vỏ (14,8%), cả cây (11%), và hoa (3,7%).
1.2. Ở Việt Nam.
1.2.1. Những nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Khi nghiên cứu các biện pháp phát triển bền vững nguồn tài nguyên
thực vật phi gỗ tại vườn quốc gia Hoàng Liên, Ninh Khắc Bản đã thống kê
được 29 loài cây dùng làm thuốc và cây cho tinh dầu. Trong đó tác giả đã lựa
chọn được một số loại cây triển vọng để đưa vào phát triển như: Thảo quả,
Thiên niên kiện, Xuyên khung, …(Ninh Khắc Bản, 2003).
Theo Ninh Khắc Bản khi điều tra về nguồn thực vật phi gỗ tại Hương
Sơn – Hà Tĩnh bước đầu đã xác định được khoảng 300 lồi cây có thể sử dụng
để làm thuốc. Tuy nhiên trong q trình điều tra thấy có khoảng 25 loài cây
được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: Hà thủ ơ, Thiên niên kiện, Thạch
xương bồ, Ngũ gia bì, Sa nhân, …(Dẫn theo Đỗ Văn Tuân, 2012).
Nguyễn Văn Thành khi nghiên cứu một số bài thuốc, cây thuốc dân gian
của cộng đồng dân tộc thiểu số tại buôn Đrăng-Phốk vùng lõi vườn Quốc gia
Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăc Lắc đã chỉ ra các bài thuốc, cây thuốc dân
gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống từ đó lựa chọn các bài
thuốc, cây thuốc hay, quan trọng để bảo tồn và phát triển, nhân rộng dựa


14

trên cơ sở sự lựa chọn có sự tham gia của người dân. Đề tài đã ghi nhận được
46


bài thuốc với tổng cộng 69 loài cây làm thuốc mà người dân tại cộng đồng

đã sử dụng để điều trị từ các bệnh thơng thường đến các bệnh có thể gọi là
nan y và đã sắp xếp thành 9 nhóm các bài thuốc theo nhóm bệnh (Dẫn theo
Đỗ Văn Tuân, 2012).
Trong 2 năm 2004-2005 Lê Qúy Công đã tiến hành điều tra việc khai thác,
sử dụng cây thuốc Nam tại vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo, nghiên cứu
kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây thuốc quý nhằm bảo tồn và phát
triển cho mục đích gây trồng thương mại. Đề tài được Quỹ nghiên cứu của Dự án
hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam – pha II tài trợ, nghiên cứu
chỉ rõ phương pháp thu hái cũng là vấn đề cần quan tâm, việc thu hái bằng cách
đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng lồi suy giảm
nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là sự tuyệt
chủng của một số lớn các cây thuốc. Vì vậy việc nhân giống nhằm mục đích hỗ
trợ cây giống cho người dân có thể trồng tại vườn nhà cũng như xây dựng các
vườn cây thuốc tại địa phương đều giảm áp lực thu hái cây thuốc trong rừng tự
nhiên là việc làm rất cần thiết và đưa ra những giải pháp và đề xuất hợp lý để bảo
tồn và phát triển (Dẫn theo Đỗ Văn Tuân, 2012).

Theo Nguyễn Văn Tập, để bảo tồn cây thuốc có hiệu quả cần phải tiến
hành công tác điều tra quy hoạch, bảo vệ và khai thác bền vững, tăng cường
cây thuốc trong hệ thống các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, bảo tồn
chuyển vị kết hợp với nghiên cứu gieo trồng tại chỗ, có như vậy các loại cây
thuốc q hiếm mới thốt khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng. Đồng thời lại tạo ra
thêm nguyên liệu để làm thuốc ngay tại các vùng phân bố vốn có của chúng
(Nguyễn Văn Tập, 2005).
Cũng trong thời gian này tác giả Nguyễn Tập và cộng sự đã điều tra đánh
giá hiện trạng và tiềm năng về y học cổ truyền trong cộng đồng các dân tộc tỉnh



