Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỊA LÝ 7 CẤP HUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.36 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP………………………………......Trang 3
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp …………………………...........Trang 3
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp

…………….......Trang 4

1.2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................Trang 4
1.2.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................Trang 4
1.3. Mục tiêu của giải pháp…………………………………………. .. Trang 5
1.4. Phương pháp thực hiện…………………………………………... Trang 6
1.5. Đối tượng và phạm vi áp dụng………………………………….....Trang 6
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP…...Trang 6
2.1. Quá trình hình thành nên giải pháp .......………………………….Trang 6
2.1.1. Thực trạng ................................................................................... Trang 7
2.1.2. Những mâu thuận ........................................................................ Trang 9
2.2. Nội dung giải pháp…………………………………………….. Trang 10
2.2.1. Hình thức giáo dục mơi trường ngoại khóa ............................. Trang 10
2.2.2. Hình thức giáo dục mơi trường trên lớp ................................... Trang 11
3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP…………………………………… Trang 17
3.1. Áp dụng thử của giải pháp………………………………………Trang 17
3.2. Hiệu quả đạt được……………………………………………… Trang 17
3.3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp………………………. Trang 18
3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp………………… Trang 18

1


4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị……………………………........Trang

19.


4.1. Đối với phòng giáo dục ............................................................... Trang 19
4.2. Đối với địa phương .......................................................................Trang 19
4.3. Đối với nhà trường ....................................................................... Trang 19
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….. Trang

21

2


1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP:
Theo quan điểm phát triển bền vững hiện nay thì tài nguyên đất, nước
và rừng là những điều kiện hàng đầu. Thế nhưng, trong những năm gần đây,
tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu ngày càng cao, nền kinh tế nước ta cũng
phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp con
người từ lao động thủ công được thay thế bằng những máy móc. Năng suất
lao động tăng, dẫn đến mức sống con người ngày càng cao. Bên cạnh đó cũng
nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, nan giải cần phải giải quyết tồn cầu như: Ơ
nhiễm mơi trường, rừng ngày càng bị cạn kiệt, sự nóng lên của Trái Đất, dịch
bệnh và nhiều bệnh lạ xuất hiện, với những cơn bão để lại bao mất mất đau
thương …
Chính vì vậy mà tại lễ kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới ngày
5/6/2009 đã lấy chủ đề: “Trái Đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại biến
đổi khí hậu” do UNEP(Chương trình Môi trường của LHQ) và các quốc gia
trên thế giới lựa chọn. Chủ đề này phản ánh sự cấp bách và cần thiết của các
quốc gia trong việc đạt được đồng thuận chung tại cuộc họp bàn về Công ước
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Qua đó cho thấy vấn đề môi trường đã
vượt ra khỏi biên giới chính trị, tư tưởng của các quốc gia trên thế giới, nó là
vấn đề chung của nhân loại.

Nói đến mơi trường có nhiều loại mơi trường như mơi trường khơng
khí, môi trường nước, … Nếu môi trường trong sạch là do con người sống và

3


bảo vệ, bằng khơng thì ngược lại. Con người sống luôn gắn liền mật thiết với
môi trường xung quanh. Muốn có sức khỏe tốt để làm việc thì cần có môi
trường trong sạch không bị ô nhiễm. Hiện nay, dân số tăng nhanh kinh tế tăng
trưởng cao xã hội phát triển theo đó sinh hoạt của con người đa dạng, phong
phú dẫn đến chất thải ngày càng đa dạng và nhiều hơn. Những khẩu hiệu
“chúng ta chỉ có mỗi một Trái Đất”, “ bảo vệ môi trường của nhân loại”, “
phải cải thiện cách đối xử với Trái Đất”,… các khẩu hiệu trên đã trở thành
tiếng nói mạnh mẽ của thế giới ở thế kỉ XX và đến bây giờ chúng ta càng
thấm nhuần hơn điều đó.
1.2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP:
1.2.1 Cơ sở lý luận:
Ngày 10/1/1994 Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
lệnh công bố luật bảo vệ môi trường theo đó nhà trường là cơ quan giáo dục
có vai trò nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực cho học sinh, nên nhận rõ
trách nhiệm của mình đóng góp bảo vệ mơi trường. Đến nay con người ngày
càng nhận rõ trách nhiệm nâng cao nhận thức, ý thức của cộng động trong
việc bảo vệ môi trường. Khái niệm “lương tri môi trường” được thức tỉnh, tất
cả những cái đó đã đặt trên vai sự nghiệp giáo dục. Chính đó là lý do về sự
tồn tại của một mạng lưới về giáo dục môi trường, không chỉ ở nước ta mà
cịn có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Thực tế cho thấy, cách tiếp cận giáo
dục học đã nhanh chóng được xã hội tiếp nhận, và trên một chừng mực nào
đó nó đã nhanh chóng đi vào thực tế của hành động giáo dục. Vì vậy, mỗi một
giáo viên chúng ta cũng phải góp phần vào bảo vệ mơi trường theo cách của
mình đó là giáo dục cho học sinh có kiến thức sâu rộng về mơi trường ngay từ

khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Bởi lực lượng thanh thiếu niên là lực
lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước, mơi trường có “xanh - sạch - đẹp”

4


hay khơng là nhờ cả vào lực lượng nịng cốt này. Đây là lý do thôi thúc tôi
chọn đề tài này trong suốt q trình giảng dạy bộ mơn Địa lí tại trường nói
chung và Địa lí khối 7 nói riêng.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn.
Trên địa bàn phường Long Hương hiện nay tình hình phát triển đơ thị
đang ngày càng lớn mạnh, cùng với đó hoạt động sinh hoạt và sản xuất của
người dân trong phường cũng không ngừng tăng nhanh. Trong khi đó, dân cư
tập trung khá đơng đúc, theo quan sát của bản thân tơi thì hầu như những hộ
dân sống trên các trục đường chính đã đăng kí dịch vụ đổ rác, bên cạnh đó
cịn một số hộ dân khác thì khơng đăng ký dịch vụ đổ rác cơng cộng. Các gia
đình tự xử lý chất thải bằng nhiều cách khác nhau như: Vứt rác ở những khu
vực khơng có người sinh sống, hay ném xuống các dịng sơng, đốt ở vườn nhà
mình; cịn nước thải họ thải trực tiếp ra cống rãnh xung quanh nhà… Nhưng
họ có biết đâu một người xả được thì nhiều người cùng xả, qua thời gian túi
rác ấy bị phân hủy hoặc không thể phân hủy sẽ làm cho nguốn nước đó bị ơ
nhiễm, đất bị ơ nhiễm và cả khơng khí cũng bị ơ nhiễm… Nhiều người cịn
xem vấn đề ô nhiễm môi trường là những vấn đề gây cản trở và đối lập với
quá trình phát triển, với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ
cho công cuộc phát triển. Họ chưa nhận thức hết rằng: các vấn đề môi trường
luôn len lỏi trong mọi hoạt động và tạo ra hành lang an toàn cho phát triển
bền vững.
1.3. MỤC TIÊU GIẢI PHÁP
Là giáo viên giảng dạy bộ mơn Địa Lí ở trường THCS, tơi khơng
ngừng nghiên cứu, tìm tịi những giải pháp nhằm giúp học sinh có hiểu biết về

mơi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường. Tôi viết đề tài này nhằm

5


chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình để góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường xung quanh cho học sinh như:
+ Học sinh hiểu về môi trường sống của chúng ta.
+ Học sinh biết bỏ rác vào thùng rác đúng quy định.
+ Có ý thức nhắc nhở những người xung quanh ý thức trong việc bảo vệ môi
trường.
+ Giữ gìn vệ sinh lớp, nhà ở và xóm làng sạch sẽ.
+ Bảo vệ cây xanh.
+ Có ý thức trồng cây, gây rừng …
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Mơn địa lí cũng gần gũi với sự tìm hiểu về thiên nhiên. Nên để thực
hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức của học sinh trong bảo về môi trường, tôi
đã kết hợp sử dụng các biện pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Khai thác thông tin khoa học về
phương pháp giảng dạy có hiệu quả qua sách, tài liệu có liên quan và qua
Internet, đặc biệt kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế tại lớp, trường và ở địa
phương mình đang sinh sống.
Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trao đổi với học sinh trong lớp,
ngồi lớp để tìm hiểu thơng tin.
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

