Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

SKKN HÓA 9: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH KẾT HỢP VỚI HOẠT ĐỘNG STEM NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 27: CACBON CHO NHÓM HỌC SINH LỚP 9A4 TRƯỜNG THCS XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.83 MB, 57 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Sự phát triển mạnh của khoa học và kỹ thuật đòi hỏi sự phát triển tương ứng
của nền giáo dục. Ngay ở các nước đã phát triển, việc cải cách giáo dục cũng vẫn
luôn được quan tâm hàng đầu, nhằm mục đích làm cho sự nghiệp giáo dục ngày
càng thích ứng tốt hơn với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cùng với xu hướng
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh, việc thực hiện thí nghiệm chứng minh, hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, hoạt động Stem… được GV quan tâm và áp dụng trong dạy
học ở nhiều bộ mơn. Trong đó có mơn Hóa học, đổi mới khơng có nghĩa là loại bỏ
các phương pháp truyền thống mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu
quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Học tập bằng việc thực hiện thí nghiệm
chứng minh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động Stem… là chìa khóa thực
hiện việc học đi đơi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn
trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đây là phương pháp ưu việt cho sự
phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các
kỹ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân.
Vậy với mục đích nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh
chóng và rõ ràng khi học xong bài 27: Cacbon, đồng thời góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém trong mơn Hóa học thì việc sử dụng
thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem sẽ giúp học sinh hứng thú học
tập, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng
đến kiến thức khoa học thì khi sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt
động Stem còn chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngơn ngữ
trình bày của học sinh.
Thực tế, qua những năm được trực tiếp giảng dạy bộ mơn Hóa, bản thân tôi
nhận thấy kiến thức cần truyền thụ trong một bài mới rất nhiều. Vì thế, giáo viên
hầu như chỉ chú ý cung cấp cho đủ nội dung trọng tâm của bài học và rất ít khi chú
trọng tạo hứng thú học tập cho học sinh nên đa phần các em cảm thấy ngán ngẫm
với giờ học nhồi nhét kiến thức. Vì vậy, để cho các em hứng thú học tập, hăng hái


xây dựng bài học, tiếp thu bài tốt, hiểu bài ngay trên lớp, u thích mơn học, người
1


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

giáo viên phải luôn luôn biết vận dụng những phương pháp hay để tạo được sự
hứng thú, lơi cuốn, kích thích tính ham học của học sinh nhằm giúp học sinh nắm
vững các tính chất của bài Cacbon, viết đúng chính xác các phương trình hố học.
Vì thế, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài: Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với
hoạt động Stem nhằm nâng cao kết quả học tập bài 27: Cacbon cho nhóm học sinh
lớp 9A4 trường THCS An Bình huyện Phú Giáo
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương lớp 9A4 (32 HS) làm
nhóm thực nghiệm và lớp 9A7 (32 HS) làm nhóm đối chứng tại trường THCS XX.
Nhóm thực nghiệm (lớp 9A4) được tổ chức dạy học bằng việc sử dụng thí
nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem, sau đó kiểm tra sự tiếp thu kiến
thức của các em bằng bài kiểm tra 15 phút.… Kết quả cho thấy tác động đã có hiệu
quả, tạo được hứng thú học tập ở các em, ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng, kết quả
học tập của học sinh. Học sinh phần lớn là tiếp thu bài tốt, hăng say học tập, phát
triển khả năng sáng tạo và hiểu bài ngay trên lớp, vận dụng kiến thức lý thuyết vào
giải quyết các bài tập tốt.
Kết quả giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm là 7,687 của nhóm đối
chứng là 5,9375. Kết quả kiểm chứng cho thấy T-test p = 0,002 < 0,05 có nghĩa là
sự khác biệt lớn giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là kết quả của q
trình tác động chứ khơng phải xảy ra do ngẫu nhiên. Điều đó chứng tỏ rằng việc sử
dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem trong dạy học giúp học
sinh học tập bài 27: Cacbon đạt kết quả cao hơn.
II. GIỚI THIỆU:
1. Hiện trạng:
Qua thực tế giảng dạy mơn Hóa học nhiều năm tại trường THCS xx tôi nhận

thấy, khi dạy “bài 27: Cacbon” thì việc làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích
hiện tượng, viết phương trình xảy ra đối với học sinh cịn lúng túng, khó khăn, học
sinh vận dụng lý thuyết để giải các dạng bài tập định tính và định lượng khơng có
định hướng rõ ràng, máy móc và nhiều khi không giải được, kết quả học tập của
học sinh chưa cao. Cụ thể thì là điểm trung bình bộ môn thường thấp hơn so với
các môn khác. Tuy giáo viên bộ mơn Hóa học đã khơng ngừng nghiên cứu, cải
2


