Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SSKN Van 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.56 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên Ngày sinh Năm vào ngành Chức vụ Đơn vị công tác Trình độ chuyên môn Hệ đào tạo Bộ môn giảng dạy. : Lương Thị Huệ : 28 – 09 – 1966 : 1994 : Giáo viên : Trường THCS Hồng Dương - Thanh Oai - Hà Nội : Sư phạm Văn : Đại học : Ngữ Văn 8.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> NỘI DUNG ĐỀ TÀI “Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8” PHẦN A: CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Như chúng ta đã biết: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng là vấn đề hết sực quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi đang học bậc THCS và trưởng thành sau này. Qua việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn vè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính tự tập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ và các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật. Trước hết, là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt là một công cụ tư duy và giao tiếp. Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng dẫn cho các em cách thức viết đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu trong đoạn văn, bố cục đoạn văn trong một văn bản, cách sử dụng các phương tiện liên kết trong đoạn văn, tùy theo từng phương thức diễn đạt khác nhau mà viết theo lối quy nạp, diễn dịch, song hành hay móc xích. Để viết được đoạn văn phải có nhiều câu kết hợp tạo thành, cũng như vậy để tạo thành văn bản yêu cầu phải có các đoạn văn liên kết với nhau mà thành (khi đã dùng phương tiện liên kết trong văn bản). Tuy vậy. trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại, thông tin đại chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào con đường say mê “nghiện”, sách vở bị lãng quên, ham bạo lực điện tử, sách kiếm hiệp. Vì vậy, các em không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu. Cho nên, việc viết một đoạn văn lại càng là vấn đề đáng quan tâm khi chúng ta rèn luyện cho các em. Hơn thế nữa, tập làm văn là một môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Văn – Tiếng Việt, môn Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Như vậy, chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững cơ bản, biết xây dựng các đoạn văn thông thường. Biết rèn luyện cho học sinh các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản. Vì.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thế, cách xây dựng đoạn văn trong phân môn Tập làm văn được coi như vị trí hàng đầu. Việc rèn cách viết đoạn văn cho học sinh THCS theo trục tăng dần qua các thể loại văn học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính công vụ). Từ đó, giúp các em biết vận dụng các thể loại văn bản để phục vụ cho học tập và trong đời sống. Qua việc tiếp thu những kiến thức của môn Văn – Tiếng Việt, học sinh vận dụng sáng tạo tổng hợp để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, những đề tài khách nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em. Thông qua môn Tập làm văn, qua bài làm văn của mình, các em bộc lộ những tri thức, vốn sống tư tưởng, tình cảm của cá nhân. Vì thế giáo viên phải biết nắm lấy những ưu thế này để phát huuy những khả năng của các em, đồng thời qua việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn giáo viên có dịp uốn nắn điều chỉnh những lệch lạc trong vốn sống, nhận thức, tư tưởng, tình cảm – đặc biệt qua các thể loại văn học mà các em sẽ học trong chương trình. