Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Huong dan danh gia mot tiet day

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.21 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

NG D N ÁNH GIÁ M T TI T D Y


ƯỚ Ẫ Đ Ộ Ế Ạ


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐĂK NƠNG


<b>Trường THPT Nguyễn Tất</b>
<b>Thành</b>


<b>————***————</b>
Số: 01 /HD-THPTNTT


<b>CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA</b>
<b>VIỆT NAM</b>


<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>
<b>———–***———–</b>


<i>Nghĩa Thắng, ngày 25 tháng 8 năm 2012</i>
<b>HƯỚNG DẪN DỰ GIỜ VÀ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI</b>


<b>GIỜ DẠY GIÁO VIÊN</b>


<b>A. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH DỰ GIỜ GIÁO VIÊN</b>
<b>I. BƯỚC 1 – CHUẨN BỊ DỰ GIỜ:</b>


– Xác định rõ mục đích dự giờ.


– Xem kết quả hồ sơ của giáo viên lần kiểm tra trước.
– Xem thời khóa biểu, lịch báo giảng của giáo viên.



– Nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức, kỹ năng và kiến thức của bài.
– Nghiên cứu chuẩn đánh giá.


– Xem xét trình độ học sinh.


– Xem xét trang thiết bị bổ trợ cho bài giảng.
– Phát thảo nội dung quan sát.


<b>II. BƯỚC 2 – QUAN SÁT GIỜ DẠY TRÊN LỚP:</b>
– Quan sát toàn bộ tiết dạy;


– Ghi lại hoạt động day – học.


– Ghi nhận thông tin, tình huống xảy ra trong tiết dạy một cách
trung thực (có thể ghi chú những sự việc cụ thể, những lời nói trọn
vẹn…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

– Tổ chức hoạt động dạy học.
– Sử dụng và phân phối thời gian;
– Sử dụng thiết bị dạy học.


<b>2. Quan sát hoạt động học:</b>


– Khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh.
– Nề nếp học tập của học sinh


– Quá trình vận dụng của học sinh ( kỹ năng)
– Sự tiến bộ của học sinh qua tiết dạy.



– Phương pháp học tập của học sinh.


<b>3. Quan sát các mối quan hệ trong hoạt động dạy học:</b>
– Mối quan hệ giao tiếp giữa GV – HS; HS – HS.


– Ngôn ngữ, phát ngôn của học sinh, giáo viên.
– Xử lý tình huống.


– Khơng khí lớp học.


<b>4. Những điều cần chú ý khi dự giờ:</b>


– Đến đúng giờ đã định, ra vào lớp nhẹ nhàng. Chọn vị trí thích
hợp để có thể quan sát giáo viên và học sinh hoạt động. Có thái độ,
cử chỉ đúng mực, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến giáo viên và học
sinh.


– Ghi chép rõ ràng, đầy đủ, khách quan, trung thực, phản ánh
đầy đủ hoạt động của giáo viên – học sinh và các mối quan hệ.
<b>III. BƯỚC 3 – PHÂN TÍCH GIỜ DẠY: (giữa những người cùng </b>
dự giờ trước khi góp ý)


– Căn cứ vào thông tin thu nhận.
– Phân tích kết quả học tập.


– Đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiếm bộ, hoàn thiện trong
giảng dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>IV. BƯỚC 4 – GÓP Ý GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN: (Đưa thông tin </b>
giờ dạy đến giáo viên, tư vấn, giúp đỡ giáo viên hồn thiện mình hơn


trong cơng việc)


– Tạo cảm giác an toàn cho giáo viên trước, trong và sau khi trao
đổi.


– Đề nghị giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đã được thể hiện trong tiết
dạy so với dự kiến ban đầu đã thực hiện đến đâu, có khó khăn, thuận
lợi gì trong q trình thực hiện.


– Nêu nhận xét ưu điểm, hạn chế. Phân tích những nguyên nhân
của những ưu điểm, hạn chế đó.


– Cùng với giáo viên tìm ra phương án để nâng cao chất lượng
bài giảng.


– Nêu những lời khen cụ thể, sát thực, khả thi, trao đổi kinh
nghiệm…


– Nêu đánh giá giờ dạy và điểm số.