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

thiện và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, nhưng kết quả học tập
cịn chưa cao. Các em chưa có hứng thú, chưa có động cơ, mục đích học tập rõ
ràng.
Qua q trình nghiên cứu, tìm hiểu, tơi đã rút ra được một số nguyên nhân
dẫn đến hiện trạng nói trên:
- Giáo viên chưa thật sự mạnh dạn áp dụng những phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực của học sinh. Vì những phương pháp này địi hỏi sự nghiên cứu, tìm
tịi từ cả hai phía giáo viên và học sinh nên khá tốn thời gian.
- Các em chưa nhận thức được giá trị thực tiễn của của hóa học trong cuộc sống,
dẫn tới việc các em cảm thấy khó học và thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
- Học sinh chưa tự giác học tập.
- Phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình
- Học sinh coi trọng các mơn thi tuyển sinh.
- Trình độ học sinh không đồng đều.
- Học sinh chưa nắm được các công thức tính tốn như khối lượng các chất, nồng
độ dung dịch, thể tích dung dịch...
Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng hiểu bài chưa sâu sắc, từ đó dẫn đến kết
quả học tập chưa cao.
Trong những nguyên nhân trên, tôi chọn nguyên nhân thứ nhất là giáo viên

chưa thật sự mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của
học sinh để tác động nhằm nâng cao kết quả học tập bài 27: “Cacbon”.
2. Giải pháp thay thế:
Để thay đổi hiện trạng trên, tôi đã sử dụng nhiều cách khác nhau như: cho học
sinh quan sát video, làm thí nghiệm, tăng cường bài tập ở nhà, tổ chức chơi trò
chơi “ai nhanh hơn”, ứng dụng công nghệ thông tin…nhưng giải pháp làm tôi tâm
đắc nhất mà giúp học sinh có kết quả cao, hiểu bài sâu sắc nhất đó là phải sử dụng
thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem trong dạy học. Nên khi dạy
bài 27: Cacbon tơi đã sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem
trong quá trình dạy học, vì thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem coi
trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, về cơ bản là hoạt
3


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân với sự nỗ lực giáo dục giúp
phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những
hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm cuộc sống để học sinh
trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó địi hịi các hình thức và phương pháp tổ chức thí
nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem phải đa dạng, linh hoạt, học sinh
tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài:
- Đề tài: Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột nhằm nâng cao kết quả học tập
Bài 24: Tính chất hố học của oxi mơn Hố học cho nhóm học sinh lớp 8A6
trường THCS An Bình - Cô Trần Thị Tuyết – Năm học 2014-2015. Đạt giải B cấp
Tỉnh.
- Đề tài: Sử dụng kỹ thuật KWL kết hợp với thí nghiệm theo phương pháp kiểm
chứng nhằm nâng cao kết quả học tập tính chất hóa học của Axit sunfuric Bài 4
mơn Hóa cho nhóm học sinh lớp 9A1 trường THCS Lai Uyên”.

- Đề tài: Sử dụng video clip mơ phỏng thí nghiệm hóa học nhằm nâng cao kết quả
học tập bài 26 – Clo cho học sinh lớp 9A3 trường THCS An Linh - Cô Nguyễn Thị
Thảo – Năm học: 2013- 2014. Đạt giải B cấp Tỉnh.
Qua tham khảo đề tài trên và những nguồn tài liệu khác, tôi nhận thấy được
hiệu quả của việc “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem”
trong dạy học, đặc biệt là bài 27 mơn Hóa học lớp 9. Vì vậy tơi mạnh dạn tiến hành
nghiên cứu.
4. Vấn đề nghiên cứu:
Việc “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem” có làm
nâng cao kết quả học tập bài 27 - Cacbon cho học sinh lớp 9A4 trường THCS xx
hay không ?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Có. Việc “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem” đã làm
nâng cao kết quả học tập bài 27 – Cacbon cho học sinh lớp 9A4 trường THCS XX.
III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu:
4


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phương pháp “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem”
khi dạy học bài 27 Cacbon cho học sinh lớp 9A4 trường THCS XX.
Hai nhóm được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về
sĩ số, giới tính, học lực mơn Hóa học. Cụ thể như sau:
Số học sinh các nhóm
Nhóm học sinh
Nhóm TN (lớp 9A4)
Nhóm ĐC (lớp 9A7)