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Tình hình dạy và học Như chúng ta đã biết, vẫn đề nghiên cứu rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh đã đặt ra từ lâu nhưng chưa được quan tâm nhiều do phân môn Tập làm văn chưa được xem là phân môn chính và có nhiều quan niệm khác nhau. Bước cải cách giáo dục (Từ những năm 1980 trở về trước), phân môn. Tập làm văn thuộc về môn Văn, là bộ phận của môn Văn. Đến cải cách giáo dục (1980 – 2001), Tập làm văn là một phần chính của môn Tiếng Việt, quan niệm dạt môn này và Tiếng Việt có tính chất như là công cụ để học tốt các môn khác. Làm văn là quá trình giúp học sinh xây dựng văn bản. Giai đoạn hiện nay: phân môn Tập làm văn có tính độc lập nhưng có mối quan hệ trực tiếp đến phần Văn và Tiếng Việt. Lần thay sách giáo khoa nay, phân môn Tập làm văn được tích hợp cùng phân môn Văn và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn mới. Các kiểu văn bản của Tập làm văn chính là trục để xây dựng nội dung, chương trình Ngữ Văn THCS từ năm học 2002 – 2003. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS nói chung hay đối với học sinh lớp 8 nói riêng là vấn đề quan trọng hiện nay. Phân môn Tập làm văn giúp cho học sinh nắm được các thể loại trong chương trình Tập làm văn ở THCS như Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành. Từ đó giúp hoc sinh biết vận dụng các thể loại văn bản để phục vụ cho học tập, trong đời sống. Đặc biệt đề tài này sẽ giúp cho.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> các em biết cách xây dựng đoạn văn biểu cảm nói riêng và đoạn văn thuộc các thể loại nói trên, với bố cục đoạn văn dù ngắn hay dài đều phải đảm bảo mặt nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, hướng dẫn cho các em rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn theo bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận. Mỗi đoạn văn đều bao hàm một ý chính của nó. Ý chính đó, có thể đứng ở đầu đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc đứng cuối đoạn văn theo cách quy nạo hoặc ý chính của các câu bình đẳng nhau, ngang hàng nhau theo các song hành. Qua đó, rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt đúng và hay bằng các hình thức nói hoặc viết, tập vận dụng một cách sáng tạo, tổng hợp những kiến thức đã thu được qua các môn Văn – Tiếng Việt và những kiến thức văn hóa xã hội để có thể nói và viết theo yêu cầu, đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em. Viết đoạn văn (trong phân môn Tập làm văn còn trực tiếp rèn luyện cho học sinh một số đức tính như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trì… Bởi vì môn này góp phần phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo, biết phân biệt đúng, sai, tốt, xấu, phải trái… Từ đó, nuôi dưỡng tâm hồn học sinh hướng tới cái chân, thiện, mỹ. 2.Khảo sát thực tế Khi chưa thực hiện đề tài này, có nhiều học sinh còn lơ mơ khi viết một đoạn văn hay chưa hiểu hết về khái niệm về một đoạn văn. Vì vậy, nhiều em còn chưa hình dung ra được thế nào là một đoạn văn, còn lúng túng và cho rằng: đoạn văn là nhiều câu ghép lại, chỉ biết viết là như vậy mà không chú ý đến nội dung, hình thức cũng như chủ đề của đoạn văn làm cho đoạn văn trở nên rời rạc, thiếu tính liên kết, nội dung không sâu, hình thức chưa phù hợp. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát phân loại học sinh, cụ thể như sau: Lớp 8D 8E. Sĩ số 36 40. Giỏi 3 - 8.3% 11 - 28%. Khá 19- 53% 20 - 50%. Trung bình 14 - 38.7% 9 - 22%. Yếu 0- 0 0-0. Tôi đã suy nghĩ và hướng dẫn giảng dạy để giúp học sinh hiểu rõ về khái niệm đoạn văn và biết cách viết một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo về nội dung và hình thức.. III.PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Thời gian thực hiện đề tài.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đề tài này tôi đã nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 8D và 8E của trường THCS Hồng Dương. Và bắt đầu nghiên cứu từ đầu năm học 2014 – 2015 cho đến nay. 2.Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài này là việc thường xuyên trong giờ dạy Ngữ Văn chính là viết đoạn văn trong phân môn Tập làm văn của một kỳ trong cả năm học.. PHẦN B QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, NHỮNG BIỆN PHÁP, NỘI DUNG CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Để thực hiện đề tài này tôi đã đọc, nghiên cứu sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập I, NXB – GD Hà Nội, sách giáo viên Ngữ Văn 8 – tập 1, NXB – GD Hà Nội. Đọc tìm hiểu kỹ nội nội dung bài học: “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”. “Phương pháp thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”. Đọc và nghiên cứu tìm hiểu cuốn sách “Ngữ Văn 8 nâng cao” NXB – GD Hà Nội để hiểu rõ hơn về kỹ năng viết đoạn văn đối với học sinh lớp 8. Học hỏi bạn bè, đồng nghiệp có chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy II. NHỮNG BIỆN PHÁP KHI THỰC HIỆN TRONG BÀI GIẢNG KHI VIẾT ĐOẠN VĂN (ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH) Như chung ta đã biết, bài viết được cấu thành bởi các đoạn văn (văn bản) theo những phương thức và bằng những phương tiện khác nhau. Dựng đoạn được triển khai từ ý trong dàn bài. Có thể đoạn văn diễn đạt một ý hoặc nhiều ý. Trong đoạn văn thường có bố cục ba phần: mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. ở góc độ cấu trúc thì đoạn văn có thể là đoạn văn diễn dịch, quy nạp hay móc xích, song hành… Để rèn được kỹ năng viết đoạn văn, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ yêu cầu diễn đạt thành lời, thành đoạn, phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp với ý của đoạn để hiệu quả biểu cảm cao hơn, đoạn văn có sức hút hơn với người đọc. Kỹ năng dựng đoạn văn gắn với kỹ năng luyện nói trên lớp. Có triển khai ý thành đoạn cũng mới tiến hành được. Đây là những thao tác, những kỹ năng có khi thực hiện và rèn luyện đồng thời cùng một lúc. Qua đó, ta có thể hiểu khi viết đoạn văn cần chú ý: - Về hình thức: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hao lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. -Về nội dung: đoạn vắn thường do nhiều câu tạo thành, thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đè. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đầy đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu câu hoặc cuối đoạn văn bản (hay được gọi là câu chốt). Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn theo các cách lập luận và diễn dịch, quy nạp, song hành….

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Về phép liên kết: Khi chuyển từ đoạn này sang đoạn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng. Có nhiều phương tiện liên kết trong đoạn văn: dùng từ có tác dụng liên kết, quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,… và dùng câu nối trong đoạn văn. Đoạn văn liên kết nhằm mục đích tạo sự liền mạch một cách hợp lý, tạo tính chỉnh tề cho đoạn văn bản. Như vậy. Các phương tiện liên kết vốn mang ý nghĩa nhưng đồng thời chúng cũng là hình thức làm rõ tính liên kết của nội dung đoạn văn. Mặt khác, lại có những phương tiện liên kết đồng nghĩa với nhau, nên cần lựa chọn các phương tiện liên kết cho phù hợp với ý đồ chủ quan của người viết, với sự việc được phản ánh và tình huống giao tiếp cụ thể. Vì vậy: Chúng ta cần tận dụng những hiểu biết và khả năng trên của học sinh để phát huy tính tích cự, tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn được tốt và làm nền tảng cho chương trình THPT. Mặc dù vậy, học sinh ở các trường THCS, phần lớn có khuynh hướng không thích học văn mà đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Và vì thế nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu, vận dụng sáng tạo các kỹ năng viết đoạn văn của các em. 2. Thực hành viết đoạn văn thuyết minh của học sinh lớp 8 Cũng bộ môn Ngữ Văn, nhưng theo khảo sát, phần lớn các em phân môn Tập làm văn còn yếu mà đặc biệt là cách dựng đoạn văn khiến cho giáo viên và học sinh còn rất lúng túng. Thường thì thời lượng quá ngắn mà kiến thức thì nhiều, nên học sinh không thể tìm hiểu kỹ các đoạn văn mẫu. phần lớn học sinh hiểu sơ sài về phần