15

Bắc Kạn, kết quả đã thu thập được nhiều cây thuốc, bài thuốc các thời gian
trong cộng đồng thường sử dụng, nhằm kế thừa và quảng bá rộng rãi những tri
thức bản địa này (Nguyễn Văn Tập, 2005).
Năm 2006 nhóm tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản –
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Dược liệu đã tổ chức
điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Đồng Lâm - Hoành Bồ - Quảng
Ninh và ghi nhận được 288 loài thuộc 233 chi, 107 họ và 6 ngành thực vật, tất
cả đều là cây thuốc mọc hoang dại trong các quần xã rừng thứ sinh và đồi cây
bụi. Trong đó có 8 lồi được coi là mới chưa có tên trong danh lục cây thuốc
Việt Nam (Nguyễn Văn Tập, 2006).
Đỗ Hoàng Sơn và cộng sự (2006) đã tiến hành đánh giá thực trạng khai
thác, sử dụng và tiềm năng gây trồng cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo
và vùng đệm. Qua điều tra đã thống kê được tại Vườn quốc gia Tam Đảo và
vùng đệm có 459 lồi cây thuốc thuộc 346 chi và 119 họ trong 4 ngành thực
vật là: Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta.
Người dân thuộc vùng đệm ở đây chủ yếu là cộng đồng dân tộc và Sán Dìu sử
dụng cây thuốc để chữa 16 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó trên 90% số lồi
được sử dụng trong rừng tự nhiên. Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn thuốc tươi
từ Vườn quốc gia Tam Đảo được thu hái để buôn bán. Nguồn tài nguyên cây
thuốc ở đây đang bị suy giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây. Trên cơ sở
các (Dẫn theo Đỗ Văn Tuân, 2012).
1.2.2. Những nghiên cứu về cây thuốc bản địa ở Việt Nam


Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Có thể nói, nó xuất

hiện từ buổi đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thủy. Trong quá
trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra công dụng và

tác hại của nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài như vậy, tổ tiên chúng ta đã dần
dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây


16

rừng để làm thức ăn và làm thuốc chũa bệnh. Từ những buổi đầu dựng nước,
dưới thời các vua Hùng, ông cha ta đã biết cử dụng hành, tỏi, gừng,
riềng...làm gia vị trong những bữa ăn hàng ngày. Thế kỷ XI (TCN), nhân dân
ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm miệng, uống nước chè xanh cho mát, nụ
vối cho dễ tiêu... Điều đó nói lên những hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng
thuốc của dân tộc. Thế kỷ II (TCN), hàng trăm loại thuốc đã được phát hiện
như: sắn dây, khoai lang, mơ, quýt... và trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị
thuốc của ta đã được xuất sang Trung Quốc (Theo Vũ Văn Chuyên (1976).
Dưới triều vua nhà Lý (1010 - 1244) có nhiều lương y nổi tiếng, trong đó
có nhà sư Minh Khơng (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thủy đã có cơng chữa
bệnh cho Lý Thần Tông. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc)
trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc (Theo Vũ Văn Chuyên (1976). Dưới triều Trần
(1244 - 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng chiến. Tướng Phạm
Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dược Sơn (Hải Dương) để cung cấp
cho quân y. Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã
thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tâp “Lĩnh Nam bản thảo”, nội dung
gồm 496 vị thuốc Nam của “Nam dược thần hiệu” và phát hiện thêm hơn 300 vị
thuốc nữa. Tư liệu vĩ đại nhất của ông là bộ sách “Hải thượng
y

tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển viết về lý luận cơ bản, phương pháp chuẩn đoán,

trị bệnh (Theo Lê Trần Đức, 1970). Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành
đã để lại tập “Nam dược” với 620 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm

gia truyền. Triều Nguyễn (1802 - 1845) có quyển “Nam dược tập nghiệm quốc
âm” của Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian (Theo Lê Trần Đức,
1970). Sau cách mạng tháng 8 – 1945, y dược học cổ truyền đạt được những
thành tựu to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế cùng y học hiện đại, sức khỏe của
người dân được quan tâm và chăm lo chu đáo hơn. Trần Đình Lý và cs. (1995)
đã xuất bản “1900 lồi cây có ích” cho biết trong số các loài


17

thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 lồi cho nhựa thơm, 160 lồi
có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 lồi cây gỗ có giá trị,
40 lồi tre nứa, 40 loài song mây. Lê Trần Đức (1995) với tác phẩm “Cây thuốc
Việt Nam” đã mơ tả hơn 830 lồi cây thuốc và giới thiệu cách trồng, hái, chế
biến, trị bệnh ban đầu. Đỗ Tất Lợi (1970 - 2004) khi nghiên cứu các loài cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam đã cơng bố 793 lồi thuộc 164 họ ở hầu hết các tỉnh
nước ta. Trong tài liệu này, tác giả cũng tiến hành mô tả từng cây, cách thu hái và
chế biến, thành phần hóa học, cơng dụng và liều dùng. Tuy nhiên, nơi phân bố
của từng loài tác giả giới thiệu rất khái quát. Võ Văn Chi (1996) với bộ sách “Từ
điển cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu 3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt
Nam. Tác giả đã mơ tả khá chi tiết từng lồi, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái,
tính vị, cơng dụng của chúng. Ngồi ra, sách cịn có hình vẽ và ảnh chụp một số
loài cây nên thuận lợi cho việc tra cứu.
Lê Ngọc Cơng, Nguyễn Văn Hồn (2006), nghiên cứu đa dạng các loài
cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống kê được
152