Tổng số
32
32

Nữ
15
17

Kết quả điểm kiểm tra trướcTĐ

Nam
17
15

Yếu
10
11

TB
11
9

Khá
4
6

Giỏi
7
6


Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai nhóm này tương đồng với nhau đều tích
cực, chủ động. Về thành tích học tập, hai nhóm tương đương nhau về điểm số và
xếp loại mơn Hố học, chủ yếu là những học sinh yếu, trung bình và một số học
sinh khá, giỏi (dựa vào kết quả bài kiểm tra 15 phút trình bày ở phụ lục 3).
2. Thiết kế:
Tơi chọn nhóm học sinh lớp 9A4 làm nhóm thực nghiệm, nhóm học sinh lớp
9A7 làm nhóm đối chứng. Lấy bài kiểm tra 15 phút của cả hai nhóm làm bài kiểm
tra trước tác động. Các bài kiểm tra trước và sau tác động tôi đều thực hiện trên hai
lớp nguyên vẹn. Kết quả bài kiểm tra trước tác động cho thấy điểm trung bình của
hai nhóm có sự chênh lệch nhau, điểm trung bình của nhóm đối chứng là 5,625;
điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 5,656. Do đó tơi sử dụng phép kiểm
chứng T-test để kiểm tra sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm trước tác
động, kết quả như sau:
Các giá trị
Đối chứng
Thực nghiệm
Giá trị trung bình
5,625
5,656
p
0,950
Giá trị p = 0,950 > 0,05 => từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình
của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là khơng có ý nghĩa, hai nhóm được
coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mơ tả ở bảng sau):
Nhóm

KT trước TĐ


Tác động

KT sau
5


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


“Sử dụng nghiệm chứng minh kết hợp

Thực
nghiệm

O1

(9A4)

Đối chứng
(9A7)

với hoạt động Stem khi dạy học bài 27 Cacbon” cho học sinh lớp 9A4 trường

O3

THCS XX.
Không “Sử dụng thí nghiệm chứng minh
O2

kết hợp với hoạt động Stem khi dạy học

bài 27 - Cacbon” cho học sinh lớp 9A4

O4

trường THCS An Bình
3. Quy trình nghiên cứu:
 Chuẩn bị của giáo viên:
Thấy được hiện trạng trên và tìm ra giải pháp thay thế thích hợp tơi đã xây dựng
kế hoạch nghiên cứu (phụ lục 1) và tiến hành dạy thực nghiệm theo kế hoạch đã
xây dựng
- Nhóm đối chứng (lớp 9A7): thiết kế bài học khơng “Sử dụng thí nghiệm chứng
minh kết hợp với hoạt động Stem khi dạy học bài 27: Cacbon” quy trình chuẩn bị
bài dạy chủ yếu là đặt câu hỏi, giáo viên thí nghiệm minh hoạ cho học sinh quan
sát, xem tranh ảnh sách giáo khoa...
- Nhóm thực nghiệm (lớp 9A4): thiết kế bài học có “Sử dụng thí nghiệm chứng
minh kết hợp với hoạt động Stem khi dạy học bài 27: Cacbon” học sinh thực hiện
thí nghiệm chứng minh và tự mình nghiên cứu tìm ra cách làm bình lọc nước.
-

Ở phương pháp này đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các

nguyên liệu, dụng cụ và hoá chất cần thiết cho học sinh tiến hành thí nghiệm chứng
minh và thực hiện theo sự hiểu biết của mình. Trước khi buổi học diễn ra tơi chia
mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký để ghi chép các hoạt động và
báo cáo kết quả thông qua phiếu học tập (trình bày ở phụ lục 6). Trong bài dạy, tơi
chuẩn bị và đưa ra một số câu hỏi vấn đáp nêu vấn đề nhằm phát huy vai trò chủ
động của học sinh, đòi hỏi học sinh phải hoạt động một cách tích cực, tự giác tìm
kiếm phát hiện và lĩnh hội những kiến thức cần thiết của bài học. Từ đó, học sinh
6



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nắm kiến thức bài học vững chắc hơn và nhớ lâu hơn góp phần nâng cao kết quả
học tập bài 27: Cacbon.
 Chuẩn bị của học sinh:
- Mỗi học sinh đều có một quyển vở thực hành để ghi chép cách tiến hành thí
nghiệm, hiện tượng dự đốn, viết PTHH…
- Các nhóm phân cơng nhiệm vụ cho từng thành viên. u cầu các nhóm phân
cơng sao cho tất cả các thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ để thực hiện.
 Tiến hành thực nghiệm:
- Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường
và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
- Cụ thể như sau:
Tuần
15
16

Mơn/Lớp

Tiết

Hố học/ Lớp 9A4

PPCT
30

Tên bài dạy
Bài 27: Cacbon


Hoá học/ Lớp 9A4 Tự chọn Hoạt động Stem: Chế
tạo bình lọc nước

Địa điểm
Phịng bộ mơn
Hóa học
Phịng bộ mơn
Hóa học

Các hoạt động dạy học khi “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với
hoạt động Stem khi dạy học bài 27: Cacbon”.
*Hoạt động học tập thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất của Cacbon
Hoạt động 1 : Khởi động (học sinh chơi trò chơi chọn gói câu hỏi)
Gói câu hỏi 5 điểm: Để điều chế khí clo trong phịng thí nghiệm dùng chất nào
sau đây?
A.
B.
C.
D.

