Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH Ở GIA ĐÌNH TỪ CÂY CỎ LÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.94 KB, 3 trang )

BÀI THUỐC QUÝ CHỮA BỆNH TỪ CÂY CỎ LÀO
Cỏ Lào còn có tên là Yến Bạch, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản,
Cây lốp bốp, Cây ba bớp, Cây phân xanh, Cỏ Nhật. Tên khoa học:
Chromolacna odorata (L) King et Robinson hoặc Eupatorium
odoratum L. Họ Cúc (Asteraceae).
Cỏ Lào là một loại cây nhỏ mọc thành bụi, thân hình trụ thẳng cao tới
hơn 2 mét, có nhiều cành. Lá mọc đối, lúc non hình tam giác, dài 5 – 10cm,
rộng 3 – 6cm; khi cây trưởng thành, lá biến dạng thành hình quả trám lệch.
Đầu lá nhọn, mép có răng cưa thưa, có lông thưa và ngắn ở cả hai mặt lá và
ngọn cành. Vò lá và cành non có mùi thơm hắc. Cụm hoa đầu, hình trụ dài 9 –
11mm, đường kính 5 – 6mm. Lúc mới nở, hoa màu xanh tím nhạt, sau trắng.
Quả bé, nhỏ dài, đầu có túm lông nên có thể phát tán đi rất xa nhờ gió. Mùa
hoa tháng 11 – 12 dương lịch.
Ở Việt Nam,. cây bắt đầu mọc nhiều và lan rộng từ những năm 1930,
cùng lúc với sự xuất hiện của Việt Minh và phong trào cộng sản nên còn được
gọi là cây cộng sản. Trong chiến tranh được các chiến sỹ dùng trong quân y
để cầm máu vết thương và trị tiêu chảy, lỵ cấp tính và ghẻ lở,…
Cỏ Lào phân bố nhiều nhất ở trung du, miền núi thấp, ngay ở ngoại
thành Hà Nội cũng thấy những bụi lớn cỏ Lào mọc ven đường. Cây có thể
sinh sản vô tính rất mạnh. Ngọn non, cành già bẻ trụi lá, cắm xuống đất chỉ
một tuần sau là mọc rễ trắng. Chặt cây sát gốc càng đâm chồi mạnh.
Trước đây các nhà khoa học nông nghiệp thấy nông dân hái ngọn và lá
Cỏ Lào làm phân xanh nên nghiên cứu thành phần hoá học thấy giàu đạm,
lân, kali. Lá và ngọn non cỏ Lào chứa: Đạm 2,65%, Kali (K2O) 2,48%, Lân
(P2O5) 0,5%, tanin, ancaloid, tinh dầu.
Năm 1976, Viện Nghiên cứu Y học quân sự công bố kết quả nghiên
cứu: Tác dụng chống viêm, tác dụng kháng khuẩn, liền độc của Cỏ Lào.
- Tác dụng chống viêm: Lá, thân, rễ Cỏ Lào đều có tác dụng, nhưng lá
mạnh hơn cả.
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cỏ Lào có tác dụng ức chế vi khuẩn
gây mủ trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.


Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy hiệu lực kháng khuẩn của Cỏ
Lào theo tháng và theo tuổi. Ngọn non và lá bánh tẻ thu hái trong các tháng
đều có hiệu lực như nhau. Ngọn khi có nụ thì hiệu lực kém hơn (đây là điểm
khác biệt so với dược liệu khác là khi có nụ thì hoạt chất cao nhất).
Với kinh nghiệm chữa bệnh dân gian thì những trường hợp như tiêu
chảy, lỵ cấp tính, đứt tay chân chảy máu nhiều thì thuốc có tác dụng kháng
khuẩn, cầm máu tốt hơn tất cả các loại lá thuốc nam khác. Sau khi sử dụng thì
bệnh nhanh khỏi, vết thương rất khô miệng và mau lành.
*Một số bài thuốc
- Cầm máu, kháng khuẩn vết thương phần mềm: Do tai nạn giao
thông, ngã, bị đòn đánh, đứt tay chân, vết thương có mủ lâu khỏi. Lá và ngọn
Cỏ Lào rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc
một đến hai lần.
- Chữa lỵ trực khuẩn, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa nhẹ: Lá và ngọn
Cỏ Lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, vò với nước sôi để nguội lấy nước
uống hoặc nhai kỹ với vài hạt muối rồi nuốt cả nước lẫn bã (Dân gian thường
lấy 7 ngọn cho bệnh nhân nam và 9 ngọn cho bệnh nhân nữ). Người lớn uống
mỗi lần 50-100ml x 3 lần/ngày; thường dùng trong một ngày là khỏi bệnh.
- Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc (Người bệnh có
thể bị mù do trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng nếu dùng thuốc nhỏ mắt
có cocticoid). Ngọn Cỏ Lào và lá non 50g rửa thật sạch, giã nát trong cối chày
sạch. Dùng 2 miếng gạc sạch chia thuốc gói thành 2 gói. Đặt vào bát sạch,
cho vào nồi hấp cách thuỷ 30 phút (kể từ lúc nước sôi đến lúc ngừng đun).
Mắt nạn nhân rửa sạch bằng nước muối 2% đun sôi để nguôi; đắp gói thuốc
rồi băng lại để nạn nhân nằm ngửa. 12 giờ thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ
thì 24 giờ là khỏi.
*Trồng Cỏ Lào: Những nơi ở xa vùng Cỏ Lào mọc hoang, chặt cành
già Cỏ Lào tuốt lá, chặt đoạn 20cm cắm làm hàng rào kết hợp có thuốc dùng
khi cần.
Chúng ta nên trồng cây cỏ lào trong điều kiện gia đình vì tác dụng

cấp cứu của nó. Các bệnh như tiêu chảy, lỵ cấp tính, các vết thương do dao
cắt, và bỏng thuộc loại vết thương hay gặp nhất, đặc biệt là với trẻ em.
Dùng cây cỏ lào, các bạn có thể chữa loại bệnh, thương tích này với chi phí
hầu như bằng không mà hiệu quả lại cao.

×