lý thuyết, vì thế xác định đề tài, chủ đề và bố cục đoạn văn càng bối rối. Việc rèn luyện kỹ năng viết được tiến hành trong các tiết phân tích đề, dàn ý và dựng đoạn, liên kết đoạn từ thấp đến cao, từ một tiêu đề một ý đến nhiều đoạn, cuối cùng là một đoạn văn bản hoàn chỉnh. Khi viết còn chưa hiểu kỹ đề bài nên hay bị sai lệch. Việc phân phối thời gian, số lượng câu cho các đoạn, các ý lớn, nhỏ chưa rõ ràng, cụ thể. Cho nên, có nhiều trường hợp viết thừa hoặc thiếu chưa xác định cụ thể đề tài, chủ đề của đoạn văn. Quá trình lập luận, trình bày chưa chặt chẽ, logic và sinh động. Chưa biết vận dụng nhiều phép liên kết trong một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. Vì thế, các đoạn văn thường hay đơn thuần, nhàm chán. Phần lớn các học sinh chưa biết sử dụng ngôn từ cho phù hợp với từng kiểu văn bản, đặc biệt là phong cách văn bản. Qua đề kiểm tra chất lượng kì I môn Ngữ Văn năm học 2014 – 2015 (Đề của Phòng GD&ĐT Thanh Oai)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3.Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh 3.1.Đặc điểm của đoạn văn thuyết minh 3.1.1.Khái niệm văn thuyết minh Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Nhằm cung cấp tri thức, kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ..... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. (Sách Ngữ Văn 8 – tập 1 trang 117) 3.1.2.Đặc điểm của đoạn văn thuyết minh Khác với tự sự, miêu tả (làm cho người đọc cảm nhận, rung động trước các cái hay, vẻ đẹp của sự vật, hoặc căm ghét trước tính xấu của đối tượng). Văn thuyết minh cốt cho người đọc hiểu rõ lai lịch, cấu tạo, cơ chế hoạt động để sử dụng bảo quản đối tượng. Nó cũng khác với văn bản nghị luận, đối tượng của nghị luận thường là một vấn đề còn đối tượng văn thuyết minh thường là sự vật, hiện tượng. Văn bản thuyết minh không bàn bạc lý lẽ, luận điểm mà trình bày bằng tri thức về cơ chế, quy luật của sự vật hiện tượng. Cách trình bày văn bản thuyết minh cũng như đoạn văn thuyết cần ngắn gọn, rõ ràng, nêu bật được những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng, ngôn ngữ phải chính xác cô đọng và hấp dẫn. VD: Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của tự nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ, Huế đẹp của những con người sáng tạo anh dũng. Huế là sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe thấy tiếng sóng biển rì rào. Từ đây buổi sáng chúng ta có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương. Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay bay lượn lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa, nổi bật trên nền trời xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước dịu hiền của sông Hương. Những mái chèo thong thả buồn những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ. (Sách Ngữ Văn 8 – tập 1 trang 115-116) Cũng như đoạn văn thuộc các thể loại khác đoạn văn thuyết minh cũng có bố cục 3 phần:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. - Phát triển đoạn: Thuyết minh từng chi tiết về đối tượng. - Kết đoạn: Nhận định đánh giá chung về đối tượng. Vì vậy, ngôn ngữ trong văn thuyết minh phải gọn gàng, chính xác, dễ hiểu và sinh động nhưng không được lạc sang miêu tả hay tự sự. Nhưng cũng có thể đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả… 3.2.Yêu cầu của đoạn văn thuyết minh Cũng như các bài văn khác, đoạn văn thuyết minh cũng có những yêu cầu cụ thể nhằm giúp học sinh nắm một cách khái quát về mặt hình thức cũng như nội dung đoạn văn thuyết minh. Từ đó các em mới có thể viết đoạn văn (xây dựng đoạn) đúng với yêu cầu. Đoạn văn thuyết mình giúp học sinh thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nội dung và hình thức của đoạn văn. -Về mặt hình thức của đoạn văn: trước hết học sinh phải nắm được dấu hiệu quy ước khi viết đoạn văn thuyết minh. Bởi đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng. -Về mặt