<b>Những điểm cần chú ý khi trao đổi với giáo viên:</b>


– Phát hiện những ưu điểm cho dù nhỏ nhất để động viên, khích
lệ giáo viên. Tìm ra những kinh nghiệm tốt để nhân rộng trong đơn vị.
– Nên nêu những ưu điểm trước, sau đó mới nêu nhược điểm,
phân tích những nguyên nhân của nhược điểm để GV thấy rõ và có
hướng khắc phục. (Với giờ dạy có nhiều nhược điểm thì đan xen
giữa ưu và khuyết điểm trong quá trình nhận xét, đánh giá).



– Chủ đề chính trong cuộc trao đổi là giảng dạy của GV và học
tập của HS chứ không phải riêng bản thân giáo viên.


– Tạo khơng khí thẳng thắn, chân tình, thoải mái trong trao đổi
– Tránh xúc phạm giáo viên hay gây tâm lý tự vệ cho giáo viên.
– Khuyến khích giáo viên tự đánh giá kết quả giờ dạy


<b>V. BƯỚC 5 – LƯU HỒ SƠ.</b>
– Đầy đủ, toàn diện.


– Chính xác, khách quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>B. HUỚNG DẪN ÐÁNH GIÁ TIẾT DẠY</b>
<b>I. QUY ÐỊNH ÐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHUẨN:</b>
<b>1. Tiêu chuẩn 1 đến tiêu chuẩn 3:</b>


a) Tốt: Nắm vững chương trình, u cầu của mơn học, học bài;
làm chủ nội dung bài dạy, truyền đạt đầy đủ, chính xác kiến thức, kỹ
năng, giáo dục thái độ cho HS, xác định đúng trọng tâm và mở rộng,
nâng cao kiến thức hợp lý cho cả lớp, cho HS khá giỏi, biết chỉ dẫn
cho HS áp dụng kiến thức vào thực tế.


<b>b) Khá: Khác với loại giỏi là việc mở rộng, nâng cao kiến thức có </b>
thể chưa hợp lý, áp dụng kiến thức vào cuộc sống có thể chưa thật
phù hợp với bài học.


<b>c) Ðạt yêu cầu: Nắm vững chương trình và yêu cầu của môn </b>
học, bài học; truyền đạt đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng
và giáo dục thái độ cho HS theo yêu cầu của chương trình, có thể có
sai sót nhỏ nhưng khơng ảnh hưởng đến việc hình thành kiến thức,


kỹ năng cơ bản, xác định chưa rõ nhưng không quá sai lệch trọng
tâm bài dạy; liên hệ thực tế còn hạn chế.


<b>d) Chưa đạt yêu cầu là một trong hai trường hợp sau đây:</b>
– Tỏ ra khơng nắm được u cầu chương trình môn học, bài học,
đưa kiến thức quá thấp hoặc quá cao so với yêu cầu.


– Có nhiều sai sót nhỏ hay có một số sai sót nghiêm trọng về kiến
thức, kỹ năng làm cho HS không nắm được bài.


<b>2. Tiêu chuẩn 4 đến tiêu chuẩn 8: Ðánh giá trình độ vận dụng</b>
<b>phương pháp giảng dạy</b>


<b>a) Tốt: Biết căn cứ vào nội dung bài, vào mục đích yêu cầu, vào </b>
đối tượng HS để xác định phương pháp thích hợp, vận dụng nhuần
nhuyễn các phương pháp dạy học, đạt các yêu cầu sau đây:


– Trình bày rõ ràng, ngơn ngữ (nói và viết bảng) chính xác, trong
sáng.


– Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

– Biết tổ chức cho HS tự làm việc trên lớp, mọi HS đều được làm
việc theo khả năng của mình.


– Biết gợi mở, hướng dẫn HS tự tìm tịi kiến thức, có nhiều biện
pháp phát huy tính chủ động của HS.


– Tiến trình tiết học hợp lý, thu hút được chú ý của mọi HS, phân
phối thời gian thích hợp cho các phần, cho hoạt động của Thầy và


trò


– Thái độ đối với HS thân ái.


<b>b) Khá: Biết căn cứ vào nội dung bài, vào mục đích yêu cầu, vào </b>
đối tượng HS để xác định phương pháp thích hợp, phải đạt các yêu
cầu sau đây:


– Trình bày rõ ràng, ngơn ngữ (nói và viết bảng) chính xác, trong
sáng, có củng cố khắc sâu kiến thức.


– Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý.


– Tổ chức hoạt động trên lớp cho mọi HS đều được làm việc.
– Biết gợi mở, hướng dẫn để HS tự tìm tịi kiến thức tuy còn lúng
túng.


– Chú ý quan tâm đến các nhóm trình độ khác nhau khi giao bài tập
về nhà.


– Tiến trình tiết học hợp lý, thu hút được chú ý của đại bộ phận HS,
phân phối thời gian thích hợp cho các phần.


– Quan hệ Thầy trò thân ái.


– Nếu với lớp HS quá kém, hai mức tốt và khá không đạt yêu cầu
cao về việc hướng dẫn HS tìm tịi kiến thức, nhưng các u cầu
khác cũng phải đạt như trên.


<b>c) Ðạt yêu cầu:</b>



– Trình bày rõ ràng, ngơn ngữ (nói và viết bảng) chính xác.


– Sử dụng đồ dùng dạy học có sẵn dễ kiếm (nếu bài học có yêu
cầu).


– Có ý thức tổ chức cho HS làm việc trên lớp nhưng hiệu quả chưa
cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

– Tiến trình tiết học hợp lý, cuốn hút được sự chú ý của da số HS.
– Quan hệ ứng xử giữa Thầy với trị bình thường.


<b>d) Chưa đạt yêu cầu là một trong các trường hợp sau đây:</b>
– Có nhiều lúng túng, chưa bao quát được lớp, phương pháp kém
hiệu quả.


– Chỉ dạy theo lối đọc chép.


– Không sử dụng đồ dùng dạy học, bỏ thí nghiệm, thực hành (mặc
dù có đủ điều kiện).


– Có thái độ, hành vi tỏ ra không tôn trọng nhân cách HS.


<b>3. Tiêu chuẩn 9 đến tiêu chuẩn 10: Ðánh giá hiệu quả sư </b>
<b>phạm của tiết dạy.</b>


Tiêu chuẩn 9 và 10 căn cứ phân tích, xem xét kết quả của giờ dạy
thể hiện mức độ nhận thức của HS qua giờ đó, có thể thơng qua vấn
đáp trao đổi với HS hoặc kiểm tra trắc nghiệm từ 3 đến 5 phút.



<b>a) Tốt: HS hăng hái, húng thú và có nề nếp học tập tốt, hầu hết </b>
biết vận dụng kiến thức, kỹ năng.


<b>b) Khá: Ða số HS hăng hái, húng thú và có nề nếp học tập tốt, </b>
phần lớn biết vận dụng kiến thức, kỹ năng.


<b>c) Ðạt yêu cầu: HS hăng hái, hứng thú và có nề nếp học tập, </b>
HS trung bình trở lên biết vận dụng kiến thức, kỹ năng.


d) Chưa đạt yêu cầu: HS thiếu hứng thú học tập, nhiều HS chưa
vận dụng kiến thức, kỹ năng.


<b>Chú ý: Tiêu chuẩn 7 xét dựa vào giáo án dạy dã soạn</b>
<b>II. CÁCH CHO ÐIỂM và ÐÁNH GIÁ TIẾT DẠY:</b>


Tiết dạy được đánh giá theo thang điểm 20, mỗi tiêu chuẩn được tối
đa 2 điểm, làm tròn 0,5 điểm.


<b>Cách xếp loại tiết dạy cụ thể là:</b>


– Loại giỏi: Các tiêu chuẩn 1,4,6,9 phải đạt điểm 2 và tổng điểm
toàn bài đạt từ 17 – 20 điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

– Loại TB: Tổng số điểm toàn bài đạt từ 9 – 12,5 điểm.
– Loại yếu: Tổng số điểm toàn bài đạt dưới 9 điểm.


<b> </b>
<b>Hiệu trưởng</b>


<b> </b>


<b> </b>
<b>Nguyễn Khắc Mãnh</b>


GDE Error: Requested URL is invalid
<b>BÀI VIẾT LIÊN QUAN</b>


 Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề giáo dục


 Mẫu đánh giá giờ dạy, giáo án soạn trên máy


 Báo cáo tiến độ CT hết tuần 25


 Kế hoạch thi GVDG cấp trường năm 2013-2014


</div>

<!--links-->
Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua
  • 14
  • 820
  • 2
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×