Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.53 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Ngày soạn: 12/01/2016</b> <b>Tuần: 22</b>
<b>Ngày dạy: 18/01/2016</b> <b>Tiết PPCT: 21</b>
<b>BÀI 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ</b>
<b>(Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI)</b>
<b>I . MỤC TIÊU: </b>
1. Kiến thức:
- Tình hình nước ta từ giữa thế kỉ thứ I đến giữa thế kỉ thứ VI.
- Nhận xét thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc.
- <b>Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc phát triển nông nghiệp, thủ</b>
<b>công nghiệp và thương nghiệp: sử dụng công cụ sản xuất.</b>
<b> 2. Kỹ năng: </b>
- Làm quen với phương pháp phân tích.
- Làm quen với việc nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc ở khía cạnh văn hố - nghệ thuật.
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>
1. Giáo viên: Giáo án, SGV, lược đồ minh họa.
2. Học sinh: SGK, đọc bài trước ở nhà.
<b>III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:</b>
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) đã diễn
ra như thế nào? Ý nghĩa?
*Diễn biến:
- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chống trả rồi rút lui.
- Sau khi chiếm Hợp Phố, Mã Viện chia quân thành 2 đạo thuỷ, bộ tiến vào nước ta.
- Hai Bà Trưng cho quân nghênh chiến ở Lãng Bạc. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết
liệt.
- Thế giặc mạnh, quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh.
- Mã Viện đuổi theo, Hai Bà Trưng chiến đấu oanh liệt và hi sinh ở Cấm Khê vào
tháng 3 năm 43.
*Ý nghĩa: Tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta.
3. Bài mới:
<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung ghi bảng</b>
<b>HOẠT ĐỘNG 1: </b>
Giáo viên gọi HS đọc mục 1 SGK.
?Trước đây miền đất Âu Lạc cũ gồm những
châu nào?
HS trả lời: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
?Em có nhận xét gì về sự thay đổi đó?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt KT.
?Nhà Hán đã bóc lột dân ta như thế nào?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt KT.
?Nhận xét của em về các chính sách bóc lột
<b>1. Chế độ cai trị của các triều đại</b>
<b>phong kiến phương Bắc đối với nước</b>
<b>ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI</b>
- Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu
Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.
- Đưa người Hán sang làm huyện lệnh.
- Nộp thuế, lao dịch và nộp cống.
đó?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt KT.
?Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương
đưa người Hán sang ở nước ta ?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt KT.
?Chúng đồng hóa dân ta bằng những cách nào?
HS trả lời:
- Bắt dân ta học chữ Hán.
- Sống theo phong tục của người Hán.
Giáo viên nhận xét, chốt KT.
<b>HOẠT ĐỘNG 2: </b>
Giáo viên gọi HS đọc mục 2.
?Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?
HS trả lời.
Giáo viên giảng: Cơng cụ sản xuất và vũ khí
được chế tạo bằng sắt, sắc nhọn và bền hơn
công cụ và vũ khí bằng đồng. Do vậy sản xuất
đạt năng suất cao hơn, chiến đấu có hiệu quả
hơn. Nhà Hán muốn hạn chế sự phát triển và
sự chống đối của nhân dân ta.
<b>?Theo em vì sao nghề rèn sắt vẫn phát</b>
<b>triển?</b>
<b>HS trả lời.</b>
<b>Giáo viên nhận xét, chốt KT.</b>
?Điều gì chứng tỏ nơng nghiệp Giao Châu phát
triển?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt KT.
?Bên cạnh sự phát triển của nghề rèn sắt, nơng
nghiệp cịn có nghề gì phát triển? Dẫn chứng?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt KT.
?Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công
nghiệp tạo điều kiện cho sự phát triển của nghề
nào?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt KT.
bạo, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng.
+ Bắt dân ta học chữ Hán.
+ Sống theo phong tục của người Hán.
<b>2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ</b>
<b>I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?</b>
- Nhà Hán giữ độc quyền về sắt.
- Nông nghiệp phát triển.
+ Trồng hai vụ lúa trong năm.
+ Trồng nhiều loại cây và chăn nuôi
phong phú.
+ Biết áp dụng kĩ thuật vào trồng trọt.
- Nghề gốm, nghề dệt cũng rất phát
triển.
- Buôn bán không chỉ với người trong
nước mà cả người nước ngoài.
4. Củng cố:
- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I
đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
- Những biểu hiện mới trong cơng nghiệp thời kì này.
- Trình bày những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp
nước ta trong thời kì này?
5. Dặn dị:
- Học bài cũ dựa vào những câu hỏi cuối bài.
<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM:</b>
<b> </b>………
……….
……….
……….
……….
<b>KÝ DUYỆT GIÁO ÁN TUẦN 22</b>
<i>Ngày tháng năm 2016</i>