MnO2+ HCl (đun nóng nhẹ)
MgO+ HCl
Điện phân dung dịch NaCl
Điện phân nóng chảy NaCl

Đáp án: A
Gói câu hỏi 7 điểm: Viết Phương trình hóa học điều chế khí clo trong phịng thí
nghiệm và trong cơng nghiệp.
t
Đáp án: MnO2+ 4HCl 

→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O
o

7


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
®pddcã mn
2NaCl + 2H2O 
→ 2NaOH + Cl2 + H2

Gói câu hỏi 8 điểm: Nêu tính chất hóa học của clo?

Gói câu hỏi 10 điểm: Nguyên tố R kết hợp với oxi tạo hợp chất oxit, cơng thức
chung có dạng RO2. Trong oxit đó R chiếm 27,27% về khối lượng. Xác định tên,
ký hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố R. R là kim loại hay phi kim?
Đáp án: Cacbon (C =12). C là phi kim.
- GV đặt vấn đề: Cacbon là một trong những NTHH được loài người biết đến sớm
nhất, rất gần gũi với đời sống con người, vậy cacbon tồn tại ở dạng nào trong tự
nhiên? Cacbon có những tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng nào? Để trả lời,
chúng ta sẽ nghiên cứu bài chủ đề cacbon.
- HS chú ý lắng nghe
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
I. Các dạng thù hình của cacbon:
- GV: Lấy ví dụ về dạng thù hình của khí oxi là O2, O3, đây là những đơn chất.
- GV: Lấy ví dụ về dạng thù hình của P đỏ và P trắng, đây là những đơn chất khác
nhau do cùng nguyên tố P tạo nên.
 rút ra khái niệm dạng thù hình
-GV u cầu HS dựa vào thơng tin sách giáo khoa kết hợp hình ảnh cho biết
cacbon có mấy dạng thù hình chính? Tính chất đặc trưng của mỗi dạng?

 kết luận cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vơ
định hình.
II. Tính chất của cacbon:
8


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- GV: chia HS làm 4 nhóm để thực hiện thí nghiệm về sự hấp phụ chất màu của
than gỗ. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát dung dịch thu được sau khi chảy
qua lớp than gỗ.
 kết luận than gỗ có tính hấp phụ
- GV nêu lên một số ứng dụng của than hoạt tính: dùng làm bình lọc nước, khẩu
trang, mặt nạ phịng độc…GV liên hệ thực tế.
- HS: Dự đốn tính chất hóa học của cacbon.
- GV: Cacbon là 1 phi kim hoạt động hóa học yếu. Điều kiện xảy ra phản ứng của
cacbon với hiđro và kim loại rất khó khăn. Nên ta xét 1 số tính chất hóa học có
nhiều ứng dụng trong thực tế của cacbon.
- GV: thực hiện thí nghiệm đốt cháy cacbon trong lọ chứa khí oxi. Yêu cầu HS
quan sát hiện tượng và viết phương trình hóa học.
Cacbon tác dụng được với oxi
- GV: u cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm CuO với Cacbon. GV hướng dẫn
các nhóm lắp dụng cụ.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và viết PTHH
- GV giới thiệu: Ở nhiệt độ cao cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác
như PbO, ZnO…
Cacbon tác dụng được với oxit kim loại
III. Ứng dụng của cacbon:
- GV: cho HS quan sát các hình ảnh nêu lên ứng dụng tương ứng của các dạng thù
hình của cacbon. Từ đó hãy nêu ứng dụng của cacbon?

Tùy thuộc vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng cacbon trong
đời sống, sản xuất và trong kĩ thuật.
Hoạt động 3. Luyện tập
- GV củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy

9


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Cho HS chơi trò chơi ơ chữ- đốn từ khóa và bài tập trắc nghiệm.
Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
GV: chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm chuẩn bị bảng phụ máy tính trả lời các câu
hỏi ra bảng phụ
GV chiếu các nhiệm vụ học tập
1.Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự cháy?

2. Tại sao khi cơm bị khê lại cho vào nồi cơm một mẫu than củi?

3. Tại sao người ta dùng than hoạt tính để lọc nước trong bình lọc nước.

Hoạt động 5. Tìm tịi và mở rộng
- GV chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi
Mùa đơng sắp đến, có rất nhiều vụ chết người đáng tiếc xảy ra do sự không hiểu
biết của người dân thường dung bếp ủ than tổ ong để sưởi ấm trong phịng kín.
10


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Bằng kiến thức em đã học hãy giải thích tại sao khơng nên ủ bếp than tổ ong trong
phịng kín?

