Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KHAO SAT HSG2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.33 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN THI: LỊCH SỬ 9. Thời gian làm bài 45 phút GV: Trần An. I. Lịch sử thế giới (7 điểm): Câu 1 (3 điểm): Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó? Câu 2 (4 điểm): Trình bày những nét cơ bản về sự phát triển của khoa học – kĩ thuật thế giới trong nửa đầu thế kỉ XX?. Suy nghĩ của em về câu nói của nhà khoa học A.Nô-ben “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu” II. Lịch sử Việt Nam (3 điểm). Câu 3 (3 điểm): Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào? Những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó? ..................................HẾT.................................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM. Câu Câu 1 (3 điểm). Nội dung Điểm * Sự phát triển của kinh tế Mĩ: - Nền kinh tế công nghiệp đứng hàng đầu thế giới + Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%. 0,25đ + Năm 1928 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thê giới. Đứng đầu về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép. Nắm 60% trữ lượng vàng thế giới. 0,5đ -Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh và trở thành trung tâm công nghiệp, 0,25đ thương mại, tài chính quốc tế. *Nguyên nhân của sự phát triển: - Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú. - Mĩ có những cơ hội trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất: Mĩ giàu lên nhờ buôn bàn vũ khí, trở thành chủ nợ. - Mĩ tham gia chiến tranh muộn, đất nước hầu như không bị chiến tranh tàn phá. - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu kiệt quệ là điều kiện thuận lợi để Mĩ xuất khẩu hàng sang châu Âu. - Chú trọng đào tạo lao động có trình độ văn hoá, kĩ thuật cao. - Cải tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất trong sản xuất. - Sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động, bóc lột nhân công. Câu 2 (4 điểm). * Những thành tựu cơ bản: - Lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học A. Anh-xtanh. - Trong các lĩnh vực Hóa học, Sinh học, các khoa học về trái đất... đều đạt được những thành tựu to lớn. - Hiện tượng phóng xạ nhân tạo, chế tạo ra chất đồng vị phóng xạ, phản xạ có điều kiện, chất kháng sinh Penixilin… - Nhiều phát minh khoa học được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh… * Suy nghĩ về câu nói của A.Nô-ben: - Việc sử dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. - Tuy nhiên chính những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh giết người hàng loạt gây thảm họa cho nhân loại.. 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ. 0,5đ. 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cần phát huy mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt trái của những phát minh khoa học. - Hạn chế việc chế tạo vũ khí hủy diệt và phương tiện chiến tranh, tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất để phát triển kinh tế, xã hội. Câu 3 (3 điểm). 0,5đ 0,5đ. * Hoàn cảnh (1,5 điểm): - Thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước.Ttriều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời.. 0,5đ. - Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: Kinh tế đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren.. 0,5đ. - Muốn đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù. 0,5đ * Những mặt tích cực......(1,5 điểm): - Tích cực: Những đề nghị cải cách đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình.. 0,25đ. - Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính chất rời rạc, lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. 0,5đ - Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. . 0,25đ - Ý nghĩa: Tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.. 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×