loài, 133 chi thuộc 72 họ, có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh khác nhau. Các

tác giả chưa mơ tả được đặc điểm hình thái từng lồi cũng như nơi sống của

chúng. Lê Ngọc Công và cs. (2007), nghiên cứu sự đa dạng các lồi cây có ích ở
Phú Lương (Yên Bái ), trong đó nhóm cây làm thuốc có 269 loài, 90 họ thuộc 4
ngành thực vật bậc cao có mạch. Cùng với sự ra đời của các cơng trình nghiên
cứu, nhiều tổ chức về y học dân tộc được thành lập: Hội Đông y Việt Nam, Viện
nghiên cứu Đông y... đã thành công trong việc điều tra, sưu tầm dược liệu: sưu
tầm được 1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ thực vật, thu thập 8.000 tiêu bản của
1.296 lồi (Theo Lê Ngọc Cơng, Nguyễn Văn Hồn, 2006).

Năm 2003, Trần Văn Ơn trong luận án Tiến sĩ dược học “Góp phần
nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì”, ơng đã điều tra được


18

503

loài cây thuốc được người Dao sử dụng thuộc 321 chi, 118 họ của 5

ngành thực vật.
Ninh Khắc Bản và cs. (2013) nghiên cứu tri thức sử dụng các loài cây
thuốc của cộng đồng dân tộc Cơ tu và Vân kiều tại vùng đệm Vườn quốc gia
Bạch Mã. Kết quả thống kê cho thấy, các loài cây thuốc dùng để chữa bệnh
khơng những đa dạng về thành phần lồi (249 loài thuộc 82 họ của người Cơ
Tu, 27 loài thuộc 21 họ của người Vân Kiều), về dạng sống (thân thảo 61,0%,
dạng gỗ, bụi 39,0%), về bộ phận sử dụng (người Cơ Tu sử dụng làm thuốc
vẫn là cành, lá 77 loài chiếm 31%; tiếp đến là cả cây 73 loài chiếm 30%; rễ,
củ 68 cây chiếm 28%; hoa quả 15 loài chiếm 7%; các bộ phận khác 9 loài
chiếm 4%. Người Vân Kiều sử dụng rễ củ 13 loài chiếm 42%; cành lá 8 loài
chiếm 26%; cả cây 5 loài chiếm 16%; các bộ phận khác (nhựa, dịch thân,...) 4
loài chiếm 13% và hoa quả 1 loài chiếm 3%) mà cịn đa dạng về các nhóm

bệnh được chữa trị (11 nhóm bệnh).
Bùi Văn Hướng và cs. (2013) nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây
thuốc của đồng bào dân tộc tại tỉnh Gia Lai. Qua điều tra nghiên cứu, bước đầu
đã xác định được 145 loài thực vật được sử dụng làm thuốc thuộc 112 chi và 61
họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch đó là Ngọc lan (Magnoliophyta),
Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông đất (Lycopodiophyta). Ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 53 họ, chiếm 86,9%; 105 chi, chiếm 93,8% và
137 loài, chiếm 94,5% so với tổng số họ, chi, loài cây thuốc đã điều tra. Về dạng
sống của cây thuốc thì nhóm cây bụi với 62 lồi, chiếm 42,8%; tiếp đến là nhóm
cây thân thảo với 31 lồi, chiếm 21,4%; nhóm cây dây leo với 25 lồi, chiếm
17,2%; nhóm cây gỗ với 21 lồi, chiếm 14,5% và cuối cùng là nhóm cây thân rễ
với 6 lồi, chiếm 4,1% tổng số loài cây thuốc đã điều tra được. Trong các bộ
phận của cây thuốc, rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất với 51 loài chiếm
35,2%; thân với 33 loài chiếm 22,8%; lá và cả