“Hiệu ứng nhà kính” là gì?Ngun nhận? Cách hạn chế hiệu ứng nhà kính.
* Hoạt động sử dụng Stem trong quá trình dạy học:
- Bước 1: GV đặt vấn đề
Trong tiết trước chúng ta biết than gỗ có tính chất hấp phụ cao đặc biệt là lúc
mới điều chế gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính sẽ loại bỏ các chất hữu cơ, khử
mùi, hút các chất hóa học, tạp chất hịa tan trong nước. Than hoạt tính được ứng
dụng trong cả xử lí nước thải, nước sinh hoạt và nước uống tinh khiết.
Vậy để chúng minh tính chất hấp phụ đó ta tiến hành thực hiện như thế nào đối với
nguồn nước bị nhiễm bẩn ? Tiết hôm nay chúng ta sẽ thực hiện tiết chủ đề tự chọn
“làm bình lọc nước”
- Bước 2: Tìm kiếm thơng tin
u cầu HS tìm kiếm thơng tin từ sách giáo khoa, sách tham khảo, từ mạng
internet… Nhóm trưởng phân cơng các thành viên tìm hiểu các nguồn thông tin.
GV định hướng HS trong nội dung giấy A 0 phải nêu lên được các nguồn nguyên
liệu có thể tụ làm bình lọc nước.
- Bước 3: Chọn phương án và tiến hành thực hiện
Yêu cầu các nhóm lựa chọn và xây dựng ý tưởng thực hiện cho phù hợp.
+ Từ các ý tưởng các nhóm đưa ra yêu cầu các nhóm thống nhất phương án và
trình bày trên giấy A0.
11


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

+ Yêu cầu các nhóm trình bày sơ lược cách tiến hành làm bình lọc nước và cách
dùng.
- Bước 4: Thiết kế loại hình trình bày báo cáo sản phẩm

Yêu cầu các nhóm thống nhất lựa chọn một loại hình trình bày báo cáo sản phẩm:
video clip, poster, bản trình bày trên Power Point, sơ đồ tư duy,…
- Bước 5: Báo cáo sản phẩm, sau đó GV đánh giá hoạt động của các nhóm.
+ Khen ngợi những nhóm làm tốt
+ Động viên khuyến khích nhóm làm chưa tốt.
* Một số hình ảnh minh họa khi học sinh tham gia các bước hoạt động của phương
pháp “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem khi dạy học bài
27: Cacbon”. (Phụ lục 7).
4. Đo lường:
Do mục đích của đề tài là muốn nâng cao kết quả học tập của học sinh nên dữ
liệu thu thập là điểm số của các bài kiểm tra. Sau khi xây dựng đề kiểm tra và
thang điểm đáp án, tôi tiến hành thu thập dữ liệu:
Tiến hành kiểm tra trước tác động với cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút. Bài kiểm tra này gồm 5 câu
trắc nghiệm và 1 câu tự luận, chia thành 2 dạng đề tương đương nhau (trình bày ở
phụ lục 3). Mục tiêu của bài kiểm tra trước tác động là đánh giá khả năng tiếp thu
kiến thức và kĩ năng viết PTHH, sử dụng các cơng thức tính tốn tính theo PTHH.
Nội dung của đề kiểm tra gồm các kiến thức cơ bản của bài 26: Clo.
Kết quả khảo sát đề kiểm tra trước tác động như sau:
Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

Mơt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn

5
5

5,656
2,0098046

p=
Giá trị chênh lệch

0,9500346
0,03125

4
5
5,625
1,96337432

- Kết quả bài kiểm tra trước tác động cho thấy:
+ Điểm trung bình trước tác động của nhóm thực nghiệm là 5,656
12


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

+ Điểm trung bình trước tác động của nhóm đối chứng là 5,625
+ Chênh lệch điểm trung bình trước tác động là 0,031
+ Giá trị của p = 0,950 > 0,05
Từ đó rút ra được kết luận: Hai nhóm học sinh tương đương nhau.
- Trong q trình thực hiện giải pháp thay thế, tơi đã sử dụng thí nghiệm chứng
minh kết hợp với hoạt động Stem để hướng dẫn học sinh tìm ra kiến thức mới bằng
cách cho các em tự tìm tịi, tự trải nghiệm, tự sáng tạo và tự kết luận.
-


Sau khi tác động bằng giải pháp đã nêu, tiến hành kiểm tra 15 phút ở cả 2

nhóm. Cấu trúc đề đảm bảo thể hiện các nội dung nằm trong bài 27: Cacbon. Bài
kiểm tra sau tác động gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu tự luận.
- Tôi dùng phương pháp sử dụng các dạng đề tương đương: Tạo ra 2 dạng đề khác
nhau của một bài kiểm tra trước và sau tác động nhưng nội dung kiến thức tương
đương nhau (thể hiện qua ma trận), 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng cùng tiến
hành kiểm tra trong cùng một thời điểm nhằm tăng độ tin cậy và độ giá trị của dữ
liệu thu thập
Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong bài 27: Cacbon
tôi tiến hành kiểm tra 15 phút (nội dung kiểm tra trình bày ở phụ lục 4).
Sau đó tơi tiến hành chấm bài kiểm tra theo đáp án đã xây dựng.
Kết quả khảo sát đề kiểm tra sau tác động như sau:
Nhóm thực nghiệm
Mơt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị trung bình (TN)
Giá trị trung bình (ĐC)
Giá trị chênh lệch
Phép kiểm chứng T-test độc
lập