6



Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, tôi vận dụng vấn đề
mà bài viết này đề cập đến, đó là “ Lồng ghép giáo dục mơi trường qua
mơn địa lí lớp 7 tại trường THCS ”. Đề tài tôi nghiên cứu chỉ giới hạn trong
khối lớp 7 tuy nhiên khi triển khai cũng có thể áp dụng cho tồn cấp học.
2. Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NÊN GIẢI PHÁP:
2.1.1. Thực trạng .
- Mơi trường là gì?
Mơi trường là một khái niệm hết sức phức tạp, mỗi người có một cách
hiểu khác nhau đối với thuật ngữ này.
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới(WB 1980): Môi trường là tổng
hợp những nhân tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội có tác động lớn tới
một cá thể, một quần thể hoặc một cộng đồng. Những nhân tố này bao gồm cả
quản lý một cách hợp lý việc sử dụng và duy trì các nguồn tài nguyên thiên
nhiên đảm bảo cho sự tồn tại của loài người hiện nay và trong những thế hệ
tương lai. Môi trường theo khái niệm này bao gồm sinh thái học con người, y
tế, xã hội, bảo hộ lao động, ô nhiễm không khí, nước và đất, hạn chế phế thải
và tăng cường tái sử dụng nguồn phế thải, chống xói mịn, quản lý nơi cư trú
của động thực vật, đặc biệt là lồi q hiếm, bảo vệ mỹ quan và văn hóa.
Nhìn chung, có thể xem mơi trường là mọi thứ ở xung quanh chúng ta.
Đó là ngơi nhà mà chúng ta đang ở, là những cây cối chim mng, là sơng
ngịi, núi non, hồ đầm, là khơng khí mà chúng ta đang thở, đất đai mà chúng
ta đang gieo trồng… Môi trường có ảnh hưởng lớn đến chúng ta. Chẳng hạn
như chúng ta cảm thấy lạnh khi trời mưa, sử dụng nước từ suối, sông, giếng,
nước mưa và chúng ta sẽ bị bệnh nếu như nước bị bẩn. Chúng ta cũng gây ảnh

7



hưởng đến môi trường bằng việc khai thác rừng và thủy sản, đào kênh
mương… Môi trường rất quan trọng đối với chúng ta vì cuộc sống của chúng
ta phụ thuộc vào môi trường. Môi trường đáp ứng những nhu cầu của chúng
ta như khơng khí,nước, thức ăn và chỗ ở…
-

Giáo dục mơi trường là gì ?
Định nghĩa về mơi trường được chấp nhận một cánh phổ biến nhất do

Hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường của Liên Hợp Quốc tổ chức tại
Tbilisi năm 1977 đã đưa ra, giáo dục mơi trường có mục đích “ làm cho các
cá nhân và các cộng động hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự
nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học,
lí học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá
trị, thái độ và kĩ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và
hiệu quả trong phịng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lí
chất lượng mơi trường.
Nhìn chung trên địa bàn phường Long Hương đa phần người dân sống
chủ yếu dựa vào hoạt động tiểu thương, dịch vụ, nhà hàng, quán ăn....nên ý
thức trong việc giữ gìn vệ sinh của người dân chưa được nâng cao. Ở phường
có sơng chạy qua cầu Long Hương, nhiều lúc tôi thấy những lúc nước xuống
rôi lên trên sơng có rất nhiều rác thải và các xác động vật vứt xuống sông.
Làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều lúc bốc mùi khó chịu. Như vậy nó
khơng những ảnh hưởng tới mơi trường mà cịn ảnh hưởng đến sức khỏe của
con người. Chúng ta có thể thấy họ không những thơ ở với môi trường xung
quanh mà họ chẳng quan tâm đến sức khỏe của người khác, họ chỉ quan tâm
đến lợi nhuận mà thôi.