19

cây được sử dụng với tỷ lệ bằng nhau là 17,2%. Các bộ phận khác như: Vỏ, củ,
quả... tuy được sử dụng nhưng tỷ lệ khơng đáng kể. Có 13 nhóm bệnh chủ yếu
được chữa trị bằng cây thuốc bản địa với kiến thức của đồng bào dân tộc. Trong
đó, nhóm bệnh về tiêu hố là nhiều nhất với 14 lồi chiếm 9,7%; tiếp đến là
nhóm bệnh phụ nữ với 13 loài, chiếm 9,0%. Các bệnh về ngoài da và động vật
cơn trùng cắn có số lồi lần lượt là 12 loài, chiếm 8,3% và 9 loài, chiếm 6,2%.
Một số bệnh về răng và dạ dày tỷ lệ sử dụng cây thuốc để chữa trị là khá ít.

Võ Văn Minh và cs. (2014) nghiên cứu cây thuốc của người Hre tại
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả đã điều tra xác định được 45 loài cây
thuốc, thuộc 26 họ, thông qua việc sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của
cộng đồng người Hre huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Trong đó có 2 lồi thuốc q

trong danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 6 loài quý theo kiến thức bản địa của
người dân. Cây thuốc được khai thác chủ yếu từ tự nhiên (84,44%), kiến thức
bản địa phong phú thể hiện ở kinh nghiệm sử dụng để chữa trị 12 nhóm bệnh
khác nhau, số lượng các lồi cây thuốc được sử dụng chữa các nhóm bệnh cơ
- xương - khớp, thận, nội tiết, gan là nhiều nhất. Cách thức chế biến sử dụng
khá đa dạng. Những loài cây thuốc quý cần ưu tiên bảo tồn là Ba kích
(Morinda officinalis), Thổ phục linh (Smilax glabre), Sa nhân tím
(Amomum longiligulare).
1.2.3. Những nghiên cứu về cây thuốc bản địa ở Định Hóa
Định Hóa là huyện có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống với
những kinh nghiệm dân gian độc đáo trong việc sử dụng cây cỏ hoang dại để
làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây thuốc ở tỉnh Định
Hóa cịn ít, chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ và hệ thống về vốn tri thức
bản địa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong huyện.
Lê Thị Thanh Hương và cs. (2013) nghiên cứu về cây thuốc tại xã Phú
Đình, kết quả cho thấy: có 115 lồi thực vật bậc cao có mạch có cơng dụng


20

làm thuốc, thuộc 98 chi, 61 họ của đồng bào dân tộc Sán Chí ở xã Phú Đình,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Xác định được phổ dạng sống cho hệ thực
vật làm thuốc của cộng đồng người Sán Chí tại xã Phú Đình là: SB = 81,74Ph
+

8,7Th+ 4,34Ch+ 2,61Hm + 2,61Cr. Xác định được bộ phận sử dụng làm

thuốc và sự phân bố của cây thuốc tại các môi trường sống khác nhau ở khu
vực nghiên cứu. Khu vực nghiên cứu có 14 lồi cây thuốc thuộc diện cần bảo
tồn đang bị khai thác mạnh và có nguy cơ bị tuyệt chủng.

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính
Định Hóa là huyện miền núi nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên
50

km về hướng Tây bắc, địa hình đồi núi tương đối hiểm trở. Huyện có tổng

diện tích tự nhiên là 51.351,870 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm
nghiệp là 34.759,64 ha, được quy hoạch thành 3 loại rừng gồm rừng đặc dụng
8.064,31 ha, rừng phòng hộ 9.181,22 ha và rừng sản xuất 17.514,11 ha, có vị
trí địa lý như sau:
+

Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn.

+

Phía nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Ngun.

+

Phía đơng giáp huyện Phú Lương và tỉnh Bắc Kạn.

+

Phía tây giáp tỉnh Tun Quang.

-


Huyện Định Hóa có tổng số 22 xã và 01 thị trấn, bao gồm 41 tiểu khu.

-

Huyện Định Hóa nằm trong khu vực có hệ tọa độ là 21,905 vĩ độ bắc

và 105,644 kinh độ đơng.
1.3.1.2. Nhận xét, đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên
kinh tế - xã hội tới khai thác sử dụng loài cây dược liệu
* Thuận lợi:
-

Huyện Định Hóa là nơi phân bố tự nhiên của các lồi cây dược liệu

với đặc điểm về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của loài cây này.