Nhóm đối chứng
7
7,5

7
6

5,9375
1,899703

7,6875
1,767767
7,6875
5,9375
1,75

Độ lệch chuẩn (ĐC)
SMD

1,899703
0,921197

0,002661

13


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Để kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu tôi đã ra đề kiểm tra sát với ma trận đề đã
xây dựng. Sau đó nhờ giáo viên cùng bộ môn kiểm tra lại.
- Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu có nhiều cách khác nhau như: Kiểm tra
nhiều lần, sử dụng các dạng đề tương đương, phương pháp chia đôi đữ liệu. Nhưng
ở đây tôi sử dụng các dạng đề tương đương nhau để kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu
bằng cách tiến hành kiểm tra hai nhóm trong cùng một thời điểm với hai đề khác
nhau nhưng có nội dung tương đương nhau.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:

1. Phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập dữ liệu là điểm của các bài kiểm tra trước và sau tác động, kiểm
chứng độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu, tơi tiến hành phân tích dữ liệu.
So sánh điểm trung bình (giá trị trung bình) bài kiểm tra sau tác động:
Tổng
số

Nhóm TN
(lớp 9A4)
Nhóm ĐC
(lớp 9A7)

32

Giá trị TB

7,6875

Độ lệch
chuẩn

p

1,7677
0,002< 0,05

32

5,9375


SMD

0,92

1,8997

Như bảng trên đã chứng minh rằng: sau tác động kiểm chứng độ chênh lệch
điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p = 0,002 cho thấy sự chênh lệch giữa
điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Tức là
chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm
đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,92 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp
với hoạt động Stem khi dạy học bài 27: Cacbon” đến kết quả học tập của nhóm
thực nghiệm là lớn.

14


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng.

Giả thuyết của đề tài: Việc “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt
động Stem khi dạy học bài 27: Cacbon” cho nhóm học sinh lớp 9A4 trường THCS
An Bình” đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận kết quả:
Kết quả giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm
là 7,6875 của nhóm đối chứng là 5,9375. Độ lệch chuẩn điểm giữa 2 nhóm là 1,75

. Điều đó cho thấy điểm giá trị trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã
có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối
chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,92. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T- test giá
trị trung bình sau tác động của hai lớp là (p = 0,002) < 0,05. Kết quả này khẳng
định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm khơng phải là do ngẫu nhiên
mà là do tác động. Tác động có ý nghĩa lớn đối với các học sinh trung bình, yếu
và một số học sinh khá, giỏi qua việc điểm số của học sinh tăng lên rõ rệt.
Với những kết quả thu nhận được trong q trình ứng dụng, tơi nhận thấy rằng
việc “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem khi dạy học bài
27: Cacbon trong dạy học” đã tác động có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng
học sinh, làm nâng cao kết quả học tập của học sinh trong quá trình giảng dạy cho
cả thầy và trò.

15


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Để đạt được kết quả như trên thì trong quá trình giảng dạy giáo viên phải luôn
chuẩn bị chu đáo bài dạy về đồ dùng dạy học và soạn bài giảng thật hoàn chỉnh.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Như vậy, việc “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem
khi dạy học bài 27: Cacbon” trong dạy học làm cho hầu hết học sinh hào hứng,
chăm chú, tìm tịi, nghiên cứu, vận dụng cả về quan sát thực tế, trực quan đồng thời
còn rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng hoạt động nhóm…cho
học sinh.
Ngồi ra, việc “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem

khi dạy học bài 27: Cacbon” trong dạy học cịn tạo ra khơng khí lớp học sơi nổi,
học sinh yêu thích giờ học, học để được trải nghiệm, có ý nghĩa đối với việc nâng
cao chất lượng dạy và học mơn Hóa học 9 tại đơn vị.
Tóm lại: “Việc sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem
khi dạy học bài 27: Cacbon trong dạy học” mơn Hóa học 9 tại trường THCS An
Bình đã làm nâng cao kết quả học tập của học sinh.
2. Khuyến nghị:
- Đối với giáo viên: biết “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động
Stem” vào từng bài, từng chủ đề, biết cách hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức
mà các em dự đốn, có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học đặc
biệt là kỹ năng hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm. Trong q trình thiết kế
bài giảng giáo viên cần đảm bảo tính thiết thực và liên kết không nên lạm dụng quá
mức.
- Cần trang bị dụng cụ và hoá chất đầy đủ, đảm bảo thực hiện được các thí nghiệm
mà học sinh đề xuất liên quan đến kiến thức bài học.
- Với những kết quả đạt được như trên sẽ là cơ sở để chúng ta có thể áp dụng cho
các bài dạy khác như bài: metan, axetilen, chất béo, tính chất vật lí và hóa học của
kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại…trong chương trình Hóa học 9 và
cịn nhiều mơn học khác nhau chứ khơng nhất thiết là trong mơn Hóa học.
Tơi mong rằng quý thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp sẽ quan tâm, chia
16


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

sẻ và có thể ứng dụng đề tài này trong quá trình dạy học để nhằm nâng cao kết quả
học tập cho học sinh.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng. Dự án Việt- Bỉ.