8



Qua thực trạng môi trường ở địa phương như trên giáo viên cần hướng
dẫn cho học sinh có được kĩ năng và đưa ra biện pháp làm thế nào để hạn chế
rác thải, xử lý rác hợp lý và đặc biệt là có ý thức tuyên truyền cho người thân
và những người xung quanh có ý thức bảo vệ mơi trường hợp lí để khơng gây
ảnh hưởng đến mơi trường sống và nguồn nước xung quanh nơi ta đang sinh
sống.
Trường THCS Nguyễn là ngôi trường được xây và đưa vào sử dụng từ
năm 1990. Năm 2006 nhà trường được UBND Thị xã đầu tư xây dựng mới
với quy mô trường đạt chuẩn gồm 24 phịng học,7 phịng bộ mơn, 4 phòng
phục vụ học tập, 10 phòng chức năng và các khối cơng trình phục vụ vệ sinh,
sân chơi bãi tập, trường đóng ở khu vực dân cư tập trung đơng, Có cây xanh
xung quanh sân trường nên nhìn chung khơng khí ở đây trong lành và thống
mát cho học sinh học tập và vui chơi. Khu vực nhà trường đóng, công tác vệ
sinh môi trường của nhân dân địa phương xung quanh có ý thức khá tốt, học
sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan sư phạm. Thế
nhưng bên cạnh đó cũng cịn nhiều em chẳng chú ý gì đến mơi trường xung
quanh, các em cứ vô tư ăn uống rồi vô tư quẳng ngay những bịch ni lơng, chai
nhựa, giấy gói q… ra nơi các em đang đứng, đang học tập.
2.1.2. Những mâu thuận.
Con người cho rằng tài nguyên của Trái Đất là vô tận, có thể thỏa sức
khai thác phục vụ lợi ích của mình mà khơng lo cạn kiệt với cái quan niệm cổ
hũ từ xa xưa “Rừng vàng biển bạc” không cần phải để dành cho thế hệ sau.
Con người nghĩ rằng mình hồn tồn có khả năng chinh phục thiên
nhiên, bắt thiên nhiên phải phục tùng con người. Đặc biệt khi khoa học kỹ
thuật phát triển và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất,
người ta chỉ nghĩ đến sự tiện lợi (như xe máy, ô tô, ti vi, tủ lạnh…), đến năng

9



suất, chất lượng sản phẩm mà ít nghĩ đến ảnh hưởng của nó tới mơi trường
sống như: Khói bụi nhà máy xả ra gây ơ nhiễm khơng khí, chất độc từ phân
bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nơng nghiệp, công nghiệp làm ô nhiễm
nguồn nước sạch, ô nhiễm không khí, tiêu diệt các sinh vật v.v…
Con người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm cho dù môi trường ô
nhiễm ra sao, tài nguyên thiên nhiên còn hay hết, coi đó là việc của xã hội,
của người khác, của các nhà lãnh đạo. Nguy hại hơn, những suy nghĩ trên
khơng phải của một số ít người, lại cũng khơng phải chỉ ở một quốc gia nào
mà ở số đông người, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và nhất là ở các nước
kém phát triển, các đang phát triển. Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, cần có những
hành vi ứng xử thật đúng đắn với mơi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn
đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai nữa.
Đối với học sinh trung học cơ sở thì nhiều em chưa biết nhiều về tác
hại của việc gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự sống. Là giáo viên
chúng ta nên từng bước dẫn dắt học sinh hình thành thói quen bảo vệ môi
trường từ việc làm nhỏ nhất ở trường, gia đình và làng xóm như bỏ rác vào
thùng đúng nơi quy định, vệ sinh sạch sẽ nơi mình sinh hoạt, nơi mình sống.
Từ thói quen tốt trên học sinh sẽ nhận thức và có việc làm đúng trong bảo vệ
môi trường và hiểu tác động của môi trường đến cuộc sống xung quanh.
2.2. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.2.1. Hình thức giáo dục mơi trường ngoại khóa.
Hình thức này ở̉ trường THCS Nguyễn Trãi chưa có điều kiện tham
quan thực tế. Nhưng là giáo viên giảng dạy bộ mơn địa lí tơi cũng đã tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về mơi trường giữa các tổ trong lớp học theo hình thức

10



giao việc về nhà, hướng dẫn các em tự thu thập các thông tin về môi trường ở
địa phương nơi học sinh sống và học tập như: cho học sinh quan sát và tìm
hiểu về các nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường ở địa phương. Quan sát,
theo dõi ghi chép để biết các khu vực có chất thải làm ảnh hưởng như thế nào
tới môi trường, nắm được khu vưc nào bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì sao? Qua
dữ liệu đã được thu thập tự thực tế giáo viên hướng dẫn học sinh viết thành
bài báo cáo ngắn về vấn đề môi trường ở địa phương. Hoặc cho học sinh tìm
hiểu xong và yêu cầu các em vẽ tranh tuyên truyền về vấn đề môi trường ở
địa phương trên giấy A4. Giáo viên sẽ đọc và lựa chọn những bài viết hay,
những bức tranh đẹp chấm điểm và đọc cho các lớp nghe. Hiện nay các em
cũng tiếp thu về kĩ thuật cơng nghệ nhanh, học sinh có thể chụp ảnh những
khu vực ô nhiễm, hoặc những vùng có khơng khí trong lành ở địa phương hay
những bức ảnh của học sinh trường mình đang làm về sinh mơi trường… sau
đó học sinh rửa ảnh và làm thành một tập san cho lớp. Từ đó học sinh sẽ quan
tâm hơn đến vấn đề mơi trường và có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi
trường xung quanh. Tìm hiểu các thơng tin về mơi trường được đăng tải trên
báo, đài và mạng Internet …
2.2.2. Hình thức giáo dục môi trường trên lớp.
Theo tôi để tạo ra những cơng dân nhận thức, có trách nhiệm vê mơi
trường và biết sơng hịa hợp với mơi trường thì chúng ta cần giáo dục để học
sinh có hiểu biết về mơi trường, có thái độ đúng đắn về mơi trường và cuối
cùng là khả năng hành động có hiệu quả đối với mơi trường.
Một là: Giúp học sinh có hiểu biết về môi trường.
* Tiết 1 - bài 1: Dân số

