Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử THPTQG 2020 môn Hóa học trường THPT Thanh Miện – Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.83 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT THANH MIỆN. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Hóa Học Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 136. (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên học sinh:..................................................................... SBD: ............................. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Nhỏ từ từ 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M, thu được dung dịch X và V lít CO2 thoát ra (đktc). Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,6M và BaCl2 1,5M, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m lần lượt là A. 1,0752 và 22,254. B. 0,448 và 25,8. C. 1,0752 và 20,678. D. 0,448 và 11,82. Câu 2: Este hai chức X có công thức phân tử C6H10O4 được tạo thành từ một axit đơn chức và một ancol đa chức, đều có mạch cacbon không phân nhánh. Số công thức cấu tạo có thể có của X là A. 5. B. 2. C. 7. D. 9. Câu 3: Bia không độ là loại bia không chứa cồn hoặc chỉ chứa một lượng cồn rất nhỏ. Các loại bia này thích hợp với phụ nữ và những người cần sự tỉnh táo, chẳng hạn khi lái xe ô tô. Bia không độ là loại thức uống lên men có truyền thống lâu đời, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm, ngon và chứa một số chất bổ dưỡng như: Chất đạm: đặc biệt là đạm hòa tan chiếm khoảng 8 – 10% chất tan; gluxit tan (70% là dextrin, pentosan); Vitamin: B1, B2, PP; Chất khoáng và một số chất thơm đặc trưng. Ngoài ra trong bia không độ còn có CO2 nên tạo nhiều bọt khi rót, bọt là đặc tính ưu việt của bia. Bọt có tác dụng làm giảm cơn khát, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh. Ngoài đáp ứng nhu cầu giải khát, nếu chúng ta uống bia với một lượng thích hợp sẽ rất có lợi cho sức khỏe, giúp ăn ngon, dễ tiêu hóa, giảm mệt mỏi. Chính vì vậy, từ lâu bia đã trở thành thức uống quen thuộc được nhiều người ưa thích.. Một trong những chất “đạm hòa tan” ở trên thuộc loại A. NH4Cl . B. Ure. C. Amino axit. D. Glucozơ . Câu 4: Cho 25,75 gam amino axit X (trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH) tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 35,25 gam muối. Số công thức cấu tạo của X là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 5: Cho 4 kim loại: Cu, Au, Fe, Al. Kim loại có trong máu và có tính nhiễm từ là A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Au. Câu 6: Peptit X CxHyOzN6 mạch hở tạo bởi một α-aminoaxit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Để phản ứng hết 19 g hỗn hợp E chứa X, este Y(CnH2n-2O4) và este Z (CmH2m-4O6) cần 300ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối và 2 ancol có cùng số cacbon. Lấy toàn bộ hỗn hợp muối nung với vôi tôi xút được hỗn hợp F chứa 2 khí có tỉ khối so với H2 là 3,9. Đốt cháy 19 g E cần 0,685 mol O2 thu được 9,72g H2O. Biết X, Y đều là este thuần chức. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với: A. 19%. B. 23%. C. 28%. D. 32%. Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 16,86 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Mg và MgCO3 trong dung dịch chứa đồng thời 1,14 mol NaHSO4 và 0,32 mol HNO3 thu được dung dịch Y chứa 156,84 gam muối trung hòa và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí thoát ra, biết Z có tỉ khối hơi so với hidro bằng 22. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thì thu được 19,72 gam kết tủa. Khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X là A. 1,02 gam. B. 2,04 gam. C. 4,08 gam. D. 3,06 gam. Câu 8: Sắt tác dụng với chất nào sau đây (điều kiện thích hợp) tạo thành hợp chất Fe (III)? A. HCl. B. Cl2. C. I2. D. Cu(NO3)2. Câu 9: Cho các nhận xét sau: (1) Thủy phân không hoàn toàn tinh bột có thể thu được saccarozơ. (2) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. (3) Triolein phản ứng với H2 (khi đun nóng, có xúc tác Ni). (4) Glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 khi đun nóng tạo ra Ag. (5) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit. (6) Fructozơ chuyển hóa thành glucozơ và ngược lại trong môi trường bazơ. Số nhận xét đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 10: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất (nhẹ nhất) là A. Li B. Cs. C. Al. D. Mg. Câu 11: X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử C trong phân tử; Z là ancol no, 2 chức, mạch hở; T là este mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 2,41 mol O2 thu được 27,36 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H2 (xt Ni, to) thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ); cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,90 gam muối khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 52,0. B. 51,5. C. 51,0. D. 52,5. Câu 12: Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa? A. Đốt gang (hợp kim Fe – C) trong bình chứa khí O2. B. Ngâm hợp kim Fe – Cu vào dung dịch NaCl. C. Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3. D. Cho Mg vào dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Câu 13: Môi trường của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là mưa axit. Nó chủ yếu là do những khí thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Những chất khí đó là A. NH3, HCl. B. SO2, NO2. C. H2S, Cl2. D. CO2, SO2. Câu 14: Từ tinh bột, điều chế ancol etylic theo sơ đồ sau: Tinh bột → glucozơ → C2H5OH. Biết hiệu suất của 2 quá trình lần lượt là 80% và 75%. Để điều chế được 200 lít rượu 34,5o (khối lượng riêng của C2H5OH bằng 0,8 gam/ml) thì cần dùng m kg gạo chứa 90% tinh bột. Giá trị của m là A. 90,0. B. 232,5. C. 180,0. D. 135,0. Câu 15: Dung dịch chứa chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Anilin. B. Glyxin. C. Axit glutamic. D. Etylamin. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 0,32 mol O2, thu được 0,228 mol CO 2 và 0,208 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 45 ml NaOH 0,1M và KOH 0,1M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là A. 3,768. B. 3,712. C. 3,692. D. 2,808..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 17: Đốt cháy hết 25,56 gam hỗn hợp X gồm: 2 este đơn chức (no, mạch hở) và 1 amino axit Z (thuộc dãy đồng đẳng của glyxin) cần dùng 1,09 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,02 mol khí N2. Cũng lượng X trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là A. 34,312. B. 34,760. C. 31,880. D. 38,792. Câu 18: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X, thấy có kết tủa keo trắng tạo thành sau một thời gian lại thu được dung dịch trong suốt. Chất nào sau đây thỏa mãn tính chất của X? A. AlCl3. B. FeCl3. C. MgCl2. D. KCl. Câu 19: Một amino axit X có tỉ khối so với H2 là 44,5. Tên của X là A. Alanin. B. Anilin. C. Glyxin. D. Valin. Câu 20: Cho 5,9 gam amin (X ) đơn chức, no, mạch hở tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,55 gam muối. Công thức phân tử của X là A. C4H11N. B. C2H7N. C. CH5N. D. C3H9N. Câu 21: Hỗn hợp khí X gồm metan, etilen và propin có tỉ khối so với H2 bằng 14. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần dùng V lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và 3,6 gam nước. Giá trị của V là A. 3,36. B. 4,48. C. 6,72. D. 2,24. Câu 22: Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 23: Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, saccarozơ, glyxylalanin. Số chất bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 24: Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol CO2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau:. Giá trị của m là A. 14,775. B. 9,85. C. 11,82. Câu 25: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:. D. 7,88.. Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? H SO , t o. 2 4  C2H4 + H2O. A. C2H5OH . H SO ,t o. 2 4  B. CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O.. to. C. CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O. D. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O. Câu 26: Tơ nitron (hay tơ olon) có khả năng giữ nhiệt tốt nên thường dùng để dệt vải sản xuất đồ mùa đông. Nó được điều chế từ trùng hợp monome nào sau đây? A. CH2=CHCl. B. CH2=CH-CN. C. CH2=CH2. D. CH2=CH-CH3..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 27: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa FeCl3 và AlCl3 thu được đồ thị sau: mkết tủa 88,47 n. 2,7. 3,1. 