2. Đinh Thị Xuân Thảo: Sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học Hóa học ở
trường phổ thông.
3. Lê Minh Cương: Ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn.
4. Lê Xn Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên)- Cao Thị Thặng- Ngô Văn
Vụ , 2005. Sách giáo khoa Hóa học 9...............................NXB giáo dục.
5. Đề tài: Sử dụng kỹ thuật KWL kết hợp với thí nghiệm theo phương pháp
kiểm chứng nhằm nâng cao kết quả học tập tính chất hóa học của Axit
sunfuric Bài 4 mơn Hóa cho nhóm học sinh lớp 9A1 trường THCS Lai
Uyên”.
6. Đề tài: Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột nhằm nâng cao kết quả học
tập Bài 24: Tính chất hố học của oxi mơn Hố học cho nhóm học sinh lớp
8A6 trường THCS An Bình - Cơ Trần Thị Tuyết – Năm học 2014-2015. Đạt
giải B cấp Tỉnh.
7. Đề tài: Sử dụng kỹ thuật KWL kết hợp với thí nghiệm theo phương pháp
kiểm chứng nhằm nâng cao kết quả học tập tính chất hóa học của Axit
sunfuric Bài 4 mơn Hóa cho nhóm học sinh lớp 9A1 trường THCS Lai
Uyên”.
8. Đề tài: Sử dụng video clip mơ phỏng thí nghiệm hóa học nhằm nâng cao kết
quả học tập bài 26 – Clo cho học sinh lớp 9A3 trường THCS An Linh - Cô
Nguyễn Thị Thảo – Năm học: 2013- 2014. Đạt giải B cấp Tỉnh.
9. Trần Thị Tuyết: Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột nhằm nâng cao kết
quả học tập bài 24: Tính chất hố học của oxi mơn Hố học cho học sinh lớp
8A6 trường THCS XX.

17


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI:


An Bình, ngày 15 tháng 01 năm 2021
Người thực hiện

Phụ lục 1
XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tìm và chọn nguyên nhân:
18


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Học sinh chưa biết được
giá trị thực tiễn của môn
học

Học sinh chưa
tự giác học tập

Phương pháp giảng dạy
chưa phù hợp

Học sinh lớp 9 trường
THCS An Bình hay bị
điểm thấp khi học bài 27:
Cacbon

Phụ huynh ít
quan tâm đến
việc học của hs


Học sinh chưa nắm
được các công thức
tinh tốn

Trình độ học sinh
khơng đồng bộ.

HIỆN
TRẠNG

Học sinh coi trọng
các mơn thi tuyển
sinh

2. Tìm giải pháp tác động:
Thường xun liên hệ giữa
thực tế với nội dung bài học.

Thường xuyên
kiểm tra miệng,
vở bài tập

Sử dụng thí nghiệm chứng minh
kết hợp với hoạt động Stem

Phương pháp giảng
dạy chưa phù hợp
Mã hóa các khái niệm từ trừu
tượng thành những kiến thức

gần gũi, dể hiểu.

Chú trọng sử
dụng kênh
hình, tài liệu
tham khảo

2. Tên đề tài: “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem nhằm

nâng cao kết quả học tập bài 27: Cacbon cho nhóm học sinh lớp 9A4 trường
THCS An Bình”.

Phụ lục 2
KẾ HOẠCH NCKHSPƯD
Tên đề tài: “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem nhằm
nâng cao kết quả học tập bài 27: Cacbon cho nhóm học sinh lớp 9A4 trường THCS
An Bình”.
19


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bước
Hoạt động
1. Hiện trạng Học sinh học lớp 9 hay bị điểm thấp khi học bài 27: Cacbon
“Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động Stem
2. Giải pháp
nhằm nâng cao kết quả học tập bài 27: Cacbon cho nhóm học sinh
thay thế
lớp 9A4 trường THCS An Bình”.

Việc “Sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động
3. Vấn đề
nghiên cứu,
giả thuyết
nghiên cứu

Stem khi dạy học bài 27: Cacbon” có làm nâng cao kết quả học
tập cho nhóm học sinh lớp 9A4 trường THCS An Bình” hay
khơng ?
Có. “Việc sử dụng thí nghiệm chứng minh kết hợp với hoạt động
Stem khi dạy học bài 27: Cacbon” đã làm nâng cao kết quả học
tập cho nhóm học sinh lớp 9A4 trường THCS An Bình”.
Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương.
- Nhóm thực nghiệm: 9A4 (N1)
- Nhóm đối chứng: 9A7 (N2)

4. Thiết kế

Nhóm
N1(9A4)
N2(9A7)

Kiểm tra trước
tác động
O1
O2

Tác động
X
---


Kiểm tra
sau tác động
O3
O4

1. Bài kiểm tra của học sinh.
5. Đo lường

2. Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra.