11


Ở địa lí 7 ngay bài học đầu tiên vấn đề giáo dục mơi trường đã được
đưa vào, nhưng có thể học sinh chưa hiểu rõ vấn đề môi trường nên đây là

bước đầu xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Bài này khi nêu
các vấn đề nảy sinh do bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển trong đó có
vấn đề mơi trường.
Giáo viên đặt câu hỏi: ? Tại sao bùng nổ dân số lại ảnh hưởng tới môi
trường.
Qua câu hỏi trên học sinh bắt đầu suy nghĩ, thắc mắc sâu sắc đến tác
động của con người đã làm thay đổi môi trường rất lớn lao: Diện tích rừng
suy giảm, ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí, ơ nhiễm tiếng ồn…và học
sinh nhận thức được rằng những tác động, những thay đổi đó tác động lớn đến
đơi sống của con người. Tất nhiên là từ những nhận thức trên học sinh đã bắt
đầu tự đặt bản thân mình vào vấn đề bảo vệ mơi trường nhưng cịn mơ hồ.
* Tiết 3 – bài 3: Quần cư. Đô thị hóa
Ở nội dung quần cư nông thôn và quần cư đô thị khi giảng bài cần đề
cập và giúp học sinh nhận thức được rằng: môi trường là nơi sinh sống của
con người và thế giới sinh vật. Mỗi cá thể và gia đình đều cần một không gian
nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như nhà ở, đất để trồng trọt và
chăn ni… Xã hội lồi người trong q trình phát triển đã dần chiếm không
gian của môi trường tự nhiên Trái Đất thiết lập quần cư nông thôn và đô thị…
Qua đó học sinh bắt đầu nhận thấy rằng mơi trường tự nhiên có mỗi quan hệ
mật thiết với đời sống của mình.
* Tiết 9 - bài 10 : Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi
trường ở đới nóng.

12


Giáo viên nêu câu hỏi: ? Theo em chúng ta đang hằng ngày lấy gì từ
thiên nhiên để phục vụ nhu cầu của mình.
Thực khơng khó khăn gì để học sinh thấy rằng môi trường là nơi chứa đựng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con

người:
-

Khơng khí giúp con người thở được và từ đó diễn ra nhiều hoạt động
khác.

-

Rừng tự nhiên cung cấp gỗ củi, tăng độ phì cho đất, cải thiện điều kiện
khí hậu…

-

Sơng ngịi cung cấp nước, nguồn thủy sản…
Qua đó học sinh lại nhận thức thêm được rằng thiên nhiên cho con

người rất nhiều thứ và của cải con người làm ra được là từ môi trường thiên
nhiên. Chúng ta cần giáo dục cho học sinh rằng: những thế hệ hiện tại cần đáp
ứng nhu cầu của mình sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ
tương lai đáp ứng nhu cầu của họ.
Khi giáo viên hỏi: ? Bằng thực tế tại địa phương hãy lấy ví dụ về tác
động của dân số đơng tới mơi trường.
Ở bài này nhiều em lấy được ví dụ rất hay như: Dân số tập trung đông
đúc nên sẽ thải chất thải sinh hoạt nhiều như vậy làm cho mơi trường dễ bị ơ
nhiễm. Hay có học sinh nêu: để đạt hiệu quả năng suất lúa cao đáp ứng cho
nhu cầu của dân số ngày càng đông người dân ở đây đã sử dụng nhiều phân
bón hóa học và thuốc trừ sâu. Nên nhiều lúc đang học mà chúng ta nghe mùi
thuốc trừ sâu nồng nặc đó là làm ô nhiễm không khí; thuốc trừ sâu và phân