nội dung của đoạn văn: Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch, quy nạp hay song hành, móc xích… Đồng thời cũng định hướng cho các em biết cách xác định câu chủ đề của đoạn văn. Câu chủ đề có thể đứng đầu đoạn (theo cấu trúc diễn dịch) có thể đứng cuối đoạn (theo cấu trúc quy nạp)… Đoạn văn phải có sự lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với cách viết của văn bản thuyết minh. Có thể là đoạn văn viết bằng cách trình bày, giới thiệu hay giải thích. VD: Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây Dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: Thân làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm… (Sách Ngữ Văn 8 – tập 1 trang 114) 3.3.Các phương pháp thuyết minh khi viết đoạn văn Để nêu bật đặc điểm bản chất, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, người ta thường sử dụng các phương pháp thuyết minh sau: -Phương pháp nêu định nghĩa: Giới thiệu tổng quát hoặc quy sự vật cần thuyết minh vào một loại nào đó, rồi chỉ ra đặc trưng khu biệt của nó. -Phương pháp giải thích: Dùng tri thức khoa học giảng giải các đặc điểm, tính năng, công dụng…của sự vật hiện tượng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -Phương pháp nêu ví dụ và số liệu để minh họa: Làm cho kiến thức trìu tượng trở nên cụ thể, dễ hiểu. -Phương pháp so sánh: Nhằm tô đậm một đặc điểm, tác dụng nào đó của sự vật hiện tượng -Phương pháp phân tích, phân loại: phân tích là chia nhỏ đối tượng thành từng phần, từng phương diện. Còn phân loại là chia đối tượng vốn có nhiều cá thể thành từng nhóm để giới thiệu. Trên đây là những yêu cầu cơ bản nhất để giáo viên có thể vận dụng và nghiên cứu soạn giảng môn Tập làm văn trong nhà trường và đặc biệt là vận dụng vào các tiết thực hành tập làm văn trong trường THCS cũng như đối với đối tượng là học sinh lớp 8. 3.4.Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh Rèn các kỹ năng làm văn nói chung và viết đoạn văn thuyết minh nói riêng không chỉ xuất phát từ mục đích, yêu cầu của môn học (mang tính thực hành tổng hợp cao), trong trường THCS mà còn là trách nhiệm, nhiệm vụ của người giáo viên trong chương trình thay sách giáo khoa hiện nay. Điều quan trọng nhất khi viết đoạn văn thuyết minh là học sinh nắm vững thao tác, cách thức trình bày, phương pháp viết đoạn văn thuyết minh để từ các kỹ năng đó học sinh phát triển thành kỹ sảo, thói quen làm văn. Để thực hành những điều nói trên đây, chúng ta hãy thử kiểm chứng bằng một ví dụ cụ thể sau: Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích. Với kiểu bài thuộc thể loại văn thuyết minh. Khi bài làm văn thuyết minh về một loài hoa, bao giờ học sinh cũng phải nêu ra được đối tượng thuyết minh, định hướng cách làm bài cho bài viết. Xác định rõ các nước làm bài văn thuyết minh: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết các đoạn văn mở bài, thân bài, kết luận. Để tiến hành rèn luyện kỹ năng tập làm văn, trước hết học sinh phải xác định ý cho đoạn văn. *Xác định ý cho bài văn thuyết minh. Giáo viên định hướng cho học sinh những vấn đề sau: -Đối tượng thuyết minh trong đề bài trên? -Mục đích thuyết minh? -Lời văn phải phù hợp. Trước hết chúng ta hình dung cụ thể đối tượng thuyết minh ở đây là: một loài hoa. Bài thuyết minh phải nêu được đặc điểm tính chất, tiêu biểu của.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> một loài hoa (như hoa hồng, hoa cúc…) từ đó thấy được lợi ích của loài hoa đối với cuộc sống con người. *Xác định câu chủ đề. Từ những ý đã được xác định cho bài văn, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tập viết câu chủ đề. Đây là khâu quan trọng trong việc tạo lập đoạn văn. Vì có viết được câu chủ đề thì mới có thể triển khai ý của đoạn văn một cách dễ dàng. *Xác định phương pháp thuyết minh. Một bài văn thuyết minh ta có thể lựa chọn sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh đan xen kết hợp lẫn nhau. Thì