21

-

Cây dược liệu tại huyện Định Hóa có nhiều tác dụng trong việc chữa

trị các loại bệnh khác nhau, mặt khác tài nguyên rừng vô cùng phong phú, đa
dạng, nhiều lồi động thực vật q hiếm có giá trị bảo tồn cao, nên đã thu hút
được sự quan tâm của các cấp các ngành, chính quyền địa phương cũng như
các nhà khoa học.
-


Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất lâm

nghiệp nói chung, cây dược liệu nói riêng. Rừng là nguồn Tài nguyên chủ yếu
của cả cộng đồng nên việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ
chung của cộng đồng, các chủ rừng, hệ thống chính trị - tồn xã hội.

* Khó khăn:
-

Phong tục tập quán thả rông gia súc của người dân vẫn cịn là tình

trạng phổ biến ở các thơn bản, xã tại địa phương, nên ảnh hưởng đến công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển cây dược liệu.
-

Khu vực có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thơng khó khăn; nằm

trong địa bàn dân cư kinh tế, văn hóa cịn nhiều hạn chế.
-

Các hộ dân sinh sống đan xen trong khu rừng đặc dụng, phịng hộ vì

vậy đã gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý bảo vệ và phát triển kinh tế xã hội.
-

Thiếu thông tin về tầm quan trọng của các loài cây dược liệu dẫn đến

việc khai thác, sử dụng chưa hợp lý hoặc vơ tình tác động làm suy giảm cây
dược liệu.
-


Nguồn nhân lực hiện tại thiếu và hạn chế cả về mặt năng lực, trang

thiết bị và kinh phí để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và đáp ứng
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


22

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây dược liệu phân bố tự nhiên tại khu vực rừng thuộc huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 / 2019 đến tháng 10 / 2020.

-

Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn các xã đại diện cho 4 khu vực thuộc

huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên:
+ Khu vực phía Nam của huyện: xã Phú Đình.

+ Khu vực phía Bắc của huyện: xã Linh Thơng.
+ Khu vực phía Đơng của huyện: xã Tân Dương.
+ Khu vực phía Tây của huyện: xã Bảo Linh.
2.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Xác định tính đa dạng cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu

Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng
các dân tộc tại khu vực nghiên cứu, sử dụng phương pháp đánh giá của
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997):
-

Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài.

-

Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi.

Nội dung 2. Nghiên cứu xác định đa dạng giá trị của các loài cây

dược liệu
-

Đa dạng giá trị sử dụng cây dược liệu

-

Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa,

cả cây.
Nội dung 3. Các loài cây thuốc quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn
-

Xác định các loài cây dược liệu quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn.



23

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài cây thuốc quý hiếm.
Nội dung 4. Nghiên cứu tri thức bản địa khai thác, sử dụng cây
thuốc tại địa phương
Tư liệu hóa kiến thức bản địa về cách chế biến và sử dụng các loài cây
thuốc: Các phương thức chế biến đối với từng cây ở từng cộng đồng, từng hộ
như bằng cách đơn giản (phơi, gác bếp, dùng tươi..) hay cầu kỳ (phải qua
nhiều công đoạn khác nhau...); Thành phần và tỷ lệ các loài cây phối hợp
trong các bài thuốc dân gian.
Nội dung 5. Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ, định hướng
phát triển một số loài cây dược liệu tại khu vực.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Dùng phương pháp này để xác định thành phần loài cây dược liệu tại
khu vực nghiên cứu; Đặc điểm phân bố các loài cây dược liệu tại khu vực
nghiên cứu; xác định các tác động ảnh hưởng đến các loài cây dược liệu tại
khu vực nghiên cứu.
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến các nội dung hoặc hỗ trợ
trong quá trình nghiên cứu thực địa tại khu vực nghiên cứu, bao gồm:
+

Hệ thống bản đồ khu vực nghiên cứu: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ

địa hình…
+

Các báo cáo khoa học đã thực hiện tại khu vực liên quan đến khu hệ


thực vật nói chung và các lồi cây dược liệu nói riêng.
2.4.2. Liệt kê tự do
Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội.
Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai
đoạn: (1) liệt kê tự do và (2) xác định cây thuốc.
(1) Liệt kê tự do