13



hóa học dư thừa có trong nước, ngấm xuống đất làm ô nhiễm môi trường đất,
môi trường nước.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về tàn phá rừng, khai thác
khống sản, sản xuất cơng nghiệp, sản xuất nơng nghiệp và tác hại của nó đối
với mơi trường.
Như vậy chứng tỏ học sinh bắt đầu quan tâm, chú ý đến môi trường
sống và hơn thế nữa các em bắt đầu có thái độ khơng đồng tình với các việc
làm gây hại cho mơi trường. Qua đó tơi cũng như các giáo viên bộ mơn khác
đã bước đầu có được ít thành quả trong giáo dục môi trường cho học sinh,
như Bác Hồ đã nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây; Vì lợi ích trăm năm
trồng người”
Bác Hồ đã nói việc trồng người có lợi ích đến hàng trăm năm vì vậy
chúng ta khơng nên nóng vội, đây không phải là việc làm của ngày một ngày
hai mà có được kết quả cao. Nên chúng ta phải có một quá trình giáo dục liên
tục, giáo dục lâu dài và mọi nơi để vấn đề mơi trường nó ăn sâu vào ý thức
của mỗi học sinh và mỗi thế hệ người. Từ đó sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho
hành tinh xanh của chúng ta.
Hai là: Giúp học sinh có thái độ đúng đắn với mơi trường.
* Tiết 10 - 11 - bài 11 : Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tác động xấu tới môi trường do đơ thị
hóa tự phát ở đới nóng gây ra. Sau khi học sinh giải quyết vấn đề giáo viên
giới thiệu hai bức ảnh chụp: Một là của thành phố Xin-ga-po, thành phố sạch
nhất thế giới; một là ảnh của góc đơ thị ở thành phố Hồ Chí Minh và cho học
sinh nhận xét.

14



Hỏi học sinh ? Nếu nhìn hai bức ảnh trên biểu cảm của em sẽ như thế
nào.
Học sinh trả lời về thành phố Xin-ga-po nhìn bức ảnh có khn viên
đẹp, khơng khí trong lành làm cho bản thân cảm giác thoải mái nhẹ nhàng...
Về góc đơ thị ở thành phố Hồ Chí Minh nhà cửa khơng có quy hoạch, lộn
xộn, ít bóng cây khơng khí khơng được trong lành làm cho bản thân có cảm
giác khó chịu, ngột ngạt.
Như vậy qua cảm nhận đó học sinh đã rõ hơn tác động của mơi trường
đối với con người ở một khía cạnh khác là tinh thần. Học sinh bắt đầu có nhận
thức đúng đắn đối với những gì đang xẩy ra với mơi trường sống của mình và
tác hại của nó đối với con người.
* Tiết18 - bài 16 : Đô thị hóa ở đới ơn hịa
Qua bài học này học sinh nắm được một vấn đề là nền kinh tế - xã hội
càng phát triển thì nguy cơ ơ nhiễm mơi trường càng cao nếu như con người
khơng có ý thức trong bảo vệ môi trường.
Ba là: Giúp học sinh có khả năng hành động vì mơi trường.
* Tiết19 - bài 17 : Ơ nhiễn mơi trường ở đới ơn hịa
Ở bài này học sinh được tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân và hậu
quả của ô nhiễm môi trường khơng khí, mơi trường nước sâu sắc và xem nó là
vấn nạn của cả thế giới. Từ đó học sinh nêu những biện pháp nhằm giải quyết
và hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ ở môi trường đới ơn hịa, mà
trên khắp các mơi trường ở trên thế giới.
Sau khi học xong bài học này giáo viên đặt câu hỏi:

15


Quan sát ở nhà trong một ngày gia đình em đã làm những gì gây nguy
hại cho mơi trường? Ở lớp em thì sao?
Bản thân đã làm gì để cùng góp sức bảo vệ mơi trường ở lớp học, ở

