Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

giao an van dong Di buoc don ngang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.5 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT ĐỀ TÀI: * Vận động cơ bản: Đi bước dồn ngang * Trò chơi vận động: Thi ném túi cát Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Số lượng trẻ: 27 trẻ Thời gian 30-35 phút I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài tập “ đi bước dồn ngang” - Nắm vững cách chơi, luật chơi của trò chơi vận động và hiểu cách tuân thủ luật chơi giúp giữ gìn an toàn cho bản thân và cho bạn. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kĩ năng đi ngang bước dồn: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống vào hông sang ngang để giữ thăng bằng, sau đó chuyển chân bước dồn lần lượt từng bước nhỏ. - Trẻ có kĩ năng phối hợp tay, mắt để ném trúng đích nằm ngang một cách chính xác thông qua trò chơi “ Thi ném túi cát”. Thực hiện đúng cách chơi, luật chơi. - Trẻ thể hiện sức mạnh, sự khéo léo khi tham gia vận động. 3. Thái độ. - Trẻ tự tin hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động - Tôn trọng luật chơi, hợp tác đoàn kết với bạn. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm: Sân trường. 2. Chuẩn bị của giáo viên. - Trang phục gọn gang, mặc quần áo thể thao. - Nhạc không lời, hồi tĩnh, nhạc BTPTC và TCVD: levan polka, childen song, Twinkle Twinkle Little Star, Chicken dace, goodbye song. - Vạch xuất phát, đường kẻ thẳng, thảm cỏ. - Hộp đựng bao cát trong trò chơi vận động. 3. Chuẩn bị của trẻ: - Trang phục gọn gang, phù hợp với thời tiết. - 27 vòng thể dục. - 8 vòng đích đường kính 40cm ( 4 vòng xanh, 4 vòng đỏ).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Bao cát: 50 bao cát. hoa xanh, Hoa đỏ buộc cổ tay. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 1. Tạo hứng thú: - Giới thiệu khách - Cô làm tiếng gà gáy, hỏi trẻ chú gà gáy vào lúc nào? -Để có cơ thể khỏe mạnh thì mỗi sáng thức dậy các con phải làm gì? 2. Nội dung chính. a. Khởi động: - Cho trẻ khởi động vận động toàn bộ thân thể theo nhạc bài levan polka ( theo đội hình vòng tròn) - Trẻ về đội hình theo sơ đồ hình tháp tập BTPTC b. Trọng động: * Bài tập phát triển chung: Tập với vòng thể dục trên nền nhạc bài Nắng sớm. - Tay: Hai tay đưa ra trước. song song mặt đất, lên cao ( 3 lần x 8 nhịp) - Bụng- lườn: Đưa hai tay lên cao, nghiêng người sang 2 bên. ( 2 lần x 8 nhịp) - Chân: Hai tay lên cao đưa xuống ngang ngực kết hợp khụy gối ( 3 lần x 8 nhịp) - Bật tách, khép chân ( 2 lần x 8 nhịp) ( sau 2 động tác: Tay, bụng- lườn trẻ chuyển đội hình chữ V tiếp tục thực hiện 2 động tác: chân bật) * Vận động cơ bản: Đi bước dồn ngang. Các con hãy quan sát xem buổi tập hôm nay cô chuẩn bị những đồ dùng gì? Theo các con thì ta sẽ tập bài tập gì với đường kẻ này? - Giáo viên giới thiệu tên bài tập: đi bước dồn ngang. - Ai muốn thử sự khéo léo của mình khi đi bước dồn ngang trên đường thẳng này? - Theo các con muốn đi bước dồn ngang chúng ta phải làm gì? - Giáo viên làm mẫu 2 lần, lần 2 phân tích động tác: Đúng tự nhiên trước vạch xuất phát, 2 tay chống hông, sau đó chuyển đứng 1 chân qua vạch, sau đó bước nối tiếp chân sau khi đi hai bàn chân luôn luôn đặt thẳng nhau theo hàng ngang, khi bước đầu tiên đi thì bước tiếp theo sẽ đặt vào vị trí bước đầu, cứ như thế cho hết quãng đường. - Giáo viên tổ chức cho cả lớp tập luyện theo sơ đồ sau: X X X X X X X. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Trẻ chào khách - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ khởi động theo nhạc.. - Trẻ về đội hình BTPTC. - Trẻ tập BTPTC cùng cô ( chuyển đội hình sau 2 động tác: Tay, bụng, lườn) - Chuyển đội hình chữ V. - Trẻ phán đoán tên bài tập. - 2-3 trẻ lên tập thử - Trẻ nói lên ý kiến của mình - Trẻ quan sát giáo viên làm mẫu..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Trẻ lần lượt tập luyện. X X X X X X X + Lần 1,2 : Lần lượt mỗi hàng 2 trẻ lên tập đi nối bàn chân. GV chú ý quan sát, sửa kĩ năng cho trẻ. Tăng dần tốc độ của giờ học. + Lần 3: GV cho trẻ đi nối bàn chân trên băng giấy, thảm cỏ và trên mặt phẳng bình thường ở 3 hàng. Cho trẻ so sánh sự khác nhau về các con đường đi. Khuyến khích trẻ nào đủ tự tin có thể vượt qua các con đường có độ khó khác nhau ( Phân loại trẻ, tạo cơ hội cho trẻ luyện tập theo khả năng) * Trò chơi vận động: “ Thi ném túi cát” - Tiếp theo các con hãy xem cô chuẩn bị đồ dùng gì cho trò chơi tiếp theo? - Cho trẻ thò tay vào hộp kín đoán đồ dùng trong hộp ( Túi cát). Những túi cát này sẽ được dùng để chơi trò gì? Ai có thể nhắc lại cách chơi? - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi: + Cách chơi: Chia thành 2 đội xanh và đội đỏ, đứng xung quanh vòng tròn hướng vào đích. Khi có tiếng nhạc vang lên các thành viên trong đội đỏ lấy bao cát ném vào đích đỏ, đội xanh lấy bao cát ném vào đích xanh. Kết thúc bản nhạc đội nào ném được nhiều và đúng bao cát vào đích của đội mình sẽ là đội thắng cuộc. + Luật chơi: số bao cát của mỗi đội chỉ được tính khi nằm trong vòng đích và đúng với màu của đội mình. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. Lần 2 cho trẻ di chuyển theo nhạc nhanh, chậm. Nhạc dừng thì lấy bao cát ném vào đích của đội mình. Cứ như vậy trẻ tực hiện khoảng 2-3 lần nhạc. - GV bao quát chỉnh sửa tư thế ném cho trẻ ( nếu trẻ thực hiện chưa đúng) - Gv động viên trẻ hứng thú tham gia trò chơi. Khuyến khích trẻ đếm, so sánh số bao cát sau mỗi lượt chơi. C. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể theo nhịp bài hát “ goodbye song” 3. Kết thúc: Gv khen ngợi động viên trẻ. - Trẻ thực hiện bài tập.. - Trẻ phán đoán đồ dùng và tên trò chơi. - Trẻ sờ tay đoán gọi tên đồ dung ( Túi cát). - Trẻ nói cách chơi, luật chơi - Trẻ chia làm 2 đội và tham gia trò chơi.. - Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả. - Trẻ thư giãn, hít thở và thả lỏng cơ thể theo nhịp bài hát.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×