3,2. nOH-. Giá trị n gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 81 gam. B. 82 gam. C. 83 gam. D. 84 gam. Câu 28: Kim loại Hg tác dụng với chất nào nào sau đây ở điều kiện thường? A. O2. B. Cl2 . C. HCl loãng. D. S Câu 29: Lấy 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 800ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 55,2 gam. B. 69,1 gam. C. 28,8 gam. D. 61,9 gam. Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (b) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch BaCl2. (c) Cho hỗn hợp Na2O và Al ( tỉ lệ mol 2 : 3) vào nước dư. (d) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (e) Đun nóng dung dịch gồm CaCl2 và NaHCO3. (f) Cho từ từ NaOH vào dung dịch Metyl amoni clorua Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm có chất kết tủa trong ống nghiệm là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 31: Este C2H5COOC2H5 có mùi thơm của dứa, tên gọi của este này là A. metyl propionat. B. etyl axetat. C. etyl butirat. D. etyl propionat. Câu 32: Có 4 dung dịch loãng riêng biệt là NaOH, NaHCO3, NaHSO4 và Na2CO3 được đặt tên không biết thứ tự: X, Y, Z, T. Tiến hành 03 thí nghiệm và cho kết quả như sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng Dung dịch Ca(OH)2 Kết tủa trắng X Dung dịch CaCl2 Kết tủa trắng Y Quỳ tím Quỳ tím hoá đỏ T Kết luận nào sau đây đúng? A. T là NaHCO3. B. Y là NaHSO4. C. X là Na2CO3. D. Z là NaOH. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl fomat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 49,6 gam. Giá trị của m là A. 24,8. B. 14,4. C. 11,2. D. 7,2. Câu 34: Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước, thu được 0,3 mol khí H 2 và dung dịch X. Sục 0,64 mol khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các ion Na+, HCO3-, CO32- và kết tủa Z. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau và tiến hành 2 thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: Cho từ từ đến hết phần 1 vào dung dịch chứa 0,24 mol HCl, thu được 0,15 mol CO 2, coi tốc độ phản ứng của HCO3-, CO32- với H+ bằng nhau. - Thí nghiệm 2: Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,24 mol HCl vào phần 2, thu được 0,12 mol CO 2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 29,14. B. 51,76. C. 25,88. D. 58,28..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 35: Cho dãy các chất: NaHCO3, FeCl3, Na, Fe, Al và BaCl2. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 36: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng thu được chất Y có công thức CHO2K. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC3H7. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. C3H7COOH. Câu 37: Cho 40,1 gam hỗn hợp X gồm Y (C5H16O3N2) và Z (C5H14O4N2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được 7,84 lít khí một amin no, đơn chức ở đktc và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có 2 muối có số nguyên tử cacbon bằng nhau). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 28,86. B. 29,10. C. 39,10. D. 20,10. Câu 38: Cho các bước ở thí nghiệm sau: - Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. - Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. - Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng. Cho các phát biểu sau: (1) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu. (2) Ở bước 2 thì anilin tan dần. (3) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt. (4) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy. (5) Sau khi làm thí nghiệm, rửa ống nghiệm bằng dung dịch HCl, sau đó tráng lại bằng nước sạch. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 39: Axetilen là chất khí, khi cháy trong O2 tỏa rất nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxi axetilen để hàn, cắt kim loại. Công thức phân tử của axetilen là A. C2H4. B. C6H6. C. C2H2. D. C2H6. Câu 40: Cho các phương trình hóa học sau: (a) ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S (b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S (c) NaHS + HCl → NaCl + H2S (d) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S Số phương trình hóa học có phương trình ion rút gọn S2– + 2H+ → H2S là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. -----------------------------------------------. ----------- HẾT ----------.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136 136. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40. A A C B C A D B A A B B B C D D D A A D C A C C B B A D D C D D B B D A B C C C.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×