từ đó ta sẽ biết cách xác định phương pháp thuyết minh cho một đoạn văn cụ thể được dễ dàng và phù hợp với đối tượng cần thuyết minh. *Cách viết đoạn văn thuyết minh. Trước hết, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm một cách khái quát yêu cầu của các đoạn văn mở bài, đoạn văn thân bài và đoạn văn kết bài. -Đoạn văn mở bài: Giới thiệu tên loài hoa (hoa hồng). Là loài hoa rất gần gũi và thân thuộc với mỗi chúng ta. Nó có một vẻ đẹp dịu dàng và quyến rũ. Tuy có một chút kiêu kì quý phái nhưng nhìn chung hoa hồng chiếm được tình cảm của hầu hết mọi người. -Đoạn thân bài: Thuyết minh chi tiết về đặc điểm, tính chất của loài hoa hồng như thân, lá, hoa, cành, màu sắc, hương thơm… Hồng là loài thân mảnh, có gai thường có ở những vùng nhiệt đới. Thân hồng cỡ bằng ngón tay và không cao lắm. Mỗi mầm hồng mọc thành một thân và gần như không bao giờ phần nhánh nếu thân chủ không bị gãy. Thân hồng, nhất là những loại chưa lai ghép, thường có nhiều gai nhọn. Khi ngắt hồng nếu sơ ý để gai đâm thì rất buốt và nhói. Lá hồng mỏng hình trái tim màu xanh lục hoặc phớt vàng. Mép lá có răng cưa, mỗi cuống lá hồng thường mọc ra ba lá xòe ba hướng khác nhau tạo thành từng tán xách một nấc đặt lệch nhau trông khá là đăng đối và đẹp mắt. Hồng ra hoa không kể vào vụ nhưng vào mùa đông hoa hồng nở to nhất. Hoa hồng là một đóa nên có khi còn dùng từ “đóa hồng” để gọi hoa hồng. Mỗi đóa hồng được kết thành từ không biết bao nhiêu cánh hoa mỏng manh mềm mại. Những cánh hoa xếp gọn gàng thành từng lớp đặt vào đài hoa và che lại phần nhụy vàng rộm bên trong. Những đốm nhụy được quan sát mỗi khi hoa nở chẳng khác gì những hạt đỗ xanh đã được trầy sạch lớp vỏ xanh. Hoa hồng đẹp nhất là ở sắc hoa và hương thơm ngào ngạt. Hoa hồng ngày nay được các nhà khoa học lai tạo rất nhiều màu sắc: đỏ tươi, đỏ sẫm,.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> trắng, phớt hồng…những cánh hồng mềm mại. Nếu bạn đã từng sờ lên cánh hoa sẽ thấy nó nhẵn thín và mát lạnh. Áp nó vào má ta sẽ có một cảm giác thú vị hay hay. -Đoạn văn kết bài: Thấy được lợi ích, ý nghĩa của loài hoa hồng đối với cuộc sống con người, ý thức của chúng ta đối với loài hoa hồng. Hoa hồng có ở nước ta không biết từ bao giờ. Xưa nay nó vẫn là biểu tượng cho tình yêu đẹp và cái đẹp. Hồng đỏ chỉ sự nồng nàn còn hồng trắng là tình yêu chung thủy. Hoa hồng còn xuất hiện trong những ngày vui, những lễ mừng. Hoa hồng gắn kết mọi người, gắn tình bạn tha thiết và gắn hạnh phúc gia đình bền chặt. Hoa hồng có ở khắp nơi nhưng dù ở đâu, hồng vẫn nhớ về quê hương xứ sở của mình là đất nước Bung-ga-ri. Hoa hồng rất hợp với xứ nhiệt ở nước ta nên nòi giống họ hàng của hoa hồng phát triển nhanh chóng vô cùng. Ngày nay, ở bất cứ nơi đâu trên đất nước, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những đóa hoa hồng, ở nhiều nơi như Hà Nội, Vĩnh Phúc… Trồng hoa hồng còn trở thành một nghề có hiệu quả kinh tế cao. Vậy là hoa hồng đã làm đẹp cả cuộc sống vật chất lẫn cuộc sống tinh thần cho đất nước của chúng ta. Chúng ta có ý thức chăm sóc để loài hoa này mãi mãi là loài hoa làm đẹp cho cuộc sống của con người. Tóm lại: rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn thuyết minh là thực hiện các thao tác tìm hiểu, tìm ý, xác định câu chủ đề, xác định phương pháp thuyết minh để từ đó định hướng cho việc xây dựng từng đoạn văn. Cứ tập làm như thế ta sẽ thành thạo, không phải chỉ thành thạo dựng đoạn độc lập mà thành thạo và nhạy cảm trong cách dựng đoạn của bài văn thuyết minh. Từ việc “tập làm” đến việc “làm văn” là một quá trình đi từ việc rèn kỹ năng cần thiết đến kỹ xảo. Không khó nhưng cũng không đơn giản chút nào nếu cả thầy và trò không chuyên tâm và không hiểu biết gì về đặc điểm của một loài hoa như trên đã nêu. Và thao tác cuối cùng trong một giờ luyện viết đoạn văn là: Luyện “nhận xét văn người, sửa văn mình”. Một số cách luyện tập viết văn thuyết