6. Phân tích

3. Kiểm chứng độ giá trị của bài kiểm tra.
Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập và mức độ ảnh hưởng
Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa khơng ?

7. Kết quả

Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào ?

20


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phụ lục 3: MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁP ÁN CỦA BÀI KIỂM TRA
TRƯỚC TÁC ĐỘNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Nội dung


Nhận biết

kiến thức

-

TN
TL
Biết được clo tác
dụng với kim loại

chất còn thiếu

tạo muối clurua,

trong sơ đồ phản

tác dụng với khí

ứng

hiđro tạo sản
Bài 26: Clo

-

Mức độ nhận thức
Vận dụng
Thông hiểu

Mức độ thấp
TN
TL
TN
TL
Xác định được

phẩm là khí hiđro
clorua

- Biết được nước
clo, nước javel là

Cộng
Vận dụng
Mức độ cao
TN
TL

- Chọn được PTHH
viết đúng.

- Khí clo thu bằng
cách nào, loại bỏ
bằng hóa chất gì?

dung dịch hỗn
hợp gồm những
Số câu hỏi
Số điểm

4. Tổng hợp
các kiến thức

chất nào
2
2

3
3
-Viết và hoàn thành

5
5
- Vận dụng các

được các PTHH

cơng thức tính
21


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

được số mol chất
tham gia, tính
trên.

được khối
lượng, thể tích


Số câu hỏi
Số điểm
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %

2
2
20

3
3
30

1
1
1
1
10

của một chất
1
4
1
4
40

2
5
7

10
100

PHỊNG GD&ĐT PHÚ GIÁO
TRƯỜNG THCS AN BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
MƠN HĨA HỌC – Khối lớp 9
Thời gian làm bài : 15 phút
Họ và tên học sinh :....................................................... Lớp: ...................
Mã đề 1

A - PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 5 điểm
Hãy chọn đáp án đúng
Câu 1: Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2O
t
B. 2Fe + 3Cl2 
→ 2FeCl3
o

t
C. Fe + Cl2 
→ FeCl2
o

D. FeO + 2HCl →FeCl3+ H2O
Câu 2: Nước clo là dung dịch hỗn hợp gồm các chất
A. Cl2; HCl; HClO
B. Cl2; HCl; H2O

C. Cl2; HClO; H2O
D. HCl; HClO; H2O
Câu 3: Chất còn thiếu trong sơ đồ phản ứng sau:
t
MnO2 + HCl 
→ ……….+ Cl2 + H2O là
o

A. Mn
B. MnO2
C. MnO
22


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

D. MnCl2
Câu 4: Clo tác dụng với kim loại tạo sản phẩm là
A. Muối clorua
B. Khí hiđro clorua
C. Axit clohiđric
D. Oxit
Câu 5: Sau khi làm thí nghiệm khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào
A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaCl
D. Nước
B - PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN: 5 điểm
Câu 1: Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc thu được 672 ml khí Cl2 (đktc).

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Tính khối lượng MnO2 cần dùng cho phản ứng.
c. Tính khối lượng muối tạo thành.
(Biết Mn= 55; O = 16; H = 1; Cl = 35,5)

------ HẾT ------

23


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHÒNG GD&ĐT PHÚ GIÁO
TRƯỜNG THCS AN BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
MƠN HĨA HỌC – Khối lớp 9
Thời gian làm bài : 15 phút
Mã đề 2
Họ và tên học sinh :....................................................... Lớp: ...................
A - PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 5 điểm
Hãy chọn đáp án đúng
Câu 1: Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng?
A. Cu+ 2HCl → CuCl2 + H2O
t
B. 2Cu + 3Cl2 
→ 2CuCl3
o

t

C. Cu + Cl2 
→ CuCl2
o

D. CuO + 2HCl →CuCl2+ H2
Câu 2: Nước javel là dung dịch hỗn hợp gồm các chất
A. NaCl; NaClO
B. Cl2; NaCl; H2O
C. Cl2; NaClO; H2O
D. NaCl; HClO; Cl2
Câu 3: Chất cịn thiếu trong sơ đồ phản ứng sau:
®
pddcã mn
→ NaOH + ….. + H2 là
NaCl + H2O − − 

A. H2O
B. H2
C. O2
24


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

D. Cl2
Câu 4: Khí clo tác dụng với khí hiđro tạo sản phẩm là
A. Muối clorua
B. Khí hiđro clorua
C. Axit clohiđric
D. Oxit

Câu 5: Khí nào sau đây không thu bằng cách đẩy nước?
A. CH4
B. H2
C. O2
D. Cl2
B - PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN: 5 điểm
Câu 1: Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc thu được khí X
(đktc).
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Tính thể tích khí X thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. Tính khối lượng muối tạo thành.
(Biết Mn= 55; O = 16; H = 1; Cl = 35,5)

---HẾT---

25


×