24

Liệt kê tự do là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp thơng
tin (thầy lang, người có kinh nghiệm khai thác và sử dụng cây thuốc), đề nghị
họ cho biết tên tất cả các phần tử (tên loài cây thuốc) thuộc lĩnh vực cần
nghiên cứu (cây thuốc). Mục tiêu của liệt kê tự do là để thu thập một tập hợp
tên loài cây (theo tên gọi địa phương), các loài mà người dân ở khu vực điều
tra sử dụng làm thuốc. Các bước thực hiện bao gồm:
- Chọn mẫu:
Người cung cấp tin có thể được chọn (i) ngẫu nhiên (như dựa vào danh
sách hộ gia đình, tung đồng xu, v.v…), (ii) ngẫu nhiên - phân tầng (người
cung cấp thơng tin được phân thành một số tầng (nhóm người) nhất định như
mức thu nhập, giới tính, dân tộc…, sau đó được lấy ngẫu nhiên từ các nhóm
này.
Độ lớn mẫu của người cung cấp thông tin tùy thuộc vào phạm vi nghiên
cứu và điều kiện khác như nhân lực, kinh phí, thời gian, v.v… Tuy nhiên, độ
lớn mẫu có thể được quyết định căn cứ vào “đường cong loài” được biểu diễn
bằng đồ thị trục tung là số tên cây thuốc được người cung cấp thông tin nhắc
đến và trục hồnh là số người cung cấp thơng tin đã điều tra. Khi tăng số
lượng người cung cấp thông tin mà số lồi tăng khơng đáng kể - đường cong
có xu hướng giảm dần, thì có thể kết thúc phỏng vấn.
-


Phỏng vấn: Để đảm bảo độ tin cậy số liệu thống kê thì mỗi khu vực

sẽ phỏng vấn 35 người (theo lý thuyết xác suất thống kê với số mẫu đạt từ 30
trở lên là đảm bảo độ tin cậy). Như vậy, tổng số người tham gia trả lời phỏng
vấn trên địa bàn nghiên cứu là: 4 khu vực * 35 người = 140 người;
Phương pháp phỏng vấn nhằm cung cấp các thông tin cơ bản liên quan
đến các nội dung nghiên cứu của đề tài. Các thông tin này sẽ đặc biệt có ý
nghĩa nếu q trình điều tra thực địa khơng ghi nhận được. Ngồi ra, phỏng
vấn là phương pháp hiệu quả để tìm hiểu các tri thức bản địa trong việc sử
dụng cây thuốc của người dân địa phương.
Phỏng vấn tập trung vào 3 đối tượng sau:


25

+

Người dân địa phương: Những người được lựa chọn phỏng vấn là

những người thường xuyên đi rừng hoặc những người có kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc. Đây là những người có thể cung cấp những thơng tin đáng tin
cậy như thành phần loài cây thuốc, phân bố, các kiến thức bản địa trong thu
hái và sử dụng…
+

Cán bộ quản lý thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hóa.

+


Cán bộ chính quyền các xã, thơn xóm xung quanh: Đây là đối tượng

có thể giúp đánh giá một cách tổng quát hiện trạng khai thác, sử dụng và
những tác động đến loài cây bản địa tại khu vực. Trên cơ sở đó để đề xuất các
giải pháp quản lý, bảo vệ, định hướng phát triển.
Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả người cung cấp tin, ví dụ: “Xin
Bác (Anh/ Chị/ Ơng/ Bà) kể tên tất cả các cây có thể làm thuốc mà Bác (Anh/
Chị/ Ông/ Bà) biết”. Tên cây thuốc ở đây được thể hiện bằng tiếng địa phương
nhằm tránh sự nhầm lẫn tên lồi giữa các ngơn ngữ, văn hóa khác nhau. Bộ
câu hỏi phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1.
- Xử lí số liệu:
Dữ liệu điều tra được xử lý bằng các phần mềm tin học ứng dụng, bao
gồm: (i) liệt kê tất cả các tên lồi cây thuốc được người cung cấp thơng tin nhắc
đến, (ii) đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số được nhắc đến), và
(iii)

xếp danh mục các tên (phần tử) theo thứ tự tăng hay giảm dần hay theo

nhóm các lồi được dùng làm thuốc tiêu biểu,v.v…
(2) Xác định cây thuốc
Sau khi xử lí số liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, lên được danh mục tên
các cây được cộng đồng địa phương sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là
danh mục bằng tên gọi của địa phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó
cần phải thu mẫu tiêu bản của tất cả các loài đã được nêu ra trong danh mục,
xử lí và định danh. Cần lưu ý là một tên địa phương có thể chỉ nhiều lồi khác
nhau, thường là các lồi trong cùng một chi, có đặc điểm hình thái giống nhau


×