minh ở đây không phải là tất cả nhưng là cách cơ bản, chúng ta nên cố gắng thực hành. Trước khi thực hành đề bài các em đọc kỹ phần giải, tiếp nhận về mặt lý thuyết rồi bắt tay vào làm theo sáng tạo. Trong khâu tiến hành nếu thấy có gì chưa hợp lý với mình thì cần có sự điều chỉnh hoặc sáng tạo thêm. *Một vài đoạn văn tiêu biểu:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đoạn 1: Nếu ai có dịp đến thăm Đồng Tháp Mười không thể không đến thăm Tràm Chim. Hệ sinh thái ở đây hết sức độc đáo và còn mang nhiều nét nguyên sơ. Hàng trăm héc-ta rừng tràm xanh mượt mà cùng với hơn bốn mươi loài cá nước ngọt, cá loài rùa, rắn và gần hai trăm loài chim, trong đó có mười ba loài chim quý hiếm. Đặc biệt, loài chim hạc có tên là sếu đầu đỏ được ghi vào Sách Đỏ thê giới và cũng là một trong số mười lăm loài hạc quý hiếm trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là loài Sến lông xám, đầu đỏ, còn gọi là Sếu cổ trụi, chỉ có ở bốn nước: Việt Nam, Thái Lan, Cam- Pu Chia, Lào. Tràm Chim là nơi sinh sống của Sếu đầu đỏ vào sáu tháng mùa khô, còn sáu tháng mùa khô, còn sáu tháng mùa mưa thì chúng di cư sang vùng khác. ( Sách Ngữ Văn lớp 8 nâng cao trang 136-137) Đoạn 2: Yên Tử nằm trong một vong cung núi đá vôi vùng Đông Bắc nước ta […] Người ta cho rằng Yên Tử trước đây hàng triệu năm là một vùng đáy biển, bởi lẽ, ngày nay còn nhiều dấu tích ở mặt đất trên đỉnh núi cao của Yên Tử như vỏ hà, vỏ sò cây lâu, cây sũ gốc của nó to, xù xì, mốc mác, hình thù quái dị: những phiến đá có ngấn quanh của sóng biển làm hõm sâu vào than đá. Do chấn động địa chất thời kì lịch sử xa xưa đó mà từ đấy biển vọt lên một dãy núi cao, Yên Tử là một ngọn núi cao nhất ( 1068m so với mặt nước biển). ( Sách Ngữ Văn lớp 8 nâng cao trang 195).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> PHẦN C: KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG. Với kỹ năng rèn luyện cách viết đoạn văn đối với học sinh lớp 8, cụ thể khi viết đoạn văn thuyết minh. Học sinh đã hiểu rõ qui trình khi viết một đoạn văn, biết cách sử dụng từ ngữ một cách hợp lý đảm bảo yêu cầu nội dung và hình thức của một đoạn văn. Sau đây là kết quả cụ thể chất lượng xếp lượng xếp loại môn Ngữ Văn của học sinh do tôi giảng dạy như sau: Học sinh hiểu bài: Lớp 8D 36 học sinh- đạt 100% Lớp 8E 33 học sinh- đạt 100% Số bài kiểm tra: Lớp Sĩ số 8D 36 8E 40. Giỏi 8 - 22% 16 - 40%. Khá 22 - 61% 20 - 50%. Trung bình 6 - 17% 4- 10%. Yếu 0-0 0-0. II.THAY LỜI KẾT LUẬN. 1. Việc rèn luyện kĩ năng viết đoan văn cho học sinh THCS có tầm quan trọng rất lớn trong việc dạy và đọc Tập làm văn. Nó chiếm vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, chuẩn bị cho học sinh ở bậc cao hơn, hoặc vận dựng vào cuốc sống thực tiễn. Xét về môn học, đây là phân mô thực hành tổng hợp ở mức độ cao của phân môn Văn và Tiếng Việt, nó có mối tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Dạy luyện viết đoạn văn là dạy cho học sinh nắm bắt văn bản, biết xây dựng các loại văn bản thông thường. Ta hiểu đầy đủ rằng cách viết đoạn văn là dạy cho học sinh hiểu từng loại văn bản cụ thể, cách xây dựng đoạn văn trong bất kì loại văn bản nào. Đây là bước đi, thao tác, cách thức trong quá trình học tập văn bản. Trong chương trình hiện nay bộ môn tập làm văn được tích hợp cùng phân môn Văn và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn mới. Tiết dạy dựng đoạn văn trong văn bản cũng được quan tâm nhiều hơn trong việc nắm bắt được thể loại trong chương trình. Từ đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng và hay bằng cách thức tiếp thu được qua phân môn Tiếng Việt và Văn học. Viết đúng, viết hay là nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên quan tâm, yêu cầu viết đúng về đề tài thể loại, những kiểu văn bản khác nhau trong cuộc sống đặt ra cho các em. Ngoài ra, qua việc rèn luyện viết đoạn văn cũng trực tiếp tham gia rèn luyện một số đức tính cho học sinh như lòng nhân ái, tính trung thực,.