trường và ở địa phương?
Mỗi học sinh lập ra một kế hoạch nhằm mục đích thu hút thật nhiều
người tham gia vào việc bảo vệ môi trường “ xanh – sạch – đep” ở địa
phương em?
Qua những yêu cầu trên học sinh bắt đầu có những hành động thực tế
trong vấn đề bảo vệ môi trường sống của các em.
Việc giáo dục môi trường cho học sinh không nhất thiết phải làm rầm rộ,
phải lớn lao, không nhất thiết phải giải quyết trên phạm vi của cả nước, của
thế giới mới là giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Mỗi giáo viên
chúng ta chỉ cần giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ mơi trường sống
xung quanh em như vậy cũng là việc làm có ý nghĩa lắm rồi. Tôi tin chắc nếu
chúng ta thực hiện tốt cho học sinh thơng qua mơn Địa lí nói riêng và tất cả
các mơn học khác nói chung thì tương lai sẽ có một thế hệ cơng dân ln có ý
thức với vấn đề bảo vệ mơi trường – sự sống của con người.
Qua các bài học học sinh sẽ thực hiện được ngày một thành thạo hơn,
tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức về môi trường vào thực tiễn, từ đó nó
sẽ tác động đến tình cảm của từng học sinh vì nếu mơi trường trong lành sẽ
tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện. Học sinh có thể phát huy mọi
năng lực sáng tạo của mình, n tâm, phấn khởi học tập cịn nếu mơi trường
xung quanh ơ nhiễm và xấu nó ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, học sinh
thấy chán trường dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế. Chính vì vậy nội dung
giáo dục mơi trường Bộ giáo dục đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân là rất

16


đúng, kịp thời nhất là trong giai đoạn hiện nay môi trường đang bị tàn phá bởi
các nhà máy và ý thức con người. Chúng ta phải luôn nhắc nhở học sinh rằng:
Có người đã nói thiên nhiên cho chúng ta rất nhiêu thứ nhưng nếu chúng ta
không biết bảo vệ lại thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ quay lại trả thù con người,

phải chăng con người đã dồn ép hệ sinh thái của Trái Đất đến giới hạn chịu
đựng cuối cùng. Và điều đó đã xẩy ra khi hết lũ lụt, hạn hán lại đến bão... làm
con người không kịp trở tay. Chúng ta hãy nhìn lại siêu bão Haiyan quét qua
Phi - lip - pin năm 2013 nó thật sự khủng khiếp, thật sự tàn khốc. Hay trong
năm 2017 các tỉnh n Bái và Hịa Bình chịu lũ quét, lũ ống và các tỉnh miền
trung bị chìm trong lu lụt gây thiệt hại lớn về người và của. Vậy sao, chúng ta
khơng hành động ngay bây giờ, vì “chúng ta chỉ có mỗi một Trái Đất”.
Trên đây là một số nội dung mà bản thân tôi đã ứng dụng trong việc
dạy - học bộ mơn Địa lí 7 tại trường. Ngồi ra, cịn một số bài mà tùy theo nội
dung, đặc trưng, yêu cầu của bài mà người giáo viên khai thác sử dụng cho
phù hợp.
3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP

3.1. áp dụng thử của giải pháp:
Thời gian: Bắt đầu từ 15/08/2017 đến 05/05/2018.
3.2. Hiệu quả đạt được:
Qua thực tế quan sát những việc làm của học sinh tôi nhận thấy các em
đã có ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường bằng các việc làm cụ thể như: Bỏ
rác đúng nơi quy định ở sọt đựng rác riêng của mỗi lớp, sau đó gom lại và đổ
vào xe rác của trường để đưa đi xử lí. Các em đã biết phân các nhóm rác thải
để có thể tái chế và qua đó đã hạn chế rác thải ra ngồi mơi trường như: Bỏ
chai nhựa, bọc ni lơng và giấy ra từng loại để có thể bán lại đem đi tái chế.

17


Học sinh lớp chủ nhiệm đã đề nghị nếu bạn nào vi phạm nhiều lỗi trong học
tập và nề nếp phải dành ra một buổi trong tuần để vệ sinh trường góp phần
làm cho mĩ quan của trường ln sạch đẹp. Còn các lớp khác học sinh đề xuất
biện pháp, nếu như bạn nào xả rác bừa bãi sẽ yêu cầu giáo viên trừ vào điểm

miệng. Vì học về bảo vệ mơi trường rồi nhưng cố tình vi phạm… Ln nhắc
nhở những bạn chưa ý thức cao trong bảo vệ môi trường với phương châm
thấy rác là nhặt, học sinh cũng đã kết hợp với Đội thiếu niên trồng hoa và cây
cảnh trong khuôn viên của trường tạo ra nhiều bóng mát cho học tập và vui
chơi…Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số ít học sinh chưa ý thức thật cao
trong vấn đề bảo vệ môi trường nên tơi sẽ cố gắng dẫn dắt, khuyến khính học
sinh để các em có một cách nhìn và hành động đúng đối với vấn đề môi
trường.
Với những hoạt động đồng bộ này tôi tin rằng công tác nâng cao ý thức
quan tâm đến mơi trường trong trường học sẽ góp phần không nhỏ vào việc
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh của chúng ta. Giúp môi
trường luôn trong sạch và Trái Đất là một hành tinh xanh của con người.
3.3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp:
Sáng kiến “Lồng ghép giáo dục môi trường qua môn địa lí lớp 7
trường THCS ” sau q trình thử nghiệm áp dụng tại trường trung học cơ
sở , tôi thấy rằng sáng kiến này có thể áp dụng, triển khai ở toàn khối 7 cũng
như toàn trường trung học cơ sở nói riêng và các trường trung học cơ sở nói
chung trong phạm vi thành phố Bà Rịa.
3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp:
Giáo dục môi trường trong trường THCS nói chung và ở bộ mơn Địa lí
nói riêng phải xứng đáng với tầm cao chiến lược của đất nước ta là đào tạo
con người phát triển tồn diện, vì học sinh trung học cơ sở là những học sinh

18


còn nhỏ chủ yếu tuổi từ 12 đến 15. Nên ý thức tự giác của các em chưa cao,
nhận thức còn hạn chế, nên để nâng dần nhận thức và giáo dục các em có ý
thức bảo vệ mơi trường, phải đi từ những việc làm rất nhỏ, rất cụ thể từ việc
biết giữ gìn vệ sinh chung, biết thu gom rác bỏ vào nơi quy định, biết chăm

sóc bảo vệ cây xanh … chắc chắn cùng với sự lớn dần của các em sẽ ý thức
ngày càng rõ về môi trường và biết tham gia bảo vệ môi trường.
Qua thực tế tìm hiểu ở địa phương và ở trường để làm sáng kiến kinh
nghiệm này tôi nhần thấy vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách, rộng
lớn nên cần phải giáo dục bền bỉ, lâu dài và bám vào thực tế của vấn đề. Vấn
đề này không phải chỉ một, hai người là thực hiện được, mà vấn đề mơi
trường phải là vấn đề của tồn xã hội. Vì vậy hoạt động bảo vệ mơi trường
được đưa vào nội dung dạy học ngay từ đầu và ở tất cả các khối lớp. Kết hợp
với đội thiếu niên tiền phong qua các đợt phát động thi đua để giáo dục các
em ý thức bảo vệ môi trường. Kết hợp với các bộ môn khác trong vấn đề giáo
dục môi trường và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Liên hệ bàn bạc
với địa phương và có các ý kiến đề xuất kịp thời trong vấn đề bảo vệ môi
trường ở địa phương…
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:

4.1. Đối với phòng Giáo dục:
Hàng năm cần mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về
công tác về vấn đề môi trường.
4.2. Đối với địa phương:
Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân phường: vận động, tuyên truyền các
ban, nghành, đoàn thể và nhân dân có ý thức và bảo vệ mơi trường. có ý thức
trồng và bảo vệ cây xanh, có kế hoạch xây dựng nơi đổ rác thải, nước thải cho

19


đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cho nhân dân nhất là các chất thải vơ cơ
khó tiêu.
4.3. Đối với nhà trường:
Đề xuất với bộ phận văn thể mĩ của trường cần treo các khẩu hiệu

mang tính giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở trong khuôn viên trường để
ngày ngày nhắc nhở học sinh.
Thời gian công tác chưa lâu tơi chưa có kinh nghiệm nhiều nên trên đây
là những ý kiến chủ quan của bản thân tôi, qua q trình giảng dạy tại trường
THCS . Kính xin ý kiến đóng góp để đề tài phong phú hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh
đạo nhà trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ khoa học xã hội và sự đóng góp ý
kiến q giá của các thầy cơ giáo giàu kinh nghiệm đã giúp tơi hồn thành và
áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tham khảo tư liệu từ nguồn Internet.
- Sách giáo khoa địa lí 7, sách giáo viên địa lí 7.
- Phương pháp dạy học.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa.
- Luật bảo vệ mơi trường.
- Tài liệu dạy -học địa lí địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu( sử dụng
trong các trường trung học cơ sở).
- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở của nhà
xuất bản giáo dục.

21


Xác nhận, đánh giá, xếp loại

, ngày 15 tháng 03 năm 2020


của đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến

............................................................. kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không
sao chép nội dung của người khác.
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

22

Người viết sáng kiến kinh nghiệm


23



×