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> óc sáng tạo để từ đó giúp các em biết phân biệt cái sai, cái tốt, cái xấu… Và cũng từ đây các em được nuôi dưỡng tâm hồn vươn tới cái tốt đẹp hơn. Qua tiết học ta nắm được ưu thế của học sinh và phát huy được những khả năng làm văn của các em. Từ đó, học sinh có dịp để uốn nắn điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, đời sống tư tưởng tình cảm của các em. Cũng từ đó, hiệu quả giáo dục của Tập làm văn nói chung, viết đoạn văn nói riêng được nâng cao và được học sinh yêu thích. Qua việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn, học sinh được uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những thiếu sót trong quá trình làm văn ở những cấp học cao hơn. Ngoài ra, các em còn được bồi dưỡng về tâm hồn, trí tuệ, biết rung động trước cái đẹp, biết hướng tới giá trị thẩm mỹ, có năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết tích lũy vốn tri thức và vận dụng trong giao tiếp ở mọi hoàn cảnh khác nhau. Cũng từ việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn giúp học sinh vận dụng để viết được nhiều đoạn văn và viết tốt ở nhiều thể loại. 2. Tuy nhiên: Việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn vẫn còn hạn chế. Vì đây là một tiết khó của môn học, nên giáo viên phải hướng dẫn cụ thể về cách tìm hiểu đề, tìm ý, mỗi ý tương ứng với bao nhiêu đoạn trong văn bản. Trong chương trình SGK Ngữ Văn THCS học sinh chưa nắm rõ được cần trình bày trong đoạn văn theo các đặc điểm, cấu trúc diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích. Do đó, khi xây dựng đoạn văn, học sinh rất lúng túng trong việc đặt vị trí câu chủ đề trong đoạn. Trong sự phát triển đi lên của đất nước và của văn học nước nhà, văn học nhân loại, trong đó có không ít các nhân tài đất nước là giáo viên, là học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, việc dạy chữ, việc tiếp cận với kiến thức nhân loại, phân biệt cái tốt, xấu, cái phải hay cái trái đối với học sinh cũng là vấn đề then chốt. Hơn nữa, giúp các em ham học, thích học môn Văn (trong đó có Tập làm văn, thực hành các kỹ năng viết đoạn văn) cũng là vấn đề mà giáo viên cần nghiên cứu.. Tôi mong muốn được sự bổ sung đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, đồng chí bạn bè để việc giảng dạy của tôi có hiệu quả hơn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đề tài sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự nghiên cứu và viết ra. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hồng Dương, ngày 20 tháng 04 năm 2015 Tác giả. Lương Thị Huệ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ ......................................................................................................................... . .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký tên, đóng dấu). PHỤ LỤC.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1. Phân phối chương trình Ngữ Văn 8 2. Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1 3. Sách giáo viên Ngữ Văn 8 tập 1 4. Bài soạn Ngữ Văn 8 tập 1 nhà xuất bản – Giáo dục Hà Nội 5. Sách Ngữ Văn 8 nâng cao nhà xuất bản – Giáo dục Hà Nội STT 1 2 3 4. Nội Dung Trung học cơ sở Sách giáo khoa Học sinh Nhà xuất bản-giáo dục. Viết Tắt THCS SGK HS NXB-GD.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> MỤC LỤC. STT Nội Dung 1 Sơ yếu lý lịch 2 Nội dung đề tài Phần A: I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn III. Phạm vi đối tượng và thời gian thực hiên 3 Phần B: I. Quá trình thực hiện II. Những biện pháp thực hiện trong bài giảng khi viết đoạn văn (đoạn văn thuyết minh) 4 Phần C: I. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng II. Thay lời kết luận 5 Ý kiến đánh giá xếp loại của Hội đồng KHCS 6 Phụ lục và viết tắt. Trang 1 2 2 3 4 6